Lá dâu tằm hay tang diệp là vị thuốc dân gian nhiều công dụng, có thể hỗ trợ hạ sốt, trị đổ mồ hôi trộm, bồi bổ sức khỏe cho người cơ thể suy nhược, gân cốt suy yếu, trị mụn nhọt, chữa trĩ, sa dạ con… Ngoài ra, lá dâu tằm còn được dân gian sử dụng để cải thiện tình trạng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc, nâng cao chất lượng giấc ngủ. Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên dùng lá dâu tằm chữa mất ngủ như thế nào thì đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết dưới đây.
Công dụng chữa mất ngủ của lá dâu tằm
Lá dâu tằm có tên khoa học là Folium Mori, họ Dâu Moraceae. Tất cả các bộ phận của cây dăm tằm đều được sử dụng để làm thuốc, trong đó quả dâu tằm được gọi là tang thầm, rễ là tang bạch bì, tổ bọ ngựa trên cây dâu gọi là tang phiêu tiêu và cây mọc ký sinh trên cây dâu tằm là tang ký sinh. Trong đó, tang diệp (lá cây dâu tằm) có vị nhạt, hơi ngọt đắng, không mùi, tính mát, đi vào 2 kinh là can và phế, có phạm vi ứng dụng lâm sàng tương đối rộng rãi.
Sử dụng lá dâu tằm có thể giúp ổn định huyết áp, nhịp tim, làm giảm nguy cơ đột quỵ và biến chứng tiểu đường. Ngoài ra, nó còn được dân gian sử dụng để bổ phổi, phế quản, chữa sốt, đổ mồ hôi trộm, thiếu máu, ù tai, gân cốt suy yếu, cơ thể suy nhược, chữa say nắng, âm hư nội nhiệt, mụn nhọt, viêm cơ, vết thương lâu ngày không khỏi, trị thổ huyết, chảy máu cam, sa dạ con, sa trực tràng, trĩ, trẻ em ngủ không ngon giấc…Sở dĩ lá dâu tằm thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị mất ngủ là vì:
- Trong lá dâu tằm có chứa các hoạt chất có khả năng cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc từ đó hỗ trợ cải thiện chứng mất ngủ
- Theo các nghiên cứu hiện đại, lá dâu tằm có chứa tanin, choline, caroten, pentosan, canxi, adenin, trigonellin… có tác dụng cải thiện sức khỏe, nâng cao chất lượng giấc ngủ.
- Lá dâu tằm có thể hỗ trợ tăng hoạt tính của enzyme Mangan superoxide effutase, có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, vô hiệu hóa các tác dụng của các loại oxy phản ứng. Ngoài ra, nó còn có vai trò quan trọng với chức năng não, duy trì sức khỏe của sụn và xương, hỗ trợ ngăn ngừa trầm cảm, ngăn ngừa thiếu hụt glutamate trong não…
- Theo y học cổ truyền, tang diệp có tác dụng thanh nhiệt, trừ phong, lương huyết, thông khí huyết, thanh lọc phổi, giúp sáng mắt… Có thể hỗ trợ điều trị tiểu đường, giảm tình trạng tiểu đêm nhiều lần, giúp thần kinh thư giãn, giảm đau đầu, chóng mặt, mang lại giấc ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Ngoài ra, theo các nghiên cứu hiện đại thì lá dâu tằm chứa hàm lượng canxi dồi dào giúp duy trì xương và răng chắc khỏe; chứa chất oxy hóa là acid ascorbic và beta carotene giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào, giảm nguy cơ ung thư; duy trì đường huyết ở mức ổn định và ngăn ngừa tiểu đường. Bên cạnh đó, loại lá này còn hỗ trợ chống viêm, giảm sưng tấy, mẩn đỏ trên da, giúp hạ sốt; chứa flavonoid và quercetin giúp ngừa xơ vữa động mạch…
9 Cách dùng lá dâu tằm chữa mất ngủ
Có thể thấy, việc dùng lá dâu tằm trị mất ngủ là có căn cứ. Có rất nhiều cách sử dụng lá dâu tằm đơn giản, dễ thực hiện mà chúng ta có thể áp dụng tại nhà như:
1. Dùng nước sắc lá dâu tằm tươi
Tang diệp không mùi, vị nhạt hơi ngọt đắng, do đó, nước sắc từ lá dâu tằm tươi cũng có vị ngọt hơi đắng, không quá khó uống. Cách làm này được đánh giá là phương pháp dùng lá dâu tằm trị mất ngủ đơn giản, rất thích hợp cho những người bận rộn, không có nhiều thời gian trong việc chuẩn bị, sơ chế dược liệu.
Nguyên liệu:
- 1 nắm lá dâu tằm tươi, chọn lá non, hái vào lúc sáng sớm
Cách thực hiện:
- Lá dâu tằm tươi rửa sạch, để cho ráo bớt nước
- Cho vào ấm, đun sôi với 1 ít nước
- Khi sôi thì hạ nhỏ lửa, đun thêm 1 – 2 phút rồi tắt bếp
- Chắt lấy phần nước, bỏ bã, uống thay nước trà
- Dùng đều đặn mỗi ngày, mỗi liệu trình kéo dài từ 7 – 10 ngày thì ngưng rồi tiếp tục.
2. Cách chữa mất ngủ với trà lá dâu tằm sao vàng hạ thổ
Sao vàng hạ thổ là phương pháp rang dược liệu trên chảo đến khi dậy mùi thì đặt một miếng vải sạch trên nền đất. Sau đó đổ dược liệu đã được sao vàng lên, để trong 30 – 40 phút hoặc đến khi dược liệu nguội thì sử dụng. Theo kinh nghiệm dân gian, việc sao vàng hạ thổ sẽ giúp tăng dược tính, khử hỏa độc, tăng âm khí của đất, hạ dương khí của dược liệu, từ đó giúp cân bằng âm dương.
Nguyên liệu:
- Lá dâu tằm phơi 2 – 3 nắng
- Hũ đất đồng hoặc hũ sành
Các thực hiện:
- Lấy một lượng lớn lá dâu tằm rửa sạch, phơi trên cao 2 – 3 nắng rồi sao vàng hoặc đem sao vàng trực tiếp
- Sau đó, cho lá dâu tằm đã khô vào hũ sành hoặc hũ đất đồng, đem chôn dưới đất
- Sau 15 ngày thì đào hũ lá dâu lên, để sử dụng
- Lấy nước tiết ra từ hũ hoặc lấy lá này sắc lấy nước, mỗi ngày dùng 50ml để cải thiện chất lượng giấc ngủ
3. Xông hơi từ lá dâu tằm chữa mất ngủ
Xông hơi bằng lá dâu tằm có thể hỗ trợ cải thiện lưu thông khí huyết, thúc đẩy làm lành vết thương, cải thiện sức khỏe tim mạch. Xông hơi còn là một liệu pháp thư giãn giúp giảm căng thẳng, làm giảm sản xuất hormone cortisol gây căng thẳng ở người, từ đó giúp thư giãn tinh thần, nâng cao chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, cách làm này cũng giúp giảm căng cơ, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ làm thông thoáng đường thở, ngăn ngừa và điều trị các bệnh về hô hấp.
Nguyên liệu:
- Lá dâu tằm tươi hoặc khô đều được, chọn lá bánh tẻ, không sâu bệnh
Cách thực hiện:
- Lá dâu tằm rửa sạch, ngâm muối khoảng 10 – 15 phút
- Cho lá vào nồi, thêm 1 – 2 lít nước, đun trong 20 phút
- Có thể thêm lá tía tô, sả, bạc hà… để tăng hiệu quả nếu bị cảm cúm
- Sau khi nước sôi, bắt nồi nước xuống, trùm chăn, xông hơi từ từ với độ nóng vừa phải
- Sau 15 – 20 phút khi nước còn hơi ấm thì dùng nước này ngâm chân
- Kiên trì thực hiện 1 – 2 lần/tuần để thấy hiệu quả.
4. Cách dùng lá dâu tằm chữa mất ngủ cho người cao huyết áp
Tăng huyết áp gây đau đầu, chóng mặt, người mệt mỏi, khó chịu, trằn trọc mãi không thể đi vào giấc ngủ dẫn đến mất ngủ, thiếu ngủ, ngủ không ngon giấc là tình trạng thường gặp ở nhiều người. Mất ngủ và huyết áp cao có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, khi huyết áp tăng cao, tim đập nhanh, cảm giác đau tức ngực, khó thở, thở nông, đau đầu, người mệt mỏi, rất khó để đi vào giấc ngủ. Để cải thiện tình trạng này, chúng ta có thể sử dụng món canh cá diếc lá dâu tằm 2 – 3 lần/tuần.
Nguyên liệu:
- 1 con cá diếc nhỏ
- 1 nắm lá dâu tằm bánh tẻ
Cách thực hiện:
- Lá dâu tằm rửa sạch ngâm nước muối 15 phút, vớt ra rồi thái nhỏ
- Cá diếc rửa sạch với nước muối, làm sạch, đem luộc cho chín
- Gỡ lấy phần thịt cá để nấu canh, bỏ xương và các bộ phận khác
- Cho nước vào nồi, bắt lên bếp, đun sôi, cho thịt cá và lá dâu vào
- Nêm nếm gia vị vừa ăn, sử dụng 2 – 3 lần/tuần để ổn định huyết áp, cải thiện giấc ngủ.
5. Cách trị mất ngủ, kém ăn, đau lưng, mỏi gối
Ở phương pháp này, chúng ta lá dâu kết hợp với các nguyên liệu như hạt sen còn nguyên tim, củ mài, táo nhân và lá vông. Trong đó, lá vông nem có tác dụng an thần, hạ huyết áp, thanh nhiệt, gây ngủ, hỗ trợ ức chế hệ thần kinh trung ương. Tim sen trong hạt sen có chứa nuciferin, asparagine, liensinine, nelumbin… có tác dụng an thần, giảm mất ngủ do tim đập nhanh, đánh trống ngực, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt. Củ mài còn gọi là hoài sơn, có tác dụng ích tâm phế, bổ tỳ vị, bổ thận, hỗ trợ bồi bổ cơ thể rất tốt.
Nguyên liệu:
- 10g lá dâu
- 20 hạt sen còn nguyên tim
- 20 củ mài
- 10g lá vông nem
- 10g táo nhân
Cách thực hiện:
- Hạt sen rửa sạch, không bỏ tim; táo nhân, củ mài sao vàng; lá dâu, lá vông nem sao vàng, tán thành bột
- Cho các nguyên liệu vào ấm trà chuyên dụng, hãm với nước sôi trong 15 – 20 phút, lọc lấy nước, bỏ bã
- Dùng nước này uống thay trà, chia làm nhiều phần và uống hết trong ngày
- Kiên trì áp dụng, mỗi liệu trình nên kéo dài khoảng 7 – 10 ngày.
Lưu ý: Không áp dụng cho trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Lá vông nem không nên sử dụng quá 10 – 15 lá vì có chứa alkaloid, có độc tính nhẹ. Táo nhân không thích hợp sử dụng cho người mộng tinh, khí uất hóa hỏa, đờm nhiều, tiêu chảy…
6. Cách chữa mất ngủ do suy nhược thần kinh, người đau nhức khó ngủ
Ở phương pháp này, chúng ta sẽ sử dụng các nguyên liệu gồm lá dâu tằm, lá vông nem, lạc tiên và tim sen. Trong đó, lạc tiên vị ngọt đắng, tính mát, nổi tiếng với tác dụng trấn an tinh thần, cải thiện chứng mất ngủ do suy nhược thần kinh, người đau nhức khó ngủ, tim đập nhanh, hay hồi hộp. Lá dâu tằm, tim sen, lá vông nem đều có tác dụng trấn an tinh thần, gây ngủ nhẹ, hỗ trợ thư giãn thần kinh.
Nguyên liệu:
- 6g lá dâu
- 5g lạc tiên
- 5g lá vông nem
- 5g tim sen
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cần thiết, rửa sạch, để ráo nước
- Cho vào ấm sắc thuốc chuyên dụng, sắc với lượng nước vừa phải
- Thấy nước cô cạn còn 1 nửa thì tắt bếp, chắt ra cốc
- Để nước thuốc còn hơi ấm thì sử dụng, mỗi liệu trình nên kéo dài từ 7 – 10 ngày thì ngưng rồi tiếp tục.
7. Cách dùng lá dâu chữa đau đầu, chóng mặt, mất ngủ
Đây cũng là một trong những bài thuốc dân gian hỗ trợ cải thiện chứng mất ngủ, khó ngủ được sử dụng vô cùng phổ biến. Ở bài thuốc này, người ta sử dụng các nguyên liệu gồm lá dâu non, lá vông nem non, đậu đen và vừng đen. Trong đó, đậu đen có mùi thơm dễ chịu, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ cơ thể, chữa suy nhược thần kinh, giảm căng thẳng, mệt mỏi, cải thiện chứng đau nửa đầu, chóng mặt, cải thiện trí nhớ. Vừng đen vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ can thận, giảm đau đầu, trị tăng huyết áp, trừ phong tê thấp, chữa suy nhược cơ thể…
Nguyên liệu:
- 30g lá dâu non
- 30g lá vông nem non
- 100g đậu đen
- 100g vừng đen
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị, riêng vừng đen thì rang thơm rồi tán mịn; lá vông, lá dâu thái nhỏ
- Đậu đen cho vào nồi, bắp lên bếp, ninh cho nhừ rồi cho lá dâu, vừng và lá vông vào
- Đun cho đến khi sôi lại thì cho muối hoặc đường vào, ăn trong bữa chiều.
- Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/tuần để thấy chất lượng giấc ngủ được cải thiện.
8. Cách dùng lá dâu chữa mất ngủ, đau lưng, choáng váng đầu óc
Bài thuốc này không chỉ sử dụng lá dâu tằm mà còn kết hợp nhiều dược liệu khác như hạt sen còn tim, lá vông nem, lạc tiên, đậu đen, thảo quyết minh. Thường được sử dụng để thanh nhiệt, mát gan, an thần, giáng hỏa, cải thiện trí nhớ, hạ huyết áp, chữa suy nhược thần kinh, giảm căng thẳng mệt mỏi, cải thiện chất lượng giấc ngủ. Bài thuốc này cũng thích hợp để điều trị chứng đau nhức lưng, ù tai, bốc hỏa, người buồn bực, uể oải, đầu óc choáng váng.
Nguyên liệu:
- 20g lá dâu tằm
- 15g lá vông
- 25g lạc tiên
- 15g hạt sen còn tim
- 30g đậu đen
- 8g thảo quyết minh
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cần thiết, thảo quyết minh sao vào, hạt sen giữ nguyên tim đem sao vàng
- Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào ấm sắc thuốc chuyên dụng, sắc với lượng nước vừa phải
- Kiên trì sử dụng đều đặn mỗi ngày, liên tục trong 10 – 15 ngày để thấy hiệu quả.
9. Cách chữa mất ngủ bằng lá dâu tằm người bị tiểu đường
Người bị tiểu đường dễ gặp phải tình trạng thức dậy nhiều lần để đi vệ sinh. Đường huyết cao nên hay bị trằn trọc, mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc, hay khát nước giữa đêm. Ngoài ra, người bệnh cũng dễ bị hoa mắt, chóng mặt, người run rẩy, đổ nhiều mồ hôi khi ngủ. Sử dụng bài thuốc này có thể giúp ổn định tinh thần, giảm đau đầu, kiểm soát chỉ số đường huyết trong cơ thể đáng kể.
Nguyên liệu:
- Lá dâu tằm, lá sen, lá đậu ván tươi lượng bằng nhau
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị, ngâm với nước muối pha loãng trong 15 phút
- Vớt ra, để ráo rồi cho vào máy, xay nhuyễn, lọc lấy phần nước cốt, bỏ bã
- Pha nước này với một ít muối, uống hết trong ngày
- Kiên trì thực hiện liên tục trong 1 tuần để thấy hiệu quả.
Một số lưu ý khi chữa mất ngủ bằng lá dâu tằm
Mặc dù các bài thuốc chữa mất ngủ được đề cập trên được lưu truyền rộng rãi trong dân gian, tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào có thể khẳng định lá dâu tằm chữa được mất ngủ. Khi áp dụng các phương pháp này, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:
- Chữa mất ngủ bằng lá dâu tằm chỉ thích hợp với các trường hợp mất ngủ vừa và nhẹ, đối với người mắc chứng mất ngủ kinh niên thường ít thấy hiệu quả
- Lá dâu tằm được đánh giá cao về mức độ an toàn, lành tính. Tuy nhiên, dù sao đây cũng chỉ là nguyên liệu thiên nhiên nên hiệu quả sẽ tương đối chậm, còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người
- Khi chế biến, sắc nước từ lá dâu tằm thì tránh dùng nồi hoặc các dụng cụ làm từ sắt, inox, nhôm, đồng vì các hoạt chất trong lá dâu tằm có thể tương tác với các loại nồi này, sản sinh ra độc tố gây hại cho sức khỏe
- Không sử dụng lá dâu tằm cho các đối tượng như phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, người huyết áp thấp, người bị rối loạn tiêu hóa, bị táo bón, tiêu chảy hoặc đang gặp vấn đề về dạ dày.
- Thận trọng khi sử dụng nếu đang dùng thuốc hạ đường huyết, thuốc chứa insulin. Khi dùng lá dâu tằm chỉ nên sử dụng với lượng vừa phải, không lạm dụng để tránh các tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Sử dụng dược liệu có nguồn gốc rõ ràng, sạch sẽ, tránh tình trạng lá dâu bị phun hóa chất, thuốc trừ sâu để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe trong quá trình sử dụng.
Có thể thấy, hiện nay có rất nhiều mẹo dân gian dùng lá dâu tằm chữa mất ngủ an toàn, đơn giản, dễ thực hiện mà chúng ta có thể áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng mất ngủ, khó ngủ của bạn nghiêm trọng, kéo dài, tốt nhất bạn nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.
Mất ngủ kinh niên không chỉ gây mệt mỏi mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Thiếu hụt một số vitamin có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tình trạng này. Hãy cùng tìm hiểu:
- Vitamin D: "Vitamin ánh nắng" này không chỉ tốt cho xương mà còn giúp điều hòa giấc ngủ.
- Vitamin B Complex: Đặc biệt là B6 và B12, chúng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất melatonin - hormone điều hòa giấc ngủ.
- Magie: Khoáng chất này giúp thư giãn cơ bắp và thần kinh, tạo điều kiện cho giấc ngủ sâu hơn.
Bổ sung đầy đủ các vitamin này qua chế độ ăn uống hoặc viên uống bổ sung có thể là chìa khóa giúp bạn tìm lại giấc ngủ ngon và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Ngủ trưa không chỉ là một thói quen thư giãn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể:
- Tăng cường năng suất làm việc: Giấc ngủ ngắn giúp phục hồi năng lượng, cải thiện sự tập trung và hiệu suất làm việc buổi chiều.
- Cải thiện tâm trạng: Giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp bạn cảm thấy tỉnh táo và vui vẻ hơn.
- Tốt cho tim mạch: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng ngủ trưa điều độ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Hỗ trợ trí nhớ & học tập: Ngủ trưa giúp củng cố trí nhớ, tăng khả năng tiếp thu kiến thức mới.
Tuy nhiên, để tận dụng tối đa lợi ích của giấc ngủ trưa, hãy lưu ý:
- Thời gian ngủ: Nên ngủ từ 20-30 phút để tránh rơi vào giấc ngủ sâu, gây cảm giác mệt mỏi khi thức dậy.
- Thời điểm ngủ: Tránh ngủ trưa quá muộn vào buổi chiều, có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm.
Mất ngủ có thể là một trong những dấu hiệu sớm của thai kỳ, thường đi kèm với các triệu chứng khác như buồn nôn, đau ngực, và đi tiểu thường xuyên. Tuy nhiên, mất ngủ cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác gây ra.
- Hormone thay đổi: Sự gia tăng progesterone trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Thay đổi thể chất: Đau lưng, chuột rút, và khó tìm tư thế ngủ thoải mái cũng góp phần gây mất ngủ.
- Lo lắng và căng thẳng: Tâm trạng thay đổi khi mang thai cũng có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.
Nếu bạn nghi ngờ mình có thai và đang gặp phải tình trạng mất ngủ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ. Đừng quên tìm hiểu thêm về các dấu hiệu mang thai khác và cách cải thiện giấc ngủ trong thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.