Ngậm nước muối từ lâu đã được mọi người áp dụng để làm sạch khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn và mùi hôi khó chịu. Thế nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể thực hiện được. Vậy, người bị viêm amidan có nên ngậm nước muối không? Thắc mắc này sẽ được làm rõ trong bài chia sẻ dưới đây.
Viêm amidan có nên ngậm nước muối không? – Giải đáp thắc mắc
Viêm amidan là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại tổ chức amidan. Nguyên nhân sinh bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng điển hình nhất là sự tấn công và xâm nhập quá mức của vi khuẩn, virus và nấm khiến cho amidan hoạt động kém. Ngoài tình trạng amidan bị sưng tấy, ửng đỏ, bệnh còn có triệu chứng sốt cao kéo dài, cổ họng đau rát, nuốt khó, nuốt đau, cơ thể mệt mỏi,…
Với căn bệnh này, bên cạnh việc điều trị bằng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ thì người bệnh hoàn toàn có thể ngậm nước muối để hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ hồi phục. Dùng đúng cách, đúng liều lượng sẽ giúp bệnh tình được kiểm soát tốt hơn.
Trong một số tài liệu nghiên cứu khoa học cho biết, muối có tính kháng khuẩn, sát trùng và chống viêm cao nên được tận dụng để rửa vết thương, trị bệnh ngoài da và đặc biệt là loại bỏ triệu chứng đau rát cổ họng. Riêng với bệnh viêm amidan, việc ngậm nước muối sẽ mang lại những công dụng nổi bật sau:
- Loại bỏ vi khuẩn trú ngụ trong hối mũi và các mảng bám trên răng. Ức chế và tiêu diệt nhằm ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm trở nặng;
- Hỗ trợ chữa lành các tổn thương ở vòm họng;
- Hỗ trợ giảm viêm, giảm sưng tấy và phù nề cổ họng;
- Nước muối có tác dụng loại bỏ axit, cân bằng và phục hồi độ pH trong cổ họng;
- Kích thích niêm mạc và tăng cường quá trình tuần hoàn máu.
Với những công dụng của nước muối mang lại với bệnh viêm amidan, người bệnh không nên bỏ qua cách làm này, tận dụng và thực hiện tại nhà để bệnh tình được loại bỏ nhanh chóng. Sử dụng nước muối hỗ trợ điều trị viêm amidan là phương pháp được bác sĩ khuyến khích áp dụng để bệnh được kiểm soát một cách tốt nhất. Tuy nhiên, người bệnh cần áp dụng đúng cách và không được lạm dụng. Nếu áp dụng sai cách và lạm dụng, bệnh không những không khỏi mà có thể chuyển biến nặng hơn.
Hướng dẫn ngậm nước muối khi bị viêm amidan đúng cách
Ngậm nước muối khi bị viêm amidan như thế nào là đúng cũng chính là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Tương tự như việc súc miệng bằng dung dịch súc miệng, người bệnh hoàn toàn có thể dùng trực tiếp nước muối để cải thiện triệu chứng khó chịu của bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể dùng một ít muối để ngậm hoặc kết hợp cùng với tỏi. Hãy tham khảo 3 cách ngậm muối hỗ trợ trị viêm amidan được chia sẻ dưới đây:
Cách 1: Súc miệng bằng nước muối pha loãng hỗ trợ cải thiện tình trạng sưng tấy do amidan bị viêm
Việc tạo thói quen súc miệng bằng nước muối pha loãng mỗi ngày sẽ giúp cải thiện nhanh tình trạng sưng tấy, đau rát cổ họng do amidan bị viêm. Với cách này, người bệnh có thể tìm đến các hiệu thuốc để mua nước muối sinh lý 0.9% để sử dụng hoặc có thể tự pha theo cách sau:
- Cho khoảng 1 – 2 thìa muối tinh luyện vào trong cốc nước ấm;
- Dùng muỗng khuấy đều cho muối tan hết rồi dùng để súc miệng;
- Ngậm một ngụm nước muối vừa đủ, súc họng sao cho nước muối lan tỏa hết khoang miệng và dùng hơi đẩy nước lên tạo thành tiếng kêu ọc ọc;
- Nhổ bỏ nước và lặp lại thêm 1 – 2 lần để cổ họng dễ chịu hơn;
- Cuối cùng, súc miệng lại với nước ấm hoặc nước mát để tống các mảng bám và tác nhân gây hại ra bên ngoài;
- Người bệnh nên kiên trì thực hiện khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày để hỗ trợ điều trị viêm amidan.
Cách 2: Súc miệng bằng nước muối tỏi hỗ trợ chữa viêm amidan
Muối và tỏi là bộ đôi hoàn hảo trong việc hỗ trợ làm giảm triệu chứng của bệnh viêm amidan. Trong một số tài liệu nghiên cứu khoa học cho biết, trong tỏi có chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và hỗ trợ giảm đau rát cổ họng. Nổi bật là allicin, sulfur, glycosides,… Khi tỏi kết hợp với nước muối sẽ tạo nên hỗn hợp hoàn chỉnh trong việc điều trị viêm amidan.
Hướng dẫn thực hiện:
– Nguyên liệu: Muối ăn, củ tỏi tươi và nước ấm.
– Cách thực hiện:
- Cho một lượng muối ăn vừa đủ vào trong cốc nước ấm. Dùng muỗng để khuấy đều cho muối tan hết;
- Tỏi cần được bóc sạch vỏ ngoài rồi đem rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó đem tỏi giã nát rồi ép lấy nước ép tỏi;
- Hòa nước ép tỏi vào trong nước muối pha loãng để tạo thành hỗn hợp đồng nhất;
- Với hỗn hợp này, người bệnh sử dụng để súc miệng trong khoảng 30 – 60 giây;
- Nhổ bỏ rồi súc miệng lại với nước thường hoặc nước ấm;
- Kiên trì mỗi ngày khoảng 2 – 3 lần để tình trạng viêm amidan nhanh chóng thuyên giảm.
Cách 3: Ngậm muối trị viêm amidan
Bên cạnh việc sử dụng nước muối pha loãng hay muối kết hợp với tỏi thì bạn cũng có thể sử dụng muối để ngậm trực tiếp trị viêm amidan. Cách làm sẽ giúp các hoạt chất có trong muối thẩm thấu sâu vào lớp niêm mạc họng, từ đó giúp khắc phục tình trạng viêm nhiễm tại tổ chức lympho.
Hướng dẫn thực hiện:
– Nguyên liệu: Một lượng muối hạt xay nhuyễn.
– Cách thực hiện:
- Súc miệng thật kỹ với nước mát hoặc nước ấm;
- Ngửa mặt lên cao, đầu hơi ngả về phía sau và há miệng to. Cho một lượng muối vào miệng để ngâm trực tiếp;
- Giữ yên muối trong khoang miệng khoảng 3 – 5 phút để muối tan dần và thẩm thấu sâu vào bên trong;
- Sau đó nhổ bỏ và súc miệng lại với nước sạch;
- Lặp lại cách làm này mỗi ngày khoảng 2 – 3 lần. Thực hiện đều đặn sẽ giúp tình trạng viêm nhiễm nhanh chóng loại bỏ.
Ngậm nước muối khi bị viêm amidan cần lưu ý những gì?
Mặc dù ngậm nước muối trị viêm amidan đã được áp dụng từ khá lâu cũng như đánh giá an toàn nhưng trước và trong quá trình sử dụng, người bệnh cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề sau để phòng tránh một số rủi ro không may xảy ra:
- Nếu không sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng thì bạn có thể tự pha để sử dụng. Nhưng không nên pha và dùng nước muối có nồng độ cao quá 0.9%. Vì nồng độ này có thể khả năng kích ứng, gây tổn thương cho vùng niêm mạc cổ và họng, từ đó khiến cơn đau rát trở nên dữ dội hơn;
- Trước khi sử dụng nước muối hay hỗn hợp nước muối, bạn cần vệ sinh sạch sẽ răng miệng. Điều này sẽ giúp các dưỡng chất trong muối thấm sâu hơn vào niêm mạc và ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn còn sót lại;
- Nên lựa chọn và sử dụng muối biển sạch, không bị pha lẫn tạp chất hoặc chất phụ gia để dùng trị viêm amidan;
- Sau khi ngậm nước muối, bạn nên súc miệng lại với nước ấm hoặc nước mát để loại bỏ mảng bám hoặc tác nhân chưa được loại bỏ hết;
- Người bị viêm amidan nên duy trì thói quen ngậm nước muối 3 – 4 giờ/ lần. Đặc biệt là vào mỗi buổi sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ;
- Tuyệt đối không được lạm dụng nước muối pha loãng để trị viêm amidan;
- Người bệnh tuyệt đối không được xem việc ngậm nước muối là “thuốc” trị viêm amidan. Bởi vì đây là chỉ mẹo vặt hỗ trợ điều trị bệnh và ngăn ngừa bệnh trở nặng, không có tác dụng phòng ngừa biến chứng. Do đó, ngoài việc ngậm nước muối mỗi ngày, người bệnh cũng cần có những phương pháp điều trị phù hợp.
Ngoài những lưu ý trên, người bị viêm amidan cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề khác để gia tăng hiệu quả cũng như hỗ trợ đẩy lùi nhanh bệnh viêm amidan:
- Bổ sung vào thực đơn ăn uống hằng ngày các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt là các loại rau xanh, củ quả, hoa quả tươi, thịt, trứng,…;
- Tránh ăn hoặc uống các thực phẩm gây kích ứng cổ họng, khoang miệng;
- Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều gia vị, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn lạnh;
- Nên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc tiếp xúc với nhiều người để phòng lây bệnh đường hô hấp;
- Loại bỏ thói quen hút nhiều thuốc lá và lạm dụng chất kích thích, đồ uống có cồn;
- Điều chỉnh lối sống lành mạnh, luôn lạc quan, yêu đời, tránh căng thẳng, mệt mỏi hay làm việc nặng nhọc;
- Tăng cường vận động cơ thể để nâng cao sức khỏe cũng như tăng sức đề kháng;
- Thăm khám sức khỏe nếu triệu chứng của bệnh diễn tiến phức tạp.
Qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã cho bạn đọc câu trả lời cho vấn đề “viêm amidan có nên ngậm nước muối không”. Như vậy, người bị viêm amidan hoàn toàn có thể ngậm nước muối để cải thiện tình trạng sưng viêm cũng như ức chế và loại bỏ tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, người bệnh không được xem đây là phương pháp điều trị triệt căn nguyên bệnh. Bởi nước muối chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm amidan và ngăn chặn bệnh trở nặng. Khi bệnh xuất hiện biến chứng hoặc có biểu hiện không rõ nguyên do, người bệnh nên chủ động thăm khám và điều trị bệnh từ sớm tại các phòng khám chuyên khoa tai mũi họng uy tín.
Viêm amidan, dù gây khó chịu, KHÔNG lây lan qua tiếp xúc thông thường. Điều này có nghĩa là bạn có thể yên tâm khi gần gũi người bệnh mà không lo bị lây nhiễm.
- Nguyên nhân gây bệnh: Viêm amidan thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra, nhưng bản thân tình trạng viêm không lây.
- Yếu tố di truyền: Mặc dù không lây, viêm amidan có thể mang tính di truyền, đặc biệt là trường hợp viêm tái phát nhiều lần.
- Phòng ngừa: Vệ sinh tay thường xuyên, tránh tiếp xúc gần với người bị nhiễm trùng đường hô hấp, và tăng cường hệ miễn dịch là những biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Đừng để nỗi lo lây nhiễm cản trở bạn quan tâm đến người thân bị viêm amidan. Hãy tìm hiểu thêm về bệnh và cách phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
- NÊN: Đặc biệt hiệu quả trong giai đoạn đầu, viêm nhẹ
- KHÔNG THAY THẾ THUỐC: Trường hợp nặng cần thăm khám, dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ
Cách thực hiện: Pha nước muối loãng, ngậm và súc họng đều đặn nhiều lần/ngày
Lưu ý: Nước muối chỉ hỗ trợ điều trị, không thay thế phác đồ của bác sĩ. Hãy chủ động thăm khám để được tư vấn chính xác!
- Cắt amidan có thể giúp giảm đáng kể tần suất và mức độ nghiêm trọng của viêm amidan.
- Tuy nhiên, nó không đảm bảo hoàn toàn ngăn ngừa viêm họng.
- Viêm họng vẫn có thể xảy ra do các nguyên nhân khác như virus, vi khuẩn, dị ứng, hoặc trào ngược dạ dày thực quản.
Quyết định cắt amidan cần được đưa ra sau khi thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ, cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro. Tìm hiểu kỹ về tình trạng sức khỏe của bạn và các lựa chọn điều trị khác trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Viêm amidan, một tình trạng phổ biến gây đau họng và khó chịu, có thể tự khỏi trong một số trường hợp nhẹ, đặc biệt là khi do virus gây ra. Tuy nhiên, nếu triệu chứng kéo dài hoặc nặng, việc thăm khám bác sĩ là cần thiết để tránh biến chứng.
- Nguyên nhân: Viêm amidan thường do virus hoặc vi khuẩn gây ra
- Triệu chứng: Đau họng, sốt, sưng amidan, khó nuốt
- Tự khỏi: Có thể trong trường hợp nhẹ, do virus, và hệ miễn dịch khỏe mạnh
- Cần thăm khám: Khi triệu chứng nặng, kéo dài, hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn
- Điều trị: Nghỉ ngơi, uống nhiều nước, thuốc giảm đau, kháng sinh (nếu do vi khuẩn)
Cắt amidan có thể là giải pháp cần thiết trong một số trường hợp, nhưng không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt nhất. Cắt amidan khi:
- Viêm amidan tái phát nhiều lần trong năm, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Viêm amidan gây biến chứng như áp xe quanh amidan, viêm khớp, viêm cầu thận...
- Amidan quá to gây khó thở, ngủ ngáy, hoặc ảnh hưởng đến việc ăn uống.
Lưu ý: Cắt amidan là một thủ thuật ngoại khoa, cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa. Quyết định cắt amidan cần dựa trên đánh giá kỹ lưỡng của bác sĩ về tình trạng bệnh và lợi ích, rủi ro của thủ thuật.