Viêm amidan sốt mấy ngày, làm thế nào để nhận biết chính xác đấy là tình trạng sốt có liên quan đến amidan là băn khoăn của rất nhiều người, đặc biệt là bậc phụ huynh có con nhỏ. Tìm hiểu chính các triệu chứng và dấu hiệu sẽ  giúp bạn có biện pháp xử lý và điều trị hiệu quả hơn.

Viêm amidan sốt mấy ngày?

Sự tấn công quá mức của các vi khuẩn, virus hay nấm chính là nguyên nhân gây viêm amidan, đặc biệt trên những người có hệ miễn dịch suy yếu. Người bệnh này không chỉ có cảm giác đau rát, khô họng, khó nuốt, khó nói chuyện mà còn gặp tình trạng sốt cao, có thể lên tới 38 đến 39 độ C, người rét run.

Viêm amidan sốt mấy ngày
Viêm amidan thường sốt từ 1- 4 ngày tùy sức khỏe và các chăm sóc của người bệnh

Sốt là phản ứng bình thường của viêm amidan so sự tấn công của các vi khuẩn và cơ thể phản ứng lại với điều đó. Bình thường cơn sốt chỉ tăng từ 1- 2 độ so với thân nhiệt bình thường của cơ thể, tức là khoảng 37 - 38 độ. Tuy nhiên với những người có thể trạng quá yếu hay không có hướng kiểm soát kịp thời có thể lên tới 40 độ, lúc này người nóng ran và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt với trẻ em.

Cơn sốt có thể kéo dài từ 1- 4 tùy thể trạng và cách chăm sóc của người bệnh. Dù không thể xác định chính xác Viêm amidan sốt mấy ngày nhưng các chuyên gia cũng ước tính người bệnh sẽ kéo dài cơn sốt trong 1- 4 ngày. Nếu có hướng điều trị đúng cách thì sau 4 ngày tình trạng sốt được chấm dứt đồng thời viêm amidan cấp cũng khỏi hẳn. Khoảng 70% người bệnh thường hết sốt trong 4 ngày đầu.

Hoặc ngược lại, nếu bạn không có hướng chăm sóc phù hợp khiến tình trạng nhiễm trùng amidan trầm trọng hơn thì cơn sốt vẫn tiếp tục, thậm chí còn cao hơn. Các dấu hiệu khác cũng đồng loạt xuất hiện khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi.

Dấu hiệu nhận biết sốt do amidan

Bên cạnh băn khoăn Viêm amidan ở trẻ em sốt mấy ngày thì các dấu hiệu nhận biết thế nào để tránh nhầm lẫn với các triệu chứng sốt do bệnh lý khác cũng được rất nhiều người quan tâm. Thực tế nếu chỉ qua dấu hiệu sốt thì rất khó để nhận biết liệu có phải do amidan mà còn cần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố xung quanh như tình trạng amidan, có xuất hiện hạch không...

Dấu hiệu sốt do amidan cấp tính

Amidan cấp xu hướng bộc phát bất ngờ, do đó các triệu chứng diễn ra cũng rất nhanh chóng và trầm trọng. Tuy nhiên nếu kiểm soát được bệnh trong giai đoạn này thì khả năng khỏi bệnh là rất cao, người bệnh cần phải chú ý. Cụ thể các triệu chứng sốt trong giai đoạn này bao gồm

  • Sốt do virus thân nhiệt có thể lên cao tới 39 độ C thậm chí là 40 độ C. Sốt từng cơn, người bệnh cứ hạ sốt được một lúc sau đó lại tái phát. Sử dụng thuốc hạ sốt với virus thường không mang lại kết quả khả quan
  • Sốt do vi khuẩn thường có thân nhiệt dao động trong khoảng 38 – 38,5 độ C. Cơn sốt âm ỉ cả kéo dài cả ngày không dứt, dai dẳng nhưng không có dấu hiệu tăng giảm nhiệt độ bất thường. Tuy nhiên nếu nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn thường đáp ứng với thuốc hạ sốt nên có thể kiểm soát các triệu chứng hiệu quả hơn.
  • Cơn sốt kéo dài từ 1 – 4 ngày, tùy sức đề kháng của người bệnh
  • Rét run và ớn lạnh
  •  Có dấu hiệu của mất nước như da khô, khát nước, ít tiết nước bọt,
  • Tiểu ít, nước tiểu sẫm màu hoặc có thể không tiểu được
  • Đau rát cổ họng, khó nuốt, không muốn ăn uống
  • Viêm amidan kéo lên đau nhói tai
  • Chảy nước mũi nếu có liên quan đến virus
  • Khi há miệng thấy amidan sưng đỏ, nếu thấy trên bề mặt amidan và vòm họng có các chấm đỏ thì có thể liên quan đến virus hay chấm trắng nếu do vi khuẩn

Dấu hiệu sốt do viêm amidan mãn tính

  • Viêm amidan mãn tính khởi phát thường không có quá nhiều dấu hiệu, sốt nhẹ hoặc không sốt
  • Cơn sốt có xu hướng xuất hiện về chiều tối
  • Không rét run, không ớn lạnh như viêm amidan cấp
  • Nếu tiến đến giai đoạn viêm amidan hốc mủ có thể sốt trên 10 ngày.
  • Người xanh xao phờ phạc không có sức sống, sờ vào da thấy lạnh
  • Soi vào amidan thấy kích thước tăng vọt choán lấy hầu họng, có thể xuất hiện các mủ trắng phía trên
  • Miệng có mùi hôi trầm trọng
  • Kích thước amidan tăng khiến người bệnh khó nuốt, đau khi nuốt, giọng nói trầm khàn khó nghe do amidan làm chèn ép hơi ra từ thành quản
  • Ho khan từng cơn dai dẳng, thường vào buổi sáng khi mới thức dậy và kéo dài, đặc biệt vào buổi sáng khi mới thức dậy
  • Khó thở, thở khò khè, gáy khi ngủ

Như đã nói, các triệu chứng sốt chỉ mang tính chất phần nào, quan trọng người bệnh cần phải kiểm soát các dấu hiệu khác thường của amidan. Tuy nhiên dù với bất cứ lý do nào, người bệnh cũng cần nhanh chóng tiến hành hạ sốt để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra.

Khi nào nên đi gặp bác sĩ

Hầu hết với những cơn sốt do viêm amidan cấp thường không quá trầm trọng, bệnh thường xuất hiện đột ngột và hết sau 3- 5 ngày nếu có hướng điều trị tốt, chủ yếu là nghỉ ngơi đầy đủ, có thể không cần dùng thuốc. Tuy nhiên nếu tình trạng bệnh tái đi tái lại nhiều lần, cơn sốt dai dẳng mãi không dứt người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có hướng điều trị phù hợp nhất.

Đặc biệt tình trạng sốt do amidan thường có xu hướng xuất hiện nhiều hơn ở trẻ nhỏ do sức đề kháng còn yếu, các cơ quan hoạt động chưa ổn định nên dễ bị ảnh hưởng. Rất nhiều biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện nếu trẻ bị sốt cao như co giật, mất ý thức, thiếu oxy lên não, viêm màng não.. Vì vậy phụ huynh tuyệt đối không nên chủ quan với những cơn sốt.

Tốt nhất người bệnh nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ nếu có các triệu chứng sau

  • Viêm amidan gây sốt kéo dài dai dẳng trên 3- 4 ngày không dứt
  • Sốt cao trên 38.5 độ liên tục dù đã dùng thuốc hạ sốt
  • Có dấu hiệu co giật
  • Khó thở, ngưng thở khi ngủ do viêm amidan quá phát
  • Amidan sưng to làm ảnh hưởng đến việc ăn uống, nói chuyện
  • Người xanh xanh, tái mét, lả đi
  • Riêng với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu thấy có các dấu hiệu viêm amidan nên đưa bé sớm đến gặp bác sĩ từ những giai đoạn đầu để có hướng điều trị phù hợp

Hướng hạ sốt do viêm amidan

Như đã nói, kiểm soát tốt viêm amidan ngay từ những giai đoạn đầu là cách tốt nhất để loại bỏ bệnh hoàn toàn, hạn chế nguy cơ tái phát cùng các biến chứng nguy hiểm khác. Do đó ngay khi thấy các các dấu hiệu sốt do viêm amidan, bạn cần nhanh chóng thực hiện những cách sau đây

  • Chỉ dùng thuốc khi có dấu hiệu sốt trên 38,5 độ, một số thuốc phổ biến như Paracetamol và Ibuprofen. Tuy nhiên nếu sau khi dùng thuốc không thấy thân nhiệt giảm thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến virus, cần tiến hành liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ
  • Uống nhiều nước, đặc biệt là nước cam hay nước có chứa nhiều vitamin C có thể giúp hạ sốt hiệu quả
  • Chườm mát trên trán để hạn nhiệt. Bạn chỉ cần dùng khăn sạch bọc vài hòn đá rồi chườm lên trán trong khoảng vài phút. Hoặc cũng có thể dùng miếng dán hạ sốt để thay thế
  • Dùng khăn lau khô người, thay đồ khô, tránh để cơ thể nhiễm lạnh do đổ nhiều mồ hôi
  • Bạn cũng có thể dùng một vài chiếc khăn nhúng nước ấm, đắp vào các vị trí có nhiều nếp nhăn như cổ, nách, bẹn cũng giúp hạ thân nhiệt hiệu quả
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh làm việc quá sức
  • Nghỉ ngơi nơi sạch sẽ thoáng mát, tránh để quạt hay điều hòa thổi trực tiếp vào người
  • Tránh tắm ngay khi bị sốt, nên để thân nhiệt hạ rồi mới tắm với nước ấm. Chú ý nên tắm trong thời gian ngắn, tắm trong phòng kín để tránh gió độc
  • Sử dụng nhiệt kế để kiểm soát thân nhiệt chặt chẽ mỗi giờ
  • Ưu tiên cho người bệnh ăn các thực phẩm mềm, đồ ăn nóng để bồi bổ cơ thể và tránh kích ứng vào amidan
  • Bổ sung các loại đạm dễ tiêu, rau củ trái cây, các thực phẩm giàu vitamin C, omega3 để nhanh chóng phục hồi sức khỏe
  • Súc miệng với nước muối sinh lý để làm giảm các triệu chứng đau rát cổ họng đồng thơi loại bỏ các vi khuẩn, từ đó giúp hạ sốt hiệu quả.
  • Thăm khám bác sĩ ngay nếu các triệu chứng vẫn tiếp tục sau 3 ngày không có dấu hiệu thuyên giảm

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn giải đáp băn khoăn Viêm amidan sốt mấy ngày và hướng giải quyết thế nào. Tốt nhất người bệnh nên sớm liên hệ với bác sĩ để được thăm khám chính xác nhất, tránh để bệnh biến chứng nguy hiểm hơn.

Câu hỏi thường gặp

Viêm amidan, dù gây khó chịu, KHÔNG lây lan qua tiếp xúc thông thường. Điều này có nghĩa là bạn có thể yên tâm khi gần gũi người bệnh mà không lo bị lây nhiễm.

  • Nguyên nhân gây bệnh: Viêm amidan thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra, nhưng bản thân tình trạng viêm không lây.
  • Yếu tố di truyền: Mặc dù không lây, viêm amidan có thể mang tính di truyền, đặc biệt là trường hợp viêm tái phát nhiều lần.
  • Phòng ngừa: Vệ sinh tay thường xuyên, tránh tiếp xúc gần với người bị nhiễm trùng đường hô hấp, và tăng cường hệ miễn dịch là những biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Đừng để nỗi lo lây nhiễm cản trở bạn quan tâm đến người thân bị viêm amidan. Hãy tìm hiểu thêm về bệnh và cách phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

  • NÊN: Đặc biệt hiệu quả trong giai đoạn đầu, viêm nhẹ
  • KHÔNG THAY THẾ THUỐC: Trường hợp nặng cần thăm khám, dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ

Cách thực hiện: Pha nước muối loãng, ngậm và súc họng đều đặn nhiều lần/ngày

Lưu ý: Nước muối chỉ hỗ trợ điều trị, không thay thế phác đồ của bác sĩ. Hãy chủ động thăm khám để được tư vấn chính xác!

  • Cắt amidan có thể giúp giảm đáng kể tần suất và mức độ nghiêm trọng của viêm amidan.
  • Tuy nhiên, nó không đảm bảo hoàn toàn ngăn ngừa viêm họng.
  • Viêm họng vẫn có thể xảy ra do các nguyên nhân khác như virus, vi khuẩn, dị ứng, hoặc trào ngược dạ dày thực quản.

Quyết định cắt amidan cần được đưa ra sau khi thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ, cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro. Tìm hiểu kỹ về tình trạng sức khỏe của bạn và các lựa chọn điều trị khác trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Viêm amidan, một tình trạng phổ biến gây đau họng và khó chịu, có thể tự khỏi trong một số trường hợp nhẹ, đặc biệt là khi do virus gây ra. Tuy nhiên, nếu triệu chứng kéo dài hoặc nặng, việc thăm khám bác sĩ là cần thiết để tránh biến chứng.

  • Nguyên nhân: Viêm amidan thường do virus hoặc vi khuẩn gây ra
  • Triệu chứng: Đau họng, sốt, sưng amidan, khó nuốt
  • Tự khỏi: Có thể trong trường hợp nhẹ, do virus, và hệ miễn dịch khỏe mạnh
  • Cần thăm khám: Khi triệu chứng nặng, kéo dài, hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn
  • Điều trị: Nghỉ ngơi, uống nhiều nước, thuốc giảm đau, kháng sinh (nếu do vi khuẩn)

Cắt amidan có thể là giải pháp cần thiết trong một số trường hợp, nhưng không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt nhất. Cắt amidan khi:

  • Viêm amidan tái phát nhiều lần trong năm, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Viêm amidan gây biến chứng như áp xe quanh amidan, viêm khớp, viêm cầu thận...
  • Amidan quá to gây khó thở, ngủ ngáy, hoặc ảnh hưởng đến việc ăn uống.

Lưu ý: Cắt amidan là một thủ thuật ngoại khoa, cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa. Quyết định cắt amidan cần dựa trên đánh giá kỹ lưỡng của bác sĩ về tình trạng bệnh và lợi ích, rủi ro của thủ thuật.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Điều trị phòng ngừa

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan