Trẻ bị viêm amidan nên ăn gì cho nhanh khỏi là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh khi có con em đang mắc phải căn bệnh này. Nếu cha mẹ cho bé ăn uống không đúng cách sẽ khiến bệnh lâu thuyên giảm và thậm chí là bệnh ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Bài viết dưới đây là thông tin về những loại thực phẩm trẻ bị viêm amidan nên ăn cho nhanh khỏi mẹ có thể tham khảo.
Viêm amidan là hiện tượng các hốc amidan bị vi khuẩn tấn công gây sưng viêm. Lúc này, người bệnh sẽ có triệu chứng đau rát cổ họng rất khó chịu. Đây là bệnh lý rất dễ khởi phát ở trẻ nhỏ do sức đề kháng còn yếu kém và chưa có ý thức vệ sinh răng miệng tốt. Các triệu chứng do bệnh gây ra sẽ khiến trẻ gặp khó khăn trong việc ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày. Nếu để tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ dẫn đến biếng ăn, suy dinh dưỡng và cản trở quá trình phát triển toàn diện ở trẻ.
Trẻ bị viêm amidan nên ăn gì cho mau khỏi?
Khi trẻ bị viêm amidan, ngoài việc thực hiện điều trị chuyên khoa thì chế độ ăn uống cũng đóng vai trò rất quan trọng đến quá trình điều trị bệnh. Việc xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp cho trẻ sẽ có tác dụng giảm tổn thương đến vùng amidan bị viêm nhiễm và hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh. Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trẻ bị viêm amidan nên ăn các loại thực phẩm sau đây để nhanh khỏi bệnh:
Rau xanh và trái cây
Rau xanh và trái cây tươi là nhóm thực phẩm mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và được chuyên gia khuyên dùng. Trong rau xanh và trái cây tươi chứa rất nhiều dưỡng chất thiết yếu đối với cơ thể như vitamin, khoáng chất, chất xơ,… Nếu mẹ cho bé sử dụng thường xuyên sẽ giúp nâng cao sức đề kháng cơ thể, tăng khả năng chống lại tác nhân gây bệnh và hỗ trợ điều trị bệnh. Bên cạnh đó, thành phần vitamin trong thực phẩm còn có tác dụng làm dịu tổn thương tại niêm mạc và đẩy lùi phản ứng viêm sưng khá tốt.
Tốt nhất mẹ nên cho bé sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin C. Đây là yếu tố vi lượng rất cần thiết đối với hoạt động của hệ miễn dịch. Các loại thực phẩm giàu vitamin C có thể kể đến là trái cây họ cam quýt, dâu tây, kiwi,…
Thực phẩm giàu kẽm
Tương tự như vitamin C, kẽm cũng là yếu tố vi lượng rất cần thiết đối với hệ miễn dịch. Nếu cơ thể được bổ sung đầy đủ kẽm sẽ kích thích sản sinh ra các khoáng chất có tác dụng bảo vệ cơ thể, tăng sức đề kháng và nâng cao khả năng chống lại bệnh tật.
Đối với trẻ em đang bị viêm amidan, nếu được bổ sung đầy đủ yếu tố vi lượng này sẽ giúp quá trình phục hồi tổn thương diễn ra tốt nhất. Các loại thực phẩm giàu kẽm mẹ nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày của bé là thịt bò, gan động vật, hàu biển, các loại hạt, bơ,…
Đồ ăn mềm dễ nuốt
Khi bị viêm amidan trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc nuốt thức ăn. Để tránh gây ra cảm giác khó chịu khi ăn, mẹ nên chế biến các món ăn mềm và dễ nuốt cho bé sử dụng như cháo, súp, canh,… Thức ăn mềm sẽ giúp quá trình đẩy thức ăn từ miệng xuống dạ dày dễ dàng hơn, tránh gây đau đớn cho trẻ. Nếu cho bé ăn đồ ăn thô cứng hoặc chiên xào, chúng sẽ dễ gây cọ xát đến vùng amidan bị viêm và khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Sữa và chế phẩm từ sữa
Sữa là thức uống có hàm lượng dưỡng chất rất cao như protein, chất béo, lợi khuẩn,… Khi trẻ bị viêm amidan mẹ nên cho trẻ uống nhiều sữa giúp cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể và nâng cao sức đề kháng. Để giảm bớt các triệu chứng khó chịu tại vùng họng do bệnh gây ra mẹ hãy làm ấm sữa trước khi cho bé uống. Sữa là thức uống rất thích hợp dành cho trẻ gặp khó khăn khi nuốt do viêm amidan gây ra. Ngoài sữa thì mẹ cũng có thể cho bé sử dụng các chế phẩm khác từ sữa như sữa chua, phô mai,…
Các loại gia vị tốt
Các loại gia vị tốt như mật ong, tỏi, gừng, nghệ,… được chuyên gia khuyến khích nên bổ sung vào trong quá trình chế biến món ăn dành cho trẻ bị viêm amidan. Trong các loại gia vị này có chứa một số kháng sinh tự nhiên có khả năng chống lại sự tấn công của tác nhân gây hại. Nếu cho bé sử dụng thường xuyên sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn giúp nâng cao hệ miễn dịch. Ngoài chế biến món ăn, mẹ cũng có thể pha mật ong chanh hoặc sữa nghệ ấm cho trẻ uống.
Thực phẩm giàu đạm
Đạm là thành phần dưỡng chất đặc biệt quan trọng đối với cơ thể giúp duy trì hoạt động của các tế bào. Nếu cơ thể bé không được bổ sung đầy đủ đạm sẽ trở nên xanh xao và mệt mỏi. Nếu muốn bé nhanh chóng khỏi bệnh và luôn khỏe mạnh thì thực đơn ăn uống của trẻ phải có đầy đủ chất đạm. Các loại thực phẩm giàu đạm có thể kể đến là thịt đỏ, sữa,…
Trẻ bị viêm amidan nên uống nhiều nước
Nếu trẻ bị viêm amidan kèm theo sốt thì việc bổ sung nước cho cơ thể là điều hết sức cần thiết. Khi sốt, cơ thể sẽ bị mất nước, suy nhược và gây mệt mỏi. Việc cấp nước cho cơ thể sẽ có tác dụng cân bằng nhiệt và giảm sốt. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên cho trẻ uống nước ấm, nếu để trẻ uống nước lạnh sẽ gây phản tác dụng và khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Ngoài nước lọc thông thường, mẹ cũng có thể cho trẻ uống thêm nước ép trái cây tươi giúp bổ sung thêm vitamin cho cơ thể. Ví dụ như nước ép cam, nước ép táo, nước dừa,… Tuyệt đối không cho trẻ uống các loại nước giải khát công nghiệp chứa nhiều đường hoặc đồ uống chứa cồn và chất kích thích.
Thực phẩm trẻ bị viêm amidan kiêng
Ngoài việc nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm ở trên vào chế độ ăn uống hàng ngày để hỗ trợ điều trị viêm amidan, mẹ cũng nên hạn chế cho bé sử dụng các loại thực phẩm sau đây để tránh khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn:
Thực phẩm cứng khó nuốt
Đồ ăn cứng khó nuốt là nhóm thực phẩm mà trẻ bị viêm amidan cần phải hạn chế sử dụng nếu không muốn bệnh trở nên trầm trọng hơn. Nếu trẻ thường xuyên sử dụng đồ ăn thô cứng sẽ làm gia tăng áp lực lên vùng họng, khiến chúng bị tổn thương và triệu chứng đau rát cũng trở nên nghiêm trọng hơn. Các loại hạt cứng (hạt dẻ, ngũ cốc, hạt hướng dương,…), bánh quy, bánh mì,… là những loại thực phẩm thô cứng dễ gây tổn thương đến niêm mạc họng mẹ cần hạn chế cho bé sử dụng.
Đồ chiên xào nhiều dầu mỡ
Đồ ăn chiên xào không hề có lợi cho sức khỏe và còn khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Vì thế, cha mẹ cần phải hạn chế cho trẻ sử dụng nhóm thực phẩm này. Hàm lượng carbohydrate trong nhóm đồ chiên xào ở mức khá cao, nếu cho bé sử dụng thường xuyên sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Đồng thời, chúng còn tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn gây hại bùng phát mạnh mẽ và khiến tình trạng bệnh trở nặng.
Đồ ăn cay nóng
Ăn đồ ăn cay nóng khi bị viêm viêm amidan sẽ khiến cổ họng bị kích ứng và gây viêm sưng, đau rát,… Nếu cho bé sử dụng thực phẩm này thường xuyên sẽ gây tích tụ độc tố và khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều. Khi chế biến đồ ăn cho trẻ sử dụng mẹ nên hạn chế sử dụng các loại gia vị như tiêu, ớt, tương ớt, sa tế,… Đồng thời, nên cho trẻ sử dụng thức ăn ở nhiệt đồ bình thường để tránh gây tổn thương đến niêm mạc họng.
Thực phẩm lạnh
Các loại đồ ăn lạnh như kem, nước đá,… là thực phẩm yêu thích của rất nhiều trẻ nhỏ. Nếu mẹ nuông chiều theo ý trẻ và cho trẻ sử dụng thường xuyên sẽ khiến bệnh viêm amidan trở nặng, nhanh chóng tiến triển sang giai đoạn mãn tính và gây khó khăn cho việc điều trị. Do nhiệt độ lạnh trong thực phẩm sẽ khiến triệu chứng sưng tấy trở nên lâu lành hơn rất nhiều. Nếu muốn trẻ nhanh chóng khỏi bệnh thì mẹ không nên cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm lạnh.
Món ăn hỗ trợ điều trị viêm amidan
Một số món ăn giàu dưỡng chất và có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh viêm amidan khá tốt là canh mộc nhĩ trắng, soup ngao nấu củ cải trắng,… Bên dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện bạn có thể tham khảo:
Canh mộc nhĩ trắng
– Nguyên liệu:
- 200 gram mộc nhĩ trắng
- 30 gram mạch đông
– Hướng dẫn chế biến:
- Mộc nhĩ trắng cho vào một chậu nước sạch ngâm cho nở, sau đó vớt ra cắt bỏ phần gốc bẩn rồi rửa sạch với nước.
- Sau đó cho mộc nhĩ trắng và mạch đông vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ, bắc lên bếp nấu chín nhừ cho đến khi thành canh đặc là được.
- Nên cho bé sử dụng món ăn này 2 lần mỗi ngày, mỗi lần một chén nhỏ là được.
Súp ngao nấu củ cải trắng
– Nguyên liệu:
- Thịt ngao
- Củ cải trắng
- Gia vị vừa đủ
– Hướng dẫn chế biến:
- Ngao đem rửa sạch để loại bỏ hết cát rồi để cho ráo nước. Củ cải trắng đem gọt vỏ, rửa sạch rồi thái thành sợi nhỏ.
- Cho lượng nước vừa đủ để nấu soup vào nồi rồi bắc lên bếp đun sôi. Khi nước sôi thì cho thịt ngao vào rồi vặn nhỏ lửa lại.
- Ninh cho đến khi thịt ngao chín nhừ thì cho củ cải trắng vào. Tiếp tục nấu cho đến khi củ cải chín thì nêm nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
- Nên cho trẻ sử dụng món ăn này 2 lần/ngày, để mang lại hiệu quả tốt nhất thì nên cho trẻ ăn khi soup còn nóng.
Canh bồ công anh nấu thịt
– Nguyên liệu:
- 200 gram bồ công anh tươi
- 50 gram thịt heo nạc
- Gia vị vừa đủ
– Hướng dẫn chế biến:
- Bồ công anh đem rửa sạch bụi bẩn qua nhiều lần nước rồi vớt ra để cho ráo.
- Thịt heo đem rửa sạch, thái nhỏ rồi băm nhuyễn. Cho thịt băm vào một cái bát sạch rồi ướp với ít gia vị và hành tím băm.
- Bắc nồi lên bếp, cho ít dầu ăn và hành tím băm vào phi thơm. Khi dậy mùi thì cho thịt heo băm vào đảo đều.
- Khi thịt săn lại thì cho 500ml nước vào đun sôi, tiếp đó cho rau bồ công anh vào rồi nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Đợi canh sôi trở lại thì tắt bếp.
- Nên cho trẻ ăn canh rau bồ công anh hai lần mỗi ngày vào sáng và tối. Nên ăn canh khi còn nóng để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Trên đây là những loại thực phẩm trẻ nên ăn giúp quá trình điều trị bệnh viêm amidan nhanh chóng mang lại hiệu quả. Khi xây dựng thực đơn ăn uống cho trẻ, mẹ không nên tập trung vào một loại thực phẩm. Thay vào đó nên cho trẻ sử dụng đa dạng các loại thực phẩm giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Đồng thời, kết hợp điều trị chuyên khoa giúp bệnh tình nhanh chóng chuyển biến tốt.
Viêm amidan, dù gây khó chịu, KHÔNG lây lan qua tiếp xúc thông thường. Điều này có nghĩa là bạn có thể yên tâm khi gần gũi người bệnh mà không lo bị lây nhiễm.
- Nguyên nhân gây bệnh: Viêm amidan thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra, nhưng bản thân tình trạng viêm không lây.
- Yếu tố di truyền: Mặc dù không lây, viêm amidan có thể mang tính di truyền, đặc biệt là trường hợp viêm tái phát nhiều lần.
- Phòng ngừa: Vệ sinh tay thường xuyên, tránh tiếp xúc gần với người bị nhiễm trùng đường hô hấp, và tăng cường hệ miễn dịch là những biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Đừng để nỗi lo lây nhiễm cản trở bạn quan tâm đến người thân bị viêm amidan. Hãy tìm hiểu thêm về bệnh và cách phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
- NÊN: Đặc biệt hiệu quả trong giai đoạn đầu, viêm nhẹ
- KHÔNG THAY THẾ THUỐC: Trường hợp nặng cần thăm khám, dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ
Cách thực hiện: Pha nước muối loãng, ngậm và súc họng đều đặn nhiều lần/ngày
Lưu ý: Nước muối chỉ hỗ trợ điều trị, không thay thế phác đồ của bác sĩ. Hãy chủ động thăm khám để được tư vấn chính xác!
- Cắt amidan có thể giúp giảm đáng kể tần suất và mức độ nghiêm trọng của viêm amidan.
- Tuy nhiên, nó không đảm bảo hoàn toàn ngăn ngừa viêm họng.
- Viêm họng vẫn có thể xảy ra do các nguyên nhân khác như virus, vi khuẩn, dị ứng, hoặc trào ngược dạ dày thực quản.
Quyết định cắt amidan cần được đưa ra sau khi thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ, cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro. Tìm hiểu kỹ về tình trạng sức khỏe của bạn và các lựa chọn điều trị khác trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Viêm amidan, một tình trạng phổ biến gây đau họng và khó chịu, có thể tự khỏi trong một số trường hợp nhẹ, đặc biệt là khi do virus gây ra. Tuy nhiên, nếu triệu chứng kéo dài hoặc nặng, việc thăm khám bác sĩ là cần thiết để tránh biến chứng.
- Nguyên nhân: Viêm amidan thường do virus hoặc vi khuẩn gây ra
- Triệu chứng: Đau họng, sốt, sưng amidan, khó nuốt
- Tự khỏi: Có thể trong trường hợp nhẹ, do virus, và hệ miễn dịch khỏe mạnh
- Cần thăm khám: Khi triệu chứng nặng, kéo dài, hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn
- Điều trị: Nghỉ ngơi, uống nhiều nước, thuốc giảm đau, kháng sinh (nếu do vi khuẩn)
Cắt amidan có thể là giải pháp cần thiết trong một số trường hợp, nhưng không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt nhất. Cắt amidan khi:
- Viêm amidan tái phát nhiều lần trong năm, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Viêm amidan gây biến chứng như áp xe quanh amidan, viêm khớp, viêm cầu thận...
- Amidan quá to gây khó thở, ngủ ngáy, hoặc ảnh hưởng đến việc ăn uống.
Lưu ý: Cắt amidan là một thủ thuật ngoại khoa, cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa. Quyết định cắt amidan cần dựa trên đánh giá kỹ lưỡng của bác sĩ về tình trạng bệnh và lợi ích, rủi ro của thủ thuật.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!