Viêm amidan cấp ở người lớn do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Bệnh gây sưng viêm ở hai bên amidan kèm theo các triệu chứng khác như sốt, đau họng, nuốt vướng, khó thở… Để điều trị viêm amidan cấp cho người trưởng thành, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kết hợp với các biện pháp tự chăm sóc tại nhà để sức khỏe mau phục hồi.
Triệu chứng viêm amidan cấp ở người lớn
Các triệu chứng của viêm amidan ở người lớn tương tự như các triệu chứng ở trẻ em và có thể bao gồm:
- Đau và vướng víu trong cổ họng. Cơn đau tăng lên khi nuốt thức ăn hoặc nước bọt
- Sốt, rét run. Nhiệt độ có thể lên đến 38 - 39 độ
- Amidan hai bên sưng tấy, đỏ làm thu hẹp không gian ở cổ họng
- Xuất hiện lớp màng màu trắng hoặc vàng trên bề mặt amidan
- Nổi hạch to ở cổ
- Miệng và hơi thở có mùi hôi
- Khó nuốt, nuốt vướng
- Thay đổi giọng nói
- Đau ở tai, đầu hoặc bụng
- Ho khan
- Cứng cổ
- Chán ăn, ăn uống không ngon miệng
- Khó thở, thở nặng nhọc, có tiếng ngáy khi ngủ
- Nghẹt mũi
- Chảy nước mũi
Nguyên nhân gây viêm amidan cấp ở người lớn
Bệnh viêm amidan cấp ở người lớn là tình trạng sưng đỏ, phù nề ở amidan xảy ra trong ngắn hạn. Các triệu chứng bệnh thường có khuynh hướng diễn ra trong thời gian từ 3 - 5 ngày và thuyên giảm dần.
Nhiễm virus chính là nguyên nhân gây viêm amidan cấp ở người trưởng thành. Nhiều loại virus khác nhau được xác định là thủ phạm gây ra căn bệnh này như herpes simplex, virus cúm, virus cự bào, adenovirus, virus sởi, virus cảm lạnh thông thường hay virus Epstein-Barr.
Đôi khi, vi khuẩn cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh viêm amidan cấp ở người lớn, chiếm khoảng 15 - 30%. Trong đó, vi khuẩn Streptococcus pyogenes được tìm thấy trong hầu hết các trường hợp mắc bệnh.
Các tác nhân gây bệnh có thể tấn công vào cơ thể khi gặp các điều kiện thuận lợi như:
- Sức đề kháng suy giảm
- Tiếp xúc thường xuyên với trẻ nhỏ mắc bệnh
- Sống và làm việc trong môi trường đông đúc, chẳng hạn như các trung tâm chăm sóc sức khỏe, trường học, doanh trại quân đội...
- Thay đổi thời tiết đột ngột
- Ý thức vệ sinh răng miệng và tai mũi họng kém
- Hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động
- Tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên ( lông chó mèo, phấn hoa, bụi bẩn, hóa chất,...) làm kích hoạt phản ứng miễn dịch trong cơ thể gây sưng viêm amidan cấp.
- Mắc các bệnh lý mãn tính như viêm họng, viêm xoang, viêm mũi dị ứng.
Bệnh viêm amidan cấp ở người lớn có lây không?
Viêm amidan cấp ở người lớn có lây hay không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Trường hợp bị nhiễm virus, tác nhân gây bệnh thường dễ lây lan khi tiếp xúc trực tiếp giữa người với người. Virus thường có trong nước bọt hay dịch tiết ở cổ họng của người bệnh nên nó có thể lây từ người bị bệnh sang các đối tượng khỏe mạnh thông qua một số hoạt động như hôn môn, dùng chung ly nước, đũa, thìa hay bàn chải đánh răng... Tình trạng này cũng có thể xảy ra tương tự đối với nhiễm trùng amidan cấp do vi khuẩn.
Trường hợp bệnh viêm amidan cấp ở người lớn phát triển thứ phát sau khi mắc các bệnh lý mãn tính như viêm mũi dị ứng, viêm xoang hay viêm mũi mãn tính thì bệnh không có khả năng lây nhiễm.
Nếu bị viêm amidan cấp, bạn có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây để ngăn chặn sự lây lan của bệnh:
- Ở trong nhà nghỉ ngơi, hạn chế tiếp xúc với người khác cho đến khi các triệu chứng bệnh chấm dứt hẳn được vài ngày.
- Mang khẩu trang khi ra ngoài hoặc khi đến nơi làm việc
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, nhất là sau khi ho, hắt hơi hoặc dùng tay chạm vào mũi miệng.
- Khi ho hay hắt hơi, hãy che miệng và dùng khăn giấy thấm giọt bắn, sau đó vứt bỏ khăn giấy ngay.
- Tránh tiếp xúc thân mật với người khác hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân với người khỏe mạnh.
Viêm amidan cấp ở người lớn có nguy hiểm không?
Bệnh viêm amidan cấp ở người lớn mặc dù không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng lại khiến cho người bệnh mệt mỏi, khó chịu. Amidan sưng to gây đau đớn, biến đổi giọng nói và gây cản trở đến việc ăn uống, giao tiếp hàng ngày.
Nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách, bệnh viêm amidan cấp tính ở người lớn có thể tiến triển thành mãn tính và tái phát nhiều đợt trong năm.
Đặc biệt, người bệnh có nguy cơ gặp một số biến chứng khi bị viêm amidan cấp do liên cầu khuẩn nhóm A mà không được dùng kháng sinh đầy đủ hoặc điều trị chậm trễ. Bao gồm:
- Sốt thấp khớp
- Nổi ban đỏ
- Viêm khớp phản ứng sau mô cầu
- Viêm thận
Chẩn đoán viêm amidan cấp ở người lớn
Tại phòng khám chuyên khoa, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám sức khỏe tổng thể cho bạn, kiểm tra tiền sử bệnh, ghi nhận các triệu chứng đang gặp phải. Một cây đè lưỡi bằng gỗ sẽ được đưa vào miệng để mở rộng không gian bên trong, giúp bác sĩ dễ dàng quan sát được amidan và tìm kiếm các dấu hiệu có liên quan đến bệnh, chẳng hạn như sưng, đỏ hay nổi màng trắng trên amidan...
Việc kiểm tra nhiệt độ cũng được tiến hành để xem liệu bạn có bị sốt hay không. Cùng với đó, bác sĩ có thể dùng một cái đèn nhỏ để kiểm tra mũi và tai của bạn để tìm kiếm dấu hiệu của nhiễm trùng, đồng thời xem xét cả tình trang đau, nổi hạch bên ngoài cổ.
Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây viêm amidan cấp ở người lớn. Bao gồm:
- Xét nghiệm tế bào ở cổ họng: Bác sĩ đưa một cây tăm bông vào trong cổ họng để lấy mẫu mô bị bệnh đem đi làm xét nghiệm tìm kiếm vi khuẩn liên cầu. Kết quả thường có sau khoảng 10 - 15 phút. Nếu kết quả xét nghiệm là âm tính thì có thể cho kết luận virus chính là thủ phạm gây bệnh.
- Xét nghiệm máu: Số lượng tế bào bạch cầu trong máu cao hay thấp có thể cho biết bệnh viêm amidan cấp ở người lớn do virus hay vi khuẩn gây ra.
Phòng ngừa viêm amidan cấp ở người lớn
Người trưởng thành có thể giảm nguy cơ mắc bệnh viêm họng cấp bằng những cách đơn giản dưới đây:
- Rửa tay kỹ với xà phòng chứa chất diệt khuẩn một cách thường xuyên, nhất là trước các bữa ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc khi từ ngoài trở về nhà.
- Không dùng chung thức ăn, bát, thìa, đũa, ly hay uống chung chai nước với người khác
- Thay bàn chải đánh răng thường xuyên, nhất là sau một đợt bị nhiễm trùng cấp ở đường hô hấp
- Giữ ấm vùng mũi, cổ họng và toàn bộ cơ thể khi trời lạnh
- Uống nhiều nước. Sử dụng máy làm ẩm không khí trong phòng ngủ để tránh bị khô cổ họng khiến vi khuẩn, virus có cơ hội tấn công vào cơ thể.
- Có chế độ ăn uống đầy đủ, đa dạng các loại thực phẩm để hệ miễn dịch hoạt động tốt.
- Điều trị triệt để các bệnh lý khác ở tai mũi họng, tránh để nhiễm trùng lây lan dẫn đến viêm amidan cấp ở người lớn.
Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?
Các dấu hiệu viêm amidan cấp ở người lớn có thể thuyên giảm sau 3 - 5 ngày nếu được chăm sóc tốt và nghỉ ngơi đầy đủ. Tuy nhiên cũng có những trường hợp bệnh kéo dài tới 2 tuần.
Gặp bác sĩ ngay nếu bạn có các biểu hiện sau:
- Tình trạng bệnh không cải thiện mà ngày càng trở nặng
- Sốt cao kèm đau họng
- Tình trạng đau họng không cải thiện sai 24 - 48 tiếng
- Khó nuốt, nuốt vướng hoặc không thể ăn uống được
- Cơ thể mệt mỏi, suy yếu
Cách điều trị viêm amidan cấp ở người lớn
Phương pháp chữa viêm amidan cấp ở người lớn được lựa chọn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Thông thường bệnh nhân bị nhiễm trùng amidan ở giai đoạn cấp tính sẽ được điều trị bằng nội khoa kết hợp với chăm sóc tại nhà.
1. Cách trị viêm amidan cấp ở người lớn do virus
Nhiễm virus là nguyên nhân của phần lớn các trường hợp bị viêm amidan ở người trưởng thành. Bệnh có thể tự khỏi sau một thời gian ngắn nếu được chăm sóc tốt. Phương pháp khắc phục được khuyến nghị bao gồm:
- Nghỉ ngơi nhiều hơn để sức khỏe nhanh hồi phục, giúp cơ thể bớt mệt mỏi
- Uống nhiều nước. Ưu tiên uống nước ấm để xoa dịu kích ứng trong cổ họng và làm loãng dịch tiết, đờm nhầy.
- Sử dụng các thuốc giảm đau không kê đơn để hạ sốt và giúp cổ họng bớt đau
- Dùng máy phun sương tạo độ ẩm cho không khí trong nhà nếu thời tiết khô hanh
- Sử dụng các thức ăn mềm cho dễ nuốt. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng thức ăn đông lạnh, chẳng hạn như kem que để giảm cảm giác đau họng.
- Dùng viên ngậm OTC để giảm ho và giữ ẩm cho cổ họng
2. Cách trị viêm amidan cấp ở người lớn do vi khuẩn
Nếu xét nghiệm tìm thấy vi khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh để điều trị viêm amidan cấp ở người lớn. Penicillin và Amoxicillin là những loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn cho người trưởng thành bị viêm amidan cấp do vi khuẩn. Trường hợp bị dị ứng với các thuốc trên sẽ được bác sĩ thay thế bằng một loại thuốc kháng sinh nhóm khác phù hợp và an toàn hơn.
Đôi khi thuốc kháng sinh có thể được chỉ định chung với một số loại thuốc khác để làm giảm triệu chứng bệnh, rút ngắn thời gian điều trị. Chẳng hạn như:
- Thuốc hạ sốt, giảm đau: Efferalgan hay Paracetamol... Nhóm thuốc này được sử dụng cho bệnh nhân bị đau họng nghiêm trọng hoặc sốt từ 38 độ trở lên.
- Thuốc kháng viêm không steroid: Thuốc giúp cải thiện tình trạng sưng đỏ ở amidan, đồng thời xoa dịu cảm giác đau rát khó chịu trong cổ họng cho người bệnh.
- Thuốc giảm ho: Dùng cho bệnh nhân bị ho nhiều nhưng không có đờm
- Thuốc bổ: Một số bệnh nhân có thể được bác sĩ đề nghị dùng thêm viên uống bổ sung vitamin A, C, E để tăng khả năng miễn dịch của cơ thể và giúp sức khỏe nhanh hồi phục.
3. Mẹo hỗ trợ giảm viêm amidan cấp ở người lớn tại nhà
Một số mẹo tự nhiên mặc dù không giúp chữa khỏi viêm amidan cấp ở người lớn nhưng có thể giúp hỗ trợ giảm sưng đau amidan, cải thiện các triệu chứng bệnh và đẩy nhanh hiệu quả của thuốc điều trị.
- Súc miệng bằng nước muối:
Sử dụng nước muối ấm để súc miệng 3 - 4 lần mỗi ngày có tác dụng sát trùng, làm dịu cơn đau họng, giảm sưng amidan. Bạn hãy lấy khoảng 1/2 thìa cà phê muối đem pha với 200ml nước, khuấy đều cho muối tan hết rồi dùng súc miệng vài lần liên tiếp. Cuối cùng súc miệng lại lần nữa bằng nước thường.
- Ngậm kẹo cam thảo:
Cam thảo chứa hoạt chất kháng viêm, có tác dụng làm dịu kích ứng trong cổ họng, giảm sưng tấy ở amidan. Bạn có thể mua viên ngậm chứa cam thảo về sử dụng hoặc dùng rễ cam thảo hãm trà uống.
- Dùng mật ong:
Mật ong giàu vitamin, khoáng chất và axit amin. Chúng giúp làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, giảm mệt mỏi, đồng thời sát trùng cổ họng, giúp amidan nhanh hết sưng viêm.
Để cải thiện các triệu chứng bệnh viêm amidan cấp ở người lớn, dân gian thường lấy mật ong pha với nước chanh ấm uống hoặc nuốt trực tiếp mật ong nguyên chất.
- Uống trà gừng:
Trà gừng có đặc tính chống viêm, giảm đau nên được sử dụng như một phương thuốc chữa bệnh tự nhiên cho viêm amidan cấp ở người lớn. Người bệnh chỉ cần nhâm nhi 2 - 3 tách trà gừng ấm mỗi ngày sẽ giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng khó chịu trong cổ họng.
- Bài thuốc từ tỏi:
Ăn sống 3 - 4 tép tỏi tươi mỗi ngày hoặc giã tỏi lấy nước cốt hòa với mật ong uống. Đây là bài thuốc dân gian chữa viêm amidan tại nhà đang được nhiều người áp dụng. Nhờ chứa một lượng lớn allicin, tỏi hoạt động tương tự như thuốc kháng sinh, giúp ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây viêm amidan.
- Cách chữa viêm amidan cấp ở người lớn bằng nghệ:
Nghệ có đặc tính chống oxy hóa, kháng viêm mạnh nhờ chứa nhiều curcumin. Nguyên liệu này được dùng chữa viêm amidan cấp cho người trưởng thành theo nhiều cách khác nhau như:
+ Lấy 1 thìa cà phê bột nghệ pha chung với 300ml nước ấm và vài hạt muối ăn. Dùng hỗn hợp này súc miệng và cổ họng mỗi ngày 2 lần.
+ Giã nát 2 củ nghệ tươi rồi thêm mật ong vào. Đem hấp cách thủy 20 phút, sau đó chắt nước uống. Mỗi lần dùng 2 thìa cà phê x 3 lần/ngày.
+ Pha bột nghệ với sữa ấm uống.
Viêm amidan, dù gây khó chịu, KHÔNG lây lan qua tiếp xúc thông thường. Điều này có nghĩa là bạn có thể yên tâm khi gần gũi người bệnh mà không lo bị lây nhiễm.
- Nguyên nhân gây bệnh: Viêm amidan thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra, nhưng bản thân tình trạng viêm không lây.
- Yếu tố di truyền: Mặc dù không lây, viêm amidan có thể mang tính di truyền, đặc biệt là trường hợp viêm tái phát nhiều lần.
- Phòng ngừa: Vệ sinh tay thường xuyên, tránh tiếp xúc gần với người bị nhiễm trùng đường hô hấp, và tăng cường hệ miễn dịch là những biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Đừng để nỗi lo lây nhiễm cản trở bạn quan tâm đến người thân bị viêm amidan. Hãy tìm hiểu thêm về bệnh và cách phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
- NÊN: Đặc biệt hiệu quả trong giai đoạn đầu, viêm nhẹ
- KHÔNG THAY THẾ THUỐC: Trường hợp nặng cần thăm khám, dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ
Cách thực hiện: Pha nước muối loãng, ngậm và súc họng đều đặn nhiều lần/ngày
Lưu ý: Nước muối chỉ hỗ trợ điều trị, không thay thế phác đồ của bác sĩ. Hãy chủ động thăm khám để được tư vấn chính xác!
- Cắt amidan có thể giúp giảm đáng kể tần suất và mức độ nghiêm trọng của viêm amidan.
- Tuy nhiên, nó không đảm bảo hoàn toàn ngăn ngừa viêm họng.
- Viêm họng vẫn có thể xảy ra do các nguyên nhân khác như virus, vi khuẩn, dị ứng, hoặc trào ngược dạ dày thực quản.
Quyết định cắt amidan cần được đưa ra sau khi thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ, cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro. Tìm hiểu kỹ về tình trạng sức khỏe của bạn và các lựa chọn điều trị khác trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Viêm amidan, một tình trạng phổ biến gây đau họng và khó chịu, có thể tự khỏi trong một số trường hợp nhẹ, đặc biệt là khi do virus gây ra. Tuy nhiên, nếu triệu chứng kéo dài hoặc nặng, việc thăm khám bác sĩ là cần thiết để tránh biến chứng.
- Nguyên nhân: Viêm amidan thường do virus hoặc vi khuẩn gây ra
- Triệu chứng: Đau họng, sốt, sưng amidan, khó nuốt
- Tự khỏi: Có thể trong trường hợp nhẹ, do virus, và hệ miễn dịch khỏe mạnh
- Cần thăm khám: Khi triệu chứng nặng, kéo dài, hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn
- Điều trị: Nghỉ ngơi, uống nhiều nước, thuốc giảm đau, kháng sinh (nếu do vi khuẩn)
Cắt amidan có thể là giải pháp cần thiết trong một số trường hợp, nhưng không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt nhất. Cắt amidan khi:
- Viêm amidan tái phát nhiều lần trong năm, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Viêm amidan gây biến chứng như áp xe quanh amidan, viêm khớp, viêm cầu thận...
- Amidan quá to gây khó thở, ngủ ngáy, hoặc ảnh hưởng đến việc ăn uống.
Lưu ý: Cắt amidan là một thủ thuật ngoại khoa, cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa. Quyết định cắt amidan cần dựa trên đánh giá kỹ lưỡng của bác sĩ về tình trạng bệnh và lợi ích, rủi ro của thủ thuật.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!