Nhờ đó đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và giảm ngứa rát cổ họng mà gừng được dân gian tận dụng để trị nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có bệnh ho. Hơn thế nữa, các dưỡng chất khác có trong dược liệu còn giúp chữa lành các tổn thương ở lớp niêm mạc hầu họng. Nếu vẫn còn hoang mang trong cách thực hiện, hãy tham khảo ngay 5 cách trị ho bằng gừng được chia sẻ dưới đây.

Chia sẻ 5 cách trị ho bằng gừng vừa hiệu quả vừa an toàn tại nhà
Chia sẻ 5 cách trị ho bằng gừng vừa hiệu quả vừa an toàn tại nhà

Dùng gừng trị ho có thực sự hiệu quả không?

Gừng là một trong những loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của mỗi gia đình. Chúng không chỉ được dùng để tạo hương thơm, tăng vị ngon cho món ăn mà còn được dân gian tận dụng để trị các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp và các bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm, đó có thể là bệnh viêm amidan, viêm thanh quản, viêm họng, đau rát cổ họng,… Bên cạnh đó, gừng còn được sử dụng để trị ho cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Trong một số tài liệu y học cổ truyền cho biết, gừng còn được biết đến với tên gọi là Sinh khương. Dược liệu này có vị cay, tính ấm, có tác dụng khử phong, tán hàn, tiêu viêm, ấm phế, giải biểu, đào thải độc tố và kích thích hệ tiêu hóa. Ngoài ra, nhờ có bản chất kháng khuẩn và chống viêm, gừng còn có tác dụng làm dịu cơn đau rát cổ họng, hỗ trợ làm ấm cổ họng, cải thiện tình trạng sưng viêm và thúc đẩy quá trình chữa lành các tổn thương ở niêm mạc hầu họng.

Nhờ có tính ấm, vị cay mà gừng có tác dụng làm ấm cổ họng, cải thiện tình trạng sưng viêm và chữa lành các tổn thương ở niêm mạc hầu họng
Nhờ có tính ấm, vị cay mà gừng có tác dụng làm ấm cổ họng, cải thiện tình trạng sưng viêm và chữa lành các tổn thương ở niêm mạc hầu họng

Song song, giới y học hiện đại cho biết, trong gừng có chứa lượng lớn tinh dầu có tác dụng hỗ trợ trị ho, cảm lạnh, chống buồn nôn và tăng cường tuần hoàn tiết dịch. Những thành phần hoạt chất có trong tinh dầu điển hình như: zingiberol, zingiberene, borneol, phellandrene, methyheptenone, chavicol,… Ngoài ra, những hoạt chất này còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch, giảm đau rát cổ họng và hỗ trợ điều trị bệnh ho, viêm họng.

Đặc biệt, trong gừng còn chứa thành phần hoạt chất Gingerols – đây là một hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ. Nhiều nghiên cứu cho biết, hoạt chất này có khả năng ức chế quá trình hoạt động và tiêu diệt nhanh các tác nhân gây hại, nhất là virus RSV (Respiratory syncytial virus) hay còn được gọi là virus hợp bào hô hấp. Loại virus này là nguyên nhân chính gây cảm cúm và một số tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp khác.

Thành phần hoạt chất Gingerols trong gừng có tác dụng ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn hay virus gây hại cho đường hô hấp
Thành phần hoạt chất Gingerols trong gừng có tác dụng ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn hay virus gây hại cho đường hô hấp

Với những công dụng mà gừng đem lại, bạn hoàn toàn có thể tận dụng để trị ho, viêm họng, sổ mũi hay các vấn đề khác liên quan đến bệnh hô hấp. Hơn thế nữa, loại dược liệu này có độ an toàn cao, thích hợp với mọi đối tượng và không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.

Mặc dù được đánh giá cao công dụng cũng như mức độ an toàn nhưng gừng là nguyên liệu thiên nhiên nên tác dụng chữa bệnh thường chậm hơn so với việc điều trị bằng thuốc đặc trị. Do đó, người bệnh cần có sự kiên trì nhất định khi lựa chọn phương pháp này. Đồng thời, kết hợp với chế độ chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa bệnh tại nhà.

