Mang thai khiến cơ thể xuất hiện nhiều triệu chứng bất thường, ở giai đoạn đầu, các dấu hiệu tương đối mờ nhạt, rất khó nhận biết, nhất là đối với những chị em mang thai lần đầu, thiếu kinh nghiệm. Trong thai kỳ, có rất nhiều chị em than phiền hay bị mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, chất lượng giấc ngủ không đảm bảo. Vậy mất ngủ có phải dấu hiệu có thai không? Thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
Mất ngủ có phải dấu hiệu có thai không?
Khi mang thai, cơ thể chị em sẽ xuất hiện rất nhiều thay đổi, chúng ta có thể dựa vào những dấu hiệu này để nhận biết mình đã có thai hay chưa. Thông thường, sau quan hệ, thời điểm thử thai cho kết quả chính xác nhất là khoảng từ 7 – 10. Mức độ chính xác của que thử thai nếu được sử dụng đúng cách lên đến 97%. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp chị em đã mang thai nhưng sau 10 – 12 ngày mà que thử vẫn chỉ 1 vạch hoặc chỉ hiện lên 1 vạch mờ. Trước khi thử thai hoặc trong giai đoạn này, chúng ta có thể dựa vào các dấu hiệu mang thai để xác định mình đã có thai hay chưa.
Mất ngủ có phải dấu hiệu có thai không là thắc mắc chung của nhiều chị em. Theo các chuyên gia, mất ngủ, buồn ngủ nhiều vào ban ngày, khó ngủ vào ban đêm, chất lượng giấc ngủ không đảm bảo là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn rất có thể đã mang thai. Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, ngủ chập chờn không sâu giấc, khó ngủ, sau khi ngủ dậy người uể oải, mệt mỏi, thiếu năng lượng… là tình trạng chung mà nhiều bà bầu gặp phải. Tình trạng này hay xảy ra đối với những mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ.
Có thể nói, mất ngủ là một trong những dấu hiệu giúp mẹ nhận biết mình đã có thai hay chưa. Tuy nhiên, để xác định mình có thật sự có thai hay không, chúng ta phải dựa vào rất nhiều dấu hiệu, việc chỉ bị mất ngủ thôi thì chưa đủ căn cứ. Bởi lẽ có rất nhiều nguyên nhân khiến chị em bị mất ngủ như căng thẳng kéo dài, làm việc quá sức, nhịp sinh học rối loạn, mất ngủ khi đến kỳ kinh nguyệt, thường xuyên sử dụng rượu bia, caffeine…
Dấu hiệu mất ngủ khi mang thai
Mất ngủ khi mang thai xảy ra rất phổ biến ở các mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Do nhiều nguyên nhân gây ra, khi bị mất ngủ, bà bầu thường có những biểu hiện như:
- Khó ngủ, trằn trọc không thể đi vào giấc ngủ, người mệt mỏi nhưng đầu óc tỉnh táo không thể ngủ được, trằn trọc không ăn, buồn ngủ mà không ngủ được
- Ngực khó chịu, khó thở, thở hụt hơi, thở mệt, tim đập nhanh, khó đi vào giấc ngủ vào ban đêm, có thể ngủ được nhưng thường ngủ không sâu giấc, dễ bị thức giấc giữa đêm và khó ngủ trở lại được
- Buồn ngủ nhiều vào ban ngày nhưng khó ngủ vào ban đêm, chất lượng giấc ngủ không đảm bảo, hay bị thức giấc để đi vệ sinh một hoặc nhiều lần trong đêm, khó ngủ ngon trở lại được
- Giấc ngủ không đảm bảo dẫn đến tâm trạng thay đổi thất thường, dễ cáu gắt, nóng giận, dễ xúc động, khó kiềm chế cảm xúc, hay buồn bực khó chịu…
Nguyên nhân gây mất ngủ khi mang thai
Chúng ta thường cho rằng khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu hay buồn ngủ, ngủ nhiều và ngon giấc hơn bình thường. Thế nhưng có một sự thật là, khi mang thai, chị em sẽ dễ buồn ngủ vào ban ngày, khó ngủ vào ban đêm, hơn nữa chất lượng giấc ngủ không tốt khiến chúng ta thường xuyên rơi vào tình trạng mệt mỏi, uể oải, thiếu hụt năng lượng. Các nguyên nhân gây mất ngủ khi mang thai có thể kể đến như:
1. Thay đổi nội tiết tố
Khi mới mang thai, nồng độ progesterone của cơ thể tăng lên bất thường để bảo vệ thai nhi, ngăn chặn các cơn co thai tử cung và ngừa sinh non. Hormone này gây ra tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ nhiều vào ban ngày nhưng lại làm suy giảm chất lượng giấc ngủ vào ban đêm. Ở 3 tháng đầu, nồng độ progesterone thường dao động từ 15 – 60 ng/ml. Ngoài ra, sự thay đổi bất thường của các hormone trong cơ thể cũng khiến bà bầu trở nên nhạy cảm, suy nghĩ nhiều, hay lo âu, khó kiềm chế cảm xúc hơn.
2. Do ốm nghén
Ốm nghén xảy ra rất phổ biến, xuất hiện ở đa số các mẹ bầu. Thông thường, các triệu chứng ốm nghén sẽ xuất hiện ở tuần thứ 4 – 6 của thai kỳ, nghiêm trọng ở tuần thứ 9 – 12 rồi giảm đi và biến mất sau tuần thứ 14. Tuy nhiên, cũng có những mẹ bầu cơ thể đặc biệt nhạy cảm, khi các hormone trong cơ thể thay đổi, mẹ đã sớm xuất hiện các dấu hiệu ốm nghén như buồn nôn, đau tức ngực, ợ nóng, đầy bụng… ngay ở những tuần đầu. Ốm nghén khiến cơ thể mẹ khó chịu, đồng thời cũng có thể là nguyên nhân gây mất ngủ, khó ngủ cho nhiều bà bầu.
3. Do sự phát triển của thai nhi
Khi có thai, cơ thể sẽ phải hoạt động nhiều hơn để cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho em bé phát triển. Đặc biệt, lúc này, tim phải tăng năng suất hoạt động để cung cấp máu cho mẹ và bé, thận phải tăng hoạt động để tăng cường lọc máu. Đồng thời, thai nhi phát triển khiến bàng quang bị chèn ép. Nước tiểu nhiều trong khi diện tích bàng quang bị thu hẹp dẫn đến việc mẹ phải liên tục thức giấc để đi tiểu. Tình trạng này diễn ra thường xuyên làm rối loạn nhịp sinh học, khiến mẹ hay bị mất ngủ, khó ngủ về đêm.
4. Do thiếu máu
Với thắc mắc mất ngủ có phải dấu hiệu có thai không, vì sao mang thai lại bị mất ngủ thì câu trả lời chính là mất ngủ có thể là dấu hiệu của có thai vì bà bầu rất dễ bị thiếu máu dẫn đến mất ngủ khi mang thai. Trong thai kỳ, thai nhi được liên tục đủ lượng máu cần thiết cho em bé phát triển, nếu cơ thể mẹ thiếu hụt sắt, acid folic thì lượng máu cần thiết cho cả mẹ và bé là không đủ. Thiếu máu dẫn đến lượng máu lên não không đảm bảo, từ đó gây ra hiện tượng khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc.
5. Nguyên nhân khác
Mất ngủ khi mang thai nhất là ở giai đoạn 3 tháng đầu cũng có thể xuất phát từ một số nguyên nhân như:
- Do hệ tiêu hóa hoạt động kém: Ốm nghén, thay đổi nội tiết tố làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Nếu chị em ăn nhiều thực phẩm khó tiêu, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ sẽ rất dễ bị mất ngủ, khó ngủ.
- Do căng ngực: Ngực căng đau, khó chịu có thể là một dấu hiệu mang thai. Ngực căng tức, đau nhói khó chịu kèm theo nhiều dấu hiệu khác cũng có thể khiến bị bị mất ngủ.
- Do chuột rút, nhức mỏi xương khớp: Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu, nhất là những chị em thiếu hụt vitamin D, canxi thường rất dễ bị chuột rút, đau nhức xương khớp, nhức mỏi lưng, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây khó ngủ mà nhiều chị em gặp phải.
- Do đau vùng xương chậu: Khi mang thai 3 tháng đầu, vùng xương chậu của mẹ thường dễ bị đau lâm râm khó chịu, đau ở mức độ vừa và nhẹ nhưng cũng đủ khiến mẹ khó ngủ.
- Do yếu tố tâm lý: Những chị em thường hay suy nghĩ, lo âu, căng thẳng, lo lắng không biết liệu mình có thai hay không hoặc chưa sẵn sàng để mang thai, công việc, kinh tế không ổn định cũng rất dễ bị mất ngủ, trằn trọc, ngủ không ngon giấc, chất lượng giấc ngủ không đảm bảo.
Một số dấu hiệu nhận biết mang thai thường gặp
Khi mang thai, cơ thể sẽ xuất hiện rất nhiều dấu hiệu bất thường. Chúng ta có thể dựa vào những dấu hiệu này để phán đoán xem bản thân đã có thai hay chưa và sắp xếp thời gian thăm khám phù hợp. Các dấu hiệu mang thai rất dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng xảy ra trước kỳ kinh nguyệt, do đó, mẹ cần cẩn thận phân biệt để tránh nhầm lẫn.
Bên cạnh chứng mất ngủ, khó ngủ, khi mang thai, cơ thể cũng thường có các dấu hiệu như:
- Xuất hiện máu báo thai: Máu báo thai thường xuất hiện ở ngày thứ 6 – 7 sau khi quá trình thụ thai thành công. Máu này ra tương đối ít, có màu đỏ nhạt, hồng hoặc nâu, khác hoàn toàn với máu của kỳ kinh nguyệt.
- Chậm kinh/mất kinh: Một trong những dấu hiệu giúp dễ dàng nhận biết mang thai nhất chính là trễ kinh hoặc mất. Sau khi quan hệ, nếu đến ngày hành kinh mà chưa thấy kinh nguyệt, rất có thể bạn đã có thai. Tuy nhiên, hiện tượng chậm kinh cũng có thể xảy ra do căng thẳng kéo dài, bệnh lý, do sử dụng thuốc hoặc chế độ ăn uống, sinh hoạt không điều độ.
- Buồn nôn, nôn ói: Thường xuất hiện ở 3 tháng đầu của thai kỳ, với chị em nhạy cảm, tình trạng này xảy ra ở tuần thứ 2 – 3 sau khi thụ thai thành công. Ngoài ra còn kèm theo các triệu chứng như đau tức ngực, ăn uống khó tiêu, đau thượng vị như bị bệnh về dạ dày.
- Có sự thay đổi ở vòng 1: Thông thường, khi mang thai, vòng 1 của chị em có các giác căng và đau tức, dễ bị kích thích hơn. Kích thước vòng 1 cũng tăng lên trông thấy, đầy đặn hơn, phần nhũ hoa và quầng vú cũng trở nên sẫm màu, kém hồng hào.
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày: Thường xuyên đi tiểu, tiểu nhiều lần dù mỗi lần chỉ là lượng ít, phải thức dậy giữa đêm để đi tiểu cũng là một triệu chứng thường xảy ra khi mang thai.
- Buồn ngủ nhiều, người uể oải mệt mỏi: Một dấu hiệu sớm của mang thai chính là buồn ngủ nhiều vào ban ngày, người mệt mỏi, uể oải, thiếu hụt năng lượng, dễ bị thở hụt hơi, khó thở
- Cảm giác ngứa ở ngực: Ngoài việc ngực tăng kích thước thì bạn còn có thể cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu hoặc đau nhói ở vị trí này, nhất là vùng quanh núm vú.
- Dấu hiệu khác: Một số dấu hiệu khác có thể kể đến như thân nhiệt tăng cao, cảm thấy nóng, lạnh thất thường, tóc rụng và xơ rối, cân nặng thay đổi, hay choáng váng, xây xẩm mặt mày, đau đầu, đau bụng âm ỉ như tới kỳ kinh, tăng tiết dịch âm đạo, thay đổi màu sắc âm hộ, âm đạo, chướng bụng, thèm ăn, nhạy cảm với mùi vị, chảy máu cam…
Mẹo giúp ngủ ngon khi mang thai hoặc có dấu hiệu mang thai
Như vậy, với thắc mắc mất ngủ có phải dấu hiệu có thai không thì câu trả lời chính là có nhưng không chắc chắn. Chúng ta cần kết hợp nhiều dấu hiệu khác đồng thời nên thử thai bằng que thử để xác định bản thân có mang thai hay không. Nếu bị mất ngủ khi mang thai, bạn có thể tham khảo một số mẹo dưới đây:
1. Cách giảm mất ngủ bằng mẹo dân gian
Nếu nghi ngờ hoặc đã xác định bản thân đang mang thai, để cải thiện chứng mất ngủ, bạn tuyệt đối không nên tự ý mua và sử dụng thuốc để giảm mất ngủ. Không có thuốc trị mất ngủ cho bà bầu, hơn nữa, trong giai đoạn 3 tháng đầu, mẹ tốt nhất không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, trừ thuốc bổ.
Sau đây là một số cách cải thiện chứng mất ngủ khi mang thai mà bạn có thể tham khảo:
- Ngâm chân với thảo dược: Dùng nước ấm pha với muối thảo dược dành cho bà bầu. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể nấu nước lá ngải cứu, nước lá lốt, chanh sả đều được. Nước ngâm chân khoảng 38 – 43 độ C, không ngâm quá 30 phút để tránh ảnh hưởng sức khỏe.
- Sử dụng trà thảo mộc: Trà thảo mộc rất tốt cho sức khỏe, có tác dụng an thần, xoa dịu căng thẳng thần kinh, hỗ trợ cơ thể thư giãn. Bạn có thể dùng các loại trà này để cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp ngủ ngon và sâu giấc hơn. Thường được sử dụng là trà hoa cúc, trà chanh bạc hà, trà hoa oải hương…
- Giải pháp mùi hương: Xông hơi tinh dầu với các mùi hương nhẹ nhàng, thư giãn hoặc nhỏ vài giọt tinh dầu lên khăn giấy đặt dưới gối hay nhỏ vào bồn tắm để ngâm mình đều được. Bà bầu có thể sử dụng một số loại tinh dầu như hoa cúc, hoa oải hương, hoa ngọc lan, tinh dầu quế, chanh, sả, gừng, hương nhu… đều được.
- Massage, xoa bóp, thư giãn: Nếu có điều kiện, bạn có thể lựa chọn các dịch vụ massage bấm huyệt cho bà bầu để cải thiện chứng mất ngủ. Nếu không thì có thể nhờ chồng, người thân massage nhẹ nhàng vùng đầu mặt và lưng, tránh đấm lưng để không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
2. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Một chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh có thể giúp mẹ giảm ốm nghén đồng thời hỗ trợ đáng kể cho việc cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nếu khó, ngủ, ngủ không ngon giấc, bạn có thể:
- Tăng cường ăn nhiều các thực phẩm giàu dinh dưỡng, có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ như bầu, sữa và chế phẩm từ sữa, cần tây, thìa là, đậu khấu, cherry, chuối, yến mạch, củ sen, thịt bò, thịt heo, các loại cá (cá hồi, cá ngừ, cá trích), trứng, sữa chua…
- Đa dạng chế độ dinh dưỡng, ăn những thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe, dễ tiêu hóa. Tránh những thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên rán, khó tiêu, thức ăn cay nóng, đồ ăn nhanh… vì chúng khiến tình trạng khó tiêu, chướng bụng của mẹ thêm nghiêm trọng hơn.
- Có thể tham khảo một số món ăn có thể giúp ngủ ngon và sâu giấc như thịt bò xào bông thiên lý, canh hoa bách hợp nấu cá diếc, gà hầm củ sen, canh lạc tiên nấu thịt bằm, canh hến linh chi, cháo trứng hạt kê, canh vịt nấu bí xanh, chè đậu xanh…
3. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng và các biện pháp dân gian, chúng ta có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ bằng cách điều chỉnh thói quen sinh hoạt của mình. Để giảm mất ngủ, mẹ bầu nên:
- Chỉ lên giường khi buồn ngủ, nếu không buồn ngủ thì hãy ra khỏi giường, việc nằm trằn trọc trên giường khi không buồn ngủ sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giấc ngủ, khiến mẹ bầu khó ngủ hơn
- Vào buổi tối trước khi đi ngủ, mẹ chỉ nên ăn nhẹ, tuyệt đối không ăn quá no rồi đi ngủ ngay, không sử dụng thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu vì nó khiến hệ tiêu hóa của mẹ phải hoạt động nhiều, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Cố định giờ ngủ – thức nhất định để điều chỉnh nhịp sinh học của mình. Chỉ uống nhiều nước vào ban ngày, hạn chế uống nước ban đêm để tránh phải thức dậy đi tiểu nhiều lần.
- Vận động nhẹ nhàng, đều đặn mỗi ngày, có thể chọn đi bộ, bơi lội hoặc tập yoga để rèn luyện sự dẻo dai của cơ thể. Ngoài ra, việc vận động nhẹ cũng giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, với các bạn cơ địa yếu, tốt nhất nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động trong 3 tháng đầu để không ảnh hưởng đến thai nhi.
- Trước khi đi ngủ 1 – 2 tiếng, cần tránh xa các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, laptop, máy tính bảng vì chúng ảnh hưởng đến hormone giấc ngủ. Có thể khiến mẹ buồn ngủ tạm thời nhưng dễ tỉnh giấc giữa đêm, chất lượng giấc ngủ không đảm bảo.
4. Áp dụng các biện pháp thư giãn
Đôi khi mất ngủ có liên quan đến yếu tố tâm lý, do căng thẳng, mệt mỏi, hay lo âu, suy nghĩ nhiều. Chính vì vậy, nếu bị mất ngủ do nguyên nhân này, chúng ta cần học cách thư giãn, giải tỏa tâm lý. Một số phương pháp thư giãn cho bà bầu có thể kể đến như:
- Nghe nhạc: Trước khi đi ngủ, mẹ có thể mở một vài bản nhạc nhẹ nhàng, dịu êm có tiếng sóng biển hoặc tiếng chim hót, tránh các bản nhạc âm thanh lớn, sôi động để không ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Thực hành thiền chữa mất ngủ: Mẹ có thể áp dụng ngay lúc căng thẳng, mệt mỏi bằng cách chọn tư thế ngồi, nằm thoải mái, học cách kiểm soát hơi thở và thở bụng, đồng thời cần giữ cho tinh thần thoải mái, thư giãn, không suy nghĩ đến bất kỳ vấn đề gì cả.
- Tập yoga: Bà bầu có thể lựa chọn các bài tập yoga cho bà bầu để giúp phát triển thể lực, tăng cường lưu thông khí huyết, giúp cơ lưng được co giãn và thư giãn. Tập yoga đúng cách, bài bản cũng sẽ giúp mẹ ngủ ngon giấc, tránh bị mất ngủ, khó ngủ.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc mất ngủ có phải dấu hiệu mang thai không. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ tìm được câu trả lời chính xác cho mình và có hướng xử lý phù hợp với tình trạng này. Nếu chứng mất ngủ nghiêm trọng, thường xuyên xảy ra, tốt nhất bạn nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp.
Mất ngủ kinh niên không chỉ gây mệt mỏi mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Thiếu hụt một số vitamin có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tình trạng này. Hãy cùng tìm hiểu:
- Vitamin D: "Vitamin ánh nắng" này không chỉ tốt cho xương mà còn giúp điều hòa giấc ngủ.
- Vitamin B Complex: Đặc biệt là B6 và B12, chúng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất melatonin - hormone điều hòa giấc ngủ.
- Magie: Khoáng chất này giúp thư giãn cơ bắp và thần kinh, tạo điều kiện cho giấc ngủ sâu hơn.
Bổ sung đầy đủ các vitamin này qua chế độ ăn uống hoặc viên uống bổ sung có thể là chìa khóa giúp bạn tìm lại giấc ngủ ngon và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Ngủ trưa không chỉ là một thói quen thư giãn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể:
- Tăng cường năng suất làm việc: Giấc ngủ ngắn giúp phục hồi năng lượng, cải thiện sự tập trung và hiệu suất làm việc buổi chiều.
- Cải thiện tâm trạng: Giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp bạn cảm thấy tỉnh táo và vui vẻ hơn.
- Tốt cho tim mạch: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng ngủ trưa điều độ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Hỗ trợ trí nhớ & học tập: Ngủ trưa giúp củng cố trí nhớ, tăng khả năng tiếp thu kiến thức mới.
Tuy nhiên, để tận dụng tối đa lợi ích của giấc ngủ trưa, hãy lưu ý:
- Thời gian ngủ: Nên ngủ từ 20-30 phút để tránh rơi vào giấc ngủ sâu, gây cảm giác mệt mỏi khi thức dậy.
- Thời điểm ngủ: Tránh ngủ trưa quá muộn vào buổi chiều, có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm.
Mất ngủ có thể là một trong những dấu hiệu sớm của thai kỳ, thường đi kèm với các triệu chứng khác như buồn nôn, đau ngực, và đi tiểu thường xuyên. Tuy nhiên, mất ngủ cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác gây ra.
- Hormone thay đổi: Sự gia tăng progesterone trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Thay đổi thể chất: Đau lưng, chuột rút, và khó tìm tư thế ngủ thoải mái cũng góp phần gây mất ngủ.
- Lo lắng và căng thẳng: Tâm trạng thay đổi khi mang thai cũng có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.
Nếu bạn nghi ngờ mình có thai và đang gặp phải tình trạng mất ngủ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ. Đừng quên tìm hiểu thêm về các dấu hiệu mang thai khác và cách cải thiện giấc ngủ trong thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.