Một trong những nguyên nhân gây mất ngủ thường gặp đó là chế độ dinh dưỡng không phù hợp, cơ thể thiếu hụt một số loại vitamin khoáng chất nào đó thường xuyên, từ đó tác động đến sức khỏe tổng thể và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc mất ngủ thiếu vitamin gì và cách bổ sung tốt nhất cho cơ thể.
Mất ngủ thiếu vitamin gì?
Ngủ muộn, ngủ không sâu giấc, buồn ngủ nhưng không ngủ được, giấc ngủ chập chờn không chất lượng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe còn còn tác động đến tâm lý của người bệnh, khiến chúng ta thường xuyên cáu gắt, khó chịu, không thể kiểm soát cảm xúc, hay tức giận. Khi tình trạng này kéo dài, cơ thể sẽ thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng, không thể tập trung… Ngủ dưới 7 tiếng/đêm và kéo dài còn làm ảnh hưởng đến tuổi thọ, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng cho sức khỏe.
Mất ngủ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, nếu bạn đang băn khoăn không biết bị mất ngủ thiếu vitamin gì thì có thể tham khảo các thông tin sau:
1.Thiếu Vitamin D
Vitamin D là một trong những loại vitamin có vai trò quan trọng với sức khỏe, tham gia tạo nên cấu trúc xương răng, làm tăng quá trình hấp thụ canxi, photpho, có vai trò trong việc điều hòa cân bằng nội mô của hai chất này. Đồng thời, loại vitamin này còn tham gia vào quá trình phân chia tế bào, chuyển hóa các hormone và quá trình bài tiết của cơ thể.
Thiếu hụt vitamin D có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ cho bạn. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thiếu vitamin D có liên quan mật thiết đến chất lượng giấc ngủ, làm tăng nguy cơ mắc rối loạn giấc ngủ, khiến nhiều người khó ngủ, ngủ không sâu giấc, thời gian ngủ ngắn hoặc thường xuyên buồn ngủ. Có nhiều thụ thể vitamin ở khu vực não, có chức năng tham gia điều chỉnh chu kỳ sinh học (chu kỳ ngủ – thức) của cơ thể. Khi hàm lượng vitamin D trong cơ thể thấp thì nguy cơ rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, khó ngủ của chúng ta sẽ tăng cao.
Dấu hiệu thiếu vitamin D:
- Mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc hoặc thường xuyên buồn ngủ nhưng chất lượng giấc ngủ không đảm bảo
- Có dấu hiệu trầm cảm, dễ mắc chứng trầm cảm theo mùa
- Cơ thể chậm chữa lành vết thương, có nguy cơ bị viêm và nhiễm trùng cao
- Thường xuyên bị đau nhức cơ, người mệt mỏi uể oải, hay đau nhức, có thể xảy ra ở người lớn lẫn trẻ em
- Dễ bị đau nhức xương khớp, đau thắt lưng, đau xương ở chân, xương sườn hoặc khớp
- Người mệt mỏi, khó chịu, đặc biệt là phụ nữ, dễ mắc chứng đau đầu kinh niên vào ban ngày
2. Thiếu vitamin nhóm B
Vitamin nhóm B bao gồm B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, B12 có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe. Được biết, các vitamin này có tác dụng điều chỉnh lượng tryptophan trong cơ thể, chất này ảnh hưởng đến việc sản xuất melatonin, hormone quan trọng trong việc điều chỉnh giấc ngủ. Đặc biệt, mất ngủ thường liên quan đến việc cơ thể thiếu hụt vitamin B6 hoặc B12. Do đó, với thắc mắc, mất ngủ thiếu vitamin gì thì câu trả lời chính là vitamin nhóm B, nhất là vitamin B6 và B12.
Trong đó, vitamin B6 có tác dụng hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch, nuôi dưỡng hệ thần kinh, tham gia quá trình chuyển hóa đạm và chất béo, duy trì sức khỏe của các tế bào máu… Vitamin B12 có vai trò quan trọng trong việc phát triển của cơ thể, cần thiết để sản xuất các tế bào máu, giúp cơ thể sử dụng acid folic tối ưu đồng thời nuôi dưỡng các tế bào thần kinh.
Dấu hiệu thiếu hụt vitamin B6 và B12:
- Thiếu vitamin B6: Cơ thể dễ rơi vào tình trạng thiếu sắt, nồng độ homocystein trong máu cao, trẻ em dễ bị co giật. Cơ thể thường rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải, lo âu, khó chịu, khó ngủ, mất ngủ, ngủ không ngon giấc, dễ bị viêm da, trầm cảm, chấn thương…
- Thiếu vitamin B12: Khi thiếu vitamin 12, húng ta thường bị suy nhược, chóng mặt, mệt mỏi, ngủ không ngon giấc, khó thở, hay bị tê bì chân tay, tổn thương thần kinh, dễ bị mất thăng bằng, hay vấp ngã, bị vàng da, da tái nhợt, lưỡi sưng và viêm, giảm thị lực… Ngoài ra, người thiếu vitamin B12 còn có thể bị đầy hơi, táo bón, ăn uống không ngon miệng, tâm trạng dễ thay đổi, có nguy cơ bị trầm cảm cao…
3. Mất ngủ thiếu vitamin gì? – Vitamin A
Một trong những câu trả lời không thể bỏ qua cho thắc mắc mất ngủ thiếu vitamin gì chính là vitamin A. Đây là loại vitamin hòa tan trong chất béo, có tác dụng điều chỉnh một số chức năng của não, có ảnh hưởng tới giấc ngủ và bộ nhớ. Đặc biệt, vitamin A có vai trò vô cùng quan trọng với mắt, vitamin này tham gia vào chức năng của thị giác, bảo vệ sự toàn vẹn của giác mạc, tham gia quá trình đáp ứng miễn dịch của cơ thể.
Dấu hiệu thiếu vitamin A:
- Da khô, tóc khô, dễ gãy rụng, người mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, ngủ không ngon giấc, mất ngủ
- Trẻ em dễ bị rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường hô hấp
- Nếu thiếu vitamin A thường xuyên tại mắt sẽ có các tổn thương như quáng gà, khô kết mạc, có vệt trắng bóng trên màng tiếp hợp, giác mạc bị khô, mờ đục, mất bóng sáng.
- Nghiêm trọng có thể gây ra tình trạng loét giác mạc trên/dưới, sẹo giác mạc, khô đáy mắt…
4. Mất ngủ thiếu vitamin gì? – Vitamin C
Nếu bạn đang băn khoăn không biết mất ngủ thiếu vitamin gì thì có thể tham khảo các dấu hiệu thiếu hụt vitamin C. Vì thiếu vitamin C có thể là nguyên nhân gây mất ngủ, thiếu ngủ, ngủ không ngon giấc cho bạn. Một nghiên cứu trên chuyên san PLOS ONE đã cho thấy, những người có hàm lượng vitamin C trong máu thấp thường sẽ dễ gặp phải các vấn đề về giấc ngủ như khó ngủ, ngủ không ngon giấc, dễ bị giật mình nửa đêm và khó ngủ lại. Như vậy, có thể thấy, vitamin C không chỉ quan trọng với hệ miễn dịch, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Dấu hiệu thiếu vitamin C:
- Khó ngủ, ngủ không sâu giấc, khó đi vào giấc ngủ, khi ngủ dễ bị tỉnh giấc giữa đêm và khó ngủ lại
- Dễ bị chảy máu cam do vỡ mạch máu nhỏ trong mũi, da khô, dễ cháy nắng, xỉn màu, xuất huyết dưới da, cơ thể dễ bị bầm tím
- Tăng cân không rõ nguyên nhân, dễ bị viêm họng, sốt, cảm lạnh dễ bị viêm loại, chảy máu chân răng, viêm chân răng…
5. Thiếu vitamin E
Mất ngủ, khó ngủ đôi khi cũng có thể liên quan đến tình trạng cơ thể thiếu hụt vitamin E. Vitamin E có tác dụng chống oxy hóa, trung hóa các gốc tự do trong cơ thể. Theo một nghiên cứu trên tạp chí Indian Journal of Chest Diseases and Allied Science, thiếu vitamin E có thể gây ra mất ngủ. Vitamin này ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, thiếu vitamin E hiếm gặp ở người khỏe mạnh, dễ xảy ra ở người có chế độ ăn uống không đa dạng hoặc mắc các bệnh như xơ nang, Crohn…
Dấu hiệu thiếu vitamin E:
- Thiếu vitamin E xảy ra khi một người trưởng thành có ít hơn 4mg/lít vitamin E trong máu
- Thường có các triệu chứng như khó ngủ, giấc ngủ ngắn, dễ bị thức giấc và khó ngủ lại, yếu cơ, người mệt mỏi uể oải, suy giảm thị lực, quáng gà, mờ mắt, thiếu máu
- Ngoài ra, thiếu hụt vitamin này còn có thể gây tê và ngứa ran ở bàn tay bàn chân, suy giảm miễn dịch…
Hướng dẫn bổ sung vitamin đúng cách cho cơ thể
Thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất không phải là tình trạng hiếm gặp, có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Tùy vào tình trạng, mức độ thiếu hụt mà chúng ta lựa chọn phương pháp bổ sung phù hợp. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
1. Mất ngủ cần bổ sung vitamin gì? – Vitamin D
Như đã đề cập, với thắc mắc mất ngủ thiếu vitamin gì thì câu trả lời chính là vitamin D. Hàm lượng vitamin D cơ thể cần mỗi ngày ở mỗi người là không giống nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, chủng tộc, mặt trời, tình trạng sức khỏe.
Nhu cầu vitamin D ở mỗi độ tuổi như sau:
- Trẻ sơ sinh đến 1 tuổi: Cần ít nhất 400 IU/ngày và không vượt quá 1000 IU/ngày với trẻ dưới 6 tháng tuổi, không quá 1.500 IU/ngày với trẻ dưới 1 tuổi.
- Từ 1 – 18 tuổi: Nhu cầu vitamin D mỗi ngày là 600 – 1.000 IU, không nên vượt qua 2.500 IU/ngày
- Từ 19 – 70 tuổi: Nhu cầu vitamin D mỗi ngày từ 1.500 – 2.000 IU, không sử dụng nhiều hơn 4.000 IU/ngày
- Trên 70 tuổi: Nhu cầu vitamin D mỗi ngày là từ 1.500 – 2.000 IU, không sử dụng nhiều hơn 4.000 IU/ngày.
Chúng ta có thể bổ sung vitamin D cho cơ thể bằng nhiều cách như:
- Bổ sung từ thực phẩm: Một số thực phẩm chứa vitamin D tốt cho cơ thể có thể kể đến như các loại cá béo như cá thu, cá chình, cá hồi, cá ngừ; các loại nấm (mỗi chén nấm chứa khoảng 400 IU vitamin D); trứng (mỗi quả trứng chứa khoảng 40 IU vitamin D); sữa và các chế phẩm từ sữa.
- Tắm nắng: Tắm nắng cũng là một trong những cách bổ sung vitamin D cho cơ thể, thời điểm tốt nhất để tắm nắng là khoảng 20 – 30 phút mỗi ngày, nên tắm trước 9 giờ sáng. Tuy nhiên, có rất nhiều tranh cãi xoay quanh việc tắm nắng để bổ sung vitamin D hiện nay.
- Sử dụng sản phẩm bổ sung vitamin D: Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc, sản phẩm chứa vitamin D tổng hợp. Chúng ta có thể sử dụng để bổ sung cho cơ thể mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp với tia UV, lại có thể kiểm soát được hàm lượng vitamin D đưa vào cơ thể.
2. Cách bổ sung vitamin nhóm B an toàn
Thiếu hụt vitamin B6 thường ít xảy ra hơn thiếu hụt vitamin B12. Cách thực phẩm chứa vitamin B6 rất nhiều, chúng ta chỉ thiếu hụt loại vitamin này nếu bị rối loạn hấp thu, thường xuyên uống thuốc tránh thai, sốt kéo dài, nghiện rượu, nhiễm khuẩn đường ruột, suy tim sung huyết, lọc máu…
Vitamin B6
Nhu cầu vitamin B6 của cơ thể:
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 0.1 mg/ngày
- Từ 6 – 12 tháng tuổi: 0.3 mg/ngày
- Từ 1 – 3 tuổi, 4 – 8 tuổi và 9 – 13 tuổi: Lần lượt là 0.5mg; 0.6mg và 1mg/ngày
- Từ 20 – 50 tuổi: 1.3 mg/ngày
- Trên 50 tuổi: 1.5 – 1.7 mg/ngày
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú: 2.1 – 2.2mg/ngày.
Các cách bổ sung vitamin B6:
- Bổ sung qua chế độ ăn: Các thực phẩm giàu vitamin B6 có thể kể đến như thịt bò, thịt gia cầm, thịt heo, cá, phomai, trứng, ngũ cốc nguyên hạt, đậu phộng, cà rốt, khoai tây, rau bina, súp lơ, dưa hấu, bắp cải, chuối, mầm đậu nành…
- Sử dụng thuốc: Chỉ dùng thuốc, các sản phẩm bổ sung vitamin B6 khi có chỉ định của bác sĩ, các dạng thuốc vitamin B6 thường gặp là viên nén, viêm nang, hỗn dịch uống, thuốc tiêm…
Vitamin B12
Nhu cầu vitamin B12 của cơ thể:
- Đối với trẻ nhỏ: 0.7 mcg/ngày, trẻ độ tuổi niên thiếu 2 mcg/ngày
- Đối với người lớn: Khoảng 2 mcg/ngày
- Đối với phụ nữ có thai hoặc cho con bú: Khoảng 2.6 mcg/ngày
Một số cách bổ sung vitamin b12:
- Bổ sung qua chế độ ăn uống: Các thực phẩm giàu vitamin B12 có thể kể đến như thịt bò, trứng, phomai, sữa, cá hồi, hải sản, gan động vật, ngũ cốc, men dinh dưỡng…
- Sử dụng thực phẩm chức năng: Có nhiều loại thực phẩm chức năng có hàm lượng vitamin B12 cao, tuy nhiên chỉ bổ sung khi có chỉ định của bác sĩ, thừa vitamin B12 sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
3. Cách bổ sung vitamin A cho cơ thể
Cũng giống như các loại vitamin khác, con đường an toàn, hiệu quả nhất để bổ sung vitamin A là thông qua chế độ ăn uống. Tùy vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe mà nhu cầu vitamin A ở mỗi người là không giống nhau. Việc thiếu hay thừa vitamin này đều rất nguy hiểm, cần đặc biệt thận trọng khi bổ sung bằng thuốc, thực phẩm chức năng.
Nhu cầu vitamin A của cơ thể:
- Trẻ em dưới 6 tháng: 375 mcg/ngày (tuy nhiên chỉ cần bú mẹ là đủ)
- Trẻ từ 6 – 11 tháng: 400 mcg/ngày
- Trẻ từ 1 – 3 tuổi; 4 – 6 tuổi; 7 – 9 tuổi: Lần lượt là 400 mcg/ngày, 450 mcg/ngày và 500mcg/ngày
- Từ 10 – 60 tuổi: Khoảng 600 mcg/ngày
Một số cách bổ sung vitamin A cho cơ thể:
- Bổ sung qua thực phẩm: Vitamin A có nhiều trong các thực phẩm như sữa, lòng đỏ trứng, gan cá, dầu cá… Tiền vitamin A có nhiều trong các thực phẩm như các loại rau quả có màu vàng, màu đỏ như cà chua, cà rốt, bí đỏ, ớt ngọt, gấc; các loại rau sẫm màu như rau dền, rau ngót…
- Bổ sung qua thuốc, thực phẩm chức năng: Chỉ phù hợp với trường hợp thiếu vitamin A nghiêm trọng, có thể bổ sung qua viên uống tổng hợp, qua đường tiêm bắp sâu… Tuy nhiên, cần theo dõi và bổ sung theo chỉ định của bác sĩ, vitamin A không thể dùng với liều cao trong thời gian dài vì dễ gây thừa, ngộ độc.
4. Cách bổ sung vitamin C an toàn
Vitamin C là chất mà cơ thể không thể tự tổng hợp được, chỉ có thể bổ sung thông qua chế độ ăn uống hoặc thực phẩm chức năng. Thiếu hoặc thừa vitamin này đều không tốt cho cơ thể. Vì vậy, tùy vào độ tuổi mà chúng ta cân nhắc sử dụng, bổ sung hàm lượng vitamin C phù hợp.
Nhu cầu vitamin C của cơ thể:
- Trẻ từ 1 – 3 tuổi; 4 – 8 tuổi; 9 – 13 tuổi: Lần lượt là 15mg, 25mg và 45mg/ngày
- Trẻ vị thành niên từ 14 – 18 tuổi: 75 mg/ngày với nam, 65 mg/ngày với nữ
- Người trưởng thành: Nam 90 mg/ngày, nữ 75 mg/ngày
- Phụ nữ mang thai: 85 mg/ngày
- Phụ nữ đang cho con bú: 120 mg/ngày.
Cách bổ sung vitamin C:
- Sử dụng thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C có nhiều trong các loại rau củ, trái cây như cà chua, cần tây, măng tây, bông cải xanh, dứa, táo, trái cây họ cam quýt, ổi, khoai tây, dâu tây, súp lơ trắng, đu đủ, dưa lưới vàng, kiwi, ớt chuông đỏ
- Bổ sung qua đường uống: Có thể dùng các thực phẩm chức năng, các loại thuốc bổ sung vitamin C dạng viên nang, viên nén, dung dịch…
5. Cách bổ sung vitamin E an toàn
Sau khi tìm hiểu mất ngủ thiếu vitamin gì, hẳn bạn cũng biết, thiếu vitamin E có thể là nguyên nhân gây mất ngủ. Việc bổ sung vitamin E cũng cần lưu ý về hàm lượng, nhu cầu cần thiết của cơ thể, tránh dư thừa để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nhu cầu vitamin E của cơ thể:
- Đối với trẻ em từ 1 – 3 tuổi, 4 – 8 tuổi, 9 – 13 tuổi: Lần lượt là 6 mg/ngày, 7 mg/ngày và 11 mg/ngày
- Đối người từ trên 14 tuổi: 15 mg/ngày
- Phụ nữ mang thai: 15 mg/ngày
- Phụ nữ đang cho con bú: 19 mg/ngày.
Cách bổ sung vitamin E:
- Bổ sung qua thực phẩm: Các thực phẩm giàu vitamin E có thể kể đến như củ cải, khoai môn, cà chua, rau chân vịt, bông cải xanh, đu đủ, xoài, kiwi, giá đỗ, các loại hạt nảy mầm…
- Bổ sung qua thuốc, thực phẩm chức năng: Có nhiều chế phẩm giúp cơ thể bổ sung vitamin E như kem bôi da, dung dịch uống, viên uống… Tuy nhiên, chỉ bổ sung khi có chỉ định của bác sĩ và khi cơ thể thiếu hụt vitamin E nghiêm trọng. Việc sử dụng vitamin E với liều 400 IU/ngày trong thời gian dài làm tăng nguy cơ mắc suy tim, đột quỵ…
>>> Hướng dẫn sử dụng các loại thuốc điều trị mất ngủ thu lại hiệu quả tốt nhất
Bị mất ngủ do thiếu khoáng chất gì?
Mất ngủ không chỉ liên quan đến tình trạng thiếu hụt vitamin trong cơ thể mà còn có thể xuất hiện khi thiếu khoáng chất. Sau khi đã tìm hiểu mất ngủ thiếu vitamin gì, hẳn bạn cũng băn khoăn về tình trạng thiếu hụt khoáng chất gây mất ngủ. Dưới đây là một số khoáng chất liên quan đến chất lượng giấc ngủ và cách bổ sung mà bạn có thể tham khảo:
1. Mất ngủ do thiếu sắt
Sắt có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể, thực hiện chức năng tổng hợp hemoglobin và myoglobin, tham gia vào thành phần của một số enzyme oxy hóa khử, đóng vai trò trong việc vận chuyển oxy… Thiếu sắt có thể ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh của não như dopamine, serotonin, myelination… Những chất này có vai trò quan trọng trong việc tạo giấc ngủ, do đó, thiếu sắt có thể là nguyên nhân gây mất ngủ, khó ngủ cho bạn.
Dấu hiệu thiếu sắt:
- Người mệt mỏi, uể oải, khó ngủ, ngủ không ngon giấc, chất lượng giấc ngủ không đảm bảo
- Da nhợt nhạt, xanh xao, khó thở, hơi thở gấp, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, chân bồn chồn không yên, ngứa ngáy ở chân (hay xảy ra về đêm)
- Móng tay giòn, tóc khô dễ gãy rụng, lưỡi miệng sưng đau, chân tay lạnh, dễ nhiễm trùng, tâm trạng cáu kỉnh, khả năng tập trung kém…
Cách bổ sung sắt cho cơ thể:
- Bổ sung qua thực phẩm: Các thực phẩm giàu sắt, tốt cho sức khỏe có thể kể đến như súp lơ xanh, đậu phụ, cải bó xôi, hạt dẻ, hạnh nhân, óc chó, trứng, gan, các loại hải sản như trai, ngao, sò, hàu, cua, tôm…
- Thực phẩm chức năng, thuốc: Chỉ bổ sung khi có chỉ định của bác sĩ, cho trường hợp thiếu sắt kéo dài. Phụ nữ mang thai cần uống viên sắt với acid folic trong suốt thai kỳ.
2. Mất ngủ do thiếu magie
Magie cũng là một khoáng chất có vai trò quan trọng với cơ thể. Loại khoáng chất này có vai trò hỗ trợ cơ thể sản xuất hormone giấc ngủ melatonin. Ngoài ra, nó còn giúp kích thích cơ thể tạo ra GABA, loại acid amin có khả năng thư giãn hệ thần kinh, từ đó làm giảm căng cứng cơ, giúp cơ thể thư giãn và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Dấu hiệu thiếu magie:
- Cơ thể thường mệt mỏi, uể oải, lười vận động, có thể bị mất ngủ, khó chìm vào giấc ngủ ngon, chất lượng giấc ngủ bị giảm sút nghiêm trọng
- Thường bị đau cơ, chuột rút nghiêm trọng, luôn trong trạng thái thèm đồ ngọt, nhất là phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt
- Dễ bị táo bón do magie có liên quan đến hoạt động của hệ tiêu hóa, dễ gặp các vấn đề về xương khớp do thiếu magie làm giảm hàm lượng canxi trong máu
- Có thể bị trào ngược dạ dày, hay ợ chua, nóng rát thượng vị, hay bị đau đầu, đau nửa đầu thường xuyên…
Cách bổ sung magie:
- Bổ sung qua thực phẩm: Các thực phẩm giàu magie có thể kể đến như bông cải xanh, bí, rau lá xanh, các loại đậu, ngũ cốc, hạnh nhân, sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt, cà phê, chocolate, nước khoáng…
- Bổ sung qua thuốc, thực phẩm chức năng: Việc uống magie cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng, nếu magie tích tụ trong cơ thể sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, nguy hiểm hơn còn có thể gây tử vong.
3. Mất ngủ do thiếu canxi
Thiếu canxi gây mất ngủ rất hiếm gặp nhưng cũng có thể xảy ra. Canxi có tác dụng hỗ trợ tăng cảm giác thư giãn, làm dịu thần kinh, giúp chúng ta dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Nếu bạn đang thắc mắc không biết mất ngủ thiếu vitamin gì, thiếu khoáng chất gì thì đây có thể là câu trả lời bạn cần tìm.
Dấu hiệu thiếu canxi:
- Mất ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ dậy vẫn thấy mệt mỏi, uể oải, khó chịu
- Hay bị chuột rút, sâu răng, răng mọc chậm, móng tay yếu, dễ gãy
- Da khô, dậy thì muộn, hay bị hoa mắt, chóng mặt, tê bì tay chân
- Hay cáu giận do mất ngủ, thần kinh suy nhược
- Dễ mắc chứng loãng xương, hay gặp các vấn đề về đại tràng, về huyết áp…
Cách bổ sung canxi:
- Bổ sung qua thực phẩm: Các thực phẩm giàu canxi có thể kể đến như hải sản, sữa và các chế phẩm từ sữa, đậu và các chế phẩm từ đậu, nấm, mộc nhĩ, rau cần, vừng, rau mùi, củ cải đỏ, cà rốt, rau chân vịt, cải xoăn, măng, rau muống, bắp cải…
- Dùng thực phẩm chức năng: Có rất nhiều thực phẩm chức năng bổ sung vitamin D và canxi, tuy nhiên, trước khi sử dụng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
Nhìn chung, với thắc mắc mất ngủ thiếu vitamin gì, thì câu trả lời chính là tình trạng mất ngủ của bạn có thể liên quan đến sự thiếu hụt của một số vitamin như D, A, C, E và một số vitamin nhóm B. Cách bổ sung vitamin tốt nhất cho cơ thể là thông qua các thực phẩm giàu vitamin và chỉ nên bổ sung qua đường uống, thực phẩm chức năng khi có chỉ định của bác sĩ.
Mất ngủ kinh niên không chỉ gây mệt mỏi mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Thiếu hụt một số vitamin có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tình trạng này. Hãy cùng tìm hiểu:
- Vitamin D: "Vitamin ánh nắng" này không chỉ tốt cho xương mà còn giúp điều hòa giấc ngủ.
- Vitamin B Complex: Đặc biệt là B6 và B12, chúng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất melatonin - hormone điều hòa giấc ngủ.
- Magie: Khoáng chất này giúp thư giãn cơ bắp và thần kinh, tạo điều kiện cho giấc ngủ sâu hơn.
Bổ sung đầy đủ các vitamin này qua chế độ ăn uống hoặc viên uống bổ sung có thể là chìa khóa giúp bạn tìm lại giấc ngủ ngon và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Ngủ trưa không chỉ là một thói quen thư giãn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể:
- Tăng cường năng suất làm việc: Giấc ngủ ngắn giúp phục hồi năng lượng, cải thiện sự tập trung và hiệu suất làm việc buổi chiều.
- Cải thiện tâm trạng: Giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp bạn cảm thấy tỉnh táo và vui vẻ hơn.
- Tốt cho tim mạch: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng ngủ trưa điều độ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Hỗ trợ trí nhớ & học tập: Ngủ trưa giúp củng cố trí nhớ, tăng khả năng tiếp thu kiến thức mới.
Tuy nhiên, để tận dụng tối đa lợi ích của giấc ngủ trưa, hãy lưu ý:
- Thời gian ngủ: Nên ngủ từ 20-30 phút để tránh rơi vào giấc ngủ sâu, gây cảm giác mệt mỏi khi thức dậy.
- Thời điểm ngủ: Tránh ngủ trưa quá muộn vào buổi chiều, có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm.
Mất ngủ có thể là một trong những dấu hiệu sớm của thai kỳ, thường đi kèm với các triệu chứng khác như buồn nôn, đau ngực, và đi tiểu thường xuyên. Tuy nhiên, mất ngủ cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác gây ra.
- Hormone thay đổi: Sự gia tăng progesterone trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Thay đổi thể chất: Đau lưng, chuột rút, và khó tìm tư thế ngủ thoải mái cũng góp phần gây mất ngủ.
- Lo lắng và căng thẳng: Tâm trạng thay đổi khi mang thai cũng có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.
Nếu bạn nghi ngờ mình có thai và đang gặp phải tình trạng mất ngủ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ. Đừng quên tìm hiểu thêm về các dấu hiệu mang thai khác và cách cải thiện giấc ngủ trong thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.