Viêm amidan nổi hạch ở cổ chỉ là triệu chứng bình thường. Theo thời gian, chúng có thể tự động thu nhỏ kích thước nếu bệnh viêm amidan được điều trị đúng phương pháp. Ngược lại, sự xuất hiện của hạch ở vùng cổ có thể là dấu hiệu cảnh bảo của một số bệnh lý nguy hiểm như ung thư vòm họng, ung thư tuyến giáp,… Nếu bản thân đang gặp phải vấn đề này, cần sớm thăm khám để nắm rõ tình trạng sức khỏe và có hướng điều trị phù hợp.

Viêm amidan nổi hạch ở cổ là bệnh gì?

Triệu chứng nổi hạch ở cổ có thể do nhiều bệnh lý gây ra, một trong số đó là bệnh viêm amidan. Trong y học, hạch là thành phần của hệ bạch huyết. Chúng xuất hiện ở nhiều bộ phận trong cơ thể con người nhưng nhiều nhất là ở cổ, nách và xương đòn. Loại hạch này đóng vai trò sản xuất ra bạch cầu lympho và các kháng thể để chống lại với các tác nhân gây bệnh. Bình thường, bạn sẽ khó có thể sờ thấy hạch ẩn bên trong lớp thịt trừ khi mắc bệnh có liên quan thì chúng mới nổi lên. Và chúng sẽ thu nhỏ và trở về trạng thái bình thường khi bệnh tình điều trị khỏi.

Đối với trường hợp viêm amidan nổi hạch ở cổ, chuyên gia cho biết, đây chỉ là triệu chứng bình thường và không quá nguy hiểm. Khi bị viêm amidan, tổ chức lympho sẽ bị sưng to do sự xâm nhập của các vi khuẩn hay virus trú ngụ trong cổ họng hoặc các hốc của khoang miệng. Lúc này, hạch sẽ tiết ra kháng thể và sản sinh bạch cầu để chống lại. Với số lượng nhiều dẫn đến hư thừa khiến hạch gia tăng kích thước và trồi lên bề mặt lớp bì.

Viêm amidan nổi hạch ở cổ là triệu chứng khá phổ biến hiện nay
Viêm amidan nổi hạch ở cổ là triệu chứng khá phổ biến hiện nay

Dấu hiệu nhận biết viêm amidan nổi hạch ở cổ

Không quá khó khăn để nhận biết vùng cổ nổi hạch do bệnh viêm amidan gây ra. Tuy nhiên, một số trường hợp sẽ bị lầm tưởng với nhiều bệnh lý khác nên việc điều trị sai cách và không có kết quả tốt. Đối với bệnh viêm amidan nổi hạch ở cổ, ngoài biểu hiện vùng cổ bị sưng và tạo thành khối tròn hơi cứng thì bệnh còn kèm theo nhiều triệu chứng khác như:

  • Tổ chức amidan trong khoang miệng sưng to, sưng tấy đỏ;
  • Đau rát cổ họng gây ra tình trạng khàn tiếng, nói không rõ, khó thở, khó nuốt dẫn đến chán ăn, ăn không ngon miệng;
  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi;
  • Ho dai dẳng, ho có đờm;
  • Bị sốt cao kéo dài (trường hợp gặp nhiều nhất là trẻ nhỏ).

Nguyên nhân xuất hiện hạch ở vùng cổ khi bị viêm amidan

Theo chuyên gia tai mũi họng, viêm amidan nổi hạch ở cổ có thể được khởi phát bởi một hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau. Tiêu biểu nhất là ba nguyên nhân dưới đây:

  • Khi bị viêm amidan, các kháng thể và tế bào bạch cầu trong cơ thể sẽ tập trung lại về tổ chức amidan để chống lại các tác nhân gây bệnh. Chính vì số lượng bị dồn về quá nhiều đã khiến cho vùng cổ bị sưng do sự hình thành của hạch;
  • Cơ thể bị một số loại virus như Enteroviruses, Epstein - Barr, virus cúm,... tấn công vào đường hô hấp và khối amidan trong khoang miệng dẫn đến viêm nhiễm. Với sự tiến triển nhanh chóng về mặt số lượng có thể gây ra hiện tượng nổi hạch ở vùng cổ;
  • Bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh về hô hấp như ho gà, viêm phế quản thể hen,... có khả năng cao mắc bệnh viêm amidan nổi hạch ở cổ.

Ngoài ra còn nhiều yếu tố từ nội sinh lẫn ngoại sinh tác động cũng có thể trở thành “thủ phạm” thúc đẩy bệnh tiến triển nhanh như: vệ sinh răng miệng kém, ăn uống không khoa học (lạm dụng nhiều thực phẩm cay nóng, thức ăn nhiều gia vị,...), sinh sống trong môi trường bị ô nhiễm, nhiều khói bụi, khói thuốc lá,...

Viêm amidan nổi hạch ở cổ có nguy hiểm không?

Viêm amidan nổi hạch có xu hướng gây ra không ít triệu chứng khó chịu làm ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần lẫn công việc đang thực hiện. Triệu chứng của bệnh có thể khiến người bệnh kém tự tin khi tiếp xúc với người khác bởi nhiều người cảm thấy lo sợ khi tiếp xúc với người có hạch nổi ở cổ. Chính vì điều này đã khiến không ít người hoang mang là lo lắng về sức khỏe hiện tại của bản thân.

Trên thực tế, nổi hạch ở cổ khi bị viêm amidan là triệu chứng bình thường, không quá nguy hiểm đến tính mạng. Theo thời gian, chúng sẽ tự động thu nhỏ lại nếu bệnh viêm amidan được điều trị khỏi.

Tuy nhiên, một số trường hợp khác thì bệnh có thể trở thành căn bệnh nguy hiểm nếu hạch bắt đầu di chuyển khắp cơ thể. Việc hạch di chuyển sẽ khiến cơ thể chịu nhiều cơn đau khó chịu, thậm chí có khả năng cao đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm đường hô hấp cấp, áp xe amidan, chứng ngưng thở khi ngủ,...

Mặt khác, triệu chứng viêm amidan nổi hạch ở cổ còn là dấu hiệu nhận biết của một số bệnh lý nguy hiểm mà người bệnh tuyệt đối không được chủ quan. Đó có thể là:

  • Ung thư vòm họng: Là một là trong những bệnh nguy hiểm, có khả năng cao đe dọa đến tính mạng con người. Lúc này, hạch sẽ xuất hiện ở vùng cổ và di chuyển đến các vùng khác trong cơ thể, từ đó gây ra triệu chứng khó nuốt nước bọt, đau rát cổ họng nhiều. Đặc biệt, ở vòng họng có xuất hiện nhiều đốm trắng xanh;
  • Ung thư tuyến giáp: Triệu chứng ban đầu của bệnh ung thư tuyến giáp là đau tai, đau hàm và sau đó là đau họng nhiều do sự chèn ép của khối hạch. Nếu không điều trị từ sớm sẽ khiến hạch gia tăng kích thước lẫn triệu chứng khó chịu;
  • Một số bệnh tai mũi họng khác: Tai mũi họng là ba bộ phận có mối quan hệ mật thiết với nhau. Điều này có thể hiểu, khi một bộ phận bị tổn thương thì hai bộ phận còn lại cũng bị ảnh hưởng ít hoặc nhiều. Nổi hạch ở cổ khi bị viêm amidan có thể liên quan đến bệnh viêm thanh quản, nhiễm trùng tai,...

Bị viêm amidan nổi hạch ở cổ có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng
Bị viêm amidan nổi hạch ở cổ có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng

Như vậy, khi phát hiện bản thân bị viêm amidan có nổi hạch ở cổ thì bạn cần nhanh chóng thăm khám và điều trị từ sớm. Điều này sẽ giúp cho việc điều trị được dễ dàng, tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Không những vậy, bạn còn phòng tránh được những biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe đường hô hấp nói riêng.

iện pháp chăm sóc và phòng ngừa viêm amidan nổi hạch ở cổ

Mặc dù lựa chọn phương án điều trị là dùng thuốc Tây y theo chỉ định hoặc bài thuốc dân gian để kiểm soát triệu chứng thì người bệnh cũng nên phối hợp với chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hằng ngày. Điều này sẽ giúp bệnh tình được kiểm soát tốt hơn cũng như phòng ngừa bệnh trở nặng. Dưới đây là một số lời khuyên của chuyên gia:

  • Bổ sung vào thực đơn ăn uống hằng ngày các thực phẩm giàu kẽm, omega - 3, vitamin và khoáng chất. Đồng thời, loại bỏ những thực phẩm hay thức ăn có khả năng cao kích ứng khoang miệng và hầu họng;
  • Uống đủ lượng nước theo tiêu chuẩn 2 - 2.5 lít nước mỗi ngày để làm dịu cổ họng. Ngoài việc uống nước lọc, người bệnh cần uống thêm sữa chua, sữa tươi, nước ép từ rau xanh hoặc củ quả. Thức uống này vừa có tác dụng bổ sung nước vừa bổ sung cho cơ thể nhiều dưỡng chất thiết yếu khác;
  • Bảo vệ đường hô hấp bằng cách đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hay đến nơi đông người để phòng tránh các tác nhân có hại xâm nhập vào cơ thể cũng như phòng lây bệnh đường hô hấp;
  • Giữ ấm cho cổ họng khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột hoặc những ngày trở giá lạnh;
  • Thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối ấm để làm sạch khoang miệng và ức chế vi khuẩn đang trú ngụ trong hốc amidan. Đồng thời, đánh răng mỗi ngày 2 lần vào mỗi buổi sáng thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ;
  • Tăng cường vận động cơ thể để nâng cao sức khỏe, cải thiện sức đề kháng bằng các bài tập vừa sức, tránh những bộ môn cần nói to và nói nhiều;
  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn cơ thể. Tránh lao động nặng nhọc và làm việc quá sức;
  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ. Nếu cần thiết, có thể trang bị thêm thiết bị xông tinh dầu để làm ẩm không khí, từ đó giúp hỗ trợ điều trị bệnh.

Cần làm gì khi bị viêm amidan nổi hạch ở cổ?

Sau khi nhận biết bản thân bị viêm amidan nổi hạch ở cổ thì bạn cần sớm tiến hành điều trị để cải thiện triệu chứng và phòng bệnh trở nặng. Như vừa được đề cập, bệnh viêm amidan được điều trị khỏi sẽ giúp khối hạch ở cổ thu nhỏ dần kích thước.

Đối với các trường hợp mắc bệnh nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo vặt dân gian hoặc dùng thuốc Tây y theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa đối với các trường hợp bệnh trở nặng. Mỗi phương pháp điều trị đều có mặt ưu và nhược điểm riêng.

Áp dụng bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị bệnh

Điều trị bệnh bằng bài thuốc dân gian là sự lựa chọn của nhiều bệnh nhân bởi bản chất lành tính, an toàn và không gặp tác dụng phụ dù điều trị ở liệu trình dài. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với các trường hợp mắc bệnh nhẹ và chưa xảy ra biến chứng. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian điển hình được nhiều người bệnh áp dụng:

  • Dùng cây lược vàng: Cây lược vàng là một trong những vị thuốc nam có bản chất dược tính cao, được dân gian tận dụng nhiều để chữa bệnh, trong đó có bệnh viêm amidan. Nhiều tài liệu nghiên cứu khoa học cho biết, trong cây lược vàng có chứa hoạt chất Flavonoid - đây là hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, đồng thời có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm. Bên cạnh đó, hoạt chất steroid là Phytosterol còn có tác dụng chữa bệnh đường hô hấp;
  • Dùng trà bạc hà: Uống nước trà bạc hà mỗi ngày sẽ giúp triệu chứng của bệnh viêm amidan thuyên giảm. Trong lá bạc hà có chứa lượng lớn tinh dầu Menthol có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau. Hơn thế nữa, nhiều dưỡng chất khác còn giúp cải thiện chứng chướng bụng, ợ hơi và khó tiêu;
  • Dùng trà gừng mật ong: Đây là một trong những thức uống được khá nhiều người lựa chọn để trị viêm amidan. Bởi gừng sở hữu hoạt chất Capsaicin và Piperine có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn và trừ đờm. Trong khi đó, mật ong có tác dụng làm dịu cổ họng, tiêu viêm và hỗ trợ chữa lành các tổn thương ở hầu họng và khoang miệng.

Vì bài thuốc dân gian có tác dụng tương đối chậm nên người bệnh cần có sự kiên trì nhất định trong việc điều trị, tránh bỏ ngang giữa chừng. Sau khoảng thời gian dài kiên trì áp dụng nhưng bệnh tình không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh nên tạm ngưng và tìm đến giải pháp điều trị khác.

Dùng thuốc Tây y theo chỉ định của bác sĩ

Dùng thuốc Tây y luôn là phương pháp điều trị cho hiệu quả nhanh chóng, giảm đau tức thời và tiện ích khi sử dụng. Đối với việc điều trị viêm amidan nổi hạch ở cổ, bác sĩ có thể cân nhắc và chỉ định cho bệnh nhân dùng một số loại thuốc sau:

  • Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc này được chỉ định điều trị cho các trường hợp bị viêm amidan do vi khuẩn gây ra. Một số loại thuốc kháng sinh thường được bác sĩ kê đơn như: Clamoxyl, Cephalexin, Augmentin,…;
  • Thuốc kháng viêm, thuốc tiêu sưng: Nhóm thuốc này có tác dụng điều trị amidan bị sưng và hỗ trợ làm xẹp tổ chức hạch. Một số loại thuốc được bác sĩ chuyên khoa kê đơn như: Prednisolon, Hydrocortison Methylprednisolon,...;
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt thể nhẹ: Ibuprofen, Acetaminophen,... là những loại thuốc có tác dụng giảm đau và hạ sốt thể nhẹ được bác sĩ chỉ định dùng cải thiện triệu chứng do viêm amidan gây ra;
  • Thuốc giảm ho: Nhóm thuốc này có tác dụng cải thiện tình trạng ho dai dẳng, ho có đờm,... Một số loại thuốc được bác sĩ kê đơn như: Codeine, Toplexil, Dextromethorphan, Alimemazin,...;
  • Thuốc long đờm: Carbocistein, Acetylcystein, Ambroxol,... là các loại thuốc sẽ được bác sĩ kê đơn nếu bệnh viêm amidan có xuất hiện đờm;
  • Một số loại thuốc khác: Tùy vào từng triệu chứng cụ thể, bác sĩ có thể kê thêm cho bệnh nhân một số loại thuốc khác như thuốc bôi, thuốc xịt họng, viên ngậm,... 

Trong quá trình sử dụng thuốc Tây y điều trị viêm amidan, người bệnh cần tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ thông qua việc dùng đúng thuốc, đúng liều lượng. Không tự ý mua thuốc để dùng hay thay đổi liều lượng khi chưa có sự cho phép. Đồng thời, không dùng cùng lúc nhiều loại thuốc khác nhau để phòng tránh tình trạng tương tác thuốc và gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Viêm amidan nổi hạch ở cổ tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng người bệnh tuyệt đối không được chủ quan. Thay vào đó, cần chủ động hơn trong việc thăm khám, chẩn đoán và có phương pháp khắc phục phù hợp. Đồng thời, ý thức hơn trong việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày, bởi vì những vấn đề này đều tác động ít nhiều đến quá trình điều trị bệnh.

