Viêm amidan tái phát nhiều lần là một trong những vấn đề khiến không ít người luôn cảm thấy khó chịu và mệt mỏi, đặc biệt là trẻ nhỏ. Tuy không phải là căn bệnh quá nguy hiểm nhưng không sớm có những biện pháp khắc phục thì có khả năng cao người bệnh đối mặt với những biến chứng nguy hiểm, một trong số đó là chứng ngưng thở khi ngủ. Vậy cần làm gì để khắc phục tình trạng này? Hãy tham khảo bài chia sẻ dưới đây.
Viêm amidan tái phát nhiều lần là do đâu?
Thời tiết trở lạnh hoặc thay đổi đột ngột là một trong những thời điểm mà cơ thể không kịp thích ứng nên dễ bị các tác nhân bên ngoài xâm nhập và khởi phát bệnh, nhất là các bệnh đường hô hấp, trong đó có cả bệnh viêm amidan. Đây là tình trạng amidan bị sưng đỏ hoặc sưng tấy kèm theo đó là cơn đau rát cổ họng, khó nuốt và sốt cao kéo dài. Nhận định từ chuyên gia y tế, viêm amidan là căn bệnh dễ khỏi nhưng dễ tái phát trở lại sau khoảng thời gian điều trị.
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm amidan tái phát liên tục. Nhưng nguyên nhân điển hình nhất là do phương pháp điều trị không phù hợp hoặc điều trị lở dở, không triệt để khiến ổ viêm diễn tiến trở lại, thậm chí nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, còn nhiều vấn đề khác cũng có thể trở thành “thủ phạm” khiến bệnh viêm amidan tái phát bệnh, như:
- Sau khi cắt bỏ tổ chức amidan bị viêm, việc chăm sóc răng miệng không được đảm bảo;
- Cổ họng không được bảo vệ cũng như chăm sóc đúng cách, nhất là khi thời tiết chuyển mùa;
- Chế độ ăn uống không khoa học, thực đơn ăn uống hằng ngày không đảm bảo chế độ dinh dưỡng. Hoặc lạm dụng các thực phẩm hay thức ăn không đảm bảo vệ sinh hoặc có khả năng kích ứng vùng hầu họng sinh viêm;
- Khoang miệng bị tổn thương do thường xuyên ngậm phải các vật dụng hoặc thiếu che chắn khi đi ra ngoài hay tiếp xúc các tác nhân có nguy cơ gây hại;
- Cơ thể thường xuyên bị căng thẳng, áp lực hay stress quá mức;
- Lạm dụng thuốc Tây y hoặc dùng thuốc không đúng cách theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Bên cạnh đó, còn nhiều yếu tố khác cũng có thể trở thành thủ phạm khiến bệnh viêm amidan tái phát trở lại nhiều lần. Việc xác định đúng nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp cho việc lựa chọn phương pháp điều trị đi đúng hướng và đạt hiệu quả cao.
Viêm amidan tái phát nhiều lần có nguy hiểm không?
Không riêng gì bệnh viêm amidan, các bệnh lý khác nếu tái phát trở lại nhiều lần đều tiềm ẩn nhiều vấn đề nguy hiểm, thậm chí có thể là dấu hiệu nhận biết của nhiều bệnh lý mãn tính khác. Riêng bệnh viêm amidan, nếu tình trạng này lặp lại liên tục có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến viêm amidan mãn tính. Lúc này, việc điều trị trở nên khó khăn hơn và tốn kém hơn.
Một số trường hợp khác, bệnh viêm amidan tái phát có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Đó có thể là:
- Gây các bệnh liên quan đến tai mũi họng: Tai mũi họng là ba bộ phận có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Do đó, một bộ phận bị viêm nhiễm thì các cơ quan còn lại cũng bị ảnh hưởng theo. Điều này đồng nghĩa với việc, các vi tác nhân gây viêm amidan cũng có khả năng lan sang tai và mũi, từ đó sinh bệnh viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi,...;
- Viêm mô tế bào amidan: Là một trong những biến chứng điển hình của bệnh viêm amidan tái phát. Amidan bị nhiễm trùng sâu, người bệnh có cảm giác đau rát cổ họng nhiều, cơ hàm khó cử động, việc ăn uống trở nên khó khăn hơn. Đối với tình trạng này, người bệnh không sớm có biện pháp can thiệp phù hợp có thể dẫn đến ung thư vòm họng - căn bệnh có khả năng đe dọa tính mạng con người;
- Áp xe amidan: Khi bị áp xe amidan, người bệnh thường xuất hiện triệu chứng sốt cao, cơ thể mệt mỏi, đau rát cổ họng, hơi thở hôi,... Ở tình trạng này, nếu sớm không có biện pháp khắc phục có thể kéo theo một số bệnh lý nguy hiểm khác như phù nề thanh quản, viêm tắc xoang hang, nổi hạch xương hàm,... Một số trường hợp khác có thể khiến thành động mạch bị tổn thương hoặc nhiễm khuẩn huyết;
- Viêm cầu thận: Triệu chứng đặc trưng của bệnh là sốt, buồn nôn, đau bụng, đau tức ngực, tiểu ít, tiểu vàng,... Ngoài ra, bệnh có thể gây suy thận và gia tăng nguy cơ dẫn đến biến chứng;
- Sốt thấp khớp: Viêm amidan tái phát nhiều lần hoặc mãn tính kéo dài có thể gây sốt thấp khớp. Một số biểu hiện đặc trưng như sốt cao, đau ngực, tim đập mạnh, da xanh xao,... Bệnh nhân bị sốt thấp khớp sẽ dễ bị yếu van tim, nguy hiểm hơn là dẫn đến suy tim;
- Ngưng thở khi ngủ: Đây là một trong những biến chứng rất nguy hiểm. Hiện tượng này có thể xảy ra khi amidan bị sưng to gây chèn ép nhiều vào đường thở dẫn đến khó thở. Không những vậy, tình trạng này còn gia tăng các bệnh lý khác như suy giảm trí nhớ, tai biến, nhồi máu cơ tim,...
Nếu không mong muốn gặp phải những biến chứng nguy hiểm trên, người bệnh cần sớm thăm khám và có biện pháp khắc phục triệt để. Do đó, nên chủ động thăm khám tại các đơn vị y tế uy tín, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Có thể chữa viêm amidan dứt điểm hay không?
Vấn đề bệnh viêm amidan có thể điều trị dứt điểm hay không thì không thể khẳng định chắc chắn. Bởi kết quả điều trị thành công nhiều hay thành công ít còn phụ thuộc vào mức độ bệnh lý, quá trình tiến triển bệnh, tình trạng sức khỏe,... Chẳng hạn: việc điều trị bằng thuốc ở mỗi người còn phụ thuộc vào cơ địa. Bên cạnh đó, mỗi cơ địa sẽ có những sự tương tác khác nhau với thuốc, từ đó thời gian khỏi bệnh sẽ khác nhau. Sẽ có những trường hợp sẽ hết bệnh ngay sau thời gian ngắn nhưng cũng có những trường hợp điều trị kéo dài.
Để loại bỏ bệnh một cách nhanh chóng, hiệu quả và triệt để, người bệnh cần thăm khám và có những biện pháp điều trị phù hợp ngay từ khi bệnh ở giai đoạn đầu. Bởi vì, bệnh càng để lâu càng khiến bệnh diễn biến phức tạp, khó kiểm soát và khó điều trị. Thậm chí có những trường hợp bệnh khởi phát biến chứng nguy hiểm tác động xấu đến sức khỏe người bệnh.
Tốt hơn hết, người bệnh nên chủ động thăm khám và điều trị khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng đau rát, nóng rát cổ họng, khó nuốt, thở khó, sốt cao kéo dài,...
Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh viêm amidan tiến triển nặng nề
Việc phòng ngừa viêm amidan tái phát thực ra không quá khó khăn. Người bệnh chỉ cần nắm rõ nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng của bệnh, từ đó có những sự điều chỉnh phù hợp. Điều tốt nhất là người bệnh cần thực hiện những vấn đề liên quan sau:
- Ăn chín uống sôi là nguyên tắc hàng đầu của người bệnh;
- Bổ sung vào thực đơn ăn uống hằng ngày các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu, nhất là vitamin A, vitamin C, kẽm, sắt,... để tăng sức đề kháng, cải thiện sức khỏe và ổn định hệ tiêu hóa;
- Vì cổ họng đang bị tổn thương, người bệnh nên ưu tiên lựa chọn các món ăn được chế biến ở dạng mềm, lỏng, dễ nuốt và dễ tiêu hóa. Một số món ăn có thể kể đến như cháo, súp, canh, cơm mềm,...;
- Bổ sung đủ lượng nước theo khuyến nghị của chuyên gia. Đồng thời, uống thêm các loại nước ép từ rau củ, hoa quả tươi, sữa,... bổ cung cấp cho cơ thể các dưỡng chất thiết yếu khác;
- Hạn chế ăn các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng, thực phẩm lên men, đồ ăn chế biến sẵn,... Không dùng các thực phẩm chứa chất kích thích hay có khả năng gây nghiện như thuốc lá, rượu, bia, cà phê, nước ngọt có gas,... Bởi những thực phẩm này có thể khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn;
- Hạn chế ăn các thức ăn hay đồ uống lạnh không đảm bảo vệ sinh như kem, nước đá,...;
- Luôn giữ cho khoang miệng được sạch sẽ thông qua việc đánh răng mỗi ngày 2 lần vào mỗi buổi sáng thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Đồng thời, tạo thói quen súc miệng bằng nước muối mỗi ngày 3 - 4 lần để loại bỏ vi khuẩn gây viêm cho khoang miệng;
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để tránh các tác nhân gây bệnh cũng như phòng tránh lây bệnh đường hô hấp;
- Mặc áo cao cổ, dùng thêm khăn choàng để bảo vệ cổ họng khi đi ra ngoài, nhất là những ngày trở giá lạnh hoặc thời tiết chuyển mùa;
- Vệ sinh không gian sống mỗi ngày. Đồng thời, điều chỉnh độ lạnh của căn phòng ở mức vừa phải để ổn định nhiệt thân nhiệt. Nếu cần thiết, có thể sử dụng thêm máy khuếch tán tinh dầu để làm ấm không gian;
- Tập thể dục mỗi ngày khoảng 30 - 45 phút bằng các bài tập vừa sức để nâng cao sức khỏe tổng thể và phòng chống bệnh vặt;
- Dành thời gian để thư giãn cơ thể, tránh căng thẳng hay bị stress quá mức;
- Chủ động thăm khám và điều trị bệnh từ sớm để phòng bệnh trở nặng hoặc tái phát trở lại.
Phương pháp điều trị viêm amidan tái phát liên tục
Như vừa được đề cập, nguyên nhân chính khiến bệnh viêm amidan tái phát liên tục là phương pháp điều trị không phù hợp hoặc điều trị không dứt điểm. Vì vậy, người bệnh cần chủ động thăm khám tại các đơn vị y tế uy tín. Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh, đánh giá mức độ viêm nhiễm và đưa ra phác đồ điều trị.
Tùy vào từng trường hợp mắc bệnh nặng nhẹ khác nhau mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân điều trị bằng thuốc hoặc cắt amidan. Trong trường hợp bệnh tái phát nhiều lần thì khả năng cao sẽ được bác sĩ chỉ định ngoại khoa (phẫu thuật cắt amidan) nhiều hơn là nội khoa (dùng thuốc Tây y). Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ amidan bị viêm. Việc điều trị viêm amidan tái phát liên tục sẽ được cân nhắc trong các trường hợp sau:
- Viêm amidan cấp - mãn tính tái phát liên tục khoảng 5 - 6 lần trong năm;
- Viêm amidan mãn tính đã được điều trị bằng thuốc trong khoảng 1 - 1.5 tháng nhưng bệnh tình không có dấu hiệu thuyên giảm;
- Khối amidan có kích thước to, gây chèn ép nhiều lên đường hô hấp trên, gây khó thở, thở khò khè, khó nói và khàn tiếng, thậm chí gây ngừng thở khi ngủ trên 10 giây;
- Áp xe quanh amidan hoặc có nguy cơ xuất hiện biến chứng.
Mặc dù việc điều trị ngoại khoa giúp loại bỏ tổ chức amidan bị viêm nhiễm nhưng cũng không thể loại trừ khả năng bệnh tái phát trở lại ở một thời điểm nào đó. Do đó, người bệnh cần có biện pháp chăm sóc phù hợp thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn uống, tạo thói quen súc miệng bằng nước muối mỗi ngày và xây dựng lối sống lành mạnh.
Bên cạnh đó, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và người trên 45 tuổi nên hạn chế cắt amidan. Bởi vì trẻ nhỏ dưới 5 tuổi cắt amidan có thể ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch. Còn người trên 45 tuổi, cắt amidan dễ bị chảy máu do amidan xơ dính và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác. Nhóm đối tượng này cần trao đổi với bác sĩ khi có ý định phẫu thuật cắt amidan.
Mặt khác, các trường hợp bệnh chưa tiến triển nặng, không nhất thiết phải phẫu thuật thì bác sĩ sẽ cân nhắc đến việc chỉ định bệnh nhân dùng thuốc Tây y. Một số loại thuốc thường được kê đơn như:
- Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc này thường được chỉ định cho các trường hợp amidan bị nhiễm trùng do liên cầu khuẩn. Thuốc kháng sinh chỉ được yêu cầu dùng trong khoảng thời gian ngắn để phòng tránh tác dụng phụ;
- Thuốc giảm đau: Thuốc có tác dụng hạ nhiệt độ cơ thể về mức ổn định khi bị sốt cao do viêm amidan gây ra. Loại thuốc giảm đau sử dụng phổ biến như Acetaminophen. Trong trường hợp hạch bạch huyết sưng to, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc giảm đau có tác dụng kháng viêm như Ibuprofen, Diclofenac,...;
- Thuốc corticosteroid dạng uống: Nhóm thuốc này được chỉ định cho các trường hợp amidan sưng to gây cản trở đường thở. Bệnh nhân cần thận trọng khi sử dụng nhóm thuốc này vì chúng dễ gây ra tác dụng phụ.
Xuyên suốt quá trình điều trị viêm amidan tái phát bằng thuốc, người bệnh cần dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Không tự ý thay đổi thuốc hay điều chỉnh liều dùng khi chưa có sự cho phép. Đồng thời, kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học và thói quen sinh hoạt khoa học để việc điều trị đạt được kết quả tốt nhất cũng như phòng tránh bệnh tình tiến triển phức tạp hơn.
Viêm amidan tái phát nhiều lần tuy không gây nguy hiểm trong những giai đoạn đầu nhưng bệnh có thể tiến triển nhanh chóng nếu sớm không có biện pháp điều trị dứt điểm. Tốt hơn hết, người bệnh nên có những biện pháp kiểm soát bệnh phù hợp nhằm phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm khởi phát.
Viêm amidan, dù gây khó chịu, KHÔNG lây lan qua tiếp xúc thông thường. Điều này có nghĩa là bạn có thể yên tâm khi gần gũi người bệnh mà không lo bị lây nhiễm.
- Nguyên nhân gây bệnh: Viêm amidan thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra, nhưng bản thân tình trạng viêm không lây.
- Yếu tố di truyền: Mặc dù không lây, viêm amidan có thể mang tính di truyền, đặc biệt là trường hợp viêm tái phát nhiều lần.
- Phòng ngừa: Vệ sinh tay thường xuyên, tránh tiếp xúc gần với người bị nhiễm trùng đường hô hấp, và tăng cường hệ miễn dịch là những biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Đừng để nỗi lo lây nhiễm cản trở bạn quan tâm đến người thân bị viêm amidan. Hãy tìm hiểu thêm về bệnh và cách phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
- NÊN: Đặc biệt hiệu quả trong giai đoạn đầu, viêm nhẹ
- KHÔNG THAY THẾ THUỐC: Trường hợp nặng cần thăm khám, dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ
Cách thực hiện: Pha nước muối loãng, ngậm và súc họng đều đặn nhiều lần/ngày
Lưu ý: Nước muối chỉ hỗ trợ điều trị, không thay thế phác đồ của bác sĩ. Hãy chủ động thăm khám để được tư vấn chính xác!
- Cắt amidan có thể giúp giảm đáng kể tần suất và mức độ nghiêm trọng của viêm amidan.
- Tuy nhiên, nó không đảm bảo hoàn toàn ngăn ngừa viêm họng.
- Viêm họng vẫn có thể xảy ra do các nguyên nhân khác như virus, vi khuẩn, dị ứng, hoặc trào ngược dạ dày thực quản.
Quyết định cắt amidan cần được đưa ra sau khi thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ, cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro. Tìm hiểu kỹ về tình trạng sức khỏe của bạn và các lựa chọn điều trị khác trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Viêm amidan, một tình trạng phổ biến gây đau họng và khó chịu, có thể tự khỏi trong một số trường hợp nhẹ, đặc biệt là khi do virus gây ra. Tuy nhiên, nếu triệu chứng kéo dài hoặc nặng, việc thăm khám bác sĩ là cần thiết để tránh biến chứng.
- Nguyên nhân: Viêm amidan thường do virus hoặc vi khuẩn gây ra
- Triệu chứng: Đau họng, sốt, sưng amidan, khó nuốt
- Tự khỏi: Có thể trong trường hợp nhẹ, do virus, và hệ miễn dịch khỏe mạnh
- Cần thăm khám: Khi triệu chứng nặng, kéo dài, hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn
- Điều trị: Nghỉ ngơi, uống nhiều nước, thuốc giảm đau, kháng sinh (nếu do vi khuẩn)
Cắt amidan có thể là giải pháp cần thiết trong một số trường hợp, nhưng không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt nhất. Cắt amidan khi:
- Viêm amidan tái phát nhiều lần trong năm, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Viêm amidan gây biến chứng như áp xe quanh amidan, viêm khớp, viêm cầu thận...
- Amidan quá to gây khó thở, ngủ ngáy, hoặc ảnh hưởng đến việc ăn uống.
Lưu ý: Cắt amidan là một thủ thuật ngoại khoa, cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa. Quyết định cắt amidan cần dựa trên đánh giá kỹ lưỡng của bác sĩ về tình trạng bệnh và lợi ích, rủi ro của thủ thuật.