Ngủ chập chờn không sâu giấc có thể là dấu hiệu của lo lắng, căng thẳng, kích thích quá mức, lịch trình ngủ kém hoặc một loạt các vấn đề y tế khác. Ngủ không đủ có thể gây mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, hiệu suất công việc kém cũng như tăng nguy cơ tai nạn, chấn thương. Do đó, điều quan trọng là xác định các nguyên nhân và có kế hoạch điều trị, chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Thế nào là ngủ chập chờn không sâu giấc?
Ngủ chập chờn không sâu giấc xảy ra khi một người ngủ ngon ngon, trằn trọc, trở mình, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc thức dậy và không cảm thấy nghỉ ngơi đầy đủ. Cả người lớn và trẻ em đều có thể gặp phải tình trạng này này.
Ngủ chập chờn không phải là một dạng rối loạn giấc ngủ chính thức. Tình trạng này được xếp vào nhóm giấc ngủ kém, là phản ứng của tình trạng căng thẳng, lo lắng, kích thích quá mức hoặc do người bệnh có thói quen ngủ kém.Một số biểu hiện và dấu hiệu phổ biến của giấc ngủ chập chờn bao gồm:
- Thường xuyên trằn trọc, trở mình và thức giấc giữa đêm
- Ngáy to hoặc kèm theo tiếng thở hổn hển, nghẹt thở khi ngủ
- Thường xuyên cử động tay chân, rời khỏi giường hoặc thậm chí là mộng du
- Nói mớ hoặc la hét khi đang ngủ
- Nghiến răng khi ngủ
- Không thể ngủ lại nhanh chóng sau khi thức dậy
- Cảm giác ngủ không sâu, lúc tỉnh lúc mê
Với một số dấu hiệu như nói chuyện hoặc cử động khi ngủ, người bệnh có thể hoàn toàn không nhận thức được và không nhớ khi thức dậy.
Ngoài ra, tình trạng ngủ chập chờn không sâu giấc có thể gây ảnh hưởng đến ngày hôm sau. Người có giấc ngủ không chất lượng thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải hoặc tinh thần giảm sút. Nếu tình trạng ngủ chập chờn diễn ra thường xuyên, người bệnh thậm chí có thể buồn ngủ khi lái xe, vận hành máy móc và dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Ngủ chập chờn không sâu giấc có phải bệnh không?
Trong hầu hết các trường hợp, ngủ chập chờn không sâu giấc không phải là bệnh lý chính thức. Không giống như mất ngủ, ngủ chập chờn chỉ một giấc ngủ kém, không chất lượng. Trên thực tế, phần lớn những người bị mất ngủ có thể trải qua giấc ngủ chập chờn. Tuy nhiên không phải tất cả những người ngủ chập chờn đều phát triển tình trạng mất ngủ, đặc biệt là khi tình trạng này chỉnh xảy ra thỉnh thoảng.
Đôi khi giấc ngủ chập chờn có thể liên quan đến một hoặc nhiều các nguyên nhân như:
- Hội chứng chân không yên: Hội chứng chân không yên khiến người bệnh trải qua cảm giác khó chịu, phải di chuyển chân hoặc xoa bóp chân liên tục. Các cảm giác này thường xuất hiện vào ban đêm và có thể gây khó ngủ, mất ngủ, ngủ chập chờn.
- Mất ngủ: Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ phổ biến, khiến người bệnh ngủ rất muộn và thức dậy rất sớm. Đôi khi người bệnh gặp tình trạng ngủ chập chờn không sâu giấc, dẫn đến căng thẳng và mệt mỏi khi thức dậy.
- Ngưng thở khi ngủ: Đây là một tình trạng phổ biến, dẫn đến ngáy, khịt mũi hoặc thở hổn hển khi ngủ. Điều này dẫn đến chất lượng giấc ngủ kém, khiến người bệnh cực kỳ mệt mỏi và sáng hôm sau.
Ngoài ra, có một số dạng rối loạn giấc ngủ khác, chẳng hạn như chứng ngủ rũ, rối loạn đồng hồ sinh học, cũng dẫn đến chứng ngủ chập chờn không sâu giấc. Đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị ngay lập tức nếu các triệu chứng ngủ chập chờn kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn.
Nguyên nhân gây ngủ chập chờn không sâu giấc
Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến ngủ chập chờn không sâu giấc là do thói quen ngủ kém, không nhất quán mỗi ngày. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân khác, bao gồm tổn thương thể chất và tinh thần, có thể dẫn đến ngủ không sâu giấc. Dưới đây là một số nguyên nhân chính của hiện tượng này.
1. Áp lực và căng thẳng
Ngủ chập chờn không sâu giấc có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe tinh thần. Bạn có thể không thoải mái về mặt tâm lý hoặc sinh lý, căng thẳng hoặc lo lắng về các vấn đề trong cuộc sống, điều này có thể dẫn đến khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
Càng căng thẳng càng gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Ngược lại, ngủ kém càng khiến khả năng chịu đựng căng thẳng của cơ thể giảm xuống. Do đó, nếu thường xuyên ngủ chập chờn, khó ngủ, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán, hướng dẫn và điều trị phù hợp. Ngủ đủ giấc là cách tốt nhất để cải thiện sức khỏe tinh thần và ngăn ngừa các rủi ro liên quan.
2. Trầm cảm hoặc lo lắng
Trầm cảm và lo lắng quá mức có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ hoặc ngủ không sâu giấc. Các nghiên cứu cho biết, rối loạn trầm cảm nặng có thể gây phá vỡ cơ chế ngủ - thức bình thường. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến nhịp sinh học và lịch trình ngủ, dẫn đến một đêm trằn trọc, khó ngủ, ngủ chập chờn và thường hay ngủ ngáy.
Bên cạnh đó, chứng lo âu quá mức và giấc ngủ chập chờn có quan hệ chặt chẽ với nhau. Căng thẳng và lo lắng có thể khiến tâm trí quay cuồng, bất chấp các tín hiệu báo hiệu đã đến giờ đi ngủ của cơ thể. Các chuyên gia cho biết, những suy nghĩ là được xem là một triệu chứng của mất ngủ và cần được điều trị, chăm sóc phù hợp.
3. Sử dụng thiết bị điện tử
Các chuyên gia cho biết ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử có thể ức chế việc giải phóng melatonin và dẫn đến giấc ngủ ít hơn, ngủ chập chờn không sâu giấc.
Mặc dù các bước sóng ngắn, năng lượng cao tạo nên ánh sáng xanh có ở khắp mọi nơi (nguồn lớn nhất là mặt trời), tuy nhiên việc giảm tiếp xúc với điện thoại thông minh, TV, máy tính bảng và máy tính sau khi mặt trời lặn có thể hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, giúp ngủ ngon hơn và sâu hơn.
4. Đau mãn tính và các tình trạng thể chất khác
Các nhà nghiên cứu đã lưu ý rằng việc bị đau mãn tính có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Các cơn đau từ trung bình đến nghiêm trọng, có thể gây rối loạn giấc ngủ, khiến người bệnh ngủ chập chờn không sâu giấc, thường xuyên trằn trọc và thức giấc vào ban đêm. Ngược lại, thiếu ngủ có thể khiến các cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
Một số điều kiện có thể gây đau đớn, khó chịu mãn tính liên quan đến giấc ngủ bao gồm:
- Hội chứng chân không yên
- Chứng ngưng thở khi ngủ
- Trào ngược axit dạ dày
- Viêm khớp
- Các bệnh lý cơ, xương, khớp, cột sống
5. Sử dụng thực phẩm gây đầy hơi
Ăn thực phẩm gây đầy hơi hoặc khó tiêu vào cuối ngày có thể gây gián đoạn giấc ngủ, khó ngủ, ngủ chập chờn không sâu giấc. Một số loại thực phẩm có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ bao gồm:
- Đậu đen
- Bưởi
- Đồ ăn chiên xào
- Pizza
- Cà chua
- Dưa hấu
Ngoài ra, ăn uống bổ sung chất béo trong 3 ngày liên tục có thể làm giảm khả năng ngủ sâu và tăng thời gian đi vào giấc ngủ, khiến người bệnh thường xuyên trằn trọc, khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Ngoài ra, các chất béo bão hòa cũng có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, dẫn đến kích thích và khó ngủ.
6. Sử dụng đồ uống có cồn hoặc caffeine
Caffeine được tìm thấy trong cà phê, trà, ca cao và một số đồ uống khác, có thể gây phá vỡ đồng hồ sinh học và kéo dài nhịp sinh học. Các nghiên cứu cho biết, sử dụng một liều lượng lớn caffeine vào buổi tối có thể trì hoãn chu kỳ REM, dẫn đến rối loạn giấc ngủ, ngủ chập chờn không sâu giấc và gây kiệt sức vào buổi sáng.
Đồ uống có cồn cũng ngăn cản chất lượng giấc ngủ tối ưu. Rượu có thể ức chế cơ thể, sản sinh quá mức một chất kích thích tự nhiên được gọi là glutamine, dẫn đến nôn nao, khó ngủ, dễ thức dậy vào giữa đêm và không thể ngủ trở lại. Những người uống rượu thường có giấc ngủ nhẹ, thường ở dạng trằn trọc, ngủ không sâu giấc và nguy cơ thức giấc giữa đêm rất cao.
7. Điều kiện không thoải mái
Điều kiện ngủ không thoải mái bao gồm nhiệt độ cơ thể cao, nhiệt độ môi trường nóng bức vào mùa hè, có thể khiến bạn thường xuyên thức giấc, ngủ không yên giấc. Ngoài ra, lạnh quá cũng có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, tăng khả năng thức giấc giữa đêm và không thể ngủ lại.
Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể giúp não thiết lập bộ điều chỉnh nhiệt và tối ưu điều kiện ngủ bằng cách đảm bảo phòng ngủ luôn ở nhiệt độ tối ưu, mát mẻ, thoải mái.
Ngủ chập chờn khi nào cần đến bệnh viện?
Ngủ chập chờn không sâu giấc không phải là một dạng rối loạn giấc ngủ và có thể cải thiện bằng cách thay đổi môi trường ngủ và điều chỉnh lối sống. Tuy nhiên, nếu các biện pháp tự chăm sóc hoặc điều trị tại nhà không mang lại hiệu quả, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.
Ngoài ra, hãy đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các triệu chứng như:
- Ngủ gật hoặc ngủ không tự chủ suốt cả ngày
- Có vấn đề trong việc ghi nhớ hoặc tập trung
- Không thể ngủ được trong suốt đêm
- Ngáy to
- Trải qua các cử động tay chân không tự chủ khi ngủ
- Nhận thấy các triệu chứng của bệnh trầm cảm
Bạn cũng được khuyến khích đến bệnh viện nếu có các vấn đề sức khỏe như tiểu đường, cao huyết áp hoặc bệnh phổi. Các tình trạng này có thể gây ngưng thở khi ngủ và làm giảm chất lượng giấc ngủ.
Ngủ chập chờn không sâu giấc phải làm sao?
Các giải quyết tình trạng ngủ chập chờn không sâu giấc phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản của tình trạng. Thực hành các biện pháp cải thiện giấc ngủ có thể ngăn ngừa trằn trọc, khó chịu. Điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cũng như được chẩn đoán và điều trị phù hợp nhất.
1. Điều trị các tình trạng cơ bản
Bước đầu tiên để cải thiện chất lượng giấc ngủ là đảm bảo bạn có một sức khỏe tốt. Các vấn đề như bệnh tim, bệnh phổi, đau đớn mãn tính, các vấn đề về thần kinh và các tình trạng y tế khác đều có thể dẫn đến giấc ngủ kém hơn. Ngoài ra, một số loại thuốc có thể gây ra các vấn đề về giấc ngủ như một tác dụng phụ.
Ngủ chập chờn không sâu giấc cũng có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như trẻ em mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thường bồn chồn khi ngủ. Lo lắng và trầm cảm cũng có thể gây khó ngủ ở người lớn, trẻ em, người lớn tuổi.
Nếu thường xuyên ngủ chập chờn không sâu giấc, hãy trao đổi với bác sĩ. Bác sĩ có thể xác định nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về giấc ngủ, chẩn đoán các điều kiện sức khỏe tiềm ẩn và đề nghị các biện pháp điều trị hiệu quả nhất.
2. Thư giãn
Đối với nhiều trường hợp, chỉ cần thư giãn phù hợp là đủ để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Các bác sĩ có thể đề xuất một cách thư giãn cụ thể được gọi là thư giãn cơ bắp. Kỹ thuật này bao gồm siết chặt một nhóm cơ nhất định sau đó thả lỏng trước khi chuyển qua nhóm cơ tiếp theo.
Để thực hiện phương pháp thư giãn, bạn có thể thực hiện như sau:
- Bắt đầu ở các ngón chân, siết chặt từng nhóm cơ khi hít vào và giữ trong 5 đến 10 giây.
- Khi thở ra, hãy thả ra một cách nhanh chóng và hoàn toàn.
- Hãy chú ý đến cảm giác của các cơ khi căng và thả lỏng.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể thử các kế hoạch thư giãn khác, chẳng hạn như viết nhật ký, nghe nhạc, đọc sách, thiền, xem video ASMR, nghe kể chuyện hoặc trò chuyện với người thân trước khi đi ngủ.
3. Tạo môi trường ngủ thoải mái
Ở mọi lứa tuổi, giữ một môi trường ngủ thoải mái là cách tốt nhất để tăng cường chất lượng giấc ngủ. Các chuyên gia cho biết những âm thanh từ hàng xóm, âm thanh của thành phố hoặc tiếng côn trùng, động vật, có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Nếu không gian quá ồn, bạn có thể cân nhắc sử dụng máy tạo tiếng ồn trắng để lấn át những âm thanh khó chịu.
Một số lưu ý để cải thiện môi trường ngủ bao gồm:
- Giữ một lịch trình ngủ nhất quán, đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, kể cả cuối tuần và ngày nghỉ
- Nhận nhiều ánh sáng hơn, đặc biệt là ánh sáng mặt trời, vào ban ngày
- Đừng ngủ trưa vào buổi chiều muộn hoặc buổi tối
- Giữ cho phòng ngủ tối, yên tĩnh và mát mẻ
- Để máy tính, điện thoại và các thiết bị khác ở bên ngoài phòng ngủ
- Hạn chế các bữa ăn lớn, nhiều dinh dưỡng trước khi đi ngủ
- Tránh sử dụng caffeine, rượu hoặc nicotine trước khi đi ngủ
- Hãy đứng dậy và làm việc khác, chẳng hạn như đọc sách, nếu không thể ngủ trong vòng 20 phút sau khi nằm xuống
Cố gắng xây dựng một lịch trình ngủ nhất quán bằng cách đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi đêm và đặt báo thức vào cùng một thời điểm vào mỗi buổi sáng. Cố gắng không đi chệch lịch trình này quá xa vào cuối tuần hoặc vào những ngày nghỉ làm hoặc đi học.
4. Bổ sung sắt
Cơ thể cần khoáng chất sắt để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể và tạo ra các protein, enzym với nhiều vai trò khác nhau trong cơ thể. Khi thiếu sắt, có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, ngủ chập chờn không sâu giấc. Ngoài ra, thiếu sắt cũng dẫn đến hội chứng chân không yên và dẫn đến khó ngủ.
Hầu hết mọi người không bị thiếu sắt. Tuy nhiên trẻ em kén ăn và người lớn bị rối loạn ăn uống, ăn kiêng, có các bữa ăn không cân bằng có thể bị thiếu sắt. Phụ nữ có kinh nguyệt nhiều, rối loạn kinh nguyệt cũng có thể bị thiếu sắt do mất nhiều máu. Bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm cơ bản để kiểm tra lượng sắt trong cơ thể. Nếu cơ lượng sắt thấp, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sử dụng chất bổ sung sắt hoặc ăn nhiều thực phẩm giàu sắt hơn.
Những người có vấn đề về giấc ngủ do thiếu sắt có thể bắt đầu ngủ ngon hơn sau khi bổ sung lượng sắt cần thiết. Trẻ em có hội chứng chân không yên có ít triệu chứng hơn và ngủ ngon hơn sau khi tăng lượng sắt trong cơ thể.Tuy nhiên bổ sung sắt không được đề nghị ở những người có lượng sắt trong máu bình thường. Dư thừa sắt cũng có thể dẫn đến nhiều rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe.
5. Sử dụng thuốc và thực phẩm bổ sung
Nếu tình trạng ngủ chập chờn không sâu giấc không sâu giấc nghiêm trọng, bạn có thể tham khảo một số loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ.
Một số loại thuốc có thể sử dụng mà không cần toa thuốc của bác sĩ. Những loại thuốc này có thể có tác dụng trong thời gian ngắn nhưng thường trở nên kém hiệu quả hơn theo thời gian. Ngoài ra, thuốc cũng dẫn đến một số tác dụng phụ, chẳng hạn như buồn ngủ vào ban ngày, trí nhớ kém hoặc khó tập trung. Thuốc ngủ không kê đơn thường có tác dụng phụ lâu dài, vì vậy vui lòng thông báo với bác sĩ về bất cứ loại thuốc nào sử dụng để tránh các rủi ro liên quan.
Các loại thuốc ngủ mạnh hơn cũng có thể được bác sĩ kê đơn nếu tình trạng ngủ chập chờn nghiêm trọng. Những loại thuốc này có thể gây nghiện, vì vậy điều quan trọng là sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Không sử dụng chúng với liều lượng cao hơn hoặc thường xuyên hơn so với quy định. Thuốc điều trị mất ngủ theo toa nói chung không nên sử dụng quá ba ngày mỗi tuần. Các tác dụng phụ có thể bao gồm mệt mỏi trong ngày, khó giữ thăng bằng hoặc lú lẫn.
Đôi khi các bác sĩ cũng đề nghị các loại thuốc rối loạn giấc ngủ cụ thể, chẳng hạn như hội chứng chân không yên được điều trị bằng thuốc chống co giật hoặc thuốc làm tăng dopamine. Các thiết bị y tế như quấn chân hoặc đệm rung có thể giúp xoa dịu đôi chân, máy thở có thể giúp điều trị chứng ngưng thở khi ngủ.
Các trường hợp ngủ chập chờn không sâu giấc nhẹ hơn có thể muốn thử dùng các chất bổ sung tự nhiên hoặc thảo dược, chẳng hạn như melatonin, đây là một loại hormone giúp tạo ra cơn buồn ngủ và điều trị một số vấn đề về giấc ngủ.
Ngoài ra, có một số sản phẩm bổ sung từ thảo dược có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nếu chọn sử dụng thực phẩm bổ sung tự nhiên hoặc thảo dược, điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Đôi khi, các chất bổ sung tự nhiên có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe hoặc ngăn cản các loại thuốc khác hoạt động bình thường.
6. Thay đổi chế độ ăn uống
Thời gian của các bữa ăn có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Cơ thể có thể mất nhiều thời gian để chia nhỏ và tiêu hóa thức ăn. Bạn có thể bị khó ngủ, ngủ chập chờn nếu vẫn đang trong quá trình tiêu thụ thức ăn khi đi ngủ. Theo các nghiên cứu, bạn có thể ngủ nhanh hơn khi ăn một bữa ăn trước khi đi ngủ 4 giờ và khó ngủ hơn khi ăn trước khi đi ngủ 1 giờ.
Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và cân bằng là cách tốt để có được giấc ngủ ngon nhất có thể. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng không cung cấp đủ protein có thể gây khó ngủ và ăn quá nhiều protein có thể dẫn đến ngủ chập chờn. Tương tự, ăn quá nhiều carbohydrate có đường hoặc không đủ carbohydrate phức tạp sẽ làm thay đổi giấc ngủ. Những người theo chế độ ăn kiêng rất ít carb cũng có thể bị rối loạn giấc ngủ hoặc thay đổi giấc ngủ so với trước đây. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những người có chế độ ăn uống nhiều chất béo, ít chất xơ thường có giấc ngủ chập chờn, không yên, thường xuyên thức giấc giữa đêm.
>>> Tham khảo thêm chế độ dinh dưỡng cần ăn gì để chữa mất ngủ?
Một cách để giúp đảm bảo bạn đang nhận được sự cân bằng chất dinh dưỡng phù hợp là tuân theo một kế hoạch ăn uống lành mạnh, nhiều chất xơ, rau củ, trái cây và ít chất béo. Chế độ ăn uống đầy đủ, giúp bạn có giấc ngủ dài hơn, chất lượng hơn, ít trằn trọc hơn. Ngoài ra, hãy tránh rượu và caffeine, đặc biệt là vào tối muộn để cải thiện chất lượng giấc ngủ.
7. Tập thể dục
Các bác sĩ công nhận rằng tập thể dục có thể là một phương pháp điều trị mất ngủ, rối loạn giấc ngủ và giấc ngủ kém hiệu quả. Hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp cải thiện giấc ngủ cho hầu hết mọi người, đặc biệt là đối với người mất ngủ nghiêm trọng. Tuy nhiên, tập thể dục cần thời gian để phát huy hiệu quả, do đó bạn cần tập thể dục đều đặn, thường xuyên.
Nhiều chuyên gia khuyến cáo bạn nên tập thể dục 150 phút mỗi tuần hoặc 50 phút mỗi ngày và 3 ngày mỗi tuần hoặc có thể tập 30 phút mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần.Có nhiều hoạt động thể chất nhẹ nhàng, đơn giản, an toàn, chẳng hạn như đi bộ ngắn vài lần mỗi ngày và vài ngày mỗi tuần. Ngoài ra, bạn có thể chạy bộ, đạp xe hoặc thực hiện các bài tập thể dục khác.
>>> Các bài tập yoga cải thiện mất ngủ hiệu quả
Ngủ chập chờn không sâu giấc kéo dài có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần, đồng thời làm giảm chất lượng cuộc sống. Do đó, nếu các triệu chứng này kéo dài, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Giấc ngủ chập chờn có thể là vấn đề của nhiều tình trạng sức khỏe cần được điều trị để tránh các rủi ro, biến chứng nghiêm trọng.
Các loại thuốc, thực phẩm chức năng, thảo dược tự nhiên, thói quen ngủ tốt hơn, chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục đều có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên nếu các triệu chứng nghiêm trọng, vui lòng đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp nhất
Mất ngủ kinh niên không chỉ gây mệt mỏi mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Thiếu hụt một số vitamin có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tình trạng này. Hãy cùng tìm hiểu:
- Vitamin D: "Vitamin ánh nắng" này không chỉ tốt cho xương mà còn giúp điều hòa giấc ngủ.
- Vitamin B Complex: Đặc biệt là B6 và B12, chúng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất melatonin - hormone điều hòa giấc ngủ.
- Magie: Khoáng chất này giúp thư giãn cơ bắp và thần kinh, tạo điều kiện cho giấc ngủ sâu hơn.
Bổ sung đầy đủ các vitamin này qua chế độ ăn uống hoặc viên uống bổ sung có thể là chìa khóa giúp bạn tìm lại giấc ngủ ngon và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Ngủ trưa không chỉ là một thói quen thư giãn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể:
- Tăng cường năng suất làm việc: Giấc ngủ ngắn giúp phục hồi năng lượng, cải thiện sự tập trung và hiệu suất làm việc buổi chiều.
- Cải thiện tâm trạng: Giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp bạn cảm thấy tỉnh táo và vui vẻ hơn.
- Tốt cho tim mạch: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng ngủ trưa điều độ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Hỗ trợ trí nhớ & học tập: Ngủ trưa giúp củng cố trí nhớ, tăng khả năng tiếp thu kiến thức mới.
Tuy nhiên, để tận dụng tối đa lợi ích của giấc ngủ trưa, hãy lưu ý:
- Thời gian ngủ: Nên ngủ từ 20-30 phút để tránh rơi vào giấc ngủ sâu, gây cảm giác mệt mỏi khi thức dậy.
- Thời điểm ngủ: Tránh ngủ trưa quá muộn vào buổi chiều, có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm.
Mất ngủ có thể là một trong những dấu hiệu sớm của thai kỳ, thường đi kèm với các triệu chứng khác như buồn nôn, đau ngực, và đi tiểu thường xuyên. Tuy nhiên, mất ngủ cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác gây ra.
- Hormone thay đổi: Sự gia tăng progesterone trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Thay đổi thể chất: Đau lưng, chuột rút, và khó tìm tư thế ngủ thoải mái cũng góp phần gây mất ngủ.
- Lo lắng và căng thẳng: Tâm trạng thay đổi khi mang thai cũng có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.
Nếu bạn nghi ngờ mình có thai và đang gặp phải tình trạng mất ngủ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ. Đừng quên tìm hiểu thêm về các dấu hiệu mang thai khác và cách cải thiện giấc ngủ trong thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.