Chia sẻ 5 cách trị ho bằng gừng vừa an toàn vừa hiệu quả

Hiện nay có rất nhiều cách trị ho bằng gừng nhưng phổ biến nhất là 5 cách dưới đây dùng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ:

1. Nấu nước gừng xông hơi trị ho tại nhà

Xông hơi với nước gừng là một giải pháp hỗ trợ điều trị ho được nhiều người áp dụng. Các tinh dầu có trong nguyên liệu sẽ bay hơi theo nước vào đường mũi, từ đó giúp làm loãng chất dịch bị ứ ở khoang mũi, thông thoáng cổ họng, giảm ho, ức chế và tiêu diệt các tác nhân gây hại cho đường hô hấp. Không những vậy, cách làm này còn giúp thư giãn tinh thần, giải phóng căng thẳng và tăng cường quá trình tuần hoàn máu.

Xông hơi với nước gừng trị ho là một giải pháp dễ thực hiện, an toàn và hiệu quả tốt
Xông hơi với nước gừng trị ho là một giải pháp dễ thực hiện, an toàn và hiệu quả tốt

– Hướng dẫn thực hiện:

  • Rửa sạch 1 – 2 củ gừng tươi (tùy vào kích thước), sau đó để nguyên vỏ và thái thành từng lát mỏng;
  • Bắc một nồi nước chừng 1 – 2 lít lên bếp và tiến hành đun sôi;
  • Khi nước đã sôi, cho hết phần gừng đã được sơ chế vào, đun thêm 1 phút rồi tắt bếp;
  • Đổ nước ra chậu lớn và bắt đầu ngồi xông;
  • Sử dụng khăn bông có kích thước lớn để trùm kín đầu, đưa mặt gần chậu nước đang bốc hơi để hít lấy lượng tinh dầu theo nước bốc lên. Lưu ý, giữ khoảng cách an toàn để tránh bị bỏng. Có thể nhắm bịt nắm để tránh tình trạng khó chịu và chảy nước mắt khi xông;
  • Tiến hành xông khoảng 15 phút hoặc cho đến khi nước nguội hẳn. Sau đó, xì mũi nhẹ để chất dịch nhầy thoát ra ngoài;
  • Thực hiện mỗi ngày 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Kiên trì thực hiện cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hẳn.

2. Gừng chưng đường phèn – Bài thuốc dân gian trị ho tại nhà

Trong Đông y, đường phèn là dược liệu có vị ngọt thanh, có tác dụng làm dịu cơn đau rát cổ họng, nhuận phế, tiêu đờm và thanh nhiệt. Bên cạnh đó, nguyên liệu này còn có tác dụng hỗ trợ điều trị ho và khắc phục tình trạng viêm nhiễm. Khi kết hợp đường phèn với gừng sẽ tạo ra bộ đôi hoàn chỉnh trong việc điều trị ho có đờm cũng như chữa lành các tổn thương ở niêm mạc hầu họng, làm ấm bụng và ấm cổ họng.

Đường phèn là nguyên liệu có tác dụng làm dịu cơn đau rát cổ họng, tiêu đờm và nhuận phế
Đường phèn là nguyên liệu có tác dụng làm dịu cơn đau rát cổ họng, tiêu đờm và nhuận phế

– Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 củ gừng tươi và một ít đường phèn;
  • Đem gừng sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ bụi bẩn, sau đó cạo bỏ vỏ và thái thành từng lát mỏng;
  • Cho hết phần gừng vừa được sơ chế vào trong chén sứ. Tiếp tục cho một lượng đường phèn vừa đủ (nếu đường phèn ở dạng khối bạn cần đập nhỏ trước khi trộn chung với gừng);
  • Đem hỗn hợp chưng cách thủy trong khoảng 15 phút;
  • Để hỗn hợp nguội hẳn rồi sử dụng cả nước lẫn cái để trị ho;
  • Kiên trì sử dụng 2 – 3 ngày sẽ nhận thấy bệnh có dấu hiệu thuyên giảm, cơn ho khan và ho có đờm dần loại bỏ.

3. Uống trà gừng giúp làm dịu cơn ho, chứng đau rát cổ họng

Trị ho bằng trà gừng là một giải pháp hiệu quả, dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí và không gây ra hiện tượng nhờn thuốc nếu sử dụng lâu dài. Loại trà này có chứa nhiều dưỡng chất có khả năng khắc phục tình trạng ho lâu dài, ho dai dẳng, ho có đờm và ho khan cũng như một số vấn đề khác liên quan đến đường hô hấp. Không những vậy, dùng trà gừng mỗi ngày còn giúp kích thích hệ tiêu hóa, ổn định đường ruột, thanh lọc và giải độc cơ thể.Tùy vào sở thích của bản thân, bạn có thể sử dụng độc vị hoặc kết hợp với nhiều nguyên liệu khác để tạo độ ngon như chanh, mật ong, lá bạc hà, quế,…

Uống trà gừng vừa có tác dụng giảm ho vừa giúp thanh nhiệt và giải độc cơ thể
Uống trà gừng vừa có tác dụng giảm ho vừa giúp thanh nhiệt và giải độc cơ thể

 – Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, ½ quả chanh tươi và 20g mật ong nguyên chất;
  • Đem gừng rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó cạo bỏ lớp vỏ ngoài rồi thái thành từng lát mỏng;
  • Đối với chanh, bổ thành đôi rồi vắt lấy nước cốt;
  • Cho từng lát gừng vào cốc nước vừa được đun sôi. Đậy nắp để hãm trong khoảng 5 – 7 phút cho các dưỡng chất tan hết trong nước;
  • Tiếp tục cho thêm nước cốt chanh và mật ong nguyên chất vào, khuấy đều cho hỗn hợp quyện đều;
  • Vớt bỏ xác gừng rồi dùng ngay khi còn ấm;
  • Dùng mỗi ngày 2 ly trà gừng để điều trị ho. Dùng đều đặn trong 4 – 5 ngày để cảm nhận được sự khác biệt.

4. Trị ho bằng bài thuốc gừng ngâm mật ong

Mật ong là vị thuốc dân gian lành tính, có chứa nhiều thành phần hoạt chất có lợi cho sức khỏe con người. Đặc biệt là các hoạt chất có tính kháng khuẩn, kháng viêm và hỗ trợ khắc phục tình trạng sưng viêm. Bên cạnh đó, nhờ có vị ngọt thanh mà mật ong có tác dụng làm dịu tình trạng ngứa cổ họng, sưng tấy niêm mạc hầu và hỗ trợ chữa lành các tổn thương tại đây.Công dụng của mật ong sẽ gia tăng nếu kết hợp cùng với gừng trong việc điều trị bệnh ho. Đặc biệt, những dưỡng chất trong sự kết hợp này có khả năng tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch, giúp người bệnh mau khỏe và phòng ngừa ốm vặt.

Gừng ngâm mật ong là bài thuốc chữa ho hiệu quả mà người bệnh không nên bỏ qua
Gừng ngâm mật ong là bài thuốc chữa ho hiệu quả mà người bệnh không nên bỏ qua

– Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 5 củ gừng tươi và một lượng mật ong nguyên chất vừa đủ;
  • Mang toàn bộ gừng cạo bỏ vỏ rồi rửa sạch với nước, sau đó vớt ra để ráo;
  • Dùng dao thái gừng thành từng lát mỏng thành thái thành dạng sợi;
  • Cho toàn bộ gừng vừa được sơ chế vào trong hũ thủy tinh;
  • Tiếp đến, đổ mật ong cho ngập phần gừng rồi đậy kín nắp, đem bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát cho đến khi gừng se quắt lại là có thể dùng được;
  • Người lớn sử dụng cả nước lẫn cái để gia tăng công dụng, nhai và nuốt trôi từ từ. Đối với trẻ nhỏ, dùng một muỗng hỗn hợp gừng và mật ong pha với 150 – 200ml nước ấm, cho trẻ uống sau khi ngủ dậy;
  • Duy trì sử dụng mỗi ngày 1 lần để cơn ho, đau họng nhanh chóng thuyên giảm.

Lưu ý: Không dùng bài thuốc từ gừng và mật ong cho trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 1 tuổi. Bởi vì, mật ong ngoài chứa những dưỡng chất có lợi còn chứa một số hoạt chất khác có khả năng tác động đến sức đề kháng của trẻ. Nếu có ý định sử dụng phương pháp này để trị ho, bạn có thể thay thế bằng đường phèn.

5. Chữa ho tại nhà bằng bộ đôi gừng và muối

Về bản chất, muối có tính kháng khuẩn và kháng viêm cao. Khi kết hợp với gừng sẽ tạo ra bộ đôi hoàn hảo trong việc điều trị ho và viêm họng.Bộ đôi gừng và muối có tác dụng làm giảm nhanh tình trạng đau rát cổ họng, ngứa cổ họng và ức chế sự tác động của các vi khuẩn có hại. Bên cạnh đó, chúng còn có khả năng điều trị các bệnh lý khác liên quan đến đường hô hấp như: viêm mũi, viêm họng hạt, viêm amidan, cảm cúm, cảm lạnh,…

Dùng gừng tẩm muối hạt để ngậm trực tiếp trong miệng trị ho và viêm họng
Dùng gừng tẩm muối hạt để ngậm trực tiếp trong miệng trị ho và viêm họng

– Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 củ gừng nhỏ và một ít muối hạt;
  • Mang gừng cạo sạch vỏ rồi rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ bụi bẩn;
  • Dùng dao thái gừng thành từng lát mỏng rồi tẩm cùng với một ít muối hạt;
  • Cho hỗn hợp vào miệng để ngậm trực tiếp, sau đó nhổ bỏ và súc miệng lại với nước ấm;
  • Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần hoặc nhiều hơn. Duy trì cách làm này trong nhiều ngày liền để cảm nhận sự khác biệt.

Những điều cần lưu ý khi áp dụng mẹo trị ho bằng gừng

Mẹo vặt chữa ho bằng gừng được đánh giá cao mức độ an toàn và hiệu quả. Đặc biệt, bà bầu và trẻ nhỏ hoàn toàn dùng được để khắc phục triệu chứng khó chịu của bệnh. Tuy nhiên, trước khi áp dụng, bạn cần lưu ý thêm một số vấn đề sau để gia tăng công dụng và phòng tránh một số rủi ro không may xảy ra:

  • Các đối tượng có tiền sử dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần có trong gừng tuyệt đối không nên sử dụng để trị ho;
  • Không sử dụng gừng cho các đối tượng bị ho do phế nhiệt (ho kèm sốt cao, miệng khô và khát);
  • Mặc dù phụ nữ mang thai hoàn toàn dùng được nhưng chỉ được dùng với liều lượng vừa đủ, tuyệt đối không được lạm dụng để tránh làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thai nhi;
  • Vì gừng có vị cay nên trẻ có thể sẽ khó uống. Lúc này, bạn có thể dùng gừng chưng đường phèn hoặc mật ong để làm dịu vị cay. Tuy nhiên, không dùng mật ong cho trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi;
  • Mẹo trị ho bằng gừng chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh và không có tác dụng loại bỏ căn nguyên bệnh. Do đó, một số trường hợp cần thiết, người bệnh nên phối hợp liệu pháp này với việc sử dụng thuốc. Lưu ý, chỉ được sử dụng thuốc theo chỉ định và không sử dụng cùng lúc để phòng tránh gặp phải hiện tượng tương tác thuốc;
  • Vì gừng có tác dụng chống đông máu, bạn cần thận trọng khi sử dụng đồng thời với thuốc Aspirin và Coumarin;
  • Mẹo vặt trị ho bằng gừng chỉ phù hợp với các trường hợp mắc bệnh ở mức độ nhẹ hoặc vừa mới khởi phát. Trong trường hợp bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm sau khoảng 5 – 7 ngày áp dụng, người bệnh nên tạm ngưng và tìm đến giải pháp điều trị khác để bệnh tình được đẩy lùi nhanh chóng, phòng biến chứng xuất hiện;
  • Tác dụng nhanh hay chậm của bài thuốc trị ho từ gừng còn phụ thuộc vào cơ địa, tình trạng sức khỏe và nguyên nhân gây bệnh. Do đó, không thể khẳng định mọi đối tượng áp dụng đúng cách đều đạt được hiệu quả như nhau;
  • Trong quá trình sử dụng gừng để trị ho, nếu cơ thể xuất hiện bất kỳ biểu hiện bất thường nào không rõ nguyên do, bạn nên tạm ngưng việc sử dụng và tìm gặp bác sĩ để được hỗ trợ;
  • Kết hợp việc sử dụng bài thuốc từ gừng với chế độ ăn uống khoa học và biện pháp chăm sóc sức khỏe tại nhà nhằm gia tăng hiệu quả.
Phụ nữ mang thai chỉ dùng gừng trị ho với liều lượng vừa đủ để tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi
Phụ nữ mang thai chỉ dùng gừng trị ho với liều lượng vừa đủ để tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi

Trị ho bằng gừng là mẹo vặt dân gian được lưu truyền miệng cho đến ngày hôm nay. Công dụng của bài thuốc đã được giới y học cổ truyền ghi nhận nhưng vẫn chưa được công nhận trên phương diện khoa học. Bên cạnh đó, hiệu quả của phương pháp này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, trước khi có ý định trị ho bằng dược liệu thiên nhiên, bạn có thể tham vấn ý kiến của chuyên gia y tế để biết thêm thông tin.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả

Bài viết liên quan