Cắt amidan là phương pháp giúp giải quyết triệt để tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại cơ quan này. Đây là phương pháp điều trị bệnh được áp dụng khá phổ biến trong y khoa. Sau cắt amidan có hết viêm họng không? Đây là thắc mắc được rất nhiều người đặt ra, theo dõi bài viết bên dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.

Phẫu thuật cắt bỏ amidan có chữa khỏi bệnh viêm họng không?
Phẫu thuật cắt bỏ amidan có chữa khỏi bệnh viêm họng không?

Cắt amidan là gì? Khi nào nên cắt amidan

Amidan là tổ chức lympho lớn nhất cơ thể, chúng nằm ở hai bên lưỡi gà với chức năng chính là sản sinh kháng thể bảo vệ vùng hầu họng. Cắt amidan là phương pháp can thiệp ngoại khoa giúp loại bỏ hoàn toàn hai khối amidan bên trong vùng họng. Đây là phương pháp trị bệnh giúp giải quyết dứt điểm tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại tổ chức này và ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại. Tuy nhiên, việc cắt bỏ amidan có thể sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của hệ miễn dịch sau này. Vì thế, phương pháp trị bệnh này chỉ được áp dụng đối với những trường hợp thực sự cần thiết. Cụ thể là:

  • Viêm amidan không đáp ứng điều trị với phương pháp nội khoa.
  • Viêm amidan mãn tính tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.
  • Amidan bị nhiễm trùng nặng và phát sinh ra các biến chứng nguy hiểm.
  • Amidan sưng to gây tắc nghẽn đường thở, nuốt vướng,… hoặc nghi ngờ là khối amidan ác tính.

Cắt amidan có hết viêm họng không?

Giải đáp thắc mắc này chuyên gia cho biết, viêm amidan và viêm họng là hai bệnh lý riêng biệt nhưng có biểu hiện ra bên ngoài khá giống nhau đó là ho và viêm họng. Viêm amidan là hiện tượng viêm nhiễm và sưng tấy xảy ra tại các hốc amidan, chúng nằm ở hai bên thành họng và là điểm giao nhau giữa đường thở và đường ăn uống. Còn viêm họng được hiểu là hiện tượng nhiễm trùng xảy ra tại tế bào hầu họng, lúc này người bệnh sẽ có triệu chứng đau nhức toàn vùng cổ. Viêm họng thường là biến chứng của bệnh viêm amidan nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Cắt amidan có tác dụng điều trị dứt điểm tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại tổ chức này. Nếu viêm amidan đã gây biến chứng ra các cơ quan xung quanh thì việc cắt amidan không thể chữa khỏi viêm họng, lúc này người bệnh cần phải áp dụng thêm một số phương pháp điều trị chuyên biệt khác. Đồng thời, việc cắt amidan cũng không thể ngăn chặn bệnh viêm họng tái phát trở lại. Do viêm amidan chỉ là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh, ngoài ra bệnh viêm họng cũng có thể khởi phát do nhiều yếu tố khác.

Những điều cần lưu ý sau khi cắt amidan

Sau khi cắt amidan, người bệnh cần phải chăm sóc sức khỏe đúng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để có thể giải quyết dứt điểm bệnh viêm họng. Sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng xảy ra. Vì thế, việc dùng thuốc trị viêm họng sau cắt amidan cần phải nghe theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, tránh tình trạng tương tác thuốc nguy hiểm đến sức khỏe. Dưới đây là những điều cần lưu ý sau khi cắt amidan bạn cần nắm rõ:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và súc họng bằng nước muối sinh lý 2 lần/ngày giúp loại bỏ các tác nhân gây hại tồn tại bên trong vòm họng.
  • Chú ý giữ ấm cơ thể đặc biệt là vùng họng khi thời tiết chuyển biến lạnh. Đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài để ngăn cản sự xâm nhập của tác nhân gây hại vào hệ hô hấp.
  • Sau cắt amidan bạn chỉ nên sử dụng thức ăn lỏng để tránh gây tổn thương đến vết mổ. Nên tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây tươi và thực phẩm giàu dinh dưỡng vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày.
  • Người bệnh tuyệt đối không được dùng đồ uống có cồn và chất kích thích để tránh gây ảnh hưởng đến quá trình phục hồi tổn thương. Đồng thời, tránh dùng đồ ăn cay nóng và thực phẩm lạnh dễ gây kích thích đến vùng họng.
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể giúp làm ẩm niêm mạc và ngăn ngừa viêm nhiễm. Ngoài nước lọc ấm bạn cũng có thể sử dụng một số loại trà thảo dược như cam thảo, gừng tươi,…
  • Tránh các hoạt động gây kích thích đến vùng hầu họng như nói to, la hét,… Tăng cường tập luyện thể dục thể thao giúp nâng cao sức đề kháng cơ thể.
  • Giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ và thoáng khí giúp hệ hô hấp hoạt động tốt nhất. Sử dụng thêm máy cấp ẩm trong môi trường điều hòa để tránh bị khô và đau rát cổ họng.

Bài viết trên đây là giải đáp thắc mắc “Sau khi cắt amidan có hết viêm họng không?” bạn có thể tham khảo. Khi bị viêm amidan hoặc viêm họng, tốt nhất người bệnh nên tiến hành thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán và phác đồ điều trị phù hợp nhất. Tuyệt đối không được chủ quan để bệnh chuyển biến nặng và phát sinh biến chứng.


Câu hỏi thường gặp

Viêm amidan, dù gây khó chịu, KHÔNG lây lan qua tiếp xúc thông thường. Điều này có nghĩa là bạn có thể yên tâm khi gần gũi người bệnh mà không lo bị lây nhiễm.

  • Nguyên nhân gây bệnh: Viêm amidan thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra, nhưng bản thân tình trạng viêm không lây.
  • Yếu tố di truyền: Mặc dù không lây, viêm amidan có thể mang tính di truyền, đặc biệt là trường hợp viêm tái phát nhiều lần.
  • Phòng ngừa: Vệ sinh tay thường xuyên, tránh tiếp xúc gần với người bị nhiễm trùng đường hô hấp, và tăng cường hệ miễn dịch là những biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Đừng để nỗi lo lây nhiễm cản trở bạn quan tâm đến người thân bị viêm amidan. Hãy tìm hiểu thêm về bệnh và cách phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

  • Cắt amidan có thể giúp giảm đáng kể tần suất và mức độ nghiêm trọng của viêm amidan.
  • Tuy nhiên, nó không đảm bảo hoàn toàn ngăn ngừa viêm họng.
  • Viêm họng vẫn có thể xảy ra do các nguyên nhân khác như virus, vi khuẩn, dị ứng, hoặc trào ngược dạ dày thực quản.

Quyết định cắt amidan cần được đưa ra sau khi thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ, cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro. Tìm hiểu kỹ về tình trạng sức khỏe của bạn và các lựa chọn điều trị khác trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Viêm amidan, một tình trạng phổ biến gây đau họng và khó chịu, có thể tự khỏi trong một số trường hợp nhẹ, đặc biệt là khi do virus gây ra. Tuy nhiên, nếu triệu chứng kéo dài hoặc nặng, việc thăm khám bác sĩ là cần thiết để tránh biến chứng.

  • Nguyên nhân: Viêm amidan thường do virus hoặc vi khuẩn gây ra
  • Triệu chứng: Đau họng, sốt, sưng amidan, khó nuốt
  • Tự khỏi: Có thể trong trường hợp nhẹ, do virus, và hệ miễn dịch khỏe mạnh
  • Cần thăm khám: Khi triệu chứng nặng, kéo dài, hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn
  • Điều trị: Nghỉ ngơi, uống nhiều nước, thuốc giảm đau, kháng sinh (nếu do vi khuẩn)

Cắt amidan có thể là giải pháp cần thiết trong một số trường hợp, nhưng không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt nhất. Cắt amidan khi:

  • Viêm amidan tái phát nhiều lần trong năm, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Viêm amidan gây biến chứng như áp xe quanh amidan, viêm khớp, viêm cầu thận...
  • Amidan quá to gây khó thở, ngủ ngáy, hoặc ảnh hưởng đến việc ăn uống.

Lưu ý: Cắt amidan là một thủ thuật ngoại khoa, cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa. Quyết định cắt amidan cần dựa trên đánh giá kỹ lưỡng của bác sĩ về tình trạng bệnh và lợi ích, rủi ro của thủ thuật.

  • NÊN: Đặc biệt hiệu quả trong giai đoạn đầu, viêm nhẹ
  • KHÔNG THAY THẾ THUỐC: Trường hợp nặng cần thăm khám, dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ

Cách thực hiện: Pha nước muối loãng, ngậm và súc họng đều đặn nhiều lần/ngày

Lưu ý: Nước muối chỉ hỗ trợ điều trị, không thay thế phác đồ của bác sĩ. Hãy chủ động thăm khám để được tư vấn chính xác!

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan