Muốn mua đúng thuốc trị viêm amidan và sử dụng hiệu quả, người bệnh cần nắm rõ về tình trạng sức khỏe của mình. Bất kỳ loại thuốc nào cũng phải được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn trong điều trị. Người bệnh có thể tham khảo trước các loại thuốc nên uống khi bị viêm amidan và cách sử dụng chúng an toàn trong bài viết dưới đây.
Các loại thuốc Tây y được chỉ định trong điều trị viêm amidan
Phác đồ trị viêm amidan của y học hiện đại sẽ kết hợp dùng thuốc kháng sinh và các loại thuốc điều trị tại chỗ (thuốc kháng viêm, thuốc xông họng, ngậm họng…). Cụ thể như sau:
Các loại thuốc kháng sinh trị viêm amidan
Khoảng 80% các trường hợp bị viêm amidan là do virus gây ra. Đối với các trường hợp này, người bệnh không cần sử dụng thuốc kháng sinh mà chỉ dùng thuốc điều trị triệu chứng. Trong trường hợp có bội nhiễm vi khuẩn hoặc trực tiếp do vi khuẩn gây ra thì phác đồ điều trị sẽ có kháng sinh. Dưới đây là các loại thuốc kháng sinh được chỉ định nhiều nhất:
Nhóm Beta-lactam
Nhóm kháng sinh Beta-lactam thường được chỉ định trong trường hợp viêm amidan có sự xuất hiện của Haemophilus influenzae, S.aureus…
- Iba-mentin: Đây là dạng kháng sinh có thành phần là sự kết hợp giữa Amoxicillin và Acid Clavulanic. Ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi, liều dùng an toàn là 500mg/12 giờ với trường hợp viêm amidan cấp. Còn viêm amidan hốc mủ có thể dùng 500mg/8 giờ. Tổng liều dùng không vượt quá 750mg – 3000mg/ngày. Đối với trẻ nhỏ từ 2-12 tuổi thì dùng 250mg/8 giờ, trẻ em từ 9 tháng – 2 tuổi chỉ dùng 125mg/8 giờ.
- Amoxicillin: Amoxicillin thường được chỉ định điều trị cho trường hợp viêm amidan có liên cầu. Đối với người lớn và trẻ em trên 40kg, liều dùng hàng ngày là 750mg – 3000mg chia thành 3 lần. Còn trẻ dưới 40 tuổi chỉ dùng 20 – 50mg mỗi ngày, chia làm nhiều lần.
- Cephalosporin: Người bị viêm amidan cấp chưa từng bị kháng thuốc có thể dùng thế hệ 1 – 2. Nếu bị kháng thuốc thì cần dùng thế hệ thứ 3 – 4. Người bệnh có thể sử dụng đường uống hoặc đường tiêm. Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi dùng 1g – 2g/ngày/2 lần. Trẻ nhỏ dùng 15 – 25mg/kg/2 lần.
Nhóm Macrolid
Nếu bệnh nhân bị dị ứng với các loại kháng sinh thuộc nhóm Beta-lactam thì sẽ được chuyển sang dùng nhóm Macrolid, bao gồm các loại:
- Erythromycin: Đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi sẽ dùng khoảng 1 – 2g/ngày và chia thành 2 – 4 lần. Còn trẻ nhỏ thì dùng khoảng 30 – 50g/kg/ngày.
- Roxithromycin: Đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi sẽ dùng 500mg/ngày và chia thành 2 lần. Còn trẻ nhỏ thì dùng khoảng 5 – 8mg/kg/ngày và dùng 2 lần.
- Clarithromycin: Đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi sẽ dùng khoảng 300mg/ngày và chia thành 2 lần, dùng trước bữa ăn.
Nhìn chung, các loại kháng sinh thường được chỉ định sử dụng trong vòng 7 – 14 ngày tùy vào mức độ viêm nhiễm. Người bệnh tuyệt đối không được dùng quá liều, dễ gặp các tác dụng phụ như hệ miễn dịch suy yếu, suy gan, suy thận… Người mắc các bệnh lý mãn tính, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai đặc biệt cẩn trọng với thuốc.
Viêm amidan uống thuốc gì để giảm sưng, phù nề?
Sưng viêm, phù nề quanh amidan và họng là triệu chứng điển hình của viêm amidan. Do đó cần sử dụng các loại thuốc kháng viêm, tiêu sưng không thể thiếu trong phác đồ điều trị bệnh. Người bệnh có thể dùng 1 trong 2 loại thuốc sau:
- Alphamostryspin 4,2mg: Đây là loại thuốc được bào chế từ Chymotrypsin với tác dụng kháng viêm tốt ở các mô mềm. Người bệnh có thể uống 2 viên/lần và mỗi ngày 3-4 lần.
- Prednisolone 5mg: Prednisolon là một hoạt chất có tác dụng chống viêm do giảm sự di chuyển của các tế bào miễn dịch vào vùng bị viêm. Liều dùng an toàn cho người lớn là tăng dần từ 5 – 60mg/ngày và chia dùng 2-4 lần trong ngày. Còn trẻ nhỏ dùng 0,14 – 2mg/kg/ngày chia làm 4 lần.
Các loại thuốc kháng viêm thường có tác dụng phụ là làm rối loạn tiêu hóa, cơ xương, điện giải, nội tiết, thần kinh, da… Riêng Prednisolone chống chỉ định dùng trong trường hợp bị nhiễm trùng do virus.
Thuốc giảm ho do viêm amidan
Người bị viêm amidan có thể bị ho khan hoặc ho có đờm. Tùy thuộc vào dạng ho mà kê một trong số loại thuốc sau:
- Codein: Codein có tác dụng giảm ho khan đồng thời giảm đau nhẹ và vừa tương đối hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng dưới dạng uống và tiêm. Liều dùng an toàn là 10 – 20mg/lần và tổng lượng tối đa là 120mg/ngày. Trẻ em từ 1 – 5 tuổi thì dùng không vượt quá 12mg/ngày và chia thành 3 lần. Trẻ em từ 5 – 12 tuổi dùng không quá 60mg/ngày và và chia thành 3 lần.
- Dextromethorphan: Người bệnh bị dị ứng Codein có thể sử dụng Dextromethorphan để trị ho. Liều dùng tối đa cho người lớn và trẻ nhỏ trên 12 tuổi là 120mg/ngày; trẻ từ 6 – 12 tuổi là 60mg/ngày; trẻ nhỏ từ 2 – 6 tuổi là 30mg/ngày. Tổng liều chia thành 3 lần, dùng cách nhau 6-8 tiếng.
- Toplexil: Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang hoặc siro. Nếu dùng viên nang thì người lớn uống 2 – 6 viên/ngày. Trẻ nhỏ nên dùng dạng siro với liều lượng an toàn là 10ml/lần, dùng 3 – 4 lần/ngày.
- Bromhexin: Người bệnh bị ho có đờm thì không được dùng ba loại thuốc trên. Bromhexin là loại thuốc trị ho có đờm hiệu quả và sử dụng an toàn cho cả trẻ nhỏ. Liều lượng cụ thể như sau: Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn dùng 8mg/ngày, dùng 2-3 lần/ngày; trẻ nhỏ từ 2 – 12 tuổi dùng 4mg/ngày, dùng 2-3 lần/ngày.
Khi sử dụng các loại thuốc trị ho cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, cha mẹ cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ về liều lượng. Thuốc thường có các tác dụng phụ như dị ứng, khô miệng, rối loạn thị giác, suy giảm bạch cầu, tiểu cầu…
Lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc trị viêm amidan
Cho dù sử dụng thuốc tây y hay đông y để điều trị viêm amidan thì người bệnh cũng cần lưu ý:
- Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh cần thăm khám tại bệnh viện/phòng khám đông y để chẩn đoán kỹ về tình trạng bệnh và bác sĩ/thầy thuốc sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
- Người bệnh không nên tự ý mua thuốc về điều trị nếu chưa thăm khám. Đặc biệt là các loại thuốc tây y tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nếu dùng quá liều, sai cách thức.
- Tuyệt đối tuân thủ phác đồ/liệu trình điều trị mà bác sĩ/thầy thuốc đưa ra. Bao gồm việc sử dụng thuốc đúng giờ, đúng liều, đúng cách.
- Không tự ý ngừng dùng thuốc giữa chừng, điều này có thể khiến cơ thể bị nhờn thuốc và đạt hiệu quả điều trị thấp về sau.
Riêng với thuốc tây y, người bệnh không được sử dụng kháng sinh liên tục quá 14 ngày, trẻ nhỏ chỉ dùng tối đa trong 10 ngày. Nếu bệnh không thuyên giảm và vẫn tái phát, người bệnh cần tái khám lại để bác sĩ thay đổi phác đồ điều trị hiệu quả hơn. Nếu người bệnh cảm thấy cơ thể mệt mỏi, khó thở, tức ngực do mẫn cảm với thuốc thì cần được cấp cứu ngay.
Trên thực tế, viêm amidan là căn bệnh khó điều trị dứt điểm và thường dễ bị tái phát. Bởi xét về vị trí, amidan nằm ngay ngã ba hầu họng, các vi sinh gây hại từ môi trường và thức ăn đi qua sẽ dễ dàng xâm nhập.
Muốn điều trị viêm amidan hiệu quả, ngoài việc dùng thuốc thì người bệnh cũng cần chú ý vệ sinh, bảo vệ răng miệng sạch sẽ. Đồng thời xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Cụ thể:
- Chú ý giữ ấm cổ họng và sử dụng khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài hoặc tiếp xúc với các hóa chất, khói bụi ở môi trường sống và làm việc.
- Sử dụng nước muối sinh lý để súc họng, súc miệng sau khi đánh răng vào buổi tối và buổi sáng.
- Nên ăn các thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch và giúp tái tạo hầu họng: Rau xanh và trái cây mềm, các loại họ nhà đậu, dầu oliu, sữa chua, sữa tươi và các chế phẩm, các gia vị tốt cho họng như gừng, quế, tỏi…
- Người bệnh nên kiêng các thực phẩm khô cứng dễ gây tổn thương niêm mạc họng, thực phẩm cay nóng, nhiều đường, nhiều dầu mỡ khiến cho cơ thể bị tích tụ nhiệt độc, đồ uống có cồn…
- Uống đủ nước mỗi ngày để cổ họng không bị khô rát. Người bệnh có thể uống thêm các loại trà tốt cho họng như trà xanh, trà chanh mật ong, trà cam thảo, trà hoa cúc…
- Tuyệt đối không được hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích
Các loại thuốc trị viêm amidan trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, giúp người bệnh hiểu rõ hơn vấn đề bị viêm amidan nên uống thuốc gì. Người bệnh không nên tự ý mua thuốc nếu chưa thăm khám kỹ càng. Phác đồ điều trị do bác sĩ chuyên khoa đưa ra sẽ hiệu quả tốt và phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn nhất.
Viêm amidan, dù gây khó chịu, KHÔNG lây lan qua tiếp xúc thông thường. Điều này có nghĩa là bạn có thể yên tâm khi gần gũi người bệnh mà không lo bị lây nhiễm.
- Nguyên nhân gây bệnh: Viêm amidan thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra, nhưng bản thân tình trạng viêm không lây.
- Yếu tố di truyền: Mặc dù không lây, viêm amidan có thể mang tính di truyền, đặc biệt là trường hợp viêm tái phát nhiều lần.
- Phòng ngừa: Vệ sinh tay thường xuyên, tránh tiếp xúc gần với người bị nhiễm trùng đường hô hấp, và tăng cường hệ miễn dịch là những biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Đừng để nỗi lo lây nhiễm cản trở bạn quan tâm đến người thân bị viêm amidan. Hãy tìm hiểu thêm về bệnh và cách phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Viêm amidan, một tình trạng phổ biến gây đau họng và khó chịu, có thể tự khỏi trong một số trường hợp nhẹ, đặc biệt là khi do virus gây ra. Tuy nhiên, nếu triệu chứng kéo dài hoặc nặng, việc thăm khám bác sĩ là cần thiết để tránh biến chứng.
- Nguyên nhân: Viêm amidan thường do virus hoặc vi khuẩn gây ra
- Triệu chứng: Đau họng, sốt, sưng amidan, khó nuốt
- Tự khỏi: Có thể trong trường hợp nhẹ, do virus, và hệ miễn dịch khỏe mạnh
- Cần thăm khám: Khi triệu chứng nặng, kéo dài, hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn
- Điều trị: Nghỉ ngơi, uống nhiều nước, thuốc giảm đau, kháng sinh (nếu do vi khuẩn)
Cắt amidan có thể là giải pháp cần thiết trong một số trường hợp, nhưng không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt nhất. Cắt amidan khi:
- Viêm amidan tái phát nhiều lần trong năm, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Viêm amidan gây biến chứng như áp xe quanh amidan, viêm khớp, viêm cầu thận...
- Amidan quá to gây khó thở, ngủ ngáy, hoặc ảnh hưởng đến việc ăn uống.
Lưu ý: Cắt amidan là một thủ thuật ngoại khoa, cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa. Quyết định cắt amidan cần dựa trên đánh giá kỹ lưỡng của bác sĩ về tình trạng bệnh và lợi ích, rủi ro của thủ thuật.
- NÊN: Đặc biệt hiệu quả trong giai đoạn đầu, viêm nhẹ
- KHÔNG THAY THẾ THUỐC: Trường hợp nặng cần thăm khám, dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ
Cách thực hiện: Pha nước muối loãng, ngậm và súc họng đều đặn nhiều lần/ngày
Lưu ý: Nước muối chỉ hỗ trợ điều trị, không thay thế phác đồ của bác sĩ. Hãy chủ động thăm khám để được tư vấn chính xác!
- Cắt amidan có thể giúp giảm đáng kể tần suất và mức độ nghiêm trọng của viêm amidan.
- Tuy nhiên, nó không đảm bảo hoàn toàn ngăn ngừa viêm họng.
- Viêm họng vẫn có thể xảy ra do các nguyên nhân khác như virus, vi khuẩn, dị ứng, hoặc trào ngược dạ dày thực quản.
Quyết định cắt amidan cần được đưa ra sau khi thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ, cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro. Tìm hiểu kỹ về tình trạng sức khỏe của bạn và các lựa chọn điều trị khác trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.