Chữa bệnh viêm xoang tại nhà từ những cây thuốc nam là phương pháp điều trị an toàn và ít tốn kém. Các cây thuốc sử dụng trong điều trị bệnh đã được dùng từ lâu đời, trong các bài thuốc dân gian và được khoa học hiện đại nghiên cứu về các dược tính, hoạt chất. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin đầy đủ về các cây thuốc nam chữa viêm bệnh viêm xoang hiệu quả, phổ biến hiện nay.
Cách dùng những cây thuốc nam chữa bệnh viêm xoang
Để chữa bệnh viêm xoang tại nhà, người bệnh có thể tham khảo những bài thuốc được bào chế từ:
Hoa ngũ sắc
Hoa ngũ sắc lại sở hữu khả năng trị nhiễm trùng xoang vượt trội. Trong cây hoa ngũ sắc chứa các hoạt chất quý như cadinen, caryophyllen, geratocromen, demetoxygeratocromen có tác dụng giảm viêm, chống phù nề, chống dị ứng, tăng tiết xuất và thải trừ độc tố. Hoa ngũ sắc cũng được chiết xuất để làm dung dịch nhỏ mũi trị xoang như Agerhinin (Viện dược liệu), thuốc nhỏ mũi Flanos…
Cách dùng:
- Lấy một nắm hoa ngũ sắc rửa sạch, để ráo nước.
- Giã nát hoa ngũ sắc rồi chắt lấy phần nước cốt, bỏ phần bã.
- Dùng bông y tế thấm dung dịch hoa ngũ sắc và nhét vào hai bên mũi.
- Sau 15 – 20 phút thì bỏ ra, xì mũi nhẹ nhàng cho dịch mủ thoát ra ngoài.
- Mỗi ngày nên thực hiện 2 lần để vùng xoang được thông thoáng.
Cây cỏ mực
Một trong những căn nguyên gây ra bệnh viêm xoang là tự sự suy yếu của thận. Do đó, những thảo dược có tác dụng bổ thận như cây cỏ mực có thể hỗ trợ điều trị bệnh viêm xoang. Với vị ngọt, hơi chua, quy vào hai kinh can và thận, tác dụng chủ yếu là bổ thận âm, cỏ mực có khả năng làm giảm nghẹt mũi, phù nề và giúp loại bỏ dịch mủ ở xoang nhanh chóng.
Cách dùng:
- Cỏ mực sau khi mua về, rửa sạch rồi đem đi phơi khô, bảo quản ở nơi thoáng mát để dùng dần.
- Mỗi ngày lấy khoảng 12-20g sắc cùng 500ml nước để uống.
Kinh giới
