Ở mức độ nhẹ, bệnh viêm amidan có thể được khắc phục bằng các bài thuốc thảo dược tự nhiên. Chúng khá lành tính và dễ sử dụng, phù hợp với nhiều đối tượng. Hãy cùng chúng tôi điểm qua 9 cách chữa viêm amidan tại nhà đang được người bệnh đánh giá cao về hiệu quả ngay trong bài viết sau.

Top 9 cách chữa viêm amidan tại nhà bằng thảo dược

Amidan là hệ thống phòng vệ giúp bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các tác nhân gây hại xâm nhập qua đường mũi hoặc miệng. Khi bị nhiễm trùng nặng, amidan sẽ có biểu hiện sưng to, gây vướng víu, đau nhức trong cổ họng và khiến người bệnh bị sốt, ho, thậm chí là khó thở.

Những cách chữa viêm amidan tại nhà bằng thảo dược tự nhiên thường được nhiều bệnh nhân lựa chọn để khắc phục bệnh tại nhà. Dưới đây là top 9 bài thuốc đang được áp dụng phổ biến:

1. Rau diếp cá – thảo dược chữa viêm amidan an toàn

Bệnh viêm amidan phát triển chủ yếu là do nhiễm virus, vi khuẩn. Rau diếp cá chứa thành phần kháng sinh tự nhiên có thể giúp tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, thảo dược này còn có tác dụng làm giảm sưng viêm amidan, xoa dịu cơn ho, tiêu đờm và nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.

Để trị viêm amidan, bạn có thể dùng rau diếp cá theo nhiều cách khác nhau. Ngoài việc uống nước diếp cá tươi hoặc ăn sống, có thể kết hợp thảo dược này chung với mật ong hay muối để đạt được hiệu quả trị bệnh tốt hơn.

 cách chữa viêm amidan tại nhà bằng lá diếp cá
Lá diếp cá có tác dụng giảm ho, long đờm, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh viêm amidan

 Dùng rau diếp cá và muối:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá diếp cá rửa sạch, ngâm trong nước muối 15 phút để tiệt trùng
  • Xay nhuyễn dược liệu với một ít muối ăn và 200ml nước
  • Lọc nước cốt rau diếp cá chia uống ngày 2 lần vào buổi sáng và tối sau khi ăn khoảng 30 phút
  • Áp dụng trong ít nhất 5 ngày để bệnh thuyên giảm

Kết hợp rau diếp cá với mật ong trị viêm amidan

  • Chuẩn bị khoảng 10 lá diếp cá và 2 thìa mật ong
  • Rửa sạch thảo dược, đem xay nhuyễn. Lọc qua rây lấy nước cốt
  • Pha thêm mật ong vào nước thu được và chia đều làm hai phần uống hết trong ngày

**Lưu ý: Rau diếp cá có tính lạnh nên không thích hợp với người có thể hàn. Trường hợp bị dị ứng với thành phần của thảo dược này bạn cũng không nên dùng trị viêm amidan hay bất kỳ mục đích nào khác.

2. Bài thuốc chữa viêm amidan từ cây đinh lăng

Dùng đinh lăng là cách chữa viêm amidan tại nhà đang được nhiều người áp dụng. Theo y học cổ truyền, đinh lăng có tính mát, giúp giải nhiệt, thải độc, tiêu thũng, diệt khuẩn. Thảo dược này giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn, đồng thời giảm hiện tượng sưng viêm ở amidan, giúp xoa dịu cơn đau nhức khó chịu ở khu vực bị tổn thương.

Trị viêm amidan bằng lá đinh lăng

  • Lấy 30g lá đinh lăng rửa sạch, để ráo nước
  • Bỏ thảo dược vào ấm sắc chung với 800ml nước
  • Đun sôi ấm thuốc, vặn nhỏ lửa nấu đến khi nước trong ấm cạn còn khoảng 300ml
  • Gạn thuốc sắc lá đinh lăng chia uống vào buổi sáng, trưa, tối
  • Dùng mỗi ngày 1 thang trong khoảng 1 tuần liền để các triệu chứng bệnh thuyên giảm hẳn

 Dùng vỏ cây đinh lăng

  • Chuẩn bị 20g vỏ cây đinh lăng và 20g vỏ cây khế chua
  • Rửa sạch cả hai vị thuốc và băm nhỏ
  • Sắc dược liệu chung với 500ml nước cho cô đặc còn một nửa là được
  • Chia thuốc sắc thu được làm 2 lần uống trong ngày
  • Một liệu trình điều trị kéo dài khoảng 7 ngày. Nếu các triệu chứng bệnh chưa dứt hẳn thì tiếp tục sắc thuốc uống cho đến khi khỏi hẳn.

3. Điều trị viêm amidan tại nhà bằng bồ công anh

Bồ công anh là thảo dược mọc hoang ở nhiều nơi nên khá dễ kiếm. Loại cây này trong dân gian còn có nhiều tên gọi khác như diếp hoang, cây mũi mác hay rau bồ cóc.

Sở dĩ, bồ công anh được dùng làm thuốc chữa viêm amidan là nhờ có đặc tính sát khuẩn, tiêu sưng tự nhiên. Nó giúp giảm sưng đau ở thành họng và cải thiện các triệu chứng liên quan đến bệnh. Đặc biệt, thành phần choline được tìm thấy trong bồ công anh còn giúp hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, cải thiện sức đề kháng cho cơ thể.

Với cách chữa viêm amidan bằng thảo dược này, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:
  • Chuẩn bị: 100g bồ công anh, 1/2 thìa muối ăn
  • Rửa sạch bồ công anh với nước muối, cắt nhỏ
  • Giã nát dược liệu rồi bọc vào một miếng vải sạch giã lấy nước cốt
  • Hòa tan muối với nước bồ công anh. Sau đó pha thêm vào hỗn hợp một ít nước ấm, chia làm 2 lần uống mỗi ngày.

*Lưu ý: Bà bầu và phụ nữ đang cho con bú không nên dùng bài thuốc từ bồ công anh.

4. Cây cúc tần trị viêm amidan

Cây cúc tần (hay húng chanh) là thảo dược được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh lý nhiễm trùng tai, mũi, họng. Trong lá cây đặc biệt chứa nhiều salicylat, eugenol hay chavicol. Chúng có tính kháng sinh mạch, giúp làm suy yếu hoạt động của vi khuẩn gây viêm amidan.

Ngoài ra, cây cúc tần còn có tác dụng trừ đờm, giảm ho, giải cảm, làm thông thoáng cổ họng, giảm bớt cảm giác vướng víu khó chịu.

Cách 1: Nhai lá cúc tần với muối

  • Hái 3 – 5 lá cúc tần, rửa sạch sẽ và ngâm trong nước muối loãng 15 phút để diệt khuẩn và ký sinh trùng
  • Bỏ lá vào miệng nhai với vài hạt muối ăn
  • Từ từ nuốt nước vào trong cổ họng để các hoạt chất kháng khuẩn tiếp xúc được với bề mặt amidan bị tổn thương.
  • Áp dụng mỗi ngày 2 – 3 lần trong 1 tuần liên tục.

Cách 2: Dùng lá cúc tần hấp cách thủy với đường phèn

  • Chuẩn bị 20 gram lá cúc tần và 20 gram đường phèn
  • Rửa sạch thảo dược, thái nhỏ, bỏ vào chén chung với đường phèn
  • Đem thuốc hấp cách thủy đến khi đường tan hết là được
  • Chắt nước uống và ăn cả cái, mỗi ngày 2 lần

5. Bài thuốc thảo dược trị viêm amidan từ cây rẻ quạt

Cây rẻ quạt thường được trồng làm cảnh. Thảo dược này chứa các thành phần quan trọng là irisfloretin, tectoridin và belamcandin. Chúng được biết đến với tác dụng giảm đau, tiêu đờm, kháng viêm, làm dịu cơn ho. Chính vì vậy, người dân thường sử dụng cây rẻ quạt làm thuốc chữa viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản và nhiều vấn đề khác về sức khỏe.

Cách sử dụng:

  • Dùng 1 nắm lá rẻ quạt tươi rửa qua nhiều lần nước cho sạch
  • Cắt nhỏ thảo dược, bỏ vào cối xay nhuyễn chung với 1 ly nước lọc
  • Vắt nước cốt lá rẻ quạt uống đều đặn mỗi ngày 2 lần trong khoảng 5 ngày

6. Cách chữa viêm amidan tại nhà bằng bài thuốc từ lá bạc hà

Lá bạc hà chứa nguồn methol phong phú. Chất này nổi tiếng với tác dụng giảm đau, kháng viêm, tiêu trừ đờm nhầy. Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa, vitamin B cùng các khoáng chất có trong lá bạc hà còn giúp thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương ở các mô bị bệnh, tăng cường chức năng hoạt động của hệ miễn dịch.

Cách sử dụng thuốc

  • Dùng 1 nắm lá bạc hà kết hợp với 3 quả chanh, 20g đường phèn và một ít muối trắng
  • Lá bạc hà rửa sạch, thái nhỏ. Chanh cắt đôi, vắt nước cốt, bỏ hạt
  • Đường phèn giã nhỏ, bỏ vào nồi nấu với một ít nước cho tan hoàn toàn
  • Tiếp tục cho lá bạc hà và nước cốt chanh vào nấu trên lửa nhỏ để hỗn hợp cô đặc lại thành một dạng siro lỏng.
  • Để thuốc nguội, bỏ vào hũ thủy tinh và cất trong tủ lạnh dùng dần
  • Để trị viêm amidan, bạn lấy 1 muỗng siro đem pha với một ít nước ấm. Ngày uống 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.

7. Lá xương sông – thảo dược chữa viêm amidan an toàn

Nhắc đến cách chữa viêm amidan bằng thảo dược an toàn, hiệu quả chúng ta phải kể đến bài thuốc từ lá xương sông. Đây là một loại thảo dược có tính ấm, giúp thông kinh, giảm ho, chống nhiễm trùng ở amidan, đồng thời làm tan đờm nhầy vướng víu trong cổ họng.

Để đẩy nhanh hiệu quả điều trị viêm amidan, dân gian thường kết hợp lá xương sông cùng với giấm ăn. Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 10 lá xương sông tươi, 30ml giấm ăn
  • Rửa sạch thuốc, vớt ra rổ để ráo nước hoàn toàn
  • Vò nát lá xương sông, bỏ vào bát ngâm với giấm
  • Mỗi lần lấy 1 lá ngậm trong miệng, nhai và nuốt nước từ từ
  •  Áp dụng ngày 2 – 3 lần để giảm bớt các triệu chứng khó chịu, giúp nhanh chóng đẩy lùi bệnh viêm amidan.

8. Lá dâu chữa viêm amidan

Cách chữa viêm amidan tại nhà bằng lá dâu hẳn còn khá xa lạ với nhiều người. Nguyên liệu này được sử dụng làm dược liệu trong y học cổ truyền với tên gọi là tầm tang. Nó có vị đắng, tính hàn, giúp giải nhiệt, hạ sốt, kháng viêm, tiêu sưng, long đờm. Sử dụng lá dâu đúng cách sẽ giảm thiểu được đáng kể các triệu chứng ho có đờm, sưng đau cổ họng do viêm amidan gây ra.

Cách dùng thuốc:

  • Chuẩn bị thang thuốc gồm 10g lá dâu tươi và 30g lá bách hợp
  • Cả hai đem rửa sạch với nước muối pha loãng, vớt ra rổ cho ráo nước
  • Bỏ thuốc vào ấm sắc với 1 lít nước cho cạn còn 500ml
  • Gạn thuốc ra chén chia làm 3 – 4 lần uống trong ngày. Dùng khi thuốc còn ấm để xoa dịu kích ứng trong cổ họng, tránh để thuốc sắc qua đêm.

9. Mẹo chữa viêm amidan tại nhà bằng gừng

Gừng ngoài tác dụng làm gia vị còn là thảo dược được nhiều người tin dùng làm thuốc chữa viêm amidan tại nhà. Thảo dược này có tính ấm, giúp giảm đau, ức chế co thắt cơ trong cổ họng, qua đó làm dịu cơn ho cho người bệnh.

Thêm vào đó, gừng còn có đặc tính sát trùng tự nhiên. Nó giúp sát khuẩn tại chỗ, đồng thời kích thích lưu thông máu đến cổ họng để amidan bị nhiễm trùng nhanh được chữa lành.

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị vài lát gừng tươi, 300ml nước sối, 10ml mật ong
  • Bỏ gừng vào trong ấm, chế nước sôi vào
  • Đậy kín nắp ấm, ủ trà trong 15 phút
  • Sau đó thêm mật ong vào, khuấy cho tan đều
  • Rót uống 2 – 3 ly mỗi ngày cho đến khi khỏi bệnh

Lưu ý khi chữa viêm amidan bằng thảo dược tại nhà

  • Cách chữa viêm amidan tại nhà bằng thảo dược có thể cho hiệu quả hoặc không tùy thuộc vào cơ địa của từng bệnh nhân.
  • Thuốc thảo dược cho tác dụng chậm nên chỉ thích hợp với người bị viêm amidan nhẹ. Bệnh nhân nên kiên trì áp dụng một bài thuốc trong một thời gian để bệnh tình tiến triển tốt.
  • Một số mẹo trị bệnh tại nhà chưa được khoa học chứng minh. Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn được một bài thuốc thảo dược phù hợp, an toàn và cho hiệu quả thật sự.
  • Thuốc thảo dược có thể tương tác với thuốc Tây. Vì vậy, đừng quên tham vấn ý kiến các thầy thuốc, bác sĩ chuyên khoa nếu bạn có ý định dùng thảo dược kết hợp với thuốc điều trị viêm amidan được bác sĩ kê đơn.
  • Để bệnh viêm amidan nhanh khỏi, cần chú ý giữ ấm cơ thể, tăng cường các thực phẩm giàu protein, omega 3 và vitamin C trong chế độ ăn. Tránh ăn các món cay, đồ chiên xào, bánh kẹo ngọt hay các món quá mặn bởi chúng có thể làm tăng nặng các triệu chứng bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần uống nhiều nước, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh xa môi trường ô nhiễm và tập thể thao đều đặn để đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe.

Câu hỏi thường gặp

Viêm amidan, dù gây khó chịu, KHÔNG lây lan qua tiếp xúc thông thường. Điều này có nghĩa là bạn có thể yên tâm khi gần gũi người bệnh mà không lo bị lây nhiễm.

  • Nguyên nhân gây bệnh: Viêm amidan thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra, nhưng bản thân tình trạng viêm không lây.
  • Yếu tố di truyền: Mặc dù không lây, viêm amidan có thể mang tính di truyền, đặc biệt là trường hợp viêm tái phát nhiều lần.
  • Phòng ngừa: Vệ sinh tay thường xuyên, tránh tiếp xúc gần với người bị nhiễm trùng đường hô hấp, và tăng cường hệ miễn dịch là những biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Đừng để nỗi lo lây nhiễm cản trở bạn quan tâm đến người thân bị viêm amidan. Hãy tìm hiểu thêm về bệnh và cách phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Viêm amidan, một tình trạng phổ biến gây đau họng và khó chịu, có thể tự khỏi trong một số trường hợp nhẹ, đặc biệt là khi do virus gây ra. Tuy nhiên, nếu triệu chứng kéo dài hoặc nặng, việc thăm khám bác sĩ là cần thiết để tránh biến chứng.

  • Nguyên nhân: Viêm amidan thường do virus hoặc vi khuẩn gây ra
  • Triệu chứng: Đau họng, sốt, sưng amidan, khó nuốt
  • Tự khỏi: Có thể trong trường hợp nhẹ, do virus, và hệ miễn dịch khỏe mạnh
  • Cần thăm khám: Khi triệu chứng nặng, kéo dài, hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn
  • Điều trị: Nghỉ ngơi, uống nhiều nước, thuốc giảm đau, kháng sinh (nếu do vi khuẩn)

Cắt amidan có thể là giải pháp cần thiết trong một số trường hợp, nhưng không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt nhất. Cắt amidan khi:

  • Viêm amidan tái phát nhiều lần trong năm, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Viêm amidan gây biến chứng như áp xe quanh amidan, viêm khớp, viêm cầu thận...
  • Amidan quá to gây khó thở, ngủ ngáy, hoặc ảnh hưởng đến việc ăn uống.

Lưu ý: Cắt amidan là một thủ thuật ngoại khoa, cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa. Quyết định cắt amidan cần dựa trên đánh giá kỹ lưỡng của bác sĩ về tình trạng bệnh và lợi ích, rủi ro của thủ thuật.

  • NÊN: Đặc biệt hiệu quả trong giai đoạn đầu, viêm nhẹ
  • KHÔNG THAY THẾ THUỐC: Trường hợp nặng cần thăm khám, dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ

Cách thực hiện: Pha nước muối loãng, ngậm và súc họng đều đặn nhiều lần/ngày

Lưu ý: Nước muối chỉ hỗ trợ điều trị, không thay thế phác đồ của bác sĩ. Hãy chủ động thăm khám để được tư vấn chính xác!

  • Cắt amidan có thể giúp giảm đáng kể tần suất và mức độ nghiêm trọng của viêm amidan.
  • Tuy nhiên, nó không đảm bảo hoàn toàn ngăn ngừa viêm họng.
  • Viêm họng vẫn có thể xảy ra do các nguyên nhân khác như virus, vi khuẩn, dị ứng, hoặc trào ngược dạ dày thực quản.

Quyết định cắt amidan cần được đưa ra sau khi thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ, cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro. Tìm hiểu kỹ về tình trạng sức khỏe của bạn và các lựa chọn điều trị khác trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan