Viêm amidan hốc mủ có nên cắt không, nên cắt vào thời điểm nào phù hợp là băn khoăn của rất nhiều người bệnh. Để giải đáp vấn đề này cần phụ thuộc vào các yếu tố như tình trạng bệnh, giai đoạn bệnh, tuổi tác.. qua đó bác sĩ mới đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất cho từng đối tượng.
Viêm amidan hốc mủ có nên cắt không?
Amidan là cơ quan nằm ngay ngã 3 vòm họng và đóng vai trò như lớp màng chắn đầu tiên để chống lại các dị nguyên xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên cũng do đó mà cơ quan này rất dễ bị viêm nhiễm với các triệu chứng sưng tấy amidan, niêm mạc họng sưng đỏ, ăn uống khó khăn, ho nhiều, thay đổi giọng nói hay thậm chí là khó thở. Kèm theo đó các cơ quan hô hấp lân cận cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.
Với viêm amidan cấp tính, bệnh thường chỉ có xu hướng kéo dài từ 3- 5 ngày sau đó sẽ thuyên giảm dần nếu người bệnh bổ sung dinh dưỡng và nghỉ ngơi đầy đủ mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên nếu người bệnh không có hướng kiểm soát tốt, bệnh kéo dài trên 10 ngày hoặc viêm amidan cấp tái phát nhiều lần sẽ tiến triển sang giai đoạn mãn tính. Viêm amidan hốc mủ chính là một trong những giai đoạn của viêm amidan mãn tính.
Biểu hiện chung của viêm amidan hốc mủ nhìn chung cũng tương tự như các triệu chứng thông thường nhưng với mức độ trầm trọng hơn. Người bệnh thường xuyên cảm thấy đau nhức cổ họng, miệng có mùi hơi đậm, có thể sốt cao, toàn thân mệt mỏi rã rời. Không chỉ vậy các hạt mủ trắng trên amidan với kích thước to nhỏ khác nhau khiến người bệnh gặp nhiều vấn đề trong ăn uống, nếu kích thích làm các hạt này vỡ ra sẽ gây viêm nhiễm nặng.
Viêm amidan hốc mủ có nên cắt không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Cụ thể như sau
Giai đoạn điều trị
Dù mức độ nguy hiểm của amidan hốc mủ khá cao, tuy nhiên nếu điều trị đúng thời điểm, đúng cách bạn vẫn có thể kiểm soát bệnh nhanh chóng. Chủ yếu bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc giảm sung huyết kèm theo một số loại dung dịch giúp sát trùng cổ họng. Trong trường hợp người bệnh đã tiếp nhận điều trị trước đó, bác sĩ sẽ sử dụng những loại thuốc liều mạnh hơn để đảm bảo kết quả điều trị mong muốn.
Trong trường hợp người bệnh không còn tiếp nhận các phương pháp điều trị nội khoa trước đó, viêm nhiễm nặng bên trong cổ họng bác sĩ mới bắt buộc chỉ định phẫu thuật. Thực tế viêm amidan hốc mủ mới chỉ là giai đoạn đầu của viêm amidan mãn tính, kích thước amidan chưa phát triển kích thước quá to như viêm amidan quá phát nên chưa cần phải phẫu thuật ngay sau đó.
Độ tuổi
Mặt khác việc Viêm amidan hốc mủ có nên cắt không còn có thể xem xét đến yếu tố độ tuổi, những lợi và hại có thể xuất hiện nếu phẫu thuật. Ở trẻ nhỏ, vai trò amidan còn khá quan trọng. Nó giống như một hàng rào miễn dịch đầu tiên để hạn chế tối đa những dị nguyên xâm nhập. Vì thế nếu cắt bỏ amidan quá sớm trên trẻ nhỏ có thể làm suy giảm sức đề kháng và tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác hơn.
Trong khi đó ở người trưởng thành, các cơ quan gần như đã hoàn thiện về chức năng nên vai trò của amidan không còn quá quan trọng. Người bệnh có thể cắt amidan mà không cần lo lắng các vấn đề suy giảm miễn dịch. Tuy nhiên với người trên 45 tuổi cần phải xem xét do quá trình phẫu thuật có thể làm tăng nguy cơ gặp các biến chứng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim cấp, suy tim cấp… nhất là với những người có bệnh lý nền trước đó.
Thông thường bác sĩ sẽ khuyến khích việc phẫu thuật nên thực hiện với nhóm trẻ trên 5 tuổi và người dưới 45 tuổi nếu tình trạng bệnh chữa quá nghiêm trọng. Tuy nhiên trong các trường hợp nguy hiểm, có các biến chứng xuất hiện, việc phẫu thuật vẫn được chỉ định mà không cần xem xét quá nhiều về yếu tố này.
Nguyên nhân gây bệnh
Một yếu tố khác cũng cần được xem xét chính là nguyên nhân gây bệnh nền. Dù các nguyên nhân gây bệnh viêm amidan thường liên quan đến các vi khuẩn, virus tuy nhiên một số bệnh nền trước đó cũng chính là yếu tố kích ứng bệnh.
Ví dụ những người bị viêm xoang khiến các dịch nhầy chứa vi khuẩn tiếp xúc với amidan mãi không thôi. Hay những người bị viêm amidan do thuốc lá hay khói thuốc lá thường điều trị cũng rất lâu khỏi. Bệnh nhân mắc viêm amidan có liên quan đến các yếu tố dị ứng với hóa chất, phấn hoa do môi trường làm việc hay nơi ở cũng có xu hướng tiến triển thành giai đoạn mãn tính rất cao.
Với những đối tượng trên việc điều trị có thể sẽ rất lâu khỏi, uống thuốc nhiều lần không hết nếu người bệnh không loại bỏ hoàn toàn căn nguyên gây bệnh. Ví dụ với người bị viêm xoang cần mổ xoang, bỏ thuốc lá hay xem xét thay đổi môi trường làm việc. Nếu sau khi tiến hành đáp ứng các yếu tố này mà bệnh vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm bác sĩ mới xem xét việc phẫu thuật.
Các biến chứng của phẫu thuật cắt viêm amidan
Viêm amidan hốc mủ có nên cắt không cũng được xem xét về các biến chứng có thể xuất hiện nếu thực hiện. Hầu hết các biện pháp cắt amidan hiện nay được thực hiện với công nghệ kỹ thuật tiên tiến và hiện đại nên không quá nhiều biến chứng xuất hiện. Tuy nhiên trong một số trường hợp, thường do liên quan đến cơ địa hay bệnh nền của người bệnh cũng một số biến chứng nguy hiểm xuất hiện. Ngoài ra nếu người bệnh thực hiện phẫu thuật tại các cơ sở y tế thiếu uy tín cũng có nguy cơ gặp biến chứng khá cao.
Nói chung, Viêm amidan hốc mủ có nên cắt không thì theo các bác sĩ nếu chưa quá nguy hiểm, tình trạng viêm nhiễm chưa quá trầm trọng thì chưa thực sự cần thiết. Phẫu thuật cắt amidan không đúng thời điểm ngược lại còn làm suy giảm sức khỏe và tốn nhiều chi phí, tiền bạc.
Khi nào nên cắt bỏ amidan?
Mặc dù với giai đoạn viêm amidan hốc mủ nếu đã tiến hành cắt bỏ amidan thì chưa thực sự phù hợp, tuy nhiên nếu xem xét thấy tình trạng bệnh có hướng tiến triển xấu, viêm nhiễm lan rộng hoặc nhận thấy các yếu tố nguy hiểm khác bác sĩ vẫn sẽ yêu cầu phẫu thuật.
Cụ thể, bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật trong các trường hợp sau
- Viêm amidan hốc mủ tái phát từ 5- 7 lần/ năm
- Viêm amidan hốc mủ tái phát đồng thời xuất hiện hạch ở cổ, dưới hàm hay sau tai
- Viêm amidam hốc mủ kèm theo áp xe trong amidan
- Amidan sưng to quá mức làm chèn ép đường thở, người bệnh không thở được hay gặp chứng ngưng thở khi ngủ, đặc biệt thường gặp ở trẻ em
- Amidan hốc mủ gây viêm nhiễm sang các cơ quan lân cận gây viêm họng, viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm xoang
- Xuất hiện các biến chứng toàn thân như viêm khớp, thấp tim..
- Có dấu hiệu ung thư
- Người bệnh đã điều trị nhiều lần trước đó hay không còn đáp ứng với các loại thuốc điều trị.
Việc phẫu thuật sẽ được chỉ định ngay khi thăm khám và chẩn đoán bằng các phương pháp chuyên khoa chính xác. Người bệnh nên tìm đến các bệnh viện uy tín, có chuyên khoa về Tai – Mũi – Họng để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Cắt viêm amidan hốc mủ bằng phương pháp nào?
Với hệ thống y học hiện đại và tiên tiến như hiện nay, ngày càng có thêm nhiều phương pháp phẫu thuật cắt viêm amidan ra đời với ưu điểm nhanh chóng, không đau, không chảy máu. Người bệnh nếu được chỉ định cắt amidan nên tìm hiểu những bệnh viện uy tín, có đầy đủ các trang thiết bị y tế giúp hỗ trợ điều trị và phẫu thuật để đảm bảo an toàn hiệu quả tuyệt đối.
Tùy theo tình trạng và chi phí của người bệnh, những phương pháp cắt amidan hốc mủ phổ biến gồm
- Phẫu thuật amidan bằng laser: sử dụng nguồn Laser Carbon Dioxide để loại bỏ amidan. Ưu điểm của hương pháp này là nhanh chóng, thời gian thực hiện chỉ khoảng 15 phút, ít có nguy cơ nhiễm trùng và khả năng cầm má cũng khá ổn. Tuy nhiên thời gian phục hồi sức khỏe phương pháp này khá lâu và cần đảm bảo được thực hiện ở những bác sĩ có tay nghề vững để tránh chiếu laser sang các cơ quan lân cận.
- Cắt amidan bằng Coblator: Sử dụng sóng tần cao trong khoảng 67 độ C để loại bỏ amidan bị viêm nhiễm. Thời gian thực hiện phương pháp này khá nhanh chóng, ít đau, người bệnh hầu như có thể nói chuyện sau đó vài giờ. Tuy nhiên chi phí phẫu thuật với phương pháp này được đánh giá khá cao.
- Sử dụng dao siêu âm cắt amidan: sử dụng sóng siêu âm tần số 55.000Hz để cắt amidan. Ưu điểm của phương pháp này là ít đau, ít gây tổn thương trên các cơ quan lân cận, chi phí không quá cao. Tuy nhiên thời gian phục hồi và thực hiện phẫu thuật cũng khá lâu.
- Phương pháp Plasma: Dùng dao điện cao tần trong 60 – 80 độ C để lách vào amidan và dễ dàng loại bỏ các mô bị viêm nhiễm. Thời gian phục hồi phương pháp này chỉ khoảng 45 phút, thời gian phục hồi nhanh và cũng rất ít xảy ra biến chứng.
Tốt nhất người bệnh nên đến thăm khám và phẫu thuật tại những bệnh viện uy tín để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình.
Viêm amidan hốc mủ có nên cắt không tốt nhất nên để bác sĩ chuyên môn thăm khám và đưa ra giải đáp chính xác nhất, các thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh nên ưu tiên việc thăm khám sớm và điều trị bằng các phương pháp nội khoa để hạn chế tối đa những ảnh hưởng cho sức khỏe toàn diện.
Viêm amidan, dù gây khó chịu, KHÔNG lây lan qua tiếp xúc thông thường. Điều này có nghĩa là bạn có thể yên tâm khi gần gũi người bệnh mà không lo bị lây nhiễm.
- Nguyên nhân gây bệnh: Viêm amidan thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra, nhưng bản thân tình trạng viêm không lây.
- Yếu tố di truyền: Mặc dù không lây, viêm amidan có thể mang tính di truyền, đặc biệt là trường hợp viêm tái phát nhiều lần.
- Phòng ngừa: Vệ sinh tay thường xuyên, tránh tiếp xúc gần với người bị nhiễm trùng đường hô hấp, và tăng cường hệ miễn dịch là những biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Đừng để nỗi lo lây nhiễm cản trở bạn quan tâm đến người thân bị viêm amidan. Hãy tìm hiểu thêm về bệnh và cách phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
- NÊN: Đặc biệt hiệu quả trong giai đoạn đầu, viêm nhẹ
- KHÔNG THAY THẾ THUỐC: Trường hợp nặng cần thăm khám, dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ
Cách thực hiện: Pha nước muối loãng, ngậm và súc họng đều đặn nhiều lần/ngày
Lưu ý: Nước muối chỉ hỗ trợ điều trị, không thay thế phác đồ của bác sĩ. Hãy chủ động thăm khám để được tư vấn chính xác!
- Cắt amidan có thể giúp giảm đáng kể tần suất và mức độ nghiêm trọng của viêm amidan.
- Tuy nhiên, nó không đảm bảo hoàn toàn ngăn ngừa viêm họng.
- Viêm họng vẫn có thể xảy ra do các nguyên nhân khác như virus, vi khuẩn, dị ứng, hoặc trào ngược dạ dày thực quản.
Quyết định cắt amidan cần được đưa ra sau khi thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ, cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro. Tìm hiểu kỹ về tình trạng sức khỏe của bạn và các lựa chọn điều trị khác trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Viêm amidan, một tình trạng phổ biến gây đau họng và khó chịu, có thể tự khỏi trong một số trường hợp nhẹ, đặc biệt là khi do virus gây ra. Tuy nhiên, nếu triệu chứng kéo dài hoặc nặng, việc thăm khám bác sĩ là cần thiết để tránh biến chứng.
- Nguyên nhân: Viêm amidan thường do virus hoặc vi khuẩn gây ra
- Triệu chứng: Đau họng, sốt, sưng amidan, khó nuốt
- Tự khỏi: Có thể trong trường hợp nhẹ, do virus, và hệ miễn dịch khỏe mạnh
- Cần thăm khám: Khi triệu chứng nặng, kéo dài, hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn
- Điều trị: Nghỉ ngơi, uống nhiều nước, thuốc giảm đau, kháng sinh (nếu do vi khuẩn)
Cắt amidan có thể là giải pháp cần thiết trong một số trường hợp, nhưng không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt nhất. Cắt amidan khi:
- Viêm amidan tái phát nhiều lần trong năm, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Viêm amidan gây biến chứng như áp xe quanh amidan, viêm khớp, viêm cầu thận...
- Amidan quá to gây khó thở, ngủ ngáy, hoặc ảnh hưởng đến việc ăn uống.
Lưu ý: Cắt amidan là một thủ thuật ngoại khoa, cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa. Quyết định cắt amidan cần dựa trên đánh giá kỹ lưỡng của bác sĩ về tình trạng bệnh và lợi ích, rủi ro của thủ thuật.