Viêm amidan có lây không là nỗi băn khoăn của rất nhiều người. Tâm lý này hoàn toàn dễ hiểu bởi các bệnh lý về đường hô hấp thường rất dễ lây nhiễm. Chứng bệnh viêm amidan nếu không điều trị kịp thời có thể gây khó thở, suy hô hấp. Thậm chí biến chứng nguy hiểm như viêm khớp, viêm cầu thận.

Viêm amidan có lây không?

Viêm amidan là căn bệnh rất phổ biến, có thể gặp ở hầu hết các lứa tuổi. Đây là một trong những bệnh lý của đường hô hấp vô cùng phổ biến hiện nay. Do vậy mà không ít người lo lắng và đặt ra câu hỏi “viêm amidan có lây không?”.

Không ít người cho rằng, viêm amidan có lây từ người này sang người khác. Bởi các bệnh về tai – mũi – họng dễ lây nhiễm. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khẳng định, bệnh viêm amidan hoàn toàn không lây nhiễm từ người này sang người khác. Vậy trả lời cho câu hỏi: “Viêm amidan có lây không?” là không, đây không phải là căn bệnh truyền nhiễm.

Theo các chuyên gia y tế, các nguyên nhân dẫn đến viêm amidan như virus, vi khuẩn, tiền sử mắc bệnh đường hô hấp, sống trong môi trường ô nhiễm,… Do đó, bệnh amidan không lây truyền cho người khác kể cả tiếp xúc gần hay sinh hoạt chung.

Viêm amidan có lây không là vấn đề quan tâm của nhiều người bệnh
Viêm amidan có lây không là vấn đề quan tâm của nhiều người bệnh

Một vấn đề cũng được nhiều người thắc mắc đó là “Viêm amidan có lây khi hôn không?”. Thực tế, mặc dù viêm amidan không lây nhiễm khi sinh hoạt chung nhưng lại có thể lây nhiễm sang người khác khi hôn sâu. Điều này chịu tác động của nhiều yếu tố như: Sức đề kháng của cơ thể, số lượng vi khuẩn nhiễm phải, giai đoạn bệnh viêm amidan, việc vệ sinh răng miệng…

Cần khẳng định rằng viêm amidan không có tính lây lan. Do đó, mỗi người hoàn toàn yên tâm khi sinh hoạt chung cùng bệnh nhân. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên chủ quan khi xuất các triệu chứng của bệnh. Cần đi thăm khám sớm để được điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nặng và tái phát nhiều lần.

Viêm amidan có di truyền không?

Như vậy thắc mắc “viêm amidan có lây không?” đã được giải đáp. Tuy nhiên, một vấn đề khác được đặt ra là viêm amidan có tính di truyền. Các bác sĩ khẳng định, mặc dù bệnh viêm amidan không lây nhưng lại có tính di truyền. Vấn đề này có ít người biết. Theo thống kê, có đến hơn 60% các ca mắc viêm amidan có liên quan đến yếu tố di truyền.

Thực tế, có những ca bệnh viêm amidan tái phát nhiều lần trong một năm không phải do biện pháp điều trị không hiệu quả. Mà có những trường hợp viêm amidan tái đi phát lại nhiều lần là do tác động của gen trội.

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh được rằng, viêm amidan có thể di truyền giữa các thành viên cùng huyết thống. Theo đó, có tới khoảng 62% trẻ em bị mắc viêm amidan là do yếu tố di truyền, 38% trường hợp trẻ bị bệnh là do tác động từ môi trường.

Biện pháp khắc phục bệnh viêm amidan hiệu quả

“Viêm amidan có bị lây không?” đã được giải đáp ở phần bài viết trên. Tuy nhiên, viêm amidan là bệnh lý phổ biến ở đường hô hấp. Mặc dù bệnh không lây truyền nhưng tái phát nhiều lần và nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, bệnh nhân cần có biện pháp điều trị hiệu quả, sớm dứt điểm bệnh.

Dùng thuốc

Thắc mắc “Bị viêm amidan có lây không?” đã có câu trả lời. Việc điều trị viêm amidan cần được thực hiện nhanh chóng để tránh làm bệnh diễn tiến năng và gây biến chứng. Tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng bệnh cũng như khả năng tài chính, người bệnh có thể tham khảo các loại thuốc dưới đây.

Các loại thuốc Tây

Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng viêm amidan mà bác sĩ sẽ kê các loại thuốc gồm:

  • Kháng sinh: Nhóm Beta – lactam, penicillin, nhóm macrolid.
  • Giảm đau: Các loại thường dùng như paracetamol, aspirin, ibuprofen,…
  • Giảm xung huyết, phù nề: Alpha choay, amitase.
  • Kháng viêm sát khuẩn: Lysopaine, oropivalone, betadine…

Các loại thuốc Đông y

Hiện nay, các phương pháp chữa bệnh viêm amidan rất đa dạng, trong đó điều trị bằng Đông y luôn được nhiều người lựa chọn. Bởi đây là biện pháp có tính an toàn cao nhất. Không chỉ chữa dứt điểm bệnh mà còn giúp tăng cường sức khoẻ cho bệnh nhân, loại bỏ các triệu chứng của bệnh như đau viêm họng, sốt…

Một số bài thuốc phổ biến thường được dùng như:

Bài thuốc số 1:

Đối với đối tượng viêm amidan ở giai đoạn khởi phát có thể sử dụng bài thuốc số 1. Những nguyên liệu dưới đây là thảo dược hàng đầu kháng viêm, tiêu diệt các loại virus, vi khuẩn. Ngoài ra, thang thuốc còn mang đến hiệu quả thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể.

  • Nguyên liệu: Ngưu hoàng tử 12gr, kim ngân hoa 16gr, liên kiều 14gr, bạc hà 10gr, cát cánh 10gr, hoàng liên 8gr.
  • Cách thực hiện: Sắc thuốc với 6 bát nước, đun cho đến khi cạn còn một nửa. Chắt nước chia uống làm 3 lần/ngày.

Bài thuốc số 2:

Thang thuốc này có tác dụng rất tốt trong việc thanh nhiệt, tiêu hoả, kháng viêm, giải độc và bồi bổ cơ thể. Các dược liệu trong bài thuốc kết hợp với nhau cho hiệu quả tốt trong việc điều trị viêm amidan, viêm họng hạt.

  • Nguyên liệu: Ngân hoa 15gr, huyền sâm 15gr, tang bì 10gr, bạc hà 10gr, kinh giới 10gr, thiên hoa phấn 10gr, sơn đậu căn 10gr, xích thược 10gr, ngưu bàng tử 10gr, bạch cương tàn 10gr, cam thảo 6gr.
  • Cách thực hiện: Cho tất cả vị thuốc vào sắc cùng 600ml nước. Chắt lấy nước cốt dùng uống làm 4 lần/ngày.

Một số mẹo dân gian

Từ lâu, dân gian thường dùng các loại lá cây, thảo dược, nguyên liệu gần gũi chúng ta để chữa viêm amidan. Người bệnh bị viêm amidan có thể áp dụng một số mẹo chữa dưới đây:

  • Chữa viêm amidan bằng nghệ: Bột nghệ pha cùng sữa ấm để sử dụng cho trẻ. Có thể đun nghệ tươi với nước, cho thêm ít muối để dùng súc miệng hàng ngày.
  • Chữa viêm amidan bằng mật ong: Hòa nước một cốc nước ấm cùng mật ong, nước cốt chanh uống mỗi sáng.
  • Chữa viêm amidan bằng rau diếp cá: Rửa sạch rau rồi ngâm với nước muối loãng để loại bỏ tạp chất. Giã nát rau diếp cá lấy nước cốt, mỗi ngày uống 2 lần.
  • Húng chanh và đường phèn: Lá húng chanh và đường phèn đem đi hấp cách thuỷ. Sử dụng nước thu được để uống từ từ, kiên trì vài ngày sẽ thấy các triệu chứng giảm.

Chế độ dinh dưỡng

Rất nhiều người tìm kiếm thông tin “Viêm amidan có lây không”. Bên cạnh đó, viêm amidan nên ăn gì, kiêng gì cũng là vấn đề quan tâm của nhiều bệnh nhân. Bởi một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

  • Bổ sung các thực phẩm tốt như thực phẩm giàu vitamin C, giàu omega-3, rau xanh, ngũ cốc, trứng, sữa,…
  • Sử dụng các thực phẩm có tác dụng chống viêm như đinh hương, gừng, tỏi, nghệ,…
  • Hạn chế các loại đồ ăn khô cứng,
  • Không sử dụng các loại rượu, bia, thuốc lá, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng.
  • Nên sử dụng thức ăn ở dạng lỏng, mềm như cháo, súp, canh,…

Chế độ sinh hoạt

Một chế độ sinh hoạt khoa học sẽ giúp quá trình điều trị viêm amidan thêm hiệu quả. Hơn nữa, điều này còn giúp phòng tránh bệnh, nâng cao sức khỏe tổng thể. Dưới đây là một số cách giúp bạn có chế độ sinh hoạt hợp lý, tốt cho sức khỏe:

  • Vệ sinh răng miệng, họng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối thường xuyên.
  • Uống đủ nước và nên uống nhiều hơn bình thường, sử dụng nước ấm, tuyệt đối không uống nước lạnh.
  • Tăng sức đề kháng bằng cách thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao.
  • Khi tiếp xúc với hoá chất, bụi bẩn cần dùng các biện pháp che chắn.

Phương pháp phòng tránh viêm amidan tại nhà

Đến đây thì câu hỏi: “Viêm amidan có lây không?” đã rõ. Thực tế, nếu có một lối sống lành mạnh thì hoàn toàn có thể phòng tránh viêm amidan. Dưới đây là những khuyến nghị từ chuyên gia:

  • Bảo vệ cổ họng: Giữ cổ họng luôn ấm nhất là vào mùa đông hoặc khi giao mùa. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
  • Tăng cường sức đề kháng: Ăn uống khoa học, luyện thể dục lành mạnh.
  • Chế độ dinh dưỡng: Không dùng thực phẩm có hại (đồ chua cay, đồ ăn tái sống, rượu bia, thuốc lá,… Bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khoẻ như rau xanh, trái cây giàu vitamin và khoáng chất.
  • Uống đủ nước hàng ngày: Uống từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày, giúp cơ thể giải độc tốt và cổ họng không bị khô rát.
  • Nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để nhận biết sớm vấn đề về bệnh.
  • Khi thấy các dấu hiệu bệnh nên đi thăm khám, phát hiện bệnh sớm việc điều trị sẽ dễ dàng hơn.

Qua những thông tin trên, chắc chắn quý độc giả đã giải đáp được thắc mắc: “Viêm amidan có lây không?”. Để bảo vệ sức khỏe, mỗi người cũng nên chú ý đến những dấu hiệu của bệnh, hạn chế ủ bệnh và tự điều trị tại nhà khi chưa có hướng dẫn có bác sĩ.


Câu hỏi thường gặp

Viêm amidan, dù gây khó chịu, KHÔNG lây lan qua tiếp xúc thông thường. Điều này có nghĩa là bạn có thể yên tâm khi gần gũi người bệnh mà không lo bị lây nhiễm.

  • Nguyên nhân gây bệnh: Viêm amidan thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra, nhưng bản thân tình trạng viêm không lây.
  • Yếu tố di truyền: Mặc dù không lây, viêm amidan có thể mang tính di truyền, đặc biệt là trường hợp viêm tái phát nhiều lần.
  • Phòng ngừa: Vệ sinh tay thường xuyên, tránh tiếp xúc gần với người bị nhiễm trùng đường hô hấp, và tăng cường hệ miễn dịch là những biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Đừng để nỗi lo lây nhiễm cản trở bạn quan tâm đến người thân bị viêm amidan. Hãy tìm hiểu thêm về bệnh và cách phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

  • NÊN: Đặc biệt hiệu quả trong giai đoạn đầu, viêm nhẹ
  • KHÔNG THAY THẾ THUỐC: Trường hợp nặng cần thăm khám, dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ

Cách thực hiện: Pha nước muối loãng, ngậm và súc họng đều đặn nhiều lần/ngày

Lưu ý: Nước muối chỉ hỗ trợ điều trị, không thay thế phác đồ của bác sĩ. Hãy chủ động thăm khám để được tư vấn chính xác!

  • Cắt amidan có thể giúp giảm đáng kể tần suất và mức độ nghiêm trọng của viêm amidan.
  • Tuy nhiên, nó không đảm bảo hoàn toàn ngăn ngừa viêm họng.
  • Viêm họng vẫn có thể xảy ra do các nguyên nhân khác như virus, vi khuẩn, dị ứng, hoặc trào ngược dạ dày thực quản.

Quyết định cắt amidan cần được đưa ra sau khi thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ, cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro. Tìm hiểu kỹ về tình trạng sức khỏe của bạn và các lựa chọn điều trị khác trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Viêm amidan, một tình trạng phổ biến gây đau họng và khó chịu, có thể tự khỏi trong một số trường hợp nhẹ, đặc biệt là khi do virus gây ra. Tuy nhiên, nếu triệu chứng kéo dài hoặc nặng, việc thăm khám bác sĩ là cần thiết để tránh biến chứng.

  • Nguyên nhân: Viêm amidan thường do virus hoặc vi khuẩn gây ra
  • Triệu chứng: Đau họng, sốt, sưng amidan, khó nuốt
  • Tự khỏi: Có thể trong trường hợp nhẹ, do virus, và hệ miễn dịch khỏe mạnh
  • Cần thăm khám: Khi triệu chứng nặng, kéo dài, hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn
  • Điều trị: Nghỉ ngơi, uống nhiều nước, thuốc giảm đau, kháng sinh (nếu do vi khuẩn)

Cắt amidan có thể là giải pháp cần thiết trong một số trường hợp, nhưng không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt nhất. Cắt amidan khi:

  • Viêm amidan tái phát nhiều lần trong năm, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Viêm amidan gây biến chứng như áp xe quanh amidan, viêm khớp, viêm cầu thận...
  • Amidan quá to gây khó thở, ngủ ngáy, hoặc ảnh hưởng đến việc ăn uống.

Lưu ý: Cắt amidan là một thủ thuật ngoại khoa, cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa. Quyết định cắt amidan cần dựa trên đánh giá kỹ lưỡng của bác sĩ về tình trạng bệnh và lợi ích, rủi ro của thủ thuật.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan