Chữa viêm phế quản co thắt bằng Đông y là phương pháp được rất nhiều người lựa chọn hiện nay vì vừa an toàn, không có tác dụng phụ lại thực sự đem đến nhiều hiệu quả tốt. Tuy nhiên người bệnh cần phải chú ý dùng các bài thuốc đúng cách, đúng liệu trình và thực sự kiên trì để mang lại kết quả điều trị đúng như mong đợi.
Chữa viêm phế quản co thắt bằng Đông y có hiệu quả không?
Viêm phế quản co thắt là một trong những biến chứng của viêm phế quản do việc điều trị trước đó không mang lại những kết quả tốt. Các vi khuẩn, virus tấn công khiến các ống phế quản sưng viêm, tăng cường sản sinh các chất nhầy làm chít hẹp ống khí, lại khiến các cơ trơn co thắt gây khó thở.
Người bệnh thường gặp các triệu chứng như ho, ho cơ đờm, đau tức ngực khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Bệnh thường có các dấu hiệu giống hen suyễn nên còn được gọi là viêm phế quản co thắt dạng hen. Tuy nhiên mức độ nguy hiểm của bệnh thường thấp hơn hen suyễn đồng thời hướng điều trị cũng khách nhau nên bạn cần chú ý phân biệt, tránh nhầm lẫn.Theo y học cổ truyền, viêm phế quản co thắt là bệnh lý thuộc phạm vi chứng “khái thấu” và “đàm ẩm”. Hay rõ hơn bệnh thuộc chứng háo suyễn – háo rỗng, nghĩa là khí không được liễm nạp về Thận, Tỳ khiến âm hạ dương suy, thủy thấp ứ đọng và sinh ra đờm.
Nguyên nhân gây bệnh thường liên quan đến các yếu tố phong hàn, phong nhiệt và khí táo. Khi bị các yếu tố này xâm nhập khiến phế khí ngưng trệ, mất khả năng tuyên giáng. Cơ thể người bệnh bị ho gây ho, đờm nhiều. Đồng thời khi tân dịch của phế giảm sút sẽ gây ra triệu chứng ho khan ngứa họng.
Cũng theo y học cổ truyền, những yếu tố gây bệnh bên trong thường do tạng phế, tỳ, thận bị suy giảm chức năng. Hàn thấp sẽ làm tổn thương tỳ với triệu chứng chính là ho có đờm. Ngoài ra khi trường tích nhiệt khiến phế tổn thương. Phế, thận âm hư chính là tác nhân hàng đầu khiến khí và tân dịch đều bị tổn thương với các dấu hiệu ho và khạc đờm.
Người bị viêm phế quản co thắt thường cảm thấy cơ thể mệt mỏi, nặng nề, ho nhiều, choáng váng, đau tức ngực khó chịu. Hiểu rõ căn nguyên và nguồn gốc gây bệnh, Đông y cần phải đảm bảo nguyên tắc “phát tán phong hàn, giải cảm hàn, thông phế, bình suyễn”. Hay cụ thể hơn cần giải quyết được nguồn góc gây bệnh.
Theo đó, dân gian thường ứng dụng những thảo dược có khả năng chỉ khái trừ đàm, giải độc mát gan, chống viêm, thanh phế nhiệt, thanh khí tiết nhiệt, thăng dương khí. Đồng thời kết hợp với hóa thấp kiện tỳ, tư âm thoái nhiệt, sinh tân để nhanh chóng loại bỏ những căn nguyên và triệu chứng viêm phế quản.
Đồng thời kết hợp với các thảo dược với tính bổ phế, bổ tỳ, bổ thận nhằm khôi phục chức năng của các tạng phủ. Nhờ đó sức khỏe dần ổn định, người bệnh có xu hướng ăn ngon, ngủ ngon hơn nhờ đó nhanh chóng phục hồi các tạng phụ bị tổn thương trước đó.
Thực tế việc áp dụng y học cổ truyền vào điều trị viêm phế quản đã được ứng dụng từ rất xa xưa vì thực sự đem đến hiệu quả tốt. Ưu điểm của những bài thuốc này chính là có độ an toàn cao, sử dụng phù hợp cho nhiều đối tượng và hầu như không gây ra tác dụng phụ. Đặc biệt với những đối tượng như phụ nữ có thai, người đang cho con bú, trẻ nhỏ vẫn hoàn toàn có thể sử dụng bài thuốc này.
Với băn khoăn Chữa viêm phế quản co thắt bằng Đông y có hiệu quả không thì câu trả lời là thực sự có. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và cách chữa trị của người bệnh. Tốt nhất người bệnh nên tìm đến các cơ sở y học cổ truyền uy tín để được thăm khám kiểm tra phù hợp với tình trạng mỗi người.
Các bài thuốc chữa viêm phế quản co thắt bằng Đông y phổ biến
Việc Chữa viêm phế quản co thắt bằng Đông y còn phụ thuộc vào các yếu tố như tác nhân gây bệnh, tình trạng cơ địa của người bệnh. Người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc phổ biến sau đây để sớm cải thiện các triệu chứng bệnh viêm phế quản mà vẫn đảm bảo an toàn.
Viêm phế quản do phong hàn
Phong là gió, có chủ khí về mùa xuân trong khi hàn là lạnh, chủ khí về mùa đông. Cơ thể nhiễm phong hàn thường diễn ra vào các thời điểm thay đổi thời tiết đột ngột khiến cơ thể không kịp thích nghi, tà khí xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Viêm phế quản do phong hàn thường xuất hiện trong những giai đoạn cấp, xuất hiện đầu tiên. Do đó đây là thời điểm hoàn toàn phụ hợp để sử dụng các bài thuốc này.
Các triệu chứng trong giai đoạn này thường là Sốt nhẹ, ho, ho có đờm, ngạt mũi, chảy mũi, choáng váng, người đau ê ẩm. Người bệnh có thể có cảm giác sợ lạnh, lưỡi rêu trắng, mạch phù. Các triệu chứng này có thể giảm nhẹ ngay sau đó nếu sử dụng các bài thuốc sau
Bài thuốc Hạnh tô tán gia giảm
- Chuẩn bị các dược liệu gồm 16g phục linh; hạnh nhân, tiền hồ mỗi vị thuốc 12g; cát cánh và tô diệp mỗi thứ 10g; chỉ xác, trần bì mỗi dược liệu 6g; 8g bán hạ chế, 3 lát sinh khương cùng 4g cam thảo
- Các dược liệu làm sạch, sắc uống ngày 1 thang
- Chia ra uống ngày 2 lần vào sáng và tối mỗi ngày sẽ thấy cải thiện bệnh hiệu quả.
Bài thuốc Tô bạch thang
- Chuẩn bị các dược liệu Tô diệp, Trần bì, Cam thảo dây, Củ gấu mỗi dược liệu dùng 12g; Gừng 8g cùng hành tăm 5g.
- Các dược liệu làm sạch, sắc uống ngày 1 thang
- Chia ra uống ngày 2 lần vào sáng và tối mỗi ngày sẽ thấy cải thiện bệnh hiệu quả.
- Bài thuốc này cực kỳ phù hợp với những người ho có đờm, giảm ho, nhức đầu, ngạt mũi, chảy mũi
Viêm phế quản do phong nhiệt
Phong nhiệt xâm nhập phế cũng là nguyên nhân gây bệnh thường gặp trong viêm phế quản. Tà khí xâm nhập khiến phế mất sự thanh túc gây ra các triệu chứng như khái khấu, sợ gió, phát sốt, ho có đờm vàng, đờm nhầy đặc khó long ra ngoài, lưỡi đỏ mạch. Bệnh nhân cũng có cảm giác miệng khô, luôn khát nước, nhức đầu, có thể mệt mỏi kéo dài.
Theo đó người bệnh nên chú trọng điều trị nên sơ tán phong nhiệt, thanh Phế hóa đàm, tuyên thông phế khí để loại bỏ các triệu chứng gây bệnh. Với thể này có thể xuất hiện trong giai đoạn viêm phế quản cấp tính hoặc giai đoạn đầu của giai đoạn mãn tính nên cần sớm điều trị để hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện.
Tham khảo ngay một số bài thuốc sau
Tang cúc ẩm gia giảm
- Chuẩn bị tang diệp, cúc hoa, tiền hồ, hạnh nhân, ngưu bàng tử mỗi dược liệu 12g; liên kiều 16g, cát cánh 10g, lô căn 8g; bạc hà 6g.
- Các dược liệu làm sạch, sắc uống ngày 1 thang
- Chia ra uống ngày 2 lần vào sáng và tối mỗi ngày sẽ thấy cải thiện bệnh hiệu quả.
Tả bạch tán
- Chuẩn bị địa cốt bì 10g, chích cam thảo 6g, tang bạch bì 10g, ngạch mễ 10g. có thể gia giảm thêm một số dược liệu như Hạnh nhân, Địa long, Đình lịch tử khi bị hen suyễn khó thở; Qua lâu bì, Xuyên bối mẫu nếu có dấu hiệu ho nhiều hoặc Hoàng cầm, Tri mẫu nếu nhiệt nặng ở phế.
- Các dược liệu làm sạch, sắc uống ngày 1 thang
- Chia ra uống ngày 2 lần vào sáng và tối mỗi ngày để thấy kết quả giải quyết bệnh tốt nhất.
Ngân kiều tán gia
- Chuẩn bị Liên kiều 8 – 12g; Cát cánh 6 – 12g; Trúc diệp 6 – 8g; Kinh giới tuệ 4 – 6g; Đạm đậu xị 8 – 12g, Ngưu bàng tử 8 – 12g, Kim ngân hoa 8 – 12g, Bạc hà 8 – 12g, Cam thảo 2 – 4g
- Gia giảm thêm một số dược liệu như Hạnh nhân, Bối mẫu nếu ho có đờm, Hoắc hương, Bội lan nếu bị tức ngực buồn nôn hay Kinh giới, Bạc hà nếu đổ mồ hôi nhiều.
- Các dược liệu làm sạch, sắc uống ngày 1 thang
- Chia ra uống ngày 2 lần vào sáng và tối mỗi ngày đến khi các triệu chứng bệnh giảm nhẹ
Viêm phế quản thể khí táo
Với thể này người bệnh thường bị nhiễm táo tà thông qua đường mũi họng với các triệu chứng như ho khan kéo dài, khô mũi, khô họng, cảm giác khát nước. Có thể xuất hiện ho có đờm, toàn thân phát sốt, cơ thể mệt mỏi, đôi khi lẫn cả máu trong đờm. Xem xét màu sắc lưỡi thấy rêu lưỡi vàng, mạch phù,đầu lưỡi đỏ. Vì vậy cần dùng bài thuốc giúp khả năng nhuận táo dưỡng phế, sơ phong tán nhiệt, ôn táo.
Với viêm phế quản thể khí táo, tình trạng bệnh đã trầm trọng hơn nên cần có hướng điều sớm sớm đúng cách. Người bệnh có thể dùng bài thuốc Tang bạch thang gia giảm phái trên, kết hợp thêm một số thảo dược để cải thiện các triệu chứng bệnh nhanh chóng. Ngoài ra có thể kết hợp thêm bài thuốc sau đây
Thanh Táo Cứu Phế thang
- Chuẩn bị các dược liệu bao gồm Tang diệp 8 – 12g; Nhân sâm ( Đảng sâm) 8 – 12g; Hồ ma nhân 8 – 12g; Mạch môn 8 – 12g; Tỳ bà diệp 8 – 12g; Thạch cao 16 – 30g; A giao 8 – 12g; Hạnh nhân 8 – 10g, Cam thảo 4g.
- Có thể gia giảm thêm các dược liệu như Hạnh nhân, Bối mẫu nếu ho có đờm, rắc bá diệp, Cỏ nhọ nồi, Hoa hòe nếu có dấu hiệu ho ra máu.
- Các dược liệu làm sạch, sắc uống ngày 1 thang
- Chia ra uống ngày 2 lần vào sáng và tối mỗi ngày
Viêm phế quản mãn tính thể thủy ẩm
Với thể này viêm phế quản đã chuyển sang giai đoạn mãn tính với mức độ nguy hiểm tăng dần. Kèm theo đó người bệnh dễ bị giãn phế nang, suy hô hấp, tâm phế mạn đặc biệt ở người cao tuổi. Nguyên nhân là do dương khí hư, âm khí bị ngăn chặn không vận chuyển thủy dịch được. Thủy ẩm có thể đồng thời tích tụ tại bụng, dạ dày, ruột, phổi.. và gây ra triệu chứng trên toàn thân.
Các dấu hiệu của người bệnh viêm phế quản có thắt thể này như nôn, buồn nôn, ho ra đờm trắng, rêu lưỡi trắng trơn, mạch tế nhược.. Người bệnh ho nhiều gây đau tức ngực, toàn thân khó chịu, nếu vận động mạnh ho sẽ càng tăng. Áp dụng ngay các bài thuốc sau đây
Tiểu thanh long thang gia giảm
- Chuẩn bị ma hoàng và ngũ vị tử mỗi thứ 6-8g, quế chi 8g, tế tân 4-6g, can khương 6g, bán hạ chế 12g, bạch thược 12g, cam thảo 6g. Chú ý nếu bệnh nhân có dấu hiệu khô cổ, khát nhiều nên bỏ các dược liệu Bán hạ để thay bằng Thiên hoa phấn, Sinh địa sẽ phù hợp hơn.
- Các vị thuốc làm sạch, sắc uống ngày 1 thang
- Chia ra uống ngày 2 lần vào sáng và tối mỗi ngày
Linh quế truật cam thang
- Chuẩn bị Phục linh và bạch truật mỗi dược liệu 16g, quế chi 12g, trạch tả 20g; cam thảo 18g.
- Các vị thuốc làm sạch, sắc uống ngày 1 thang
- Chia ra uống ngày 3 lần sau khi ăn no.
Chữa viêm phế quản mãn tính bằng đông y thể đàm thấp
Thể đàm thấp cũng là giai đoạn mãn tính của viêm phế quản với nhiều dấu hiệu nguy hiểm mà người bệnh không nên bỏ qua. Lúc này người bệnh có xu hướng khạc đờm nhiều, đàm trơn và dễ loại bỏ ra bên ngoài. Cơ thể mệt mỏi nặng nề, bụng chướng căng tức, tinh thần sa sút, ăn uống kém. Xem xét lưỡi thấy Rêu lưỡi trắng nhờn, dày, trơn, mạch nhu hoạt.
Điều trị tình trạng này sẽ hướng tới Hóa đàm lợi thấp, kiện vận tỳ vị để giảm nhanh các triệu chứng. Người bệnh sẽ cảm thấy bớt lợm giọng, lấy lại khẩu vị để thèm ăn hơn. Tham khảo các bài thuốc sau
Kết hợp Lục quân tử thang và Bình vị tán gia vị
- Chuẩn bị các dược liệu gồm bạch truật, ý dĩ, phục linh mỗi dược liệu 16g; thương truật, đẳng sâm, hạnh nhân, ngưu bàng tử cùng hậu phác mỗi vị thuốc 12g, cam thảo 4g, trần bì 8g, bán hạ chế 10g, sinh khương 3 lát.
- Các vị thuốc làm sạch, sắc uống ngày 1 thang
- Chia ra uống ngày 2 vào sáng chiều.
Nhị trần thang
- Chuẩn bị trần bì 16g, bán hạ 24g, bạch linh 24g, cam thảo 12g.
- Làm sạch các dược liệu rồi sắc cùng 1,2 lít nước, đun trên lửa nhỏ đến khi cạn còn 200ml.
- Chia thuốc ra uống hết trong ngày gồm 4 lần, ngày uống 3 lần, tối uống 1 lần.
Một số chú ý khi chữa viêm phế quản co thắt bằng Đông y
Như đã nói, hiệu quả của bài thuốc đông y còn phụ thuốc vào các yếu tố như cơ địa, tình trạng bệnh, các triệu chứng và liều dùng. Không phải bài thuốc nào cũng có thể áp dụng được với mọi đối tượng mà cần gia giảm thêm để phù hợp với từng triệu chứng bệnh. Vì vậy người bệnh nên tìm đến các cơ sở y học cổ truyền uy tín để được thăm khám và bốc thuốc phù hợp.
Bên cạnh đó, để đảm bảo hiệu quả trong mỗi bài thuốc, cần chú ý thêm những vấn đề sau
- Cần kiên trì khi sử dụng các bài thuốc Đông y. Do có nguồn gốc từ thảo dược nên cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài mới đem lại kết quả tốt.
- Hạn chế áp dụng với những trường hợp bệnh quá nặng do không thể kiểm soát triệu chứng nhanh
- Tránh dùng chung với các loại thuốc Tây do có thể gây tương tác giữa các chất và gây ra các triệu chứng nguy hiểm hơn như ngộ độc, hạ huyết áp
- Không dùng khi có dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc
- Sử dụng thuốc có nguồn gốc rõ ràng, đã được định lượng chuẩn xác
- Tìm đến các lương y uy tín để được bắt bệnh và bốc thuốc phù hợp với tình trạng bệnh.
- Tránh xa bia rượu, thuốc lá hay các chất kích thích trong suốt thời gian sử dụng các bài thuốc Đông y
- Không lạm dụng thuốc quá mức, không dừng thuốc sớm, không tự ý thêm bất cứ dược liệu nào khác nếu không có chỉ định từ bác sĩ
- Không nên dùng bài thuốc qua ngày vì có thể gây ôi thiu, hư hỏng và giảm chất lượng của thuốc
- Sử dụng đúng thời điểm được chỉ định để đảm bảo kết quả tốt nhất
- Dù thuốc đông y có độ an toàn khá cao nhưng không nên lạm dụng trong thời gian dài liên tiếp vì cũng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt
- Một số thực phẩm có thể tương tác với các vị thuốc, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chi tiết hơn
- Dừng thuốc ngay nếu phát hiện các triệu chứng bất thường như hạ huyết áp, nôn ói, chóng mặt, đau bụng, ngứa ngáy..
- Sau thời gian sử dụng theo đúng liều lượng nếu không có hiệu quả bạn nên xem xét việc dùng thuốc, đi kiểm tra lại chính xác tình trạng bệnh để có hướng điều trị phù hợp.
Chữa viêm phế quản co thắt bằng Đông y dù đem lại hiệu quả tốt, an toàn cao nhưng vẫn có một số hạn chế mà bạn cần chú ý. Người bệnh cũng cần kết hợp song song giữa việc dùng thuốc và tăng cường dinh dưỡng, sức khỏe mỗi ngày để nhanh chóng cải thiện bệnh, tránh phụ thuộc vào thuốc quá nhiều
Viêm tiểu phế quản, đặc biệt ở trẻ nhỏ, tuy thường gặp nhưng không nên chủ quan. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.
-
Biến chứng nguy hiểm:
- Rối loạn chức năng hô hấp, khó thở tái phát
- Suy hô hấp, thậm chí ngừng thở
- Viêm phổi, nhiễm trùng huyết
- Tổn thương phổi lâu dài
-
Đối tượng có nguy cơ cao:
- Trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non
- Trẻ dưới 2 tuổi
- Trẻ có hệ miễn dịch yếu
Hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi có dấu hiệu viêm tiểu phế quản để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc.
Viêm phế quản, một bệnh lý đường hô hấp phổ biến, có khả năng lây lan từ người sang người.
- Nguyên nhân: Chủ yếu do virus hoặc vi khuẩn gây ra, lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết hô hấp của người bệnh (ho, hắt hơi) hoặc qua đồ dùng chung.
- Nguy cơ lây nhiễm cao: Đặc biệt trong môi trường đông đúc, trẻ em, người già, người có hệ miễn dịch yếu dễ bị lây nhiễm.
- Phòng ngừa: Đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc gần với người bệnh, vệ sinh đồ dùng cá nhân.
- Viêm phế quản mãn tính: Không lây nhiễm nhưng có thể kéo dài và gây biến chứng nghiêm trọng.
Câu trả lời là CÓ, nhưng cần lưu ý một số điều sau:
- Tắm bằng nước ấm: Nhiệt độ nước lý tưởng là khoảng 37-38 độ C, không quá nóng hoặc quá lạnh.
- Phòng tắm kín gió: Tránh để trẻ bị gió lùa trong quá trình tắm.
- Thời gian tắm ngắn: Tắm nhanh gọn, không nên để trẻ ngâm mình trong nước quá lâu.
- Lau khô người ngay sau khi tắm: Tránh để trẻ bị nhiễm lạnh sau khi tắm.
Tắm rửa đúng cách không chỉ giúp trẻ thoải mái hơn mà còn hỗ trợ quá trình điều trị viêm phế quản. Tuy nhiên, nếu trẻ có biểu hiện sốt cao, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tắm cho trẻ.
- Câu trả lời là CÓ, nhưng cần lưu ý sử dụng đúng cách để tránh làm bệnh nặng hơn.
- Lợi ích: Điều hòa giúp giảm nhiệt độ, độ ẩm, tạo môi trường thoải mái, giảm khó thở cho trẻ.
- Lưu ý:
- Vệ sinh điều hòa thường xuyên.
- Không để nhiệt độ quá thấp (26-28 độ C là hợp lý).
- Không để trẻ nằm điều hòa quá 4 tiếng liên tục.
- Sử dụng máy tạo ẩm hoặc chậu nước trong phòng.
- Theo dõi sát tình trạng sức khỏe của trẻ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!