Có nhiều cách dùng lá đinh lăng chữa mất ngủ. Thảo dược này có thể làm gối đầu, sắc uống hoặc chế biến thành các món ăn bài thuốc có tác dụng an thần, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ một cách tự nhiên.

Cây đinh lăng trị mất ngủ có hiệu quả không?

Đinh lăng là loại cây khá quen thuộc, được trồng nhiều ở các vùng nông thôn nước ta. Ngoài tác dụng làm hàng rào hay làm cảnh, cây còn cho lá ăn. Các bộ phận khác như thân, cành hay rễ cũng được y học cổ truyền sử dụng làm thuốc chữa bệnh.

lá đinh lăng chữa mất ngủ
Lá đinh lăng đang được nhiều bệnh nhân tin tưởng sử dụng để chữa mất ngủ tại nhà

Phân tích các thành phần của lá đinh lăng cho thấy, bộ phận này chứa nhiều hoạt chất quý. Bao gồm: Saponin, cystein, methionine, vitamin nhóm B, chất xơ, acid amin và lysine… Khi được cơ thể hấp thụ, chúng phát huy nhiều tác dụng tích cực trong điều trị mất ngủ như:

  • Tăng cường chức năng dẫn truyền của các xung thần kinh
  • Giảm căng thẳng, mệt mỏi, ổn định tâm trạng cho người bệnh.
  • Ngăn ngừa và cải thiện các triệu chứng của bệnh trầm cảm, mất ngủ
  • An thần, giúp dễ ngủ, mang đến giấc ngủ sâu và dài.
  • Nâng cao sức đề kháng cho cơ thể
  • Cải thiện hoạt động của hệ tim mạch, kích thích lưu thông máu lên não.
  • Giảm đau đầu, đau nhức xương khớp, viêm khớp – các vấn đề sức khỏe có thể khiến bạn bị mất ngủ.
  • Chống suy nhược thần kinh, phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân bị mất ngủ kinh niên.

Lưu ý: Người bệnh cần có sự kiên trì, chăm chỉ dùng thuốc đều đặn trong thời gian dài để thấy được hiệu quả.

5 cách dùng lá đinh lăng chữa mất ngủ

Cây đinh lăng chữa mất ngủ mãn tính

Y học cổ truyền thường kết hợp với số loại thảo dược với lá đinh lăng chữa mất ngủ mãn tính, bao gồm lá vông, nham tang (lá dâu tằm), tương liên và tim sen. Mỗi thảo dược có một công dụng khác nhau nhưng sự kết hợp giữa chúng đều hướng đến mục đích chung là nâng cao chất lượng giấc ngủ và hồi phục sức khỏe cho bệnh nhân bị mất ngủ kinh niên.

Chuẩn bị:

  • Lá đinh lăng (dạng khô): 24 gram
  • Lá dâu tằm: 20 gram
  • Tương liên: 15 gram
  • Lá vông: 20 gram
  • Tim sen: 12 gram

Cách bào chế thuốc:

  • Bước 1: Lần lượt rửa các vị thuốc đã chuẩn bị cho sạch rồi để ráo nước
  • Bước 2: Cho tất cả vào trong siêu sắc thuốc. Đổ thêm 3 bát nước nấu cho nước thuốc cô đặc còn 1 bát thì ngưng.
  • Bước 3: Gạn thuốc sắc còn lại trong ấm ra, chia nhỏ thành 2 – 3 phần đều nhau và uống hết trong ngày.
  • Bước 4: Lặp lại quy trình điều trị mất ngủ bằng bài thuốc trên mỗi ngày 1 thang. Cứ sau 10 ngày lại ngưng 3 ngày. Nếu các triệu chứng bệnh vẫn còn thì tiếp tục chuyển sang liệu trình mới cho đến khi tình trạng mất ngủ thuyên giảm hẳn.

2. Học cách làm gối đinh lăng chữa mất ngủ tại nhà

Ngoài uống thuốc sắc, gối lá đinh lăng cũng là giải pháp được nhiều người ưa chuộng để cải thiện giấc ngủ. Hương thơm tự nhiên của lá giúp thư giãn, giảm căng thẳng, hỗ trợ đi vào giấc ngủ nhanh hơn. Phương pháp này an toàn, phù hợp với mọi đối tượng, kể cả trẻ nhỏ.

Bạn có thể mua gối lá đinh lăng bán sẵn hoặc tự làm tại nhà nếu có sẵn cây đinh lăng. Gối bán sẵn thường đã qua xử lý tiệt trùng, đảm bảo an toàn và tiện lợi. Nếu tự làm, hãy làm theo hướng dẫn dưới đây:

đinh lăng chữa mất ngủ
Phần lá đinh lăng non được đem phơi trong bóng râm cho khô rồi sao vàng làm gối chữa mất ngủ

Chuẩn bị: Lá đinh lăng lượng đủ dùng. Tốt nhất là phần lá non.

Cách làm:

  • Bước 1: Rửa lá đinh lăng với nhiều lần nước cho sạch. Sau đó, tiến hành ngâm với nước muối pha loãng 15 – 20 phút để tiêu diệt sạch vi khuẩn cũng như ký sinh trùng.
  • Bước 2: Vớt lá ra rổ cho ráo nước hoàn toàn rồi rải lá lên một cái mâm sạch. Phơi trong bóng râm vài ngày liên tục cho khô. Chú ý không nên phơi lá quá giòn hoặc đem phơi ngoài nắng to khiến các hoạt chất quý bị tiêu hủy.
  • Bước 3: Sau khi lá đinh lăng đã khô, bạn tiếp tục bỏ vào chảo nóng. Đảo đều tay cho đến khi lá vàng và dậy mùi thơm là được.
  • Bước 4: Để lá nguội rồi trộn chung với một ít bông gòn. Nhiều người cho rằng nên làm ruột gối hoàn toàn bằng lá đinh lăng nhưng nếu chỉ sử dụng lá thì gối sẽ khá thô, không có độ mềm mại và có thể gây khó chịu khi gối.
  • Bước 5: Bỏ ruột gối vào trong vỏ rồi khâu kín lại. Sau đó dàn đều phần ruột bên trong ra các góc để gối được cân bằng.
  • Bước 6: Dùng gối lá đinh lăng kê dưới đầu mỗi lúc bạn đi ngủ để có cảm giác dễ chịu và ngủ sâu giấc hơn. Sau một thời gian, bạn có thể thay thế một lớp ruột gối mới giúp chất lượng giấc ngủ luôn được duy trì.

3. Trứng gà rán lá đinh lăng chữa mất ngủ

Trứng gà rán lá đinh lăng là món ăn dân gian giúp cải thiện giấc ngủ, giảm cảm giác thèm ăn và kiểm soát cân nặng nhờ hàm lượng protein cao. Tryptophan trong trứng còn giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ sâu. Lá đinh lăng kết hợp với trứng sẽ giảm bớt vị đắng, dễ ăn hơn và món ăn này cũng rất dễ chế biến.

Chuẩn bị:

  • Lá đinh lăng non: 1 nắm
  • Trứng gà: 3 – 4 quả
  • Hành tím băm
  • Các loại gia vị thông dụng

Cách chế biến:

  • Bước 1: Đem lá đinh lăng rửa kỹ qua nhiều lần nước rồi để ráo và thái nhỏ.
  • Bước 2: Đập trứng gà ra tô, đánh tan. Sau đó mới bỏ lá đinh lăng, hành băm cùng gia vị vào.
  • Bước 3: Trộn đều cho các nguyên liệu hòa quyện vào nhau.
  • Bước 4: Bắc chảo lên bếp cho khô rồi thêm dầu vào, đun nóng. Tiếp tục đổ hỗn hợp trứng và lá đinh lăng vừa trộn vào, rán cho chín vàng hai mặt là món ăn đã được hoàn thành.
  • Bước 5: Bỏ trứng rán ra đĩa, ăn kèm với cơm như một món mặn thông thường.

4. Cây đinh lăng trị mất ngủ, chống suy nhược thần kinh

Suy nhược thần kinh là nguyên nhân phổ biến khiến cho nhiều người bị mất ngủ. Trường hợp này, người bệnh có thể dùng lá đinh lăng kết hợp với một số nguyên liệu khác để điều hòa giấc ngủ và nâng cao chức năng hoạt động cho hệ thần kinh.

Chuẩn bị:

  • 20 gram lá đinh lăng khô
  • 16 gram cây xấu hổ
  • 10 gram hoàng bá
  • 20 gram tam diệp
  • 10 gram bạch linh
  • 20 gram cây cỏ mực
  • 10 gram hoàng liên
  • 20 gram cây rau má
cây đinh lăng trị mất ngủ
Dân gian thường kết hợp lá đinh lăng với các thảo dược khác làm thuốc sắc uống chữa mất ngủ do suy nhược thần kinh

Cách bào chế thuốc:

  • Bước 1: Tiến hành rửa sạch các vị thuốc đã chuẩn bị
  • Bước 2: Sắc tất cả với 700ml nước. Khi thấy nước trong ấm sôi thì hạ nhỏ lửa và đun đến khi cạn còn 300ml là được.
  • Bước 3: Vớt bỏ bã, gạn nước ra bát chia làm 2 lần uống. Khi dùng lá đinh lăng chữa mất ngủ theo cách này, bạn nên kiên trì sắc uống mỗi ngày 1 thang kết hợp tránh stress, giữ tinh thần luôn thoải mái để bệnh nhanh được chữa khỏi.

5. Canh lá đinh lăng nấu tôm – món ăn bài thuốc chữa mất ngủ hiệu quả

Thêm một món ăn chữa mất ngủ bằng lá đinh lăng dễ chế biến để bạn tham khảo đó là canh đinh lăng nấu tôm. Món ăn này cung cấp đầy đủ chất xơ, chất đạm cùng vitamin và khoáng chất tốt cho giấc ngủ. Bạn có thể sử dụng canh đinh lăng nấu tôm 2 – 3 lần mỗi tuần để đẩy lùi các triệu chứng của bệnh mất ngủ và nâng cao sức khỏe tổng thể.

Chuẩn bị:

  • Lá đinh lăng tươi: 1 nắm
  • Thịt tôm: 200g
  • Hành lá và các gia vị khác

Cách chế biến:

  • Bước 1: Rửa lá đinh lăng cho sạch hết tạp chất rồi thái nhỏ
  • Bước 2: Tôm khứa dọc sống lưng, bỏ chỉ đen rồi bằm nhuyễn. Ướp với một chút gia vị cho thấm.
  • Bước 3: Phi thơm hành, xào thịt tôm cho săn lại rồi thêm vào một tô nước
  • Bước 4: Đun sôi nước mới cho lá đinh lăng vào. Nêm nếm gia vị, đảo đều rau trong khoảng 5 phút cho chín đều là được.
  • Bước 5: Múc canh ra tô, rắc hành lá đã xắt nhuyễn cùng một ít tiêu lên trên. Dọn ăn trong bữa cơm thay thế cho các loại rau khác.

Kiêng kỵ khi dùng đinh lăng chữa mất ngủ

  • Không dùng cây đinh lăng trị mất ngủ khi chưa hiểu rõ được tình trạng bệnh cùng nguyên nhân gây bệnh của bản thân.
  • Tránh dùng lá đinh lăng thay thế hoàn toàn cho thuốc trị mất ngủ hay các phương pháp điều trị y khoa được bác sĩ khuyến cáo. Các hoạt chất trong lá cũng có thể tương tác với thuốc tân dược nên bạn cần sự cho phép của bác sĩ khi kết hợp chúng cùng lúc.
  • Không chữa mất ngủ bằng lá đinh lăng nếu bạn bị dị ứng với nguyên liệu này hoặc đang bị rối loạn tiêu hóa. Trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú nên trao đổi với bác sĩ trước khi áp dụng.
  • Tránh lạm dụng lá đinh lăng chữa mất ngủ theo đường ăn uống quá mức, nhất là các trường hợp có vấn đề về gan. Khi được dung nạp ở liều cao, một số hoạt chất trong lá có thể gây ra các tác dụng phụ như chóng mặt, nôn ói, rối loạn nhịp tim…
  • Kiêng uống bia rượu, cà phê, nước trà đặc hay các chất kích thích khác trong thời gian chữa bệnh để tránh làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Không phải trường hợp nào dùng lá đinh lăng chữa mất ngủ cũng đạt được kết quả như mong đợi. Vì vậy, trong quá trình tự điều trị bệnh tại nhà, nếu các triệu chứng mất ngủ vẫn tiếp tục diễn tiến nghiêm trọng hơn thì bạn nên đi khám bác sĩ để tìm ra phương pháp chữa bệnh thích hợp, hiệu quả hơn.


Câu hỏi thường gặp

Mất ngủ kinh niên không chỉ gây mệt mỏi mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Thiếu hụt một số vitamin có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tình trạng này. Hãy cùng tìm hiểu:

  • Vitamin D: "Vitamin ánh nắng" này không chỉ tốt cho xương mà còn giúp điều hòa giấc ngủ.
  • Vitamin B Complex: Đặc biệt là B6 và B12, chúng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất melatonin - hormone điều hòa giấc ngủ.
  • Magie: Khoáng chất này giúp thư giãn cơ bắp và thần kinh, tạo điều kiện cho giấc ngủ sâu hơn.

Bổ sung đầy đủ các vitamin này qua chế độ ăn uống hoặc viên uống bổ sung có thể là chìa khóa giúp bạn tìm lại giấc ngủ ngon và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Ngủ trưa không chỉ là một thói quen thư giãn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể:

  • Tăng cường năng suất làm việc: Giấc ngủ ngắn giúp phục hồi năng lượng, cải thiện sự tập trung và hiệu suất làm việc buổi chiều.
  • Cải thiện tâm trạng: Giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp bạn cảm thấy tỉnh táo và vui vẻ hơn.
  • Tốt cho tim mạch: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng ngủ trưa điều độ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Hỗ trợ trí nhớ & học tập: Ngủ trưa giúp củng cố trí nhớ, tăng khả năng tiếp thu kiến thức mới.

Tuy nhiên, để tận dụng tối đa lợi ích của giấc ngủ trưa, hãy lưu ý:

  • Thời gian ngủ: Nên ngủ từ 20-30 phút để tránh rơi vào giấc ngủ sâu, gây cảm giác mệt mỏi khi thức dậy.
  • Thời điểm ngủ: Tránh ngủ trưa quá muộn vào buổi chiều, có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm.

Mất ngủ có thể là một trong những dấu hiệu sớm của thai kỳ, thường đi kèm với các triệu chứng khác như buồn nôn, đau ngực, và đi tiểu thường xuyên. Tuy nhiên, mất ngủ cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác gây ra.

  • Hormone thay đổi: Sự gia tăng progesterone trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Thay đổi thể chất: Đau lưng, chuột rút, và khó tìm tư thế ngủ thoải mái cũng góp phần gây mất ngủ.
  • Lo lắng và căng thẳng: Tâm trạng thay đổi khi mang thai cũng có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.

Nếu bạn nghi ngờ mình có thai và đang gặp phải tình trạng mất ngủ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ. Đừng quên tìm hiểu thêm về các dấu hiệu mang thai khác và cách cải thiện giấc ngủ trong thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả

Bài viết liên quan