Mất ngủ tim đập nhanh là tình trạng thường xuyên xảy ra ở nhiều người, có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và thường liên quan đến các bệnh lý tim mạch. Đây là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp phải vấn đề bất thường, cần có biện pháp can thiệp phù hợp để tránh các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Nguyên nhân gây mất ngủ tim đập nhanh

Mất ngủ có thể xảy ra ở mọi giới tính, mọi độ tuổi nhưng phổ biến nhất là người trung niên và cao tuổi. Mất ngủ không chỉ khiến cơ thể uể oải, mệt mỏi, khó chịu, làm người bệnh hay cáu gắt, khó kiềm chế cảm xúc mà còn có thể khiến tim đập nhanh, thở mệt, đánh trống ngực. Lý do là giấc ngủ có vai trò quan trọng trong việc điều hòa cơ thể, giúp thư giãn tinh thần, cung cấp năng lượng để bắt đầu ngày mới.

Tình trạng mất ngủ, khó ngủ, tim đập nhanh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra
Tình trạng mất ngủ, khó ngủ, tim đập nhanh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

Nếu một người bị mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc thường xuyên thì nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất là thần kinh và hệ thống tim mạch. Đây là lý do khiến nhiều người thường xuyên mất ngủ dễ bị hồi hộp, khó thở, tim đập nhanh, người mệt mỏi, uể oải kéo dài... Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ tim đập nhanh có thể kể đến như:

1. Do thường xuyên sử dụng chất kích thích

Chất kích thích là những chất làm tăng hoạt động của hệ thần kinh trung ương, hoặc hệ thần kinh giao cảm. Các chất kích thích thường được sử dụng phổ biến là cà phê, thuốc lá, rượu bia, đồ uống có cồn, chất an thần, thuốc chống trầm cảm... Thường xuyên sử dụng chất kích thích sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ, khiến cơ thể dễ rơi vào tình trạng mất ngủ, người mệt mỏi rã rời nhưng không thể ngủ được.

Đặc biệt, các chất này còn gây ảnh hưởng nhiều đến gan thận. Dùng nhiều và thường xuyên sẽ khiến tim đập nhanh hơn lúc bình thường, người hồi hộp, căng thẳng,mệt mỏi, huyết áp tăng cao, đổ mồ hôi, giãn đồng tử, gây tổn thương cho gan. Nếu bạn là một người thường xuyên uống cà phê, hút thuốc lá, dùng rượu bia, thức uống có cồn... thì rất có thể đây chính là nguyên nhân khiến bạn bị mất ngủ tim đập nhanh.

2. Do căng thẳng, rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu là tình trạng tâm lý rơi vào trạng thái sợ hãi, lo lắng quá mức mà không lý giải được nguyên nhân cụ thể, các cơn lo âu thường xuất hiện đột ngột, khó hiểu, khó giải thích lý do. Căng thẳng, rối loạn lo âu nếu diễn ra thường xuyên, quá mức thì đây là một bệnh lý tâm thần - thần kinh, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, mất ngủ, ngủ không ngon giấc, dễ bị giật mình giữa đêm do ác mộng
  • Tim đập nhanh, đánh trung ngực, người run rẩy, đổ nhiều mồ hôi, tay chân co quắp, hay sợ hãi vô lý
  • Người mệt mỏi, căng thẳng, thiếu năng lượng, cảm giác ớn lạnh toàn thân, dễ hốt hoảng giật mình
  • Hay lo lắng, bồn chồn, nỗi lo lắng xuất hiện thường xuyên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành vi, cuộc sống của người bệnh...

3. Mất ngủ, tim đập nhanh do huyết áp thấp

Huyết áp thấp là tình trạng chỉ số huyết áp đột ngột giảm giảm, xảy ra khi huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) dưới 90mmHg, và huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) dưới 60 mmHg. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào nhưng phổ biến nhất là người già và phụ nữ mang thai. Huyết áp thấp xảy ra khi lượng máu nuôi dưỡng cơ thể không đủ khiến tim phải hoạt động nhanh hơn nhằm cung cấp đủ lượng máu cần thiết.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Người mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, đứng ngồi không vững
  • Da tái nhợt, đầu đổ nhiều mồ hôi, đau đầu dữ dội
  • Mất ngủ, khó ngủ, nhịp tim nhanh, nhịp thở bất thường và nông
  • Có thể khiến người bệnh mất ý thức, mê sảng hoặc ngất xỉu
  • Khát nước, tức ngực, không không sâu, da lạnh, mắt mờ...

4. Do rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim là tình trạng tần số tim trở nên quá nhanh hoặc quá chậm. Đây là một bất thường về tim, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi ở bất kỳ thời điểm nào. Rối loạn nhịp tim có thể do nhiều nguyên nhân như bệnh về tim, rối loạn chuyển hóa, bệnh rối loạn chức năng tuyến giáp hoặc có liên quan đến tình trạng thiếu máu, căng thẳng thần kinh...

Dấu hiệu nhận biết:

  • Mất ngủ, khó ngủ, tim đập nhanh, khó thở, đánh trống ngực, rung trong lồng ngực
  • Đôi khi người bệnh sẽ thấy khó thở, hồi hộp, chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu, khó tập trung, đổ mồ hôi
  • Ngoài ra, còn có thể xuất hiện tình trạng tim đập không đều, lúc nhanh lúc chậm, đau tức lồng ngực...

5. Mất ngủ nhịp tim nhanh do hạ đường huyết

Hạ đường huyết hay đường huyết thấp là tình trạng xảy ra khi lượng đường trong máu ở mức quá thấp, do nhiều nguyên nhân gây ra. Hạ đường huyết không phải là bệnh mà là một dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Những nguyên nhân có thể gây hạ đường huyết thường gặp là cơ thể quản lý sai insulin, ăn kiêng giảm cân thậm chí bỏ bữa thường xuyên, sử dụng thuốc tiểu đường, hoạt động thể chất quá sức hoặc mất cân bằng nội tiết tố, suy tạng, rối loạn tự miễn dịch...

Dấu hiệu nhận biết:

  • Khó ngủ, ngủ không ngon giấc, hay gặp ác mộng, người ra nhiều mồ hôi, hay mệt mỏi, bứt rứt, chất lượng giấc ngủ không đảm bảo
  • Đau đầu, chóng mặt, đói, run, nhìn mờ, người tái nhợt, mất phương hướng, tim đập nhanh
  • Đôi khi hạ đường huyết còn làm thay đổi tâm trạng, khiến người bệnh căng thẳng, cáu gắt, khó chịu, bứt rứt, thay đổi hành vi
  • Nếu hạ đường huyết nghiêm trọng, đột ngột có thể gây ngất xỉu, động kinh thậm chí hôn mê...

6. Nguyên nhân khác

Bên cạnh đó, tình trạng mất ngủ, khó ngủ, tim đập nhanh hoặc tim đập nhanh khi ngủ có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như:

  • Suy tim: Là tình trạng xảy ra khi khả năng bơm máu của tim giảm, hay gây ra các triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập nhanh, khó ngủ
  • Rối loạn thần kinh tim: Hệ thống thần kinh tim có vai trò rất quan trọng, khi bị rối loạn thường gây ra các triệu chứng như hồi hộp, tim đập nhanh, khó thở, đau tức ngực, kiệt sức mệt mỏi, hít thở bất thường, khó ngủ
  • Nhồi máu cơ tim: Là tình trạng tắc hoặc toàn 1 hoặc 1 phần trong 2 nhánh mạch máu nuôi dưỡng tim. Thường có các triệu chứng sớm như hồi hộp đánh trống ngực, đau thắt ngực như bị siết chặt, khó thở, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, tim đập nhanh, tay chân lạnh, tụt hoặc tăng huyết áp, lo lắng, hoảng sợ...
  • Bệnh lý khác: Các bệnh lý khác có thể gây ra tình trạng mất ngủ, tim đập nhanh như cơ tim phì đại, hẹp van tim, bệnh cường giáp, trào ngược dạ dày thực quản, tăng huyết áp...

Cách xử lý khi bị mất ngủ tim đập nhanh

Tình trạng mất ngủ tim đập nhanh không hiếm gặp, có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Do đó, tùy vào từng nguyên nhân mà chúng ta có cách xử lý và biện pháp can thiệp phù hợp. Nếu bạn chưa biết nên làm gì khi bị mất ngủ, tim đập nhanh thì có thể tham khảo một số gợi ý sau:

1. Biện pháp xử lý tạm thời

Trước hết, nếu tim đập nhanh, đau tức và khó chịu ở ngực, chúng ta cần ổn định tâm trạng và áp dụng các biện pháp điều hòa nhịp tim. Sau đây là một số cách cải thiện tình trạng tim đập nhanh tạm thời mà bạn có thể tham khảo:

1.1 Áp dụng nghiệm pháp Valsalva

Đây là cách làm tăng cung lượng tim đồng thời tăng huyết áp nhanh chóng, sau khi áp dụng, huyết áp và nhịp tim sẽ từ từ trở lại mức bình thường. Nghiệm pháp này chỉ áp dụng một lần và không phù hợp cho người vừa phải thuật tai, người bị xuất huyết hoặc mới phẫu thuật thần kinh trung ương.

Cách thực hiện:

  • Dùng 2 tay bịt mũi
  • Ngậm chặt miệng lại
  • Hít sâu rồi ép hơi thở ra thật mạnh (không cho hơi ra ngoài)

1.2 Xoa động mạch cảnh

Động mạch cảnh là động mạch nằm hai bên cổ, sát dây thần kinh lang thang. Massage nhẹ nhàng động mạch cảnh có thể giúp kích thích dây thần kinh lang thang và làm giảm nhịp tim. Tuy nhiên, chỉ xoa nhẹ nhàng trong 5 - 10 giây, tuyệt đối không đè ép quá mạch vào động mạch này. Đặc biệt, chỉ xoa 1 bên, không xoa 2 bên cùng lúc, ngoài ra, tuyệt đối không áp dụng cho người bị xơ vữa động mạch cảnh, từng bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, rung tâm thất...

1.3 Thư giãn tinh thần

Nếu đang nằm chuẩn bị ngủ mà bạn bị khó ngủ, tim đập nhanh thì hãy hít sâu một hơi hoặc tìm nơi nào đó để ngồi trong tư thế thả lỏng, thoải mái nhất. Đây là cách giúp ổn định nhịp tim do căng thẳng, rối loạn lo âu gây ra. Hãy cố gắng nghĩ đến những điều vui vẻ, làm dịu sự lo lắng bằng cách suy nghĩ tích cực. Việc ngồi thiền và học cách hít thở chậm rãi, điều hòa hơi thở cũng có thể giúp bạn giảm căng thẳng, cải thiện tình trạng tim đập nhanh.

1.4 Cải thiện tim đập nhanh do hạ huyết áp

Khi bị mất ngủ, khó ngủ tim đập nhanh do hạ huyết áp, bạn cần nằm xuống, kê cao 2 chân mình lên bằng gối hoặc các vật dụng khác. Nếu có thể hãy ăn một chút socola, nhờ người thân pha cho một cốc trà gừng, trà sâm hoặc 1 cốc nước ấm vị ngọt hoặc mặn đều được. Để dễ chịu hơn, hãy dùng tay day huyệt thái dương hai bên, chỉ ngồi dậy khi cảm thấy huyết áp đã trở lại bình thường.

1.5 Cách xử trí khi bị hạ đường huyết

Hạ đường huyết gây ra rất nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Khi bị hạ đường huyết đột ngột ở mức độ nhẹ, vẫn còn giữ được tỉnh táo, chúng ta cần:

  • Uống ngay nước đường hoặc một món ăn, đồ uống có chứa đường
  • Tiếp đó hãy dùng thêm hoa quả, bánh ngọt hoặc cháo sữa...

Trong trường hợp hạ đường huyết nghiêm trọng, người bệnh rơi vào trạng thái hôn mê, mất ý thức thì cần được đưa ngay đến bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để được tiêm tĩnh mạch với dung dịch ngọt ưu trương và truyền nhỏ giọt dung dịch Glucose.

2. Thăm khám bác sĩ

Như đã đề cập, mất ngủ tim đập nhanh có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc một bệnh lý hay đang gặp một vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng nào đó. Vì thế, cách tốt nhất là bạn nên thăm khám bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình. Tùy theo biểu hiện bệnh, cách triệu chứng bất thường kèm theo mà chúng ta lựa chọn bệnh viện phù hợp để thăm khám.

Thăm khám bác sĩ khi gặp phải tình trạng mất ngủ tim đập nhanh
Thăm khám bác sĩ khi gặp phải tình trạng mất ngủ tim đập nhanh

Tình trạng mất ngủ tim đập nhanh tương đối nghiêm trọng, thường liên quan đến các bệnh lý về tim mạch, huyết áp do đó, người bệnh không nên chủ quan. Nếu bệnh tiến triển nặng, chẳng những sức khỏe của chúng ta bị ảnh hưởng mà việc điều trị cũng sẽ phức tạp và khó khăn hơn nhiều. Có thể thăm khám chuyên khoa Tim mạch (hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim), chuyên khoa Nội tiết (hạ đường huyết) hoặc tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ tâm lý nếu bạn bị căng thẳng, rối loạn lo âu...

3. Giữ cho tinh thần ổn định

Giữ cho tinh thần ổn định, thoải mái, thư giãn cũng là một cách ngăn ngừa, cải thiện tình trạng mất ngủ tim đập nhanh mà bạn có thể tham khảo. Sau một ngày dài học tập, làm việc mệt mỏi, hay thả lỏng cơ thể, thư giãn tinh thần, học cách gạt bỏ những suy nghĩ tích cực, hướng đến những điều tích cực.

Đồng thời, cần tập hít thở theo nhịp thường xuyên nhằm giúp não nghỉ ngơi và đưa nhịp tim về mức bình thường. Xây dựng thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc, tạo không gian nghỉ ngơi thư giãn để dễ đi vào giấc ngủ hơn. Một thói quen tốt trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn ngủ sâu giấc, ngừa mất ngủ, tim đập nhanh đáng kể. Việc thức quá khuya, lối sống thiếu lành mạnh là một trong những thủ phạm gây rối loạn giấc ngủ, tim đập nhanh cho bạn.

4. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc ngăn ngừa và cải thiện tình trạng mất ngủ tim đập nhanh. Nhiều nghiên cứu đã nhận thấy rằng, mất ngủ cũng có thể xuất hiện do thiếu hụt các vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, B6, B12, D, E, sắt, canxi, magie... Các vitamin khoáng chất này có tác dụng thư giãn thần kinh, sản sinh hormone giấc ngủ melatonin.Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng, chúng ta cần:

  • Đa dạng các nhóm dưỡng chất, tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây, nhất là các thực phẩm như thịt, trứng, các loại cá (cá hồi, cá trích, cá thu...), sữa và chế phẩm từ sữa, nấm, bông cải xanh, các loại đậu, ngũ cốc, rau lá xanh, cải xoăn, rau bina, hạnh nhân, đu đủ, xoài, cà chua, cam, quýt, dâu tây, dưa lưới vàng, ớt chuông đỏ...
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm khó tiêu, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như thức ăn nhanh, đồ chiên rán, thức ăn nhiều dầu mỡ, các thực phẩm quá cay, quá mặn, quá ngọt...
  •  Có nhiều món ăn ngon, tốt cho sức khỏe, có thể hỗ trợ điều trị mất ngủ như canh hoa bách hợp nấu cá diếc, canh gà hầm củ sen, canh lạc tiên nấu thịt băm, thịt bò xào hoa thiên lý, cháo long nhãn hạt dẻ, tổ yến chưng hạt sen...

>>> Nên ăn gì chữa mất ngủ tích cực đạt hiệu quả tốt?

5. Xây dựng lối sống lành mạnh

Bên cạnh một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất, chúng ta cũng cần điều chỉnh lối sống để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng mất ngủ, tim đập nhanh. Có thể tham khảo một số gợi ý sau đây:

  • Uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày, tốt nhất từ 1.5 - 2 lít nước tùy vào thể trạng. Uống đủ nước giúp cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch và giúp ngủ ngon, sâu giấc hơn.
  • Vận động, luyện tập thể dục thể thao đúng cách để tăng cường, nâng cao sức khỏe, giúp cơ thể khỏe khoắn, ngừa bệnh tật và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Chúng ta có thể luyện tập yoga, tập đi bộ nhanh, chạy bộ, đạp xe, bơi lội... đều được.
  • Đặc biệt, người hay bị mất ngủ, tim đập nhanh cần từ bỏ các thói quen xấu như sử dụng rượu bia, cà phê, thức uống có cồn, thuốc lá, chất kích thích... Nên hạn chế sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ 1 - 2 tiếng, hạn chế nhìn đồng hồ, tránh ăn uống thực phẩm khó tiêu, ăn quá no trước khi đi ngủ.

Trên đây là một số thông tin về tình trạng mất ngủ tim đập nhanh và cách xử lý, can thiệp phù hợp cho mỗi trường hợp. Rối loạn giấc ngủ, khó ngủ kèm theo tim đập nhanh có thể là dấu hiệu của bệnh lý, do đó, bạn nên thăm khám ở các bác sĩ đa khoa hoặc chuyên khoa cụ thể để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp.

Câu hỏi thường gặp

Mất ngủ kinh niên không chỉ gây mệt mỏi mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Thiếu hụt một số vitamin có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tình trạng này. Hãy cùng tìm hiểu:

  • Vitamin D: "Vitamin ánh nắng" này không chỉ tốt cho xương mà còn giúp điều hòa giấc ngủ.
  • Vitamin B Complex: Đặc biệt là B6 và B12, chúng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất melatonin - hormone điều hòa giấc ngủ.
  • Magie: Khoáng chất này giúp thư giãn cơ bắp và thần kinh, tạo điều kiện cho giấc ngủ sâu hơn.

Bổ sung đầy đủ các vitamin này qua chế độ ăn uống hoặc viên uống bổ sung có thể là chìa khóa giúp bạn tìm lại giấc ngủ ngon và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Ngủ trưa không chỉ là một thói quen thư giãn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể:

  • Tăng cường năng suất làm việc: Giấc ngủ ngắn giúp phục hồi năng lượng, cải thiện sự tập trung và hiệu suất làm việc buổi chiều.
  • Cải thiện tâm trạng: Giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp bạn cảm thấy tỉnh táo và vui vẻ hơn.
  • Tốt cho tim mạch: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng ngủ trưa điều độ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Hỗ trợ trí nhớ & học tập: Ngủ trưa giúp củng cố trí nhớ, tăng khả năng tiếp thu kiến thức mới.

Tuy nhiên, để tận dụng tối đa lợi ích của giấc ngủ trưa, hãy lưu ý:

  • Thời gian ngủ: Nên ngủ từ 20-30 phút để tránh rơi vào giấc ngủ sâu, gây cảm giác mệt mỏi khi thức dậy.
  • Thời điểm ngủ: Tránh ngủ trưa quá muộn vào buổi chiều, có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm.

Mất ngủ có thể là một trong những dấu hiệu sớm của thai kỳ, thường đi kèm với các triệu chứng khác như buồn nôn, đau ngực, và đi tiểu thường xuyên. Tuy nhiên, mất ngủ cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác gây ra.

  • Hormone thay đổi: Sự gia tăng progesterone trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Thay đổi thể chất: Đau lưng, chuột rút, và khó tìm tư thế ngủ thoải mái cũng góp phần gây mất ngủ.
  • Lo lắng và căng thẳng: Tâm trạng thay đổi khi mang thai cũng có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.

Nếu bạn nghi ngờ mình có thai và đang gặp phải tình trạng mất ngủ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ. Đừng quên tìm hiểu thêm về các dấu hiệu mang thai khác và cách cải thiện giấc ngủ trong thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Điều trị phòng ngừa

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả

Bài viết liên quan