Câu hỏi thường gặp

Viêm amidan, dù gây khó chịu, KHÔNG lây lan qua tiếp xúc thông thường. Điều này có nghĩa là bạn có thể yên tâm khi gần gũi người bệnh mà không lo bị lây nhiễm.

  • Nguyên nhân gây bệnh: Viêm amidan thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra, nhưng bản thân tình trạng viêm không lây.
  • Yếu tố di truyền: Mặc dù không lây, viêm amidan có thể mang tính di truyền, đặc biệt là trường hợp viêm tái phát nhiều lần.
  • Phòng ngừa: Vệ sinh tay thường xuyên, tránh tiếp xúc gần với người bị nhiễm trùng đường hô hấp, và tăng cường hệ miễn dịch là những biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Đừng để nỗi lo lây nhiễm cản trở bạn quan tâm đến người thân bị viêm amidan. Hãy tìm hiểu thêm về bệnh và cách phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

  • Cắt amidan có thể giúp giảm đáng kể tần suất và mức độ nghiêm trọng của viêm amidan.
  • Tuy nhiên, nó không đảm bảo hoàn toàn ngăn ngừa viêm họng.
  • Viêm họng vẫn có thể xảy ra do các nguyên nhân khác như virus, vi khuẩn, dị ứng, hoặc trào ngược dạ dày thực quản.

Quyết định cắt amidan cần được đưa ra sau khi thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ, cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro. Tìm hiểu kỹ về tình trạng sức khỏe của bạn và các lựa chọn điều trị khác trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Viêm amidan, một tình trạng phổ biến gây đau họng và khó chịu, có thể tự khỏi trong một số trường hợp nhẹ, đặc biệt là khi do virus gây ra. Tuy nhiên, nếu triệu chứng kéo dài hoặc nặng, việc thăm khám bác sĩ là cần thiết để tránh biến chứng.

  • Nguyên nhân: Viêm amidan thường do virus hoặc vi khuẩn gây ra
  • Triệu chứng: Đau họng, sốt, sưng amidan, khó nuốt
  • Tự khỏi: Có thể trong trường hợp nhẹ, do virus, và hệ miễn dịch khỏe mạnh
  • Cần thăm khám: Khi triệu chứng nặng, kéo dài, hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn
  • Điều trị: Nghỉ ngơi, uống nhiều nước, thuốc giảm đau, kháng sinh (nếu do vi khuẩn)

Cắt amidan có thể là giải pháp cần thiết trong một số trường hợp, nhưng không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt nhất. Cắt amidan khi:

  • Viêm amidan tái phát nhiều lần trong năm, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Viêm amidan gây biến chứng như áp xe quanh amidan, viêm khớp, viêm cầu thận...
  • Amidan quá to gây khó thở, ngủ ngáy, hoặc ảnh hưởng đến việc ăn uống.

Lưu ý: Cắt amidan là một thủ thuật ngoại khoa, cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa. Quyết định cắt amidan cần dựa trên đánh giá kỹ lưỡng của bác sĩ về tình trạng bệnh và lợi ích, rủi ro của thủ thuật.

  • NÊN: Đặc biệt hiệu quả trong giai đoạn đầu, viêm nhẹ
  • KHÔNG THAY THẾ THUỐC: Trường hợp nặng cần thăm khám, dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ

Cách thực hiện: Pha nước muối loãng, ngậm và súc họng đều đặn nhiều lần/ngày

Lưu ý: Nước muối chỉ hỗ trợ điều trị, không thay thế phác đồ của bác sĩ. Hãy chủ động thăm khám để được tư vấn chính xác!


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Điều trị phòng ngừa

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan