Viêm amidan có tự khỏi không, nên điều trị thế nào để bệnh thuyên giảm nhanh chóng là băn khoăn của rất nhiều người bệnh. Để giải đáp băn khoăn này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như cơ địa, phương pháp điều trị hay tình trạng bệnh. Tham khảo chi tiết trong bài viết dưới đây để tìm ra đáp án chính xác nhất giúp bạn có hướng điều trị phù hợp nhất.

Viêm amidan có tự khỏi không?

Viêm amidan là bệnh lý hô hấp phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em. Nguyên nhân chính gây bệnh thường liên quan đến sự tấn công của các vi khuẩn, virus hay các dị nguyên bên ngoài và kích ứng các phản ứng sưng viêm của amidan. Người bệnh thường gặp các triệu chứng như như đau rát họng, ho khan, ho có đờm, sốt cao, cơ thể khó chịu, ăn uống khó khăn, thậm chí là khó thở do kích thước amidan sưng to bất thường.

Viêm amidan có tự khỏi không?
Viêm amidan có tự khỏi không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, tình trạng bệnh hay hướng điều trị

Theo các bác sĩ, viêm amidan có tiên lượng khá tốt. Hầu như với giai đoạn viêm amidan cấp tính, chỉ sau 3- 5 ngày bệnh sẽ thuyên giảm dần nếu có chế độ chăm sóc tốt mà không cần phải dùng thuốc. Các triệu chứng trong giai đoạn này thường cũng không quá trầm trọng, các dấu hiệu bệnh cũng rất dễ nhận biết nên thường được điều trị từ sớm.

Tuy nhiên nếu để bệnh kéo dài không dứt hoặc tái phát 5- 7 lần/ năm sẽ chuyển sang giai đoạn viêm amidan mãn tính với mức độ trầm trọng hơn rất nhiều. Viêm amidan mãn tính thường có xu hướng tái phát nhiều lần, cổ họng sưng to và rất khó để điều trị dứt điểm. Trong trường hợp nặng hơn, người bệnh có thể được yêu cầu cắt bỏ amidan để chấm dứt tình trạng viêm nhiễm và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng sang các cơ quan lân cận.

Với băn khoăn Viêm amidan có tự khỏi không thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nguyên nhân mắc bệnh, giai đoạn điều trị, phương pháp điều trị và cơ địa của người bệnh. Ví dụ nếu nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn được điều trị sớm bằng kháng sinh có thể loại bỏ bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên nếu viêm amidan là biến chứng của viêm xoang thì cần phải điều trị viêm xoang dứt điểm mới có thể khỏi viêm amidan hoàn toàn.

Bên cạnh đó, Viêm amidan có tự khỏi không còn liên quan đến cả chế độ chăm sóc lâu dài. Viêm amidan cấp có thể khỏi nhanh chóng nhưng nếu người bệnh vẫn tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh, vệ sinh răng miệng kém sạch thì chắc chắn bệnh vẫn sẽ tái phát trở lại sau đó.

Có thể nói, viêm amidan có thể tự khỏi trong các trường hợp sau

  • Viêm amidan cấp tính xuất hiện lần đầu
  • Điều trị đúng cách trong giai đoạn đầu
  • Bệnh xuất hiện trên những người có sức đề kháng ổn định, ít mắc bệnh trước đó
  • Không có các bệnh nền liên quan như viêm họng, viêm xoang
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, có chế độ bổ sung dinh dưỡng phù hợp
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hằng ngày.

Thực tế, cần chú ý rằng trong trường hợp buộc phải phẫu thuật cắt viêm amidan thì dù bệnh có thể khỏi hoàn toàn nhưng lại tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác như viêm họng, viêm phế quản.. Mức độ nguy hiểm của những bệnh này còn cao hơn cả viêm amidan nên việc điều trị bệnh hoàn toàn cũng chỉ là biện pháp tạm thời.

Nói chung để giải đáp chính xác tình trạng Viêm amidan có tự khỏi không, người bệnh nên liên hệ trực tiếp với các bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ. Tại đây người bệnh sẽ được thăm khám và kiểm tra để kiểm tra chính xác nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh. Qua đó mới đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng người để đẩy lùi bệnh nhanh chóng và hạn chế tối đa những biến chứng nhất.

Làm sao để viêm amidan nhanh khỏi

Như đã nói, để bệnh nhanh khỏi cần phụ thuộc vào các yếu tố như hướng điều trị và chăm sóc tại nhà. Để biết chính xác bạn nên liên hệ và trao đổi với các bác sĩ chuyên môn để được hỗ trợ chính xác và phù hợp với từng cơ địa.

Hướng điều trị

Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo đơn thuốc của bác sĩ về liều dùng, thời điểm uống hay chú ý kèm theo. Không tự ý dừng thuốc sớm hay lạm dụng quá liều. Cả hai các này đều làm giảm tác dụng của thuốc và không thể đảm bảo kết quả điều trị đúng như mục tiêu của bác sĩ. Mặt khác lạm dụng thuốc quá mức còn gây ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng khiến sức khỏe suy giảm hơn.

Người bệnh cũng tuyệt đối không tự ý dùng chung bất cứ loại thuốc nào ngoài chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc có thể tương tác với nhau khiến chất lượng thuốc giảm và gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Nếu muốn kết hợp thêm các thuốc khác hoặc đang trong thời gian điều trị một bệnh nào khác, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được hỗ trợ kê đơn thuốc phù hợp.

Một số người cũng có xu hướng dùng các bài thuốc Đông y trong điều trị viêm amidan để giảm các tác dụng phụ không tốt cho cơ thể, nhưng cần chú ý không dùng chung với các thuốc Tây y do có thể gây tương tác. Ví dụ dùng chung cam thảo với mốt số thuốc Tây có thể hạ huyết áp gây chóng mặt choáng váng. Tuy nhiên các bác sĩ cũng khuyến khích không nên dùng thuốc Đông y cho các trường hợp nhiễm trùng amidan nặng do không thể đem lại tác dụng nhanh chóng.

Bên cạnh đó nhiều người cũng thường áp dụng một số bài thuốc từ thảo dược như gừng, bạc hà, nghệ.. để điều trị. Tuy nhiên các bài thuốc này chỉ mang tính chất cải thiện các triệu chứng, không mang tác dụng loại bỏ bệnh hoàn toàn. Người bệnh vẫn có thể sử dụng để điều trị nhưng nên áp dụng chung với phác đồ điều trị của bác sĩ để đảm bảo kết quả tốt nhất.

Quan trọng nhất người bệnh nên tìm đến các cơ sở điều trị bệnh uy tín để được thăm khám và có hướng điều trị chính xác, an toàn. Kết hợp với bác sĩ chính là nguyên tắc hàng đầu để có thể trị khỏi viêm amidan hoàn toàn.

Điểu chỉnh chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng khoa học

Như đã nói, viêm amidan hoàn toàn có thể tái phát dù lần trước đó đã điều trị khỏi. Các yếu tố sinh hoạt và dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng không kém trong quá trình điều trị và phòng tránh bệnh. Tất nhiên khi đi khám bệnh, bác sĩ vẫn sẽ hướng dẫn các chế độ này cho bệnh nhân nhưng không thể theo xuyên suốt quá trình điều trị. Vì vậy mỗi người cần tự đề cao ý thức và lên những kế hoạch riêng để chăm sóc sức khỏe thật tốt cho bản thân.

Viêm amidan có tự khỏi không?
Nghỉ ngơi đầy đủ, bổ sung dinh dưỡng khoa học kết hợp với tinh thần thoải mái lạc quan sẽ giúp điều trị bệnh nhanh chóng nhất

Cụ thể, để bệnh nhanh thuyên giảm, người bệnh nên chú ý các vấn đề sau đây

  • Cân bằng thời gian nghỉ ngơi và làm việc phù hợp, tránh làm việc quá sức. Một số thuốc trị viêm amidan thường kèm theo các tác dụng phụ như mệt mỏi buồn ngủ nên nghỉ ngơi cũng giúp sức khỏe ổn định hơn, tránh gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ để loại bỏ các ổ trú ngụ của vi khuẩn, virus
  • Súc miệng với nước muối sinh lý sẽ giúp làm giảm các triệu chứng ngứa rát khó chịu, sát khuẩn cổ họng đồng thời loại bỏ mùi hôi hiệu quả
  • Uống đủ 2- 2,5 lít nước mỗi ngày. Nước sẽ giúp hỗ trợ quá trình hoạt động của các cơ quan trong cơ thể đồng thời tăng cường đào thải các độc tố dư thừa khi uống thuốc, hạn chế tối đa những ảnh hưởng lên gan, thận hay các cơ quan nội tạng
  • Tránh dùng nước đá, người bệnh nên ưu tiên dùng nước ấm kể cả sau khi đã điều trị bệnh
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng hằng ngày để cơ thể luôn khỏe mạnh nhất. Bên cạnh các dưỡng chất quen thuộc như đạm, chất xơ, người bệnh nên tăng cường bổ sung thêm vitamin C nhằm tăng cường hệ miễn dịch và chống lại được tác nhân gây bệnh
  • Với những người đang trong quá trình điều trị nên ưu tiên ăn các món lỏng, dễ tiêu hóa
  • Hạn chế nêm nếm quá nhiều gia vị trong món ăn đặc biệt là đường, muối hay món ăn cay vì dễ kích ứng các yếu tố viêm
  • Đảm bảo ăn chín, uống sôi, nhai kỹ trước khi nuốt
  • Bổ sung các loại rau củ trái cây trong bữa ăn hằng ngày
  • Giữ ấm cơ thể, cổ họng khi ra ngoài
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài và khi đến những nơi công cộng để hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh đồng thời phòng tránh các dị nguyên xâm nhập vào cổ họng
  • Giữ tinh thần vui vẻ thoải mái trong suốt quá trình điều trị
  • Tăng cường tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng
  • Kiểm soát tốt các triệu chứng và thông báo ngay cho bác sĩ khi thấy các dấu hiệu bất thường.

Viêm amidan có tự khỏi không còn phụ thuộc vào chính sự kiên trì của người bệnh trong suốt quá trình chăm sóc tại nhà. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên dành thời gian kiểm tra tái khám định kỳ theo chỉ định từ bác sĩ để có hướng khắc phục hiệu quả nhất, phòng tránh nguy cơ biến chứng nguy hiểm khác.


Câu hỏi thường gặp

Viêm amidan, dù gây khó chịu, KHÔNG lây lan qua tiếp xúc thông thường. Điều này có nghĩa là bạn có thể yên tâm khi gần gũi người bệnh mà không lo bị lây nhiễm.

  • Nguyên nhân gây bệnh: Viêm amidan thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra, nhưng bản thân tình trạng viêm không lây.
  • Yếu tố di truyền: Mặc dù không lây, viêm amidan có thể mang tính di truyền, đặc biệt là trường hợp viêm tái phát nhiều lần.
  • Phòng ngừa: Vệ sinh tay thường xuyên, tránh tiếp xúc gần với người bị nhiễm trùng đường hô hấp, và tăng cường hệ miễn dịch là những biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Đừng để nỗi lo lây nhiễm cản trở bạn quan tâm đến người thân bị viêm amidan. Hãy tìm hiểu thêm về bệnh và cách phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

  • NÊN: Đặc biệt hiệu quả trong giai đoạn đầu, viêm nhẹ
  • KHÔNG THAY THẾ THUỐC: Trường hợp nặng cần thăm khám, dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ

Cách thực hiện: Pha nước muối loãng, ngậm và súc họng đều đặn nhiều lần/ngày

Lưu ý: Nước muối chỉ hỗ trợ điều trị, không thay thế phác đồ của bác sĩ. Hãy chủ động thăm khám để được tư vấn chính xác!

  • Cắt amidan có thể giúp giảm đáng kể tần suất và mức độ nghiêm trọng của viêm amidan.
  • Tuy nhiên, nó không đảm bảo hoàn toàn ngăn ngừa viêm họng.
  • Viêm họng vẫn có thể xảy ra do các nguyên nhân khác như virus, vi khuẩn, dị ứng, hoặc trào ngược dạ dày thực quản.

Quyết định cắt amidan cần được đưa ra sau khi thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ, cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro. Tìm hiểu kỹ về tình trạng sức khỏe của bạn và các lựa chọn điều trị khác trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Viêm amidan, một tình trạng phổ biến gây đau họng và khó chịu, có thể tự khỏi trong một số trường hợp nhẹ, đặc biệt là khi do virus gây ra. Tuy nhiên, nếu triệu chứng kéo dài hoặc nặng, việc thăm khám bác sĩ là cần thiết để tránh biến chứng.

  • Nguyên nhân: Viêm amidan thường do virus hoặc vi khuẩn gây ra
  • Triệu chứng: Đau họng, sốt, sưng amidan, khó nuốt
  • Tự khỏi: Có thể trong trường hợp nhẹ, do virus, và hệ miễn dịch khỏe mạnh
  • Cần thăm khám: Khi triệu chứng nặng, kéo dài, hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn
  • Điều trị: Nghỉ ngơi, uống nhiều nước, thuốc giảm đau, kháng sinh (nếu do vi khuẩn)

Cắt amidan có thể là giải pháp cần thiết trong một số trường hợp, nhưng không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt nhất. Cắt amidan khi:

  • Viêm amidan tái phát nhiều lần trong năm, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Viêm amidan gây biến chứng như áp xe quanh amidan, viêm khớp, viêm cầu thận...
  • Amidan quá to gây khó thở, ngủ ngáy, hoặc ảnh hưởng đến việc ăn uống.

Lưu ý: Cắt amidan là một thủ thuật ngoại khoa, cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa. Quyết định cắt amidan cần dựa trên đánh giá kỹ lưỡng của bác sĩ về tình trạng bệnh và lợi ích, rủi ro của thủ thuật.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan