Hoa đậu biếc không chỉ là chất tạo màu tự nhiên cho thực phẩm mà còn được sử dụng rộng rãi trong dân gian do có khả năng cải thiện sức khỏe của tim và não. Sử dụng hoa đậu biếc trị mất ngủ là mẹo dân gian được nhiều người biết đến và áp dụng do nguyên liệu quen thuộc, mức độ an toàn cao, mang đến nhiều hiệu quả đáng kể cho sức khỏe. 

Hoa đậu biếc có trị mất ngủ không?

Đậu biếc còn có tên gọi khác là bông biếc, đậu hoa tím, là loại cây thân thảo, dây leo, sống nhiều năm, hoa có màu trắng, xanh lam đậm hoặc xanh tím, trong đó phổ biến nhất là giống đậu biếc có màu xanh tím. Loại này có chứa nhiều anthocyanin, sắc tố chống oxy tạo nên màu xanh tím đặc trưng, có thể tìm thấy trong các loại rau và trái cây có màu xanh, tím khác.

Hoa đậu biếc thường được dân gian sử dụng để chữa mất ngủ, khó ngủ
Hoa đậu biếc thường được dân gian sử dụng để chữa mất ngủ, khó ngủ

Hoa đậu biếc, một loại thảo dược quý giá trong y học cổ truyền, không chỉ sở hữu mùi thơm dịu nhẹ và hương vị thanh tao mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Với khả năng lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc, kiểm soát mồ hôi, hoa đậu biếc giúp cơ thể thanh lọc và duy trì sự cân bằng. Bên cạnh đó, việc sử dụng trà hoa đậu biếc còn góp phần cải thiện lượng đường huyết, hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường. Đặc biệt, khả năng biến đổi màu sắc độc đáo của trà đậu biếc khi kết hợp với các nguyên liệu khác đã tạo nên một thức uống không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn đẹp mắt, hấp dẫn.

Sở dĩ hoa đậu biếc thường được dân gian sử dụng để cải thiện chứng mất ngủ, khó ngủ là vì:

  • Trong hoa đậu chứa nhiều anthocyanins, đây là chất chống oxy thuộc nhóm flavonoid có khả năng chống oxy hóa, ngừa suy giảm hệ miễn dịch, hỗ trợ chống tia phóng xạ, tăng chức năng chống độc của gan, ngừa xơ vữa động mạch, lão hóa tổn thương do bức xạ, tai biến mạch máu não. Ngoài ra, anthocyanins trong hoa đậu biếc còn có lợi cho sức khỏe tim mạch, giúp ổn định nhịp tim và huyết áp, đồng thời cải thiện giấc ngủ, đặc biệt là tình trạng mất ngủ, khó ngủ thường đi kèm với các triệu chứng như tim đập nhanh, mệt mỏi.
  • Trong hoa đậu biếc có chứa proanthocyanidin, có tác dụng cải thiện hệ thần kinh trung ương, tăng cường lưu thông máu, cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não.
  • Hoa đậu biếc không chỉ đẹp mắt mà còn giàu magie, một khoáng chất giúp giảm căng thẳng và tăng cường giấc ngủ. Thưởng thức trà hoa đậu biếc có thể giúp bạn thư giãn và tận hưởng giấc ngủ ngon hơn nhờ khả năng điều hòa hormone của magie.
  • Một số nghiên cứu cũng phát hiện rằng, trong nước uống từ hoa đậu biếc có chứa Anxiolytic, có tác dụng làm giãn cơ trơn mạch máu, xoa dịu thần kinh, cải thiện khả năng lưu thông khí huyết và hỗ trợ giảm mệt mỏi, căng thẳng.
  • Bên cạnh đó, trà hoa đậu biếc còn có mùi thơm nhẹ nhàng, không chứa chất bảo quản, không chứa độc tố. Việc thưởng thức 1 ly trà đậu biếc sẽ giúp thư giãn tinh thần, cải thiện hệ thống tiêu hóa, giúp cảm giác khó chịu do ăn quá no hoặc ăn nhiều thực phẩm khó tiêu, từ đó giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon giấc hơn.

Tóm lại, hoa đậu biếc không chỉ có khả năng cải thiện giấc ngủ, giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác. Các hoạt chất như anthocyanin và acetylcholine trong hoa đậu biếc có tác dụng tích cực đối với não bộ, giúp tăng cường trí nhớ và ngăn ngừa suy giảm nhận thức. Bên cạnh đó, sử dụng hoa đậu biếc còn giúp làm chậm quá trình lão hóa, cải thiện làn da, giảm đau, hỗ trợ tiêu hóa và nhiều lợi ích khác.

Hoa đậu biếc là nguyên liệu thiên nhiên an toàn, lành tính, không chứa hóa chất độc hại, có thể giúp người mất ngủ, khó ngủ có một giấc ngủ ngon và sâu giấc hơn một cách tự nhiên, an toàn, không gây tác dụng phụ cho sức khỏe. Có nhiều cách sử dụng hoa đậu biếc chữa mất ngủ có thể kể đến như:

1. Pha trà đậu biếc nguyên chất

Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp nhanh chóng và tiện lợi để cải thiện giấc ngủ, trà đậu biếc nguyên chất chính là lựa chọn hoàn hảo. Với hương thơm đặc trưng và chứa nhiều magie cùng các hoạt chất an thần, trà đậu biếc giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ sâu và ngon hơn.

Cách pha:

  • Chuẩn bị 10 bông hoa đậu biếc khô, rửa sạch và cho vào ấm trà.
  • Đổ 150ml nước sôi vào ấm, đậy kín nắp.
  • Hãm trà trong 15-20 phút để các dưỡng chất tiết ra.
  • Thưởng thức trà khi còn ấm và nên uống hết trong ngày.

Với cách pha đơn giản này, bạn có thể dễ dàng thưởng thức trà đậu biếc mỗi ngày và tận hưởng giấc ngủ ngon lành hơn.

2. Cách kết hợp mật ong và hoa đậu biếc trị mất ngủ

Ngoài hoa đậu biếc, mật ong cũng là nguyên liệu thiên nhiên an toàn, lành tính có tác dụng tốt với sức khỏe. Mật ong chứa tryptophan, tiền chất của serotonin, được chuyển hóa thành hormone giấc ngủ melatonin, có tác dụng điều chỉnh giấc ngủ, nhịp sinh học của cơ thể đồng thời tái đồng bộ chu kỳ giấc ngủ. Melatonin cũng giúp sửa chữa các mô và nâng cao hệ miễn dịch. Mật ong cũng rất giàu glucose và fructose là nguyên liệu cần thiết để có một giấc ngủ ngon, sâu và chất lượng.

Nguyên liệu:

  • Hoa đậu biếc khô
  • Mật ong nguyên chất

Cách thực hiện: 

  • Cho 10 bông đậu biếc khô vào ấm trà chuyên dụng, cho 150ml nước sôi vào
  • Hãm hoa đậu biếc trong 15 – 20 phút cho trà ngấm, các dưỡng chất trong hoa đậu biếc tiết ra hết
  • Sau đó đổ nước trà ra ly, cho 2 muỗng cà phê mật ong vào khuấy đều, thưởng thức khi còn ấm.

Lưu ý: Với cách làm này, bạn nên thưởng thức trà hoa đậu biếc mật ong vào buổi tối, trước khi đi ngủ 1 tiếng. Thực hiện liên tục trong 7 – 10 ngày, sau đó bạn chỉ nên dùng cách ngày, 1 ngày uống 1 ngày nghỉ. Không sử dụng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi, người bị xơ gan, huyết áp thấp, người mắc bệnh tiểu đường, người mới phẫu thuật…

3. Cách trị mất ngủ với trà hoa đậu biếc, mật ong, chanh tươi

Bên cạnh hoa đậu biếc và mật ong, chanh cũng là nguyên liệu có thể hỗ trợ cải thiện giấc ngủ. Chanh giàu vitamin và khoáng chất, có thể giúp cơ thể thư giãn từ đó giúp chúng ta có giấc ngủ ngon và sâu hơn. Chanh giàu vitamin C, có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ hồi phục sức khỏe, thanh lọc cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Nguyên liệu:

  • 10 – 12 bông đậu biếc khô
  • 250ml nước sôi
  • Nước cốt chanh
  • 30ml mật ong
  • Muối tinh

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch hoa đậu biếc, cho vào ấm trà.
  • Đổ 150ml nước sôi vào ấm, đậy nắp, ủ 10 phút.
  • Lọc lấy nước trà, bỏ bã.
  • Hòa tan muối, nước cốt chanh, 30ml mật ong vào 100ml nước sôi.
  • Đổ hỗn hợp mật ong, chanh vào nước trà, khuấy đều.
  • Thưởng thức ấm hoặc thêm đá lạnh

4. Cách dùng hạt chia và hoa đậu biếc trị mất ngủ

Hạt chia được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, được mệnh danh là “siêu thực phẩm” rất tốt cho sức khỏe. Trong hạt chia có chứa tryptophan, có tác dụng sản sinh ra hormone giấc ngủ melatonin. Bên cạnh đó, hạt chia có khả năng hút nước tốt, có thể giúp dạ dày ở trạng thái “no” từ đó ngăn ngừa tình trạng đói bất chợt, cồn cào trước và trong lúc ngủ. Sử dụng hạt chia kết hợp với hoa đậu biếc sẽ giúp bạn có một giấc ngủ chất lượng và trọn vẹn hơn.

Nguyên liệu:

  • 5g hoa đậu biếc khô
  • 1 muỗng cà phê hạt chia
  • 1 muỗng cà phê mật ong
  • 250ml nước sôi

Cách thực hiện: 

  • Rửa sạch hoa đậu biếc sau đó cho vào ấm trà, tiếp tục đổ thêm 250ml nước sôi
  • Hãm trà hoa đậu biếc trong 15 – 20 phút cho đến khi các dưỡng chất tiết ra
  • Chắt nước trà ra ly/cốc, bỏ bã, cho 1 muỗng cà phê mật ong vào khuấy đều
  • Tiếp đó cho hạt chia vào ly, đậy nắp, cho vào tủ lạnh cho mát rồi lấy ra thưởng thức.

Lưu ý: Không dùng trà đậu biếc hạt chia cho những đối tượng như người bị huyết áp thấp, rối loạn tiêu hóa, dị ứng bạc hà, mù tạt, hạt vừng, người bị đột quỵ, bệnh nhân đã và đang sử dụng thuốc, chất làm loãng máu… Tuyệt đối không dùng tối đa 15g/ngày và cẩn thận khi lựa chọn hạt chia để tránh mua phải hàng giả, kém chất lượng.

5. Cách trị mất ngủ với trà hoa đậu biếc mật ong, sả và quất

Chúng ta có thể làm trà hoa đậu biếc, mật ong, sả và quất để an thần, giúp căng thẳng mệt mỏi, giúp đầu óc nhẹ nhàng, thư thái hơn. Sả có mùi thơm nhẹ, đặc biệt, có thể tăng cường và cải thiện chức năng của hệ thần kinh, rất tốt cho trí não. Ngoài ra, sả còn tốt cho tiêu hóa, hỗ trợ giảm cân, giảm huyết áp, giảm lo lắng, stress, chống lão hóa…

Bạn có thể dùng trà hoa đậu biếc nước cốt chanh hoặc quất sả để chữa mất ngủ đều được
Bạn có thể dùng trà hoa đậu biếc nước cốt chanh hoặc quất sả để chữa mất ngủ đều được

Nguyên liệu:

  • 10 bông hoa đậu biếc khô
  • 10ml mật ong nguyên chất
  • 1 củ sả
  • 2 quả quất
  • 150ml nước sôi

Cách thực hiện:

  • Hoa đậu biếc rửa sạch, để ráo nước; sả rửa sạch, đập dập, quất vắt lấy nước
  • Cho hoa đậu biếc vào ấm trà, đậy kín nắp, hãm trong 15 phút
  • Tiếp đó cho quất và sả vào, tiếp tục đậy nắp, hãm thêm 2 phút
  • Chắt lấy nước, bỏ phần bã, cho mật ong vào khuấy đều và thưởng thức.

6. Cách dùng hoa đậu biếc tươi chữa mất ngủ

Đây cũng là một trong những cách dùng hoa đậu biếc trị mất ngủ đơn giản, phù hợp cho những người đang có sẵn hoa đậu biếc tươi trong vườn nhà. Cách thực hiện của phương pháp này cũng tương đối đơn giản, không hề rườm rà phức tạp, không làm mất nhiều thời gian của bạn.

Nguyên liệu:

  • 5 bông đậu biếc tươi
  • 200ml nước sôi

Cách thực hiện:

  • Hoa đậu biếc tươi sau khi đem rửa sạch bạn để ráo nước
  • Cho vào ấm trà hãm với 200ml nước sôi trong 15 – 20 phút
  • Vớt hoa đậu biết ra, có thể cho thêm mật ong, đường hoặc đá vào để thưởng thức.

Dùng hoa đậu biếc chữa mất ngủ có thật sự tốt không?

Có thể thấy, hiện nay có rất nhiều cách sử dụng hoa đậu biếc hỗ trợ điều trị mất ngủ. Hoa đậu biếc có tác dụng thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp chúng ta dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn. Tuy nhiên, sử dụng hoa đậu biếc trị mất ngủ có hiệu quả không, có thật sự tốt không thì không phải ai cũng biết.

Trả lời vấn đề này, các chuyên gia cho biết, việc dùng hoa đậu biếc cải thiện chất lượng giấc ngủ chỉ thích hợp với trường hợp khó ngủ, ngủ không ngon giấc ở mức độ nhẹ, không quá nghiêm trọng. Với những người bị mất ngủ kinh niên, tình trạng mất ngủ kéo dài kèm theo nhiều triệu chứng bất thường khác thì việc sử dụng hoa đậu biếc chỉ có thể giúp thần kinh của bạn nhẹ nhàng, thư thái hơn mà thôi, không có hiệu quả gì đáng kể.

Ưu điểm của phương pháp này chính là nguyên liệu thiên nhiên an toàn, lành tính, không gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên, vì là nguyên liệu thiên nhiên nên hoa đậu biếc thường mang lại tác dụng chậm, tuy nhiên hiệu quả đạt được còn tùy thuộc vào cơ địa và cách thực hiện của mỗi người. Do đó, nếu chỉ mất ngủ, khó ngủ ở mức độ nhẹ, bạn có thể thử áp dụng phương pháp dân gian này. Tuy nhiên, nếu tình trạng mất ngủ kéo dài, sau khi thử dùng hoa đậu biếc trong một thời gian mà không thấy cải thiện, bạn tốt nhất nên sớm thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

Một số lưu ý khi dùng hoa đậu biếc trị mất ngủ

Hoa đậu biếc thường được dùng làm dược liệu chữa bệnh hoặc dùng để tạo màu cho thực phẩm. Mặc dù sử dụng hoa đậu biếc có thể hỗ trợ cải thiện chứng mất ngủ, khó ngủ, tuy nhiên, phương pháp này cần được thực hiện đúng cách, đúng liều lượng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu dùng hoa đậu biếc trị mất ngủ, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Trà hoa đậu biếc chỉ có tác dụng với trường hợp mất ngủ ở mức độ nhẹ, người bị mất ngủ thường xuyên, nghiêm trọng, mất ngủ mãn tính sẽ không thấy hiệu quả.
  • Hoa đậu biếc có chứa một lượng lớn anthocyanin, chất này có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu. Thế nhưng nó cũng gây kích thích các cơn co tử cung, khiến tử cung co bóp mạnh, rất nguy hiểm cho phụ nữ mang thai và chị em tới kỳ kinh nguyệt
  • Không sử dụng hoa đậu biếc cho các đối tượng như người bị huyết áp thấp, bị đường huyết thấp, trẻ em, người cao tuổi, người chuẩn bị phẫu thuật và người mới phẫu thuật xong.
  • Hoa đậu biếc không có độc nhưng rễ và hạt đậu biếc thì có chứa độc tố, do đó, tuyệt đối không sử dụng rễ và hạt đậu biếc
  • Uống trà hoa đậu biếc giúp cải thiện sức khỏe, không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc. Tuyệt đối không lạm dụng hoa đậu biếc, chỉ dùng 1 – 2 ly mỗi ngày, không sử dụng dài ngày để tránh tác dụng phụ.
  • Khi pha trà đậu biếc, chỉ nên sử dụng nước đun sôi để nguội khoảng 10 phút, khi nước còn khoảng 75 độ, không sử dụng nước quá nóng. Không dùng với liều lượng cao vì loại trà này có chứa caffeine, có thể khiến bạn bị tim đập nhanh, hay bị lo lắng, bồn chồn, khó chịu, khó tiêu…

Như vậy, có thể thấy, trà hoa đậu biếc có thể trị được chứng mất ngủ, khó ngủ ở mức độ vừa và nhẹ. Tuy nhiên, đây chỉ là thảo dược thiên nhiên, chỉ có thể hỗ trợ cải thiện sức khỏe,  không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Nếu bạn bị mất ngủ nghiêm trọng, tốt nhất nên sớm thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.


Câu hỏi thường gặp

Mất ngủ kinh niên không chỉ gây mệt mỏi mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Thiếu hụt một số vitamin có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tình trạng này. Hãy cùng tìm hiểu:

  • Vitamin D: "Vitamin ánh nắng" này không chỉ tốt cho xương mà còn giúp điều hòa giấc ngủ.
  • Vitamin B Complex: Đặc biệt là B6 và B12, chúng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất melatonin - hormone điều hòa giấc ngủ.
  • Magie: Khoáng chất này giúp thư giãn cơ bắp và thần kinh, tạo điều kiện cho giấc ngủ sâu hơn.

Bổ sung đầy đủ các vitamin này qua chế độ ăn uống hoặc viên uống bổ sung có thể là chìa khóa giúp bạn tìm lại giấc ngủ ngon và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Ngủ trưa không chỉ là một thói quen thư giãn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể:

  • Tăng cường năng suất làm việc: Giấc ngủ ngắn giúp phục hồi năng lượng, cải thiện sự tập trung và hiệu suất làm việc buổi chiều.
  • Cải thiện tâm trạng: Giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp bạn cảm thấy tỉnh táo và vui vẻ hơn.
  • Tốt cho tim mạch: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng ngủ trưa điều độ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Hỗ trợ trí nhớ & học tập: Ngủ trưa giúp củng cố trí nhớ, tăng khả năng tiếp thu kiến thức mới.

Tuy nhiên, để tận dụng tối đa lợi ích của giấc ngủ trưa, hãy lưu ý:

  • Thời gian ngủ: Nên ngủ từ 20-30 phút để tránh rơi vào giấc ngủ sâu, gây cảm giác mệt mỏi khi thức dậy.
  • Thời điểm ngủ: Tránh ngủ trưa quá muộn vào buổi chiều, có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm.

Mất ngủ có thể là một trong những dấu hiệu sớm của thai kỳ, thường đi kèm với các triệu chứng khác như buồn nôn, đau ngực, và đi tiểu thường xuyên. Tuy nhiên, mất ngủ cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác gây ra.

  • Hormone thay đổi: Sự gia tăng progesterone trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Thay đổi thể chất: Đau lưng, chuột rút, và khó tìm tư thế ngủ thoải mái cũng góp phần gây mất ngủ.
  • Lo lắng và căng thẳng: Tâm trạng thay đổi khi mang thai cũng có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.

Nếu bạn nghi ngờ mình có thai và đang gặp phải tình trạng mất ngủ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ. Đừng quên tìm hiểu thêm về các dấu hiệu mang thai khác và cách cải thiện giấc ngủ trong thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả

Bài viết liên quan