Trẻ em là đối tượng rất dễ bị viêm amidan nhất do sức đề kháng còn yếu, hệ miễn dịch chưa thực sự hoàn toàn. Khi mắc bệnh, trẻ thường xuyên có cảm giác đau rát cổ họng, khó nuốt, chán ăn, ngủ thở bằng miệng, đặc biệt là sốt cao kéo dài. Vậy khi trẻ bị viêm amidan sốt cao, cha mẹ cần làm gì để khắc phục? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho quý phụ huynh một số mẹo vặt hữu ích.

Nguyên nhân trẻ bị viêm amidan sốt cao

Sốt do bệnh viêm amidan là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ nhỏ do các độc tố (vi khuẩn hay virus) ở trong ổ viêm kích thích cơ thể sản sinh chất, từ đó làm tăng thân nhiệt. Đây còn là biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng amidan cấp tính. Phần lớn, trẻ sẽ bị sốt từ 38 - 39 độ C. Tuy nhiên, nếu bị viêm amidan mãn tính thì trẻ chỉ bị sốt nhẹ dưới 38 độ C và có xu hướng sốt nhiều về chiều.

Bên cạnh viêm amidan dẫn đến sốt cao, trẻ nhỏ còn có khả năng gặp phải một số triệu chứng khác như:

  • Các tổ chức lympho ở thành sau họng bị sưng tấy, sưng đỏ;
  • Đau rát cổ họng nhiều, khó nuốt thức ăn, đau khi nuốt nước bọt;
  • Đau đầu, đau nhói lên tai;
  • Có cảm giác nóng và khô rát họng;
  • Ho từng cơn, ho dai dẳng, ho có đờm nhầy;
  • Môi khô, lưỡi trắng bẩn;
  • Suy nhược cơ thể, luôn mệt mỏi, uể oải, kém linh hoạt.

Sốt và các triệu chứng trên đều có khả năng xuất hiện ở trẻ nhỏ khi bị viêm amidan. Và đây đều là những triệu chứng gây ra không ít sự khó chịu, làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Do đó, khi trẻ có biểu hiện sốt cao và nghi ngờ mắc bệnh viêm amidan, cha mẹ cần có những giải pháp khắc phục hiệu quả càng sớm càng tốt.

Trẻ bị viêm amidan sốt cao có nguy hiểm không?

Trẻ bị viêm amidan sốt cao có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Theo thống kê mới nhất cho biết, trung bình các cơn sốt amidan ở trẻ nhỏ sẽ kéo dài từ 1 - 4 ngày. Hầu như trẻ nhỏ sẽ hạ sốt sau khoảng thời gian này nếu cha mẹ có những biện pháp khắc phục từ sớm và phù hợp. Tuy nhiên, nếu việc điều trị không đúng cách, cơn sốt có thể kéo dài trên 7 ngày, thậm chí là hơn. Điều này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Vì cơ thể của con trẻ còn khá nhạy cảm và phản ứng nhanh với các tác nhân gây sốt nên khi bị viêm amidan trẻ rất dễ bị sốt cao kéo dài. Đôi khi kèm theo đó là triệu chứng cơ thể mệt mỏi, kém linh hoạt, chán ăn, ăn không ngon miệng, quấy khóc nhiều,... Nếu cha mẹ sớm có những biện pháp hạ sốt kịp thời sẽ giúp trẻ nhanh lấy lại sức.

Ngược lại, nếu không có những biện pháp hạ sốt kịp thời, trẻ nhỏ có nguy cơ cao đối mặt với tình huống nguy hiểm. Nhiều nhất là co giật khi sốt. Đây là một biến chứng thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ. Trẻ càng nhỏ càng dễ gặp phải biến chứng này. Khi bị co giật, trẻ có thể mất đi ý thức, rối loạn nhịp thở, thiếu oxy lên não và gia tăng nguy cơ mắc bệnh động kinh.

Nếu không mong muốn con trẻ của mình rơi vào trường hợp xấu thì cha mẹ cần quan tâm trẻ nhiều hơn, sớm phát hiện khi trẻ có những biểu hiện bất thường. Đồng thời, đưa trẻ đến gặp bác sĩ kịp thời để được sớm điều trị.

Trẻ bị viêm amidan sốt cao - Khi nào nên gặp bác sĩ?

Nhiều cha mẹ vẫn có nguy nghĩ triệu chứng sốt khi trẻ bị viêm amidan sẽ tự khỏi trong một vài ngày. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào bệnh tình cũng tiến triển một cách tích cực. Do đó, bạn cần nhanh chóng đưa trẻ gặp bác sĩ chuyên khoa nhi hoặc tai mũi họng khi con trẻ thuộc vào một trong các trường hợp sau:

  • Sốt cao liên tục và không có dấu hiệu thuyên giảm;
  • Trẻ có triệu chứng co giật;
  • Dùng thuốc hay chườm mát không mang lại hiệu quả giảm thân nhiệt;
  • Trẻ dùng thuốc hạ sốt nhưng hiệu quả của thuốc chỉ kéo dài trong một ngày và sốt cao trở lại;
  • Trẻ thở gấp, thở bằng miệng do nghẹt mũi, đôi khi thở nhanh hơn bình thường do bị co rút lồng ngực;
  • Biếng ăn, ăn ít khiến sụt cân nghiêm trọng;
  • Trẻ quấy khóc nhiều, nhất là khi về đêm.

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị viêm amidan sốt cao?

Cha mẹ tuyệt đối không thờ ơ khi trẻ bị sốt cao do viêm amidan hoặc có suy nghĩ bệnh sẽ tự khỏi. Triệu chứng sốt có thể diễn biến phức tạp hơn, thậm chí có kèm biến chứng có thể gặp phải ở bé nhà bạn. Do đó, khi bé bị viêm amidan sốt cao, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

1. Tìm cách hạ sốt cho trẻ khi bị viêm amidan sốt cao

Việc đầu tiên và thiết yếu mà mọi cha mẹ cần làm khi trẻ bị viêm amidan sốt cao là tìm cách hạ sốt. Khi cơn sốt dần được xử lý sẽ giúp trẻ đỡ mệt mỏi hơn, bệnh tình được đẩy lùi nhanh chóng hơn. Do vậy, hạ sốt là việc vô cùng quan trọng và cần được thực hiện ngay.

Bạn có thể sử dụng miếng dán hạ sốt (được bán tại các quầy thuốc Tây y) hoặc dùng khăn để chườm mát, lau người trẻ. Cần đặc biệt lau nhẹ nhàng vùng nách, bẹn và lưng bởi đây là những vị trí quan trọng giúp hạ sốt nhanh. Sau khi lau người, bạn có thể vắt thêm lần nước rồi đặt khăn lên trán của trẻ. Lưu ý, bạn cần vắt khăn thật khô trước khi lau người trẻ để tránh tình trạng miễn nhiễm.

Để việc hạ sốt đạt kết quả tốt nhất, bạn có thể cho vài giọt tinh dầu vào trong nước ấm trước khi vắt khăn. Vì cơ thể của trẻ còn yếu nên bạn cần ưu tiên lựa chọn những sản phẩm được chiết xuất từ các nguyên liệu thiên nhiên như: khuynh diệp, chanh, bạc hà,... Bằng cách này sẽ giúp trẻ nhỏ hạ sốt nhanh chóng.

Thêm một vấn đề khác mà cha mẹ cũng cần lưu ý là tuyệt đối không được tắm cho trẻ khi trẻ đang bị sốt. Bởi việc tắm sẽ khiến cơ thể trẻ bị nhiễm nước. Không những vậy, đã có không ít các trường hợp ghi nhận các bé tử vong do cha mẹ tắm trẻ khi nhiệt độ thân nhiệt trẻ cao.

2. Cho trẻ dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ

Cho trẻ uống thuốc kháng sinh và thuốc hạ sốt là sự lựa chọn của nhiều cha mẹ. Bởi thuốc thường mang lại tác dụng nhanh chóng và tức thời. Tuy nhiên, để phòng tránh một số tác dụng phụ, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt sự chỉ dẫn của bác, tuyệt đối không được cho trẻ dùng thuốc khi chưa có sự cho phép.

Hiện nay, có khá nhiều loại thuốc hạ sốt an toàn với trẻ nhưng phổ biến nhất vẫn là thuốc Paracetamol và Ibuprofen. Mỗi loại thuốc sẽ có những cách dùng riêng biệt. Tốt hơn hết, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để biết rõ hơn liều lượng trước khi dùng cho trẻ.

3. Mặc cho trẻ trang phục thoải mái

Khi trẻ bị sốt, bạn cần mặc cho con trẻ các trang phục thoải mái, rộng rãi và hút mồ hôi. Tuyệt đối không mặc cho trẻ những bộ quần áo quá chật hoặc quá nóng. Điều này sẽ giúp trẻ hoạt động linh hoạt hơn, dễ dàng thoát mồ hôi và tránh gây khó chịu.

4. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho trẻ

Trong khoảng thời gian bị viêm amidan sốt cao, trẻ thường có biểu hiện biếng ăn, ăn không ngon miệng, chán ăn, từ đó dẫn đến sụt cân nghiêm trọng. Nguyên nhân chính là do cổ họng đang bị sưng tấy, nếu nuốt thức ăn sẽ gây ra nhiều cơn đau đớn. Bên cạnh đó, thức ăn của bạn nấu có thể không phải là khẩu vị của trẻ thành ra trẻ từ chối ăn.

Do đó, để khắc phục tình trạng này, bạn cần chú ý nhiều hơn đến việc lựa chọn thực phẩm. Bạn nên ưu tiên các món ăn được chế biến nhiều từ rau xanh, củ quả, thịt cá giàu vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể trẻ. Đồng thời, đa dạng hơn trong việc biến tấu món ăn để trẻ không có cảm giác chán ăn nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu. Vì cơ thể trẻ còn yếu và chưa hồi phục hoàn toàn nên bạn cần ưu tiên các món ăn được chế biến ở dạng mềm, lỏng, chín nhừ, dễ tiêu hóa.

Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nhiều gia vị, thực phẩm cay nóng, thức ăn lạnh,...

5. Cho trẻ uống đủ lượng nước

Nước là “nguồn dinh dưỡng” không thể thiếu ở mọi đối tượng, và trẻ nhỏ bị viêm amidan sốt cao rất cần cung cấp đủ. Vì khi sốt cao cơ thể rất dễ bị mất nước và mất cân bằng điện giải. Vì thế, cho trẻ uống đủ lượng nước là điều cần thiết.

Ngoài việc cho trẻ uống nước lọc thông thường, bạn cũng cần cho trẻ uống thêm các loại nước ép từ rau xanh, củ quả hoặc trái cây tươi. Thức uống này vừa có công dụng bổ sung nước vừa dung nạp cho cơ thể nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe cũng như giúp bệnh tình nhanh chóng đẩy lùi.

6. Cho trẻ nghỉ ngơi và hạn chế vận động

Hoạt động thể chất trong giai đoạn nhiễm trùng amidan kèm sốt cao sẽ khiến cho trẻ mệt mỏi, thậm chí là sốt cao hơn. Lúc này, trẻ cần nhiều thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn là vận động. Đối với trẻ hiếu động, bạn có thể cho trẻ vui chơi trong nhà với các hoạt động ở cường độ nhẹ, tránh các hoạt động mạnh.

7. Hướng dẫn trẻ nhỏ vệ sinh răng miệng đúng cách

Răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ cũng chính là yếu tố tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh phát triển. Do đó, cha mẹ cần khuyến khích và hướng dẫn con trẻ trong việc vệ sinh răng miệng cũng như hiểu được tầm quan trọng của việc này.

Bạn có thể cùng trẻ thực hiện trong những khoảng thời gian đầu để trẻ biết cách thực hiện đúng. Đồng thời, chỉ cho trẻ cách súc miệng bằng nước muối sinh lý để làm sạch khoang miệng. Tốt hơn hết, hãy hình thành cho trẻ thói quen này để có được răng miệng chắc khỏe.

8. Vệ sinh mũi họng cho bé

Đối với những trẻ bị nghẹt mũi, dịch mũi nhiều, cha mẹ cần chú ý và giúp trẻ vệ sinh. Bạn có thể dùng khăn bông sạch để lau nhẹ nhàng nếu dịch mũi ở dạng lỏng. Trong trường hợp dịch mũi đặc khó xử lý, bạn nên dùng nước muối sinh lý để thông mũi bằng cách cho vào mỗi bên mũi một lượng dung dịch vừa đủ, đợi một lúc nước muối ngấm vào rồi nhẹ nhàng dùng tăm bông để đẩy dịch ra ngoài.

Nếu dịch mũi của bé quá nhiều và đặc, việc loại bỏ gỉ mũi thông thường sẽ khó thực hiện. Lúc này, bạn có thể sử dụng dụng cụ hút gỉ mũi chuyên dụng để làm sạch khoang mũi của trẻ. Tuy nhiên, bạn chỉ được thực hiện ở tần suất vừa phải, tuyệt đối không được lạm dụng để tránh làm tổn thương lớp niêm mạc. Bên cạnh đó, tuyệt đối không được dùng miệng để trực tiếp hút gỉ mũi của trẻ.

9. Nhắc nhở trẻ luôn đeo khẩu trang khi đi ra ngoài

Môi trường sống luôn ẩn chứa nhiều bụi bẩn, khói bụi và tác nhân gây bệnh đường hô hấp, nhiều nhất là các vi khuẩn, virus và nấm. Nếu trẻ không được che chắn và bảo vệ kỹ lưỡng có thể các tác nhân sẽ xâm nhập và cơ thể, lâu ngày sẽ khởi phát bệnh.

Chính vì thế, cha mẹ luôn nhắc nhở con trẻ đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc đi đến khu vực đông người để phòng lây bệnh hô hấp. Đồng thời, trang bị cho trẻ một số vật dụng giữ ấm cơ thể trong những ngày trời giá rét hoặc thời tiết thay đổi thất thường. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần ý thức hơn trong việc vệ sinh không gian sống mỗi ngày để hạn chế tối đa tác nhân có cơ hội phát triển và gây bệnh.

Cha mẹ đừng quá chủ quan khi con nhỏ của mình bị viêm amidan kèm sốt cao. Mặc dù cơn sốt sẽ thuyên giảm sau vài ngày nhưng đôi lúc cơn sốt sẽ diễn biến phức tạp hơn kèm theo đó là biến chứng nguy hiểm. Cách tốt nhất là cha mẹ nên đưa con trẻ thăm khám từ sớm để được xử lý kịp thời cũng như phòng những trường hợp xấu nhất đến với trẻ.

Câu hỏi thường gặp

Viêm amidan, dù gây khó chịu, KHÔNG lây lan qua tiếp xúc thông thường. Điều này có nghĩa là bạn có thể yên tâm khi gần gũi người bệnh mà không lo bị lây nhiễm.

  • Nguyên nhân gây bệnh: Viêm amidan thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra, nhưng bản thân tình trạng viêm không lây.
  • Yếu tố di truyền: Mặc dù không lây, viêm amidan có thể mang tính di truyền, đặc biệt là trường hợp viêm tái phát nhiều lần.
  • Phòng ngừa: Vệ sinh tay thường xuyên, tránh tiếp xúc gần với người bị nhiễm trùng đường hô hấp, và tăng cường hệ miễn dịch là những biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Đừng để nỗi lo lây nhiễm cản trở bạn quan tâm đến người thân bị viêm amidan. Hãy tìm hiểu thêm về bệnh và cách phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

  • NÊN: Đặc biệt hiệu quả trong giai đoạn đầu, viêm nhẹ
  • KHÔNG THAY THẾ THUỐC: Trường hợp nặng cần thăm khám, dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ

Cách thực hiện: Pha nước muối loãng, ngậm và súc họng đều đặn nhiều lần/ngày

Lưu ý: Nước muối chỉ hỗ trợ điều trị, không thay thế phác đồ của bác sĩ. Hãy chủ động thăm khám để được tư vấn chính xác!

  • Cắt amidan có thể giúp giảm đáng kể tần suất và mức độ nghiêm trọng của viêm amidan.
  • Tuy nhiên, nó không đảm bảo hoàn toàn ngăn ngừa viêm họng.
  • Viêm họng vẫn có thể xảy ra do các nguyên nhân khác như virus, vi khuẩn, dị ứng, hoặc trào ngược dạ dày thực quản.

Quyết định cắt amidan cần được đưa ra sau khi thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ, cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro. Tìm hiểu kỹ về tình trạng sức khỏe của bạn và các lựa chọn điều trị khác trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Viêm amidan, một tình trạng phổ biến gây đau họng và khó chịu, có thể tự khỏi trong một số trường hợp nhẹ, đặc biệt là khi do virus gây ra. Tuy nhiên, nếu triệu chứng kéo dài hoặc nặng, việc thăm khám bác sĩ là cần thiết để tránh biến chứng.

  • Nguyên nhân: Viêm amidan thường do virus hoặc vi khuẩn gây ra
  • Triệu chứng: Đau họng, sốt, sưng amidan, khó nuốt
  • Tự khỏi: Có thể trong trường hợp nhẹ, do virus, và hệ miễn dịch khỏe mạnh
  • Cần thăm khám: Khi triệu chứng nặng, kéo dài, hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn
  • Điều trị: Nghỉ ngơi, uống nhiều nước, thuốc giảm đau, kháng sinh (nếu do vi khuẩn)

Cắt amidan có thể là giải pháp cần thiết trong một số trường hợp, nhưng không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt nhất. Cắt amidan khi:

  • Viêm amidan tái phát nhiều lần trong năm, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Viêm amidan gây biến chứng như áp xe quanh amidan, viêm khớp, viêm cầu thận...
  • Amidan quá to gây khó thở, ngủ ngáy, hoặc ảnh hưởng đến việc ăn uống.

Lưu ý: Cắt amidan là một thủ thuật ngoại khoa, cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa. Quyết định cắt amidan cần dựa trên đánh giá kỹ lưỡng của bác sĩ về tình trạng bệnh và lợi ích, rủi ro của thủ thuật.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Điều trị phòng ngừa

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả

Bài viết liên quan