Các loại rau chữa mất ngủ bổ sung các thành phần khoáng chất, vitamin như magie, vitamin B6, kali, canxi, tryptophan,… giúp cải thiện giấc ngủ, thư giãn, tinh thần thoải mái và hạn chế nhiều vấn đề sức khỏe khác. Việc bổ sung các loại rau phù hợp vào chế độ dinh dưỡng có thể áp dụng cho nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau.
Mất ngủ là vấn đề sức khỏe thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, số liệu gần đây cho thấy bệnh lý có xu hướng trẻ hóa bởi nhiều yếu tố khác nhau như áp lực công việc, căng thẳng trong thời gian dài, tác dụng phụ của thuốc, mắc một số bệnh nội khoa hoặc do chế độ ăn uống, tập luyện không phù hợp và khoa học.Mất ngủ thuộc hội chứng rối loạn giấc ngủ. Người bị mất ngủ thường xuất hiện các biểu hiện như khó đi vào giấc ngủ, thức giấc khó hoặc không thể ngủ lại được, thức dậy quá sớm, cơ thể mệt mỏi sau khi ngủ dậy, cảm giác bần thần, không tỉnh táo, buồn ngủ nhưng không ngủ được… Tình trạng này kéo dài không chỉ tác động xấu đến tinh thần, hiệu suất học tập, làm việc mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tổng thể.
10 Loại rau chữa mất ngủ an toàn và lành tính
Có thể nhận thấy, chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố tác động đến chất lượng giấc ngủ cũng như làm tăng nguy cơ mất ngủ ở nhiều đối tượng nếu ăn uống không khoa học. Trường hợp bệnh lý xảy ra do những nguyên nhân thông thường, rối loạn giấc ngủ không diễn ra thường xuyên và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe. Bạn có thể bổ sung một số loại rau vào chế độ dinh dưỡng để giúp an thần, ngủ ngon và giảm căng thẳng, stress.Các nghiên cứu khoa học nhận thấy, một số loại rau có chứa các thành phần dưỡng chất như vitamin B6, canxi, kali, megie,… giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm tình trạng mất ngủ đáng kể. Bên cạnh đó, việc bổ sung các thực phẩm này vào thực đơn thường xuyên còn giúp tăng cường sức khỏe, cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể, đồng thời giúp phòng ngừa nhiều vấn đề sức khỏe.Dưới đây là một số loại rau chữa mất ngủ an toàn, lành tính và được nhiều người sử dụng:
1. Rau mồng tơi cải thiện chất lượng giấc ngủ
Rau mồng tơi còn có tên gọi khác là lạc quỳ. Theo tài liệu y học cổ truyền, lạc quỳ có tính hàn, vị chua, tác dụng bổ máu, nhuận tràng, sinh tân. Do đó, dân gian thường dùng loại rau này chữa táo bón, trĩ nội, trĩ ngoại, nóng trong, tiểu buốt, ngủ không ngon, tim nóng, hoạt thai giúp dễ sinh.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khoa học cũng nhận thấy rau mồng tơi có chứa thành phần hoạt chất như protein (đạm), nước, vitamin C, gluxit, carotene, magie, pectin,… Không chỉ cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể, loại rau này còn giúp cải thiện một số vấn đề như táo bón, đau mắt đỏ, da khô sần, mất ngủ, thừa cân – béo phì, thanh nhiệt, giải độc,…Đối với người gặp phải tình trạng khó ngủ, ngủ không ngon có thể dùng rau mồng tơi nấu canh với trai đồng để cải thiện. Bởi trong trai đồng chứa nhiều thành phần chữa mất ngủ như canxi, đạm, kẽm, vitamin B2, B1, C, PP,…
Chuẩn bị:
- Trai đồng 700g
- Rau mồng tơi tím 1 nắm
- Các loại gia vị vừa đủ
Cách thực hiện:
- Rau mồng tơi sau khi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng thì để ráo và cắt nhỏ
- Trai ngâm trong nước 1 ngày để loại bỏ đất, cát, tạp chất. Sau đó rửa lại với nước nhiều lần và cho vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ và luộc đến khi con trai mở nắp thì tắt bếp
- Tách lấy phần thịt trai, loại bỏ phân rồi rửa lại với nước vài lần. Kế đến cho phần thịt trai vào tô và ướp với một ít gia vị
- Giữ lại phần nước luộc trai, lọc bỏ phần cặn
- Cho dầu ăn vào nồi cùng với một ít hành khô phi thơm. Tiếp đến cho phần thịt chai vào đảo đều rồi đổ nước luộc trai vào
- Đến khi sôi thì cho rau mồng tơi vào, nêm gia vị vừa ăn rồi đợi sôi thêm lần nữa và tắt bếp
Lưu ý: Rau mồng tơi có tính mát nên hạn chế dùng cách món ăn từ loại rau này vào buổi tối. Bên cạnh đó, không dùng cho người đang bị tiêu chảy, lạnh bụng.
2. Rau muống chữa mất ngủ
Rau muống là loại rau quen thuộc trong nhiều bữa ăn của gia đình Việt, không chỉ có vị dễ ăn, thơm ngon mà rau muống còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ vào hàm lượng dinh dưỡng dồi dào. Trong đó có phòng ngừa mất ngủ và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Các nghiên cứu khoa học nhận thấy, rau muống có chứa hàm lượng sắt cao, vitamin C, chất xơ, các chất chống oxy hóa, magie, canxi, kali, vitamin B6,… mang lại nhiều lợi ích như cải thiện thị lực, tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa thiếu máu, giảm cholesterol, giải độc, phòng ngừa táo bón, hỗ trợ điều trị đái tháo đường, an thần, ngủ ngon hơn.Để giúp ngủ ngon hơn, cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ, bạn có thể dùng món rau muống xào tỏi:
- Rau muống sau khi mua về thì nhặt bỏ phần lá, thân sâu, hư hỏng, già. Sau khi ngâm rửa với nước muối pha loãng thì cắt từng khúc và để ráo.
- Tỏi bóc vỏ, rửa sạch rồi đập dập
- Cho một ít dầu ăn vào chảo cùng với tỏi vào phi thơm
- Sau đó cho rau muống vào đảo đều trên lửa lớn, thêm 1 ít nước rồi nêm gia vị vừa ăn
- Xào thêm 5 phút nữa đến khi rau chín thì tắt bếp
3. Giảm mất ngủ với rau bina
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Người bị mất ngủ kéo dài có thể gây suy giảm trí nhớ, đau đầu, tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, mắc các bệnh về tim, mắc chứng Alzheimer, đẩy nhanh quá trình lão hóa, suy giảm ham muốn tình dục,…Để khắc phục tình trạng mất ngủ cũng như giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động hiệu quả. Người bệnh có thể bổ sung rau bina vào chế độ ăn thường xuyên. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, rau bina chứa hàm lượng magie dồi dào, cùng các dưỡng chất giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ như kali, canxi.
Để giúp an thần, ngủ ngon hơn bạn có thể dùng nước ép rau bina thường xuyên:
- Chuẩn bị 500g rau bina, sau khi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng thì để ráo
- Cắt rau bina thành từng khúc nhỏ rồi cho vào máy ép lấy nước
- Để tăng hương vị, bạn có thể cho thêm một ít muối
- Có thể dùng uống trực tiếp hoặc vào vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 phút trước khi uống
4. Rau cải cúc giúp ngủ ngon
Rau cải cúc được biết đến là thực phẩm giúp cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ, an thần, ngủ ngon hơn. Bạn có thể tìm mua loại rau này tại các chợ, siêu thị với giá thành rẻ lại vừa dễ chế biến thành các món ăn thơm ngon, bổ dưỡng và chữa mất ngủ hiệu quả.Các ghi nhận cho thấy, trong rau cải cúc có chứa hơn 20 loại acid amin cùng các khoáng chất như chất xơ, kali, muối khoáng, protein, vitamin C,… Mang lại hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng mất ngủ. Cụ thể, hàm lượng vitamin C cùng protein trong thực phẩm giúp làm dịu căng thẳng, ổn định tâm trạng và giúp dễ ngủ hơn, tránh tình trạng dễ thức giấc và gặp khó khăn trong việc ngủ lại.Ngoài tác dụng chữa mất ngủ, loại rau này còn mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể như duy trì vóc dáng, hỗ trợ quá trình giảm cân, tăng cường chức năng tiêu hóa, giúp hấp thu các dưỡng chất tốt hơn, đồng thời làm giảm cholesterol trong máu.
Hướng dẫn cách chế biến món ăn từ rau cải cúc chữa mất ngủ:
- Chuẩn bị 1 ít rau cải cúc, ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng thì xả lại vài lần với nước rồi để ráo
- Đun sôi 1 ít nước rồi lần lượt cho dầu ăn, muối và cải cúc vào. Sau 1 – 2 phút thì vớt ra và để nguội
- Sau đó cho giấm gạo, muối, nước tương, dầu mè, tỏi băm nhỏ vào bát rồi trộn đều hỗn hợp
- Cuối cùng cho cải cúc vào trộn đều, cho thêm một ít mè trắng rang lên trên và thưởng thức.
5. Rau diếp xoăn
Rau diếp xoăn là một loại xà lách được trồng tại Đà Lạt, lá của loại rau này xoăn, vị hơi đắng nhưng lại được nhiều người ưa thích và dùng trong nhiều món ăn. Theo tài liệu y học cổ truyền, rau diếp xoăn có tính mát, vị ngọt, đắng, công dụng mạnh gân cốt, ích ngũ tạng, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu tiện, đẹp da, chống lão hóa.Trong khi đó, một số nghiên cứu nhận thấy trong rau diếp xoăn có chứa canxi, natri, vitamin (B, A, C, D, K, E,…) giúp giảm đau, lợi sữa, chống táo bón, thiếu máu, ngăn ngừa đái tháo đường, cải thiện thị lực, hỗ trợ giải độc gan, giảm căng thẳng, ngủ ngon hơn, hỗ trợ giảm cân, duy trì vóc dáng.
Để cải thiện tình trạng ngủ không ngon, bạn có thể dùng rau diếp xoăn chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như nước ép, salad, gỏi rau diếp xoăn, sinh tố, nấu lẩu, dùng kèm với thịt nướng, luộc, hấp,… Tùy vào sở thích, khẩu vị bạn có thể lựa chọn món ăn phù hợp.
6. Hoa thiên lý chữa mất ngủ
Hoa thiên lý còn có một số tên gọi khác như dạ lài hương, dạ lý hương. Theo tài liệu y học cổ truyền, hoa thiên lý trị mất ngủ có tính bình, vị ngọt, mùi thơm dịu, công dụng bổ thận, an thần, giải nhiệt. Thực phẩm thường được dùng để chữa mất ngủ, mụn nhọt, tiểu đêm, đau lưng, hoa trị giun kim.Một số nghiên cứu dược lý hiện đại cũng nhận thấy, hoa thiên lý có chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, đạm, kẽm, sắt, calci, phospho, vitamin C, B1, B2, PP,… giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện sinh lực ở nam giới, làm dịu căng thẳng và giúp ngủ ngon hơn, thúc đẩy làm lành, phục hồi những tế bào, mô bị tổn thương.
Hoa thiên lý xào thịt là một trong những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, không chỉ dung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mà còn giúp an thần, cải thiện chất lượng giấc ngủ đáng kể.Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị hoa thiên lý và thịt nạc lợn mỗi loại 200g cùng các loại gia vị vừa đủ
- Hoa thiên lý sau khi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng thì để ráo
- Thịt lợn sơ chế sạch rồi cắt nhỏ thành miếng vừa ăn
- Cho dầu ăn và tỏi băm vào chảo rồi phi thơm, sau đó cho thịt vào đảo đều và nêm gia vị vừa ăn
- Sau đó cho hoa thiên lý vào và tiếp tục đảo đều. Nêm lại và điều chỉnh vị phù hợp
- Đến khi hoa thiên lý chín thì tắt bếp và dùng ăn kèm với cơm nóng.
7. Rau rút cải thiện tình trạng mất ngủ hiệu quả
Rau rút hay rau nhút có tính hàn, vị ngọt, mùi đặc trưng, công dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, an thần, chữa nóng trong, mất ngủ. Các nghiên cứu dược lý hiện đại cũng nhận thấy, rau nhút chứa các thành phần hoạt chất tốt cho giấc ngủ như vitamin B12, methionine, threonine, amin leucine, magie, kali, protein,…Bên cạnh điều trị mất ngủ, bổ sung các món ăn từ rau nhút thường xuyên còn giúp thanh nhiệt, mát gan, hỗ trợ quá trình đào thải độc tố, hỗ trợ chữa bệnh bướu cổ, nhuận tràng, tiêu viêm, hạ sốt, lợi tiểu tiện,…
Để chữa mất ngủ, bạn có thể dùng rau nhút chế biến món ăn sau:
- Chuẩn bị rau nhút khô 25g, lá sen 10g, khoai sọ 25g
- Các nguyên liệu sau khi rửa sạch và sơ chế thì để ráo
- Cho tất cả vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ và ninh nhừ, nêm gia vị vừa ăn
- Dùng cả nước lẫn cái để đạt được kết quả tốt nhất
- Nên ăn khi còn nóng và vào buổi tối trước khi ngủ khoảng 1 tiếng
8. Rau má
Rau má không chỉ là một rau được dùng để chế biến nhiều món ăn giúp giải nhiệt, thanh mát còn được xem như vị thuốc Nam chữa mất ngủ. Các nghiên cứu nhận thấy, loại rau này có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer, giảm căng thẳng thần kinh, mát gan, giúp phục hồi các vùng da bị tổn thương, sưng viêm, hỗ trợ đào thải độc tố, giảm đau nhức xương khớp.
Cải thiện tình trạng mất ngủ từ rau má nhờ vào hàm lượng kali, canxi, sắt, vitamin (C, A,…) dồi dào. Bên cạnh đó, loại rau này còn chứa axit axetic, triterpenoid. Đây đều là các chống oxy hóa thư giãn, ngủ ngon hơn. Các món ăn từ rau má phù hợp với những trường hợp mất ngủ do áp lực công việc, căng thẳng trong thời gian dài.
9. Lạc tiên – Rau chữa mất ngủ hiệu quả
Lạc tiên thực chất là một vị thuốc Nam được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, loài cây này còn được dùng chế biến nhiều món ăn dân dã của người Nam Bộ. Theo dân gian, lạc tiên có nhiều tên gọi như lồng đèn, nhãn lồng, hồng tiên với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thủy.Một số tài liệu y học hiện đại đã tìm thấy chiết xuất alcaloid trong cây nhãn lồng. Thành phần này giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, ngủ sâu và ngon giấc hơn nhờ vào cơ chế ức chế hoạt động của cafein. Người sử dụng lạc tiên thường xuyên còn làm dịu thần kinh, giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Bên cạnh đó, các thành phần hoạt chất có trong loại rau này còn mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe như điều hòa huyết áp, ổn định nhịp tim, kháng viêm, tăng cường sức khỏe xương khớp, chữa các bệnh ngoài da, tốt cho đường tiêu hóa và giảm đau tử cung.Tình trạng mất ngủ có thể cải thiện nếu dùng các món ăn từ rau nhãn lồng như luộc, xào, hấp. Ngoài ra, bạn có thể dùng ở dạng phơi khô sắc lấy nước uống để đạt được kết quả tốt nhất.
Tham khảo thêm các cách dùng khác tại đây: Chia Sẻ 8 Cách Sử Dụng Cây Lạc Tiên Chữa Mất Ngủ Hiệu Quả
10. Súp lơ xanh
Súp lơ xanh được biết đến là thực phẩm giàu dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe tổng thể. Đồng thời hỗ trợ điều trị một số bệnh lý, vấn đề sức khỏe thường gặp, trong đó có mất ngủ. Các chuyên gia dinh dưỡng nhận thấy, loại rau này có chứa lượng tryptophan dồi dào.Về cơ chế hoạt động, tryptophan sau khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành serotonin, từ đó sẽ sẽ hóa tiếp thành melatonin. Melatonin là hormone tác động đến não bộ và giúp cơ thể cảm nhận được cơn buồn ngủ, từ đó chìm vào giấc ngủ nhanh chóng, hạn chế tình trạng ngủ chập chờn, ngủ không ngon.
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng súp lơ xanh có thể gây đầy bụng, khó tiêu. Do đó, bạn nên dùng trước khi ngủ khoảng 4 tiếng để đạt được hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó, trường hợp bị gút nên trao đổi với bác sĩ trước khi dùng thực phẩm này, bởi trong súp lơ xanh có chứa purin ở mức cao.
Một số lưu ý khi dùng rau chữa mất ngủ
Việc sử dụng các loại rau chữa mất ngủ được đánh giá có độ an toàn cao, lành tính và phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cũng như đạt được kết quả tốt nhất, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Hầu hết các loại rau chữa mất ngủ đều an toàn và có thể dùng được cho cả trẻ em, người cao tuổi, người mắc các bệnh lý nền. Tuy nhiên, để tránh đầy bụng, khó tiêu, ngủ không ngon bạn nên dùng trước khi ngủ khoảng 3 – 4 tiếng.
- Thực tế, các loại rau chứa các thành phần, hoạt chất giúp ngủ ngon hơn chỉ có tác dụng hỗ trợ và phù hợp với những trường hợp mất ngủ ở mức độ nhẹ. Nếu tình trạng này kéo dài và dần tiến triển nghiêm trọng, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị đúng cách.
- Hiệu quả của cách chữa này thường không có tính đồng nhất mà phụ thuộc nhiều vào cơ địa, mức độ bệnh lý và tần suất sử dụng. Nếu không thấy biểu hiện mất ngủ sau một thời gian áp dụng, bạn nên cân nhắc thay đổi phương pháp phù hợp.
- Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, bạn cần chủ động thực hiện một số biện pháp hỗ trợ giúp ngủ ngon và sâu hơn như tập luyện đều đặn, giảm căng thẳng, áp lực, cân chỉnh thời gian làm việc và nghỉ ngơi,…
Bài viết đã tổng hợp các loại rau chữa mất ngủ và một số lưu ý trong quá trình sử dụng. Biện pháp này được đánh giá có độ an toàn cao, phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên, người bệnh nên đa dạng thực đơn hàng ngày để đảm bảo cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, tránh tình trạng chỉ dùng một loại rau trong nhiều ngày.
Mất ngủ kinh niên không chỉ gây mệt mỏi mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Thiếu hụt một số vitamin có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tình trạng này. Hãy cùng tìm hiểu:
- Vitamin D: "Vitamin ánh nắng" này không chỉ tốt cho xương mà còn giúp điều hòa giấc ngủ.
- Vitamin B Complex: Đặc biệt là B6 và B12, chúng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất melatonin - hormone điều hòa giấc ngủ.
- Magie: Khoáng chất này giúp thư giãn cơ bắp và thần kinh, tạo điều kiện cho giấc ngủ sâu hơn.
Bổ sung đầy đủ các vitamin này qua chế độ ăn uống hoặc viên uống bổ sung có thể là chìa khóa giúp bạn tìm lại giấc ngủ ngon và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Ngủ trưa không chỉ là một thói quen thư giãn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể:
- Tăng cường năng suất làm việc: Giấc ngủ ngắn giúp phục hồi năng lượng, cải thiện sự tập trung và hiệu suất làm việc buổi chiều.
- Cải thiện tâm trạng: Giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp bạn cảm thấy tỉnh táo và vui vẻ hơn.
- Tốt cho tim mạch: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng ngủ trưa điều độ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Hỗ trợ trí nhớ & học tập: Ngủ trưa giúp củng cố trí nhớ, tăng khả năng tiếp thu kiến thức mới.
Tuy nhiên, để tận dụng tối đa lợi ích của giấc ngủ trưa, hãy lưu ý:
- Thời gian ngủ: Nên ngủ từ 20-30 phút để tránh rơi vào giấc ngủ sâu, gây cảm giác mệt mỏi khi thức dậy.
- Thời điểm ngủ: Tránh ngủ trưa quá muộn vào buổi chiều, có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm.
Mất ngủ có thể là một trong những dấu hiệu sớm của thai kỳ, thường đi kèm với các triệu chứng khác như buồn nôn, đau ngực, và đi tiểu thường xuyên. Tuy nhiên, mất ngủ cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác gây ra.
- Hormone thay đổi: Sự gia tăng progesterone trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Thay đổi thể chất: Đau lưng, chuột rút, và khó tìm tư thế ngủ thoải mái cũng góp phần gây mất ngủ.
- Lo lắng và căng thẳng: Tâm trạng thay đổi khi mang thai cũng có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.
Nếu bạn nghi ngờ mình có thai và đang gặp phải tình trạng mất ngủ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ. Đừng quên tìm hiểu thêm về các dấu hiệu mang thai khác và cách cải thiện giấc ngủ trong thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.