Viêm amidan hốc mủ cũng là một trong những bệnh lý về hệ hô hấp thường gặp. Các triệu chứng của bệnh diễn ra kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy bệnh viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không và có thể gây ra biến chứng nguy hiểm gì? Theo dõi bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời.

Tổng quan về bệnh viêm amidan hốc mủ

Amidan là tổ chức nằm ở hai bên vòm họng với chức năng chính là sản sinh ra kháng thể bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi khuẩn. Cấu trúc của amidan lại gồm nhiều hốc ngăn, nằm ở trung tâm đường tiêu hóa và đường thở,. Chính vì thế mà tổ chức này rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập, trú ngụ và phát triển gây bệnh. Viêm amidan hốc mủ là hiện tượng viêm nhiễm tại các hốc amidan diễn ra kéo dài, hình thành nên các kén mủ vón cục lại trông như bã đậu. Hoạt động nhai nuốt thức ăn thường ngày sẽ gây cọ xát đến các kén mủ này và khiến chúng bong ra. Quan sát sẽ thấy kén mủ là những hạt tấm có màu trắng xanh kèm theo mùi hôi rất khó chịu.

Nguyên nhân chính gây ra bệnh là do sự tấn công của virus và vi khuẩn vào các hốc amidan. Có thể nói viêm amidan hốc mủ là tình trạng quá phát của bệnh viêm amidan mãn tính. Ngoài triệu chứng sưng viêm và tích tụ mủ tại hốc amidan thì người bệnh còn phải đối mặt với các triệu chứng sau đây:

  • Đau rát họng, cơn đau có thể lan rộng ra tai khi nhai và nói
  • Ho nhiều, giọng nói bị biến đổi hoặc mất tiếng
  • Dựa vào mức độ nhiễm trùng mà cơ thể sẽ khởi phát triệu chứng sốt hoặc không
  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu do các mủ gây ra, lưỡi bẩn từ màu đỏ dần chuyển sang màu trắng
  • Cảm giác đờm vướng bên trong cổ họng, ho và khạc ra hạt nhỏ màu trắng xanh có mùi hôi

Các biến chứng của viêm amidan hốc mủ cực nguy hiểm

Viêm amidan hốc mủ thường là biến chứng của bệnh viêm amidan cấp tính không được kiều trị đúng cách và kịp thời. Tuy nhiên, đây là thể bệnh không quá nghiêm trọng và có thể khỏi hoàn toàn nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách. Nhưng nếu bệnh khởi phát ở trẻ em mà không tiến hành điều trị sẽ phát sinh ra một số biến chứng nghiêm trọng sau đây:

– Biến chứng tại chỗ

Nếu bệnh viêm amidan hốc mủ không được điều trị đúng cách sẽ gây ra biến chứng đầu tiên là hình thành ổ áp xe quanh amidan. Lúc này, toàn bộ vùng amidan sẽ bị viêm nhiễm ở mức độ nặng, ửng đỏ và xung huyết. Ở trường hợp này, người bệnh cần phải tiến hành điều trị bằng cách cắt bỏ amidan.

Áp xe amidan là biến chứng đầu tiên người bệnh sẽ gặp phải khi bệnh chuyển biến nặng
Áp xe amidan là biến chứng đầu tiên người bệnh sẽ gặp phải khi bệnh chuyển biến nặng

– Biến chứng kề cận

Tai mũi họng là ba cơ quan có mối quan hệ mật thiết với nhau và chúng thông với nhau qua hệ thống xoang. Nếu tình trạng viêm nhiễm tại amidan diễn ra với mức độ nặng sẽ dễ phát sinh biến chứng đến các cơ quan còn lại. Cụ thể là bệnh răng miệng, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản phổi,…

– Biến chứng toàn thân

Đây là biến chứng ít gặp nhưng lại có độ nguy hiểm cao, có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Khi bệnh viêm amidan hốc mủ không được điều trị, vi khuẩn trong vòm họng sẽ xâm nhập vào máu đi khắp cơ thể và phát sinh biến chứng toàn thân. Các biến chứng toàn thân có thể gặp là nhiễm trùng máu, viêm cầu thận cấp, thấp tim,…

Biện pháp phòng ngừa biến chứng của viêm amidan hốc mủ

Viêm amidan hốc mủ là bệnh lý có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách. Người bệnh không nên chủ quan trong việc điều trị, để bệnh diễn ra kéo dài và phát sinh biến chứng không mong muốn. Để phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra khi bị viêm amidan hốc mủ, người bệnh cần phải lưu ý những điều sau đây:

+ Điều thứ nhất: Tiến hành thăm khám và điều trị chuyên khoa khi bệnh vừa mới khởi phát. Dựa vào kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp giúp cải thiện dứt điểm tình trạng bệnh. Ở những trường hợp nhẹ bạn có thể tiến hành điều trị nội khoa, nếu bệnh đã chuyển biến nặng thì sẽ được chỉ định thực hiện phẫu thuật cắt bỏ amidan.

+ Điều thứ hai: Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày bạn cần phải loại bỏ các thói quen xấu ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nên chủ động có các biện pháp bảo vệ vùng họng và cải thiện sức đề kháng của cơ thể. Cụ thể là vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tăng cường tập luyện thể dục thể thao, giữ ấm vùng họng, sống trong môi trường sạch sẽ và thoáng khí,…

+ Điều thứ ba: Chế độ ăn uống hàng ngày cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị bệnh. Lúc này bạn cần phải tăng cường bổ sung các loại rau xanh và trái cây tươi vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Nên ưu tiên chế biến thức ăn dưới dạng mềm dễ nuốt để tránh gây tổn thương đến vòm họng. Đồng thời hạn chế dùng đồ ăn cay nóng, đồ ăn chiên xào, thực phẩm ngọt, rượu bia, chất kích thích,…

Trên đây là tổng hợp các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm amidan hốc mủ bạn có thể tham khảo. Ngay khi phát hiện bản thân bị bệnh bạn nên tiến hành điều trị dứt điểm để ngăn ngừa biến chứng xảy ra. Nếu bệnh đã phát sinh biến chứng thì bạn tuyệt đối không được chủ quan trong điều trị để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.

Câu hỏi thường gặp

Viêm amidan, dù gây khó chịu, KHÔNG lây lan qua tiếp xúc thông thường. Điều này có nghĩa là bạn có thể yên tâm khi gần gũi người bệnh mà không lo bị lây nhiễm.

  • Nguyên nhân gây bệnh: Viêm amidan thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra, nhưng bản thân tình trạng viêm không lây.
  • Yếu tố di truyền: Mặc dù không lây, viêm amidan có thể mang tính di truyền, đặc biệt là trường hợp viêm tái phát nhiều lần.
  • Phòng ngừa: Vệ sinh tay thường xuyên, tránh tiếp xúc gần với người bị nhiễm trùng đường hô hấp, và tăng cường hệ miễn dịch là những biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Đừng để nỗi lo lây nhiễm cản trở bạn quan tâm đến người thân bị viêm amidan. Hãy tìm hiểu thêm về bệnh và cách phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

  • NÊN: Đặc biệt hiệu quả trong giai đoạn đầu, viêm nhẹ
  • KHÔNG THAY THẾ THUỐC: Trường hợp nặng cần thăm khám, dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ

Cách thực hiện: Pha nước muối loãng, ngậm và súc họng đều đặn nhiều lần/ngày

Lưu ý: Nước muối chỉ hỗ trợ điều trị, không thay thế phác đồ của bác sĩ. Hãy chủ động thăm khám để được tư vấn chính xác!

  • Cắt amidan có thể giúp giảm đáng kể tần suất và mức độ nghiêm trọng của viêm amidan.
  • Tuy nhiên, nó không đảm bảo hoàn toàn ngăn ngừa viêm họng.
  • Viêm họng vẫn có thể xảy ra do các nguyên nhân khác như virus, vi khuẩn, dị ứng, hoặc trào ngược dạ dày thực quản.

Quyết định cắt amidan cần được đưa ra sau khi thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ, cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro. Tìm hiểu kỹ về tình trạng sức khỏe của bạn và các lựa chọn điều trị khác trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Viêm amidan, một tình trạng phổ biến gây đau họng và khó chịu, có thể tự khỏi trong một số trường hợp nhẹ, đặc biệt là khi do virus gây ra. Tuy nhiên, nếu triệu chứng kéo dài hoặc nặng, việc thăm khám bác sĩ là cần thiết để tránh biến chứng.

  • Nguyên nhân: Viêm amidan thường do virus hoặc vi khuẩn gây ra
  • Triệu chứng: Đau họng, sốt, sưng amidan, khó nuốt
  • Tự khỏi: Có thể trong trường hợp nhẹ, do virus, và hệ miễn dịch khỏe mạnh
  • Cần thăm khám: Khi triệu chứng nặng, kéo dài, hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn
  • Điều trị: Nghỉ ngơi, uống nhiều nước, thuốc giảm đau, kháng sinh (nếu do vi khuẩn)

Cắt amidan có thể là giải pháp cần thiết trong một số trường hợp, nhưng không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt nhất. Cắt amidan khi:

  • Viêm amidan tái phát nhiều lần trong năm, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Viêm amidan gây biến chứng như áp xe quanh amidan, viêm khớp, viêm cầu thận...
  • Amidan quá to gây khó thở, ngủ ngáy, hoặc ảnh hưởng đến việc ăn uống.

Lưu ý: Cắt amidan là một thủ thuật ngoại khoa, cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa. Quyết định cắt amidan cần dựa trên đánh giá kỹ lưỡng của bác sĩ về tình trạng bệnh và lợi ích, rủi ro của thủ thuật.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Điều trị phòng ngừa

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả

Bài viết liên quan