Mất ngủ hậu COVID là một vấn đề phổ biến, xảy ra do căng thẳng, lo lắng, trầm cảm liên quan đến đại dịch. Mất ngủ có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, tăng nguy cơ tổn thương hậu Covid, do đó người bệnh cần có kế hoạch điều trị và chăm sóc phù hợp.
Mất ngủ hậu Covid là gì?
Có khoảng 80% người bệnh có phản ứng nhẹ với các Covid-19, thông thường các triệu chứng sẽ thuyên giảm sau 2 tuần. Các trường hợp nghiêm trọng hơn có thể cần khoảng 3 - 6 tuần. Những người mắc Covid-19 kéo dài có thể cần nhiều tháng để hồi phục, thậm chí là một số người các triệu chứng bổ sung, chẳng hạn như rối loạn giấc ngủ, mất ngủ kéo dài trong suốt quá trình hồi phục. Theo các chuyên gia, mất ngủ hậu Covid là một vấn đề cực kỳ phổ biến.
Các nghiên cứu cũng cho biết, Covid có thể để lại hơn 50 tác dụng phụ lâu dài liên quan đến các tổn thương thần kinh, lo lắng, mất ngủ rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) và các triệu chứng sẽ nghiêm trọng theo thời gian. Người bệnh cũng có thể gặp các triệu chứng khác có thể bao gồm sương mù não, mệt mỏi hoặc rối loạn nhịp sinh học.
Đối với nhiều người, các triệu chứng mất ngủ mãn tính bắt đầu tăng lên trong đại dịch. Có một số nguyên dẫn đến mất ngủ, chẳng hạn như thay đổi thói quen hàng ngày, tăng sử dụng các phương tiện truyền thông, thiết bị điện tử và lối sống ít vận động, ít tương tác với xã hội.
Ngoài ra, đại dịch và cách lý xã hội có thể dẫn đến sự cô lập và trầm cảm. Điều này cũng khiến các vấn đề rối loạn giấc ngủ trở nên nghiêm trọng hơn.
Dấu hiệu hậu Covid mất ngủ
Các triệu chứng chính của chứng mất ngủ hậu Covid bao gồm:
- Các triệu chứng mất ngủ điển hình, chẳng hạn như khó đi vào giấc ngủ, thường xuyên thức giấc vào ban đêm, ngủ chập chờn không sâu giấc hoặc thức dậy quá sớm vào buổi sáng.
- Tăng mức độ căng thẳng, lo lắng.
- Tăng các triệu chứng trầm cảm, căng thẳng.
- Đi ngủ trễ hơn bình thường.
- Có các triệu chứng thiếu ngủ, chẳng hạn như buồn ngủ vào ban ngày, suy giảm khả năng tập trung, giảm sự chú ý, tâm trạng kém.
Trong suốt thời gian đại dịch, các nghiên cứu về rối loạn giấc ngủ và rối loạn sức khỏe tâm thần tăng lên. Trước đại dịch, theo ước tính có khoảng 24% người dân bị mất ngủ hoặc khó ngủ. Tuy nhiên, trong đại dịch, tỷ lệ mất ngủ lên đến hơn 40%. Trung bình, theo ước tính, tỷ lệ mất ngủ hậu Covid-19 tăng lên khoảng 37% so với trước đại dịch.
Các thói quen ngủ bị thay đổi là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến mất ngủ. Bên cạnh đó, người dân cũng có thời gian ngủ nhiều hơn vào ban ngày khi phải cách ly, làm việc tại nhà. Các thói quen khác, chẳng hạn như thường xuyên cập nhật tin tức, cũng có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Nguyên nhân gây mất ngủ hậu Covid
Đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng đến sức khỏe theo nhiều khía cạnh khác nhau. Cha mẹ và trẻ em cần phải làm việc hoặc học tập trực tuyến thông qua các thiết bị điện tử, bị mất việc hoặc cắt giảm công việc liên quan đến đại dịch. Thói quen sinh hoạt bị ảnh hưởng, tình trạng sức khỏe bị ảnh hưởng cũng như các vấn đề tài chính là nguyên nhân chính dẫn đến mất ngủ hậu Covid.
Cụ thể, tùy thuộc vào các trường hợp cụ thể, mất ngủ hậu Covid bao gồm:
1. Căng thẳng do đại dịch
Mắc Covid-19 là một sự kiện lớn trong cuộc sống, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và là một trong những nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ kéo dài nhiều tháng.
Ngay cả những thay đổi nhỏ trong cuộc sống hàng ngày, cũng có thể dẫn đến mất ngủ, giảm thời gian ngủ hoặc khiến bạn có giấc ngủ kém chất lượng. Tuy nhiên, những sự kiện lớn, căng thẳng trong cuộc sống có thể ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng giấc ngủ. Mắc Covid có thể khiến người bệnh cảm thấy giấc ngủ sóng chậm, tăng chuyển động mắt nhanh (REM) và tăng khả năng bị mất ngủ vào sáng sớm. Theo ước tính, các trường hợp nghiêm trọng, mất ngủ có thể kéo dài đến 2 năm sau khi mắc bệnh.
Căng thẳng làm tăng nồng độ cortisol, một trong những hormone đối nghịch với melatonin và gây khó ngủ. Thông thường cortisol sẽ tăng vào buổi sáng để cung cấp năng lượng cho cơ thể và giảm xuống vào buổi tối, khi quá trình sản xuất melatonin bắt đầu để chuẩn bị cho giấc ngủ. Căng thẳng sẽ khiến quá trình sản xuất melatonin bị gián đoạn và gây mất ngủ.
Đại dịch gây ra nhiều căng thẳng cho cuộc sống, chẳng hạn như không được ra ngoài, mất việc, chi phí tăng. Thường xuyên ở nhà dẫn đến việc ít tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên, một yếu tố chính của chu kỳ giấc ngủ, điều này dẫn đến mất ngủ.
2. Tổn thương tế bào não
SARS-CoV-2 có thể xâm nhập trực tiếp vào các vùng và không gian não khác nhau. Theo các nghiên cứu, virus có thể xâm nhập trực tiếp vào não, dẫn đến các tổn thương trực tiếp, nghiêm trọng đến chức năng não.
Khi đã ở trong não, virus SARS-CoV-2 sẽ xâm nhập vào các tế bào nội mô thông qua các thụ thể enzym chuyển đổi angiotensin 2 và hỏng các tế bào này, dẫn đến viêm và tổn thương các tế bào não khác. Tổn thương này có thể gây mất ngủ hậu Covid, rối loạn giấc ngủ và nhiều rủi ro khác.
3. Rối loạn giấc ngủ do thuốc
Một số loại thuốc và phương pháp điều trị SARS-CoV-2 có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến đến não bộ, dẫn đến các triệu chứng thần kinh, mất ngủ hậu Covid, thậm chí là rối loạn tâm thần.
Steroid là một trong những loại thuốc điều trị Covid phổ biến, có thể giảm thiểu tỷ lệ tử vong, giảm nguy cơ cần đặt nội khí quản khi đến phòng hồi sức tích cực. Mặc dù mang lại hiệu quả tốt, tuy nhiên Steroid có thể dẫn đến một số tác dụng phụ nghiêm trọng, chẳng hạn như rối loạn giấc ngủ, mất ngủ hậu Covid, thậm chí là rối loạn tâm thần.
Các nghiên cứu cũng cho biết, chứng mất ngủ hậu Covid liên quan đến thuốc Steroid có thể tự khỏi khi không còn sử dụng thuốc nữa. Tuy nhiên nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, kéo dài, hãy đến bệnh viện hoặc trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
4. Thay đổi thói quen hàng ngày
Covid-19 có thể gây ảnh hưởng đến các thói quen sinh hoạt hàng ngày, từ sở thích đến các sự kiện xã hội. Việc mất đi các hoạt động bình thường làm tăng cảm giác bị cô lập với xã hội và có thể tác động tiêu cực đến giấc ngủ. Các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như đi làm, tập thể dục và các sự kiện xã hội, có tác động trực tiếp đến nhịp sinh học và chất lượng giấc ngủ. Sau khi mắc Covid-19, các thói quen này sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí là biến mất.
Đối với một số người, các thay đổi này góp phần gây ra chứng mất ngủ giai đoạn. Người bệnh có thể bắt đầu đi ngủ và thức dậy muộn hơn. Giấc ngủ cũng có chất lượng thấp hơn, mặc dù dành nhiều thời gian hơn trên giường. Tình trạng mất ngủ hậu Covid thường trở nên nghiêm trọng hơn đối với người trầm cảm, lo lắng và căng thẳng.
Nếu không có thói quen hàng ngày, nhịp sinh học có thể gặp khó khăn để đi đúng hướng. Khi nhịp sinh học bị gián đoạn, giấc ngủ sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, các chức năng khác, chẳng hạn như tiêu hóa, sự thèm ăn hoặc các phản ứng miễn dịch cũng bị ảnh hưởng.
Giấc ngủ kém và lo lắng liên quan đến mất ngủ dẫn đến một chu kỳ mất ngủ. Mọi người thường ngủ ít hơn, điều này làm tăng mức độ căng thẳng, tâm trạng xấu đi và gây ra tình trạng mệt mỏi. Thiếu ngủ cũng làm giảm động lực tập thể dục và sự thèm ăn đối với các thực phẩm không lành mạnh. Những thay đổi này có thể dẫn đến tăng cần, rối loạn giấc ngủ và một số rủi ro khác.
Nếu không được kiểm soát, tình trạng mất ngủ hậu Covid có thể trở thành mãn tính và dẫn đến nhiều hậu quả sức khỏe lâu dài, chẳng hạn như bệnh tim mạch, béo phì, trầm cảm và đột quỵ. Do đó, nếu mất ngủ nghiêm trọng hoặc không đáp ứng các biện pháp tự điều chỉnh, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
5. Sử dụng mạng xã hội
Việc cập nhật thông tin mới nhất về Covid-19, mọi người đã tăng đáng kể mức tiêu thụ phương tiện truyền thông trong thời kỳ đại dịch. Trong hầu hết các khía cạnh, các hành vi này đã làm gia tăng mức độ căng thẳng về tinh thần. Việc dành nhiều thời gian hơn cho phương tiện truyền thông tin tức cũng như kiểm tra tin tức thường xuyên hơn sẽ dẫn đến lo lắng cao hơn. Càng tìm kiếm nhiều thông tin, chẳng hạn như xem TV hoặc mạng xã hội, các triệu chứng sợ hãi sẽ càng tăng cao.
Tuy nhiên, hầu hết mọi người có thói quen tăng mức tiêu thụ phương tiện truyền thông vào ban đêm, khi gần giờ đi ngủ. Do đó, mọi người thường dành nhiều thời gian hơn với các thiết bị điện tử. Thời gian sử dụng màn hình điện tủ, thiết bị màn hình xanh có thể dẫn đến mất ngủ hậu Covid, rối loạn giấc ngủ, giấc ngủ kém chất lượng và nhiều vấn đề khác.
Mất ngủ hậu Covid kéo dài bao lâu?
Hiện tại, có rất ít dữ liệu về việc mất ngủ hậu Covid kéo dài bao lâu. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, tình trạng này có thể kéo dài đến 12 tháng hoặc lâu hơn sau khi bắt đầu điều trị. Trong các trường hợp nghiêm trọng, mất ngủ có thể trở thành mãn tính và dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Mất ngủ hậu Covid ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Mất ngủ hậu Covid dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi và nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể. Các nghiên cứu cho biết, nhiễm Covid có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Bên cạnh đó, thiếu ngủ, mất ngủ cũng có thể gây ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và khiến người bệnh dễ bị nhiễm virus hơn.
Mất ngủ hậu Covid có thể dẫn đến nhiều rủi ro về sức khỏe tâm thần và thể chất, chẳng hạn như:
- Ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng điều chỉnh cảm xúc và tâm trạng
- Khả năng nhận thức kém, trí nhớ kém và đưa ra các quyết định sai lầm
- Tăng nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch
- Ảnh hưởng đến hệ thống trao đổi chất, bao gồm tăng cân, tiểu đường và huyết áp cao
Mệt mỏi do Covid-19 sẽ khiến người bệnh ít tập thể dục hơn và điều này có thể gây ảnh hưởng đến tâm trạng, lo lắng, căng thẳng, thậm chí là trầm cảm và ý nghĩ tự tử. Trong trường hợp, các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh nên thông báo với bác sĩ để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị, phòng ngừa hiệu quả.
Biện pháp khắc chứng chứng mất ngủ hậu Covid
Để cải thiện chứng mất ngủ hậu Covid, người bệnh được khuyến cáo ngừng sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục nhiều hơn. Cụ thể, một số biện pháp cải thiện chất lượng giấc ngủ bao gồm:
1. Tạm ngừng cập nhật tin tức
Mỗi ngày có rất nhiều tin tức tiêu cực trên khắp thế giới, bao gồm số ca mắc Covid, số người tử vong hoặc các biến thể mới. Mặc dù việc cập nhật tin tức là điều tốt, nhưng hãy tránh bão hòa tin tức, đặc biệt là các tin tức xấu.
Mọi người thường có thói quen cập nhật tin tức trước khi đi ngủ vào buổi tối. Tuy nhiên điều này dẫn đến lo lắng, căng thẳng quá mức vào ban đêm và dẫn đến mất ngủ. Do đó, tránh các tin tức căng thẳng hoặc các thông tin xấu trước khi đi ngủ có thể giúp giảm bớt cảm giác lo lắng và tăng cường chất lượng giấc ngủ.
2. Tiếp xúc với ánh sáng vào ban ngày
Đảm bảo tiếp xúc đủ với ánh sáng vào buổi sáng là một phần giúp điều chỉnh nhịp sinh học và cải thiện tình trạng mất ngủ hậu Covid. Nhiều người mắc Covid thiếu các thói quen buổi sáng, chẳng hạn như mở cửa sổ để ánh sáng tràn vào phòng hoặc để lưu thông không khí. Điều này có thể dẫn đến rối loạn nhịp sinh học, khiến não không phân biệt được ngày - đêm và gây mất ngủ.
Mặc dù phải cách ly do Covid, tuy nhiên người bệnh được đề nghị di chuyển trong phòng hoặc trong nhà, mở rèm cửa. Điều này có thể cải thiện khả năng vận động và tiếp xúc với ánh sáng, góp phần cải thiện chất lượng giấc ngủ.
3. Cải thiện thói quen ngủ
Cải thiện môi trường và thói quen ngủ là một cách điều trị chứng mất ngủ hậu Covid hiệu quả. Người bệnh được khuyến khích xây dựng các thói quen ngủ lành mạnh để thúc đẩy giấc ngủ chất lượng hơn. Cụ thể, các vấn đề cần lưu ý khi điều trị chứng mất ngủ hậu Covid bao gồm:
- Tuân theo một lịch trình ngủ nhất định: Đi ngủ và thức dậy vào một thời gian cố định mỗi ngày, kể cả cuối tuần và ngày nghỉ.
- Tránh ngủ trưa dài: Một giấc ngủ ngắn từ 20 - 30 phút có thể giúp bạn tỉnh táo, sảng khoái và tràn đầy năng lượng. Tuy nhiên ngủ trưa nhiều vào ban ngày sẽ gây mất ngủ vào ban đêm.
- Nhận nhiều ánh sáng vào ban ngày: Ánh sáng có thể điều chỉnh nhịp sinh học và giúp bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm. Dành thời gian ở gần cửa sổ để điều chỉnh nhịp sinh học và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
- Giữ phòng ngủ tối, yên tĩnh và mát mẻ: Hãy dọn phòng ngủ khỏi sự lộn xộn và bất cứ thứ gì khiến bạn căng thẳng, chẳng hạn như giấy tờ, công việc, máy tính và điện thoại. Phòng ngủ chỉ để ngủ và quan hệ tình dục, tránh các hoạt động khác, chẳng hạn như xử lý công việc.
- Hạn chế việc uống rượu: Rượu có tác dụng an thần, nhưng có thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc giấc ngủ, khiến giấc ngủ kém chất lượng và ít phục hồi hơn. Uống rượu thậm chí có thể khiến bạn mất ngủ vào sáng sớm, dẫn đến mệt mỏi, căng thẳng.
- Hạn chế lượng caffeine: Caffeine có thể làm gián đoạn giấc ngủ, do đó hãy uống tách coffee cuối cùng trước khi đi ngủ khoảng 6 tiếng. Ngoài ra, việc sử dụng hơn 10 tách coffee mỗi tuần có nguy cơ dẫn đến trầm cảm và lo lắng quá độ, điều này cũng có thể dẫn đến mất ngủ hậu Covid.
- Ăn tối sớm: Ăn tối quá khuya có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày và ngủ không yên giấc. Do đó, hãy ăn tối sớm, ít nhất là 4 - 6 giờ trước khi đi ngủ. Nếu đói, hãy ăn các bữa ăn nhẹ, chẳng hạn như các loại hạt, sữa hoặc nước ép anh đào để tránh gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
4. Thiết lập các thói quen hàng ngày
Các thói quen hàng ngày cung cấp cho não về thời điểm ăn, làm việc, cần tỉnh táo và cảm thấy mệt mỏi để đi vào giấc ngủ. Thiết lập và tuân thủ các thói quen hàng ngày lành mạnh có thể giảm căng thẳng và giúp cải thiện tình trạng mất ngủ hậu Covid. Các thói quen có thể cung cấp các mốc thời gian rõ ràng trong lối sống và hỗ trợ điều chỉnh nhịp sinh học.
Đặt thời gian rõ ràng để bắt đầu / kết thúc công việc, giờ nghỉ trưa, các bữa ăn, thời gian nghỉ ngơi và tập thể dục thường xuyên. Nếu có thể, hãy dành thời gian để nghỉ ngơi bên ngoài, đi bộ buổi sáng để giúp đầu óc tỉnh táo, tái tạo năng lượng và giúp củng cố chu kỳ ngủ thức tự nhiên.
Ngoài ra, hãy ngăn cách không gian ngủ nghỉ và làm việc. Tránh làm việc trong phòng ngủ và mang đồ vật liên quan đến công việc lên giường ngủ. Nếu không gian sống nhỏ, hãy ngăn cách không gian ngủ với không gian làm việc bằng rèm che, vách ngăn hoặc bình phong. Điều này có thể hạn chế các áp lực công việc và giúp cải thiện tình trạng mất ngủ hậu Covid.
Vào ban đêm, hãy tạo các thói quen thư giãn phù hợp để ngủ ngon hơn. Ngừng sử dụng các thiết bị điện tử ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ và tắt đèn. Bên cạnh đó, hãy thực hiện các động tác thư giãn như đọc sách, nghe nhạc nhẹ hoặc thiền để đi vào giấc ngủ nhanh chóng hơn.
5. Tập thể dục hàng ngày
Tập thể dục hàng ngày góp phần tăng cường chất lượng giấc ngủ, giảm căng thẳng, lo lắng. Cố gắng hoàn thành các bài tập trước khi đi ngủ ít nhất là 2 giờ. Tập thể dục tác động mạnh có thể cung cấp năng lượng, làm nóng cơ thể và dẫn đến mất ngủ, khó ngủ. Do đó, hãy tập thể dục vào buổi sáng hoặc buổi chiều, điều này giúp cơ thể hạ nhiệt và bình tĩnh trở lại để bắt đầu giấc ngủ.
6. Giảm căng thẳng vào ban đêm
Căng thẳng góp phần dẫn đến mất ngủ hậu Covid. Người bệnh được khuyến cáo tập thể dục thường xuyên, viết nhật ký và tạm dừng cập nhật tin tức để giảm căng thẳng và đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
Vào ban đêm, hãy giữ tâm trí bình tĩnh và tập trung vào các hoạt động căng thẳng, lo lắng. Hãy viết các mối lo lắng ra giấy trước khi đi ngủ, điều này giúp bạn tránh sự lo lắng khi nằm xuống và góp phần ngăn ngừa nguy cơ mất ngủ vào sáng sớm. Hành động này cũng giúp thay thế những hành động tiêu cực bằng cách hành động tích cực để giải tỏa căng thẳng.
7. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ giấc ngủ
Nếu bị mất ngủ trong nhiều đêm liên tiếp, bạn có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ giấc ngủ không kê đơn. Điều này có thể giúp cải thiện chứng mất ngủ hậu Covid hiệu quả, tuy nhiên không nên lạm dụng hoặc sử dụng quá liều, điều này có thể gây phụ thuộc hoặc nghiện.
Đôi khi các sản phẩm hỗ trợ giấc ngủ có thể mất tác dụng vào lúc gần sáng. Điều này dẫn đến mất ngủ vào sáng sớm, gây ra cảm giác nôn nao, khó chịu và khiến bạn thức giấc quá sớm. Các chuyên gia khuyến khích, nếu thức dậy vào ban đêm, bạn nên giữ mắt nhắm và tránh rời khỏi giường, điều này giúp bạn quay lại giấc ngủ nhanh chóng hơn.
Ngoài ra, các sản phẩm hỗ trợ giấc ngủ không kê đơn có thể mất tác dụng theo thời gian. Những người phụ thuộc vào các sản phẩm này thường phát triển khả năng hấp thụ, khiến sản phẩm mất tác dụng sau nhiều đêm sử dụng.
8. Uống Melatonin
Nếu bị mất ngủ hậu Covid-19, hãy thử sử dụng Melatonin để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Melatonin dành cho những người bị rối loạn nhịp sinh học. Do đó, những người cảm thấy buồn ngủ vào buổi trưa, tỉnh táo vào buổi tối, hãy thử sử dụng Melatonin liều thấp, điều này giúp điều chỉnh nhịp sinh học và giúp bạn cảm thấy buồn ngủ vào buổi tối.
Điều quan trọng là sử dụng sản phẩm đúng liều lượng. Liều lượng khuyến cáo là 1 - 3 miligram mỗi lần. Tránh lạm dụng hoặc sử dụng nhiều hơn liều lượng quy định để tránh các rủi ro liên quan.
9. Liệu pháp hành vi nhận thức
Liệu pháp hành vi nhận thức cho chứng mất ngủ hậu Covid là phương pháp mang lại hiệu quả cao, cải thiện đến 80% các trường hợp mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn không sâu giấc.
Trong liệu pháp này, bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe có thể giúp bạn xác định các suy nghĩ và hành vi làm trầm trọng thêm các vấn đề giấc ngủ, nhằm thúc đẩy chất lượng giấc ngủ. Không giống như thuốc điều trị mất ngủ, liệu pháp hành vi nhận thức điều trị các nguyên nhân cơ bản dẫn đến mất ngủ, do đó thường mang lại hiệu quả lâu dài, an toàn.
Trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia về giấc ngủ để được hướng dẫn cụ thể. Điều trị mất ngủ hậu Covid càng sớm càng tốt để tránh các tác dụng phụ và rủi ro liên quan.
Mất ngủ hậu Covid có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe, chẳng hạn như gây mệt mỏi, căng thẳng, tăng nguy cơ tổn thương sức khỏe thể chất và tinh thần. Ngoài ra, ngủ không đủ giấc có thể khiến các triệu chứng Covid trở nên nghiêm trọng hơn, khó điều trị và tăng nguy cơ rủi ro nghiêm trọng. Do đó, nếu khó ngủ, mất ngủ, hãy trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Mất ngủ kinh niên không chỉ gây mệt mỏi mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Thiếu hụt một số vitamin có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tình trạng này. Hãy cùng tìm hiểu:
- Vitamin D: "Vitamin ánh nắng" này không chỉ tốt cho xương mà còn giúp điều hòa giấc ngủ.
- Vitamin B Complex: Đặc biệt là B6 và B12, chúng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất melatonin - hormone điều hòa giấc ngủ.
- Magie: Khoáng chất này giúp thư giãn cơ bắp và thần kinh, tạo điều kiện cho giấc ngủ sâu hơn.
Bổ sung đầy đủ các vitamin này qua chế độ ăn uống hoặc viên uống bổ sung có thể là chìa khóa giúp bạn tìm lại giấc ngủ ngon và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Ngủ trưa không chỉ là một thói quen thư giãn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể:
- Tăng cường năng suất làm việc: Giấc ngủ ngắn giúp phục hồi năng lượng, cải thiện sự tập trung và hiệu suất làm việc buổi chiều.
- Cải thiện tâm trạng: Giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp bạn cảm thấy tỉnh táo và vui vẻ hơn.
- Tốt cho tim mạch: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng ngủ trưa điều độ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Hỗ trợ trí nhớ & học tập: Ngủ trưa giúp củng cố trí nhớ, tăng khả năng tiếp thu kiến thức mới.
Tuy nhiên, để tận dụng tối đa lợi ích của giấc ngủ trưa, hãy lưu ý:
- Thời gian ngủ: Nên ngủ từ 20-30 phút để tránh rơi vào giấc ngủ sâu, gây cảm giác mệt mỏi khi thức dậy.
- Thời điểm ngủ: Tránh ngủ trưa quá muộn vào buổi chiều, có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm.
Mất ngủ có thể là một trong những dấu hiệu sớm của thai kỳ, thường đi kèm với các triệu chứng khác như buồn nôn, đau ngực, và đi tiểu thường xuyên. Tuy nhiên, mất ngủ cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác gây ra.
- Hormone thay đổi: Sự gia tăng progesterone trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Thay đổi thể chất: Đau lưng, chuột rút, và khó tìm tư thế ngủ thoải mái cũng góp phần gây mất ngủ.
- Lo lắng và căng thẳng: Tâm trạng thay đổi khi mang thai cũng có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.
Nếu bạn nghi ngờ mình có thai và đang gặp phải tình trạng mất ngủ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ. Đừng quên tìm hiểu thêm về các dấu hiệu mang thai khác và cách cải thiện giấc ngủ trong thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.