Viêm amidan hốc mủ kiêng ăn gì để cải thiện bệnh tốt nhất, tránh để bệnh tiến triển xấu là băn khoăn của rất nhiều bệnh. Thực hiện đúng phác đồ điều trị kết hợp với chế độ dinh dưỡng phục hồi sức khoẻ khoa học chính là những yếu tố quan trọng để loại bỏ bệnh và ngăn ngừa nguy cơ tái phát. Tham khảo chi tiết ngay tại bài viết sau đây.

Viêm amidan hốc mủ kiêng ăn gì để tránh bệnh nặng thêm?

Nguyên Nhân chính gây bệnh viêm amidan thường liên quan đến sự tấn công của các nhóm vi khuẩn, virus khiến amidan bị viêm nhiễm và sưng viêm. Amidan sưng to làm chèn ép cổ họng khiến người bệnh vừa cảm thấy đau nhức khó chịu, người bệnh ho kéo dài  và gặp rất nhiều ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống hằng ngày.

Viêm amidan hốc mủ kiêng ăn gì
Viêm amidan hốc mủ kiêng ăn gì để tránh bệnh biến chứng nguy hiểm hơn là băn khoăn của rất nhiều người bệnh

Một trong những triệu chứng người bệnh gặp phải thường là đau nhức khi nhai nuốt do amidan sưng phình to và chèn ép vào cổ họng. Bề mặt amidan cũng xuất hiện các hốc mủ trắng gây mùi hôi khó chịu. Thức ăn đi qua có có kích thích vào họng đồng thời có thể làm tình trạng viêm nhiễm cao hơn. Do đó điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp hơn là một trong yếu tố quan trọng để điều trị bệnh hoàn toàn.

Vậy Viêm amidan hốc mủ kiêng ăn gì để hạn chế các tiến triển xấu của bệnh?

Món ăn khô cứng

Đồ ăn khô cứng khô chỉ làm kích thích vào niêm mạc họng và amidan đang bị sưng viêm mà còn rất khó để tiêu hoá. Đặc biệt với những người bệnh đang có hệ miễn dịch yếu thì hệ tiêu hoá cũng hoạt động kém ổn định hơn rất nhiều. Các thức ăn khô cứng nếu chạm vào các mủ trắng trên amidan sẽ làm lan toả tình trạng viêm nhiễm ra xung quanh niêm mạc họng nhiều hơn.

Một số trường hợp các đồ ăn cứng sẽ dễ làm xước niêm mạc họng khiến việc ăn uống bị xót hơn. Đặc biệt với trẻ nhỏ bé rất dễ sợ ăn trong khi đang bị bệnh. Vì vậy các loại hạt, bánh khô khô, ngũ cốc dạng khô, thịt chiên, xôi chiên.. chính là những thực phẩm hàng đầu mà người bệnh viêm amidan cần tránh xa.

Nhóm thực phẩm gây viêm

Viêm amidan được đặc trưng bởi tình trạng sưng viêm hệ thống amidan, vì vậy cần tránh những thực phẩm có thể kích ứng tình trạng viêm nặng hơn. Trong đời sống hằng ngày có rất nhiều món ăn gây viêm mà chúng ta không hề hay biết, nếu nạp quá nhiều thực phẩm này trong suốt quá trình điều trị viêm amidan rất có thể sẽ dẫn đến giai đoạn mãn tính nguy hiểm.

Trong đó những thực phẩm hàng đầu có thể kích ứng viêm như đường, siro hay một số loại sữa có trong các loại nước ngọt, trà sữa, một số loại bánh kẹo. Trong trường hợp muốn ăn ngọt người bệnh có thể cân nhắc dùng các loại đường ăn kiêng hay mật ong. Đặc biệt với nhóm sữa nên thay thế các loại sữa công thức, sữa bò bằng các loại sữa thực phẩm để giảm viêm.

Bên cạnh đó, các loại thịt hộp, cá hộp, đồ ăn chế biến sẵn, những món ăn quá mặn cũng là yếu tố dễ gây viêm khiến tình trạng viêm amidan trầm trọng hơn. Các gia vị khác như bột ngọt, mì chính, dầu thực vật có cũng thể các phản ứng viêm. Vì vậy tốt nhất với người đang điều trị viêm amidan có thể ưu tiên chế độ ăn nhạt, hạn chế nêm nếm để ngăn ngừa nguy cơ bệnh nặng hơn.

Thức ăn cay nóng, sinh nhiệt

Trong chế sinh hoạt hằng ngày bỗng có khi nào bạn bị xuất hiện những hạt mụn nước bên trong môi hay má? Nguyên nhân chính do xuất phát từ chế độ ăn uống thiết khoa học, sử dụng nhiều đồ ăn cay nóng gây sinh nhiệt. Với những người đang bị viêm nhiễm niêm mạc họng như viêm amidan nếu sử dụng các thực phẩm này có thể làm viêm nhiễm lở loét lan rộng hơn. Do đó với băn khoăn Viêm amidan hốc mủ kiêng ăn gì thì chắc chắn phải nhắc đến các thức ăn này.

Các nhóm thức ăn sinh nhiệt cao khiến cổ họng bị kích ứng liên tục, kích thích các phản ứng viêm khiến các tổn thương trong niêm mạc không nhưng phục hồi chậm mà còn tăng nguy cơ xuất huyết. Đồng thời bản chất những món ăn này cũng thường rất khó tiêu hoá, lượng dinh dưỡng thấp nên cũng không phù hợp cho người có sức khoẻ suy giảm như viêm amidan.

Một số thực phẩm quen thuộc thuộc nhóm này như bắp, xôi, đồ nếp, ớt, lẩu cay và cả các chế phẩm từ sữa. Tốt nhất trong quá trình chế biến món ăn, bạn nên hạn chế thêm các gia vị như ớt vào. Thực tế với những đối tượng bình thường, những món ăn có tính chất cay nóng, sinh nhiệt cũng không hề tốt. Bạn nên hạn chế nạp quá nhiều trong đời sống thường ngày.

Món ăn nhiều dầu mỡ

Các món ăn chiên xào như sườn rán, đùi gà chiên, xúc xích chiên là sở trường của rất nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ nhưng đây lại là nhóm thực phẩm có thể khiến viêm amidan tiến triển xấu hơn. Các món ăn có quá nhiều dầu mỡ không chỉ chứa hàm lượng chất béo cao mà còn chứa nhiều các carbohydrates, arginine,…đều là yếu tố kích ứng các phản ứng viêm.

Đồng thời các món ăn chiên rán nhiều dầu thường khá khô cứng dễ làm trầy xước niêm mạc họng bị tổn thương. Hàm lượng chất béo cao cũng gây khó khăn cho tiêu tiêu hoá, khiến người bệnh cảm thấy đầy bụng, chướng bụng, rất khó chịu. Một số nghiên cứu cũng cho thấy dầu mỡ và các chất béo chính là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus phát triển mạnh mẽ hơn.

Cần chú ý rằng dù dầu thực vật có thể kích ứng các phản ứng viêm nhưng không nên loại bỏ hoàn toàn ra khỏi chế độ ăn uống hằng ngày. Thay vào đó bạn chỉ nên hạn chế dùng với lượng nhỏ, tránh các món chiên hoặc món dùng quá nhiều dầu là ổn.

Món ăn chua cay

Chanh, xoài xanh, cóc, me, các món ăn muối chua cũng là nhóm thực phẩm cần loại bỏ trong chế độ điều trị viêm amidan để bệnh nhanh cải thiện nhất. Vị chua và các acid có trong nhóm thực phẩm này có thể làm xót miệng trên những vị trí viêm loét khiến người bệnh khó chịu.

Đồng thời các nhóm thực phẩm này cũng làm kích thích niêm mạc họng và làm cơ thể tích tụ nhiều nhiệt độc gây viêm nhiễm nặng hơn. Tuy nhiên với một số trái cây có vị chua lại có chứa hàm lượng vitamin C khá cao như cam, quýt, chanh vì thế bạn có thể cân nhắc sử dụng với một lượng vừa đủ hoặc kết hợp với mật ong, đường phèn để làm giảm vị chua.

Riêng với các món ăn muối chia như kim chi, cà pháo, dưa cải muối bạn nên hạn chế ăn ngay cả khi không bị bệnh. Nguyên nhân là do hàm lượng acid có trong thực phẩm này không chỉ gây khó tiêu mà tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Thực phẩm chứa nhiều Arginine

Arginine là một dạng acid amin có thể giúp tăng cường tổng hợp ptotein và tăng cường hệ miễn dịch cho người bệnh. Tuy nhiên trong trường hợp xuất hiện các tổn thương, viêm nhiễm tại hầu họng chất này lại có thể làm kích ứng các phản ứng viêm, khiến tình trạng sưng mủ trầm trọng hơn. Các chất này cũng có thể tạo ra môi trường thích hợp để tăng cường sản sinh các vi khuẩn, virus gây bệnh.

Do đó  Viêm amidan hốc mủ kiêng ăn gì thì cũng cần bổ sung cả các món ăn này.  Một số nhóm thực phẩm có hàm lượng chất này cao như sữa, thịt gà, đậu phộng, quả hạnh, vỏ bánh mì, nước nho..

Đồ uống có cồn, có ga hay các chất kích thích

Rượu bia, các loại nước ngọt có ga, thuốc lá hay các chất kích thích chính là những tác nhân hàng đầu làm suy giảm hệ thống miễn dịch  và khiến cho lớp phòng ngự của cơ thể suy yếu. Việc sử dụng các thực phẩm này có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm khiến các triệu chứng bùng phát mạnh mẽ hơn gây nguy hiểm cho sức khoẻ.

Các nghiên cứu cho thấy, việc dùng bia rượu có thể làm ức chế khả năng diệt khuẩn ít nhất một ngày và tăng nguy ung thư amidan. Trong khi đó, khói thuốc lá không chỉ làm suy giảm hệ miễn dịch mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh lý hô hấp nguy hiểm khác như viêm phổi hay viêm phế quản.

Riêng với việc điều trị viêm amidan bằng các loại thuốc, việc sử dụng các đồ uống có cồn hay chất kích thích có thể làm giảm hiệu quả của các loại thuốc.

Món ăn tươi sống, đồ ăn bẩn

Trong các món ăn tái sống, đồ ăn chưa chín có thể chứa nhiều vi khuẩn có hại có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm tại amidan. Trong một số trường hợp, sử dụng các thực phẩm tái sống không rõ nguồn gốc cũng chính là những tác nhân hàng đầu có thể gây bệnh viêm amidan. Mặt khác các món ăn chưa được chế biến chín cũng khó tiêu hoá hơn bình thường nên cần hạn chế cho người bệnh.

Người bệnh viêm amidan cần đảm bảo ăn chín uống sôi, ưu tiên những món ăn mềm lỏng đễ tốt cho tiêu hoá hơn. Tốt nhất người bệnh nên ưu tiên việc tự chế biến các món ăn để có thể kiểm soát nguồn gốc thực phẩm và việc nêm nếm các món ăn.

Đồ lạnh

Các thức uống lạnh, nước đá có thể làm dịu cảm giác ngứa ngáy khó chịu trong cổ họng nên khi bị viêm amidan rất nhiều người thường uống rất nhiều. Tuy nhiên nước đá chỉ làm giảm các triệu chứng ngứa trước mắt nhưng lại làm ổ viêm sưng to lên ngay sau đó khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn rất nhiều. Vì vâỵ người bệnh nên tránh xa các loại nước đá lạnh, kem, đồ ăn lạnh để hỗ trợ cải thiện bệnh tốt hơn.

Một số loại trái cây

Dù trái cây là thực phẩm có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường đề kháng cho người bệnh nhưng không phải loại trái cây nào bạn cũng nên sử dụng. Bạn nên hạn chế các loại quả quá chua, quá cứng như ổi, xoài xanh, cóc, đào.. ngoài ra nước dừa và nho cũng có chứa một số hoạt chất có thể kích ứng các phản ứng viêm mạnh hơn nên cần hạn chế.

Trên đây là những nhóm thực phẩm tiêu biểu có thể giúp bạn giải đáp băn khoăn viêm amidan hốc mủ kiêng ăn gì để phòng tránh nguy cơ bệnh nặng hơn. Người bệnh có thể tự kiểm soát chế độ bằng cách tự chế biến các món ăn tại nhà và sử dụng nguồn thực phẩm đảm bảo để hỗ trợ việc điều trị viêm amidan dứt điểm hoàn toàn.

Câu hỏi thường gặp

Viêm amidan, dù gây khó chịu, KHÔNG lây lan qua tiếp xúc thông thường. Điều này có nghĩa là bạn có thể yên tâm khi gần gũi người bệnh mà không lo bị lây nhiễm.

  • Nguyên nhân gây bệnh: Viêm amidan thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra, nhưng bản thân tình trạng viêm không lây.
  • Yếu tố di truyền: Mặc dù không lây, viêm amidan có thể mang tính di truyền, đặc biệt là trường hợp viêm tái phát nhiều lần.
  • Phòng ngừa: Vệ sinh tay thường xuyên, tránh tiếp xúc gần với người bị nhiễm trùng đường hô hấp, và tăng cường hệ miễn dịch là những biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Đừng để nỗi lo lây nhiễm cản trở bạn quan tâm đến người thân bị viêm amidan. Hãy tìm hiểu thêm về bệnh và cách phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

  • NÊN: Đặc biệt hiệu quả trong giai đoạn đầu, viêm nhẹ
  • KHÔNG THAY THẾ THUỐC: Trường hợp nặng cần thăm khám, dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ

Cách thực hiện: Pha nước muối loãng, ngậm và súc họng đều đặn nhiều lần/ngày

Lưu ý: Nước muối chỉ hỗ trợ điều trị, không thay thế phác đồ của bác sĩ. Hãy chủ động thăm khám để được tư vấn chính xác!

  • Cắt amidan có thể giúp giảm đáng kể tần suất và mức độ nghiêm trọng của viêm amidan.
  • Tuy nhiên, nó không đảm bảo hoàn toàn ngăn ngừa viêm họng.
  • Viêm họng vẫn có thể xảy ra do các nguyên nhân khác như virus, vi khuẩn, dị ứng, hoặc trào ngược dạ dày thực quản.

Quyết định cắt amidan cần được đưa ra sau khi thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ, cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro. Tìm hiểu kỹ về tình trạng sức khỏe của bạn và các lựa chọn điều trị khác trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Viêm amidan, một tình trạng phổ biến gây đau họng và khó chịu, có thể tự khỏi trong một số trường hợp nhẹ, đặc biệt là khi do virus gây ra. Tuy nhiên, nếu triệu chứng kéo dài hoặc nặng, việc thăm khám bác sĩ là cần thiết để tránh biến chứng.

  • Nguyên nhân: Viêm amidan thường do virus hoặc vi khuẩn gây ra
  • Triệu chứng: Đau họng, sốt, sưng amidan, khó nuốt
  • Tự khỏi: Có thể trong trường hợp nhẹ, do virus, và hệ miễn dịch khỏe mạnh
  • Cần thăm khám: Khi triệu chứng nặng, kéo dài, hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn
  • Điều trị: Nghỉ ngơi, uống nhiều nước, thuốc giảm đau, kháng sinh (nếu do vi khuẩn)

Cắt amidan có thể là giải pháp cần thiết trong một số trường hợp, nhưng không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt nhất. Cắt amidan khi:

  • Viêm amidan tái phát nhiều lần trong năm, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Viêm amidan gây biến chứng như áp xe quanh amidan, viêm khớp, viêm cầu thận...
  • Amidan quá to gây khó thở, ngủ ngáy, hoặc ảnh hưởng đến việc ăn uống.

Lưu ý: Cắt amidan là một thủ thuật ngoại khoa, cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa. Quyết định cắt amidan cần dựa trên đánh giá kỹ lưỡng của bác sĩ về tình trạng bệnh và lợi ích, rủi ro của thủ thuật.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả

Bài viết liên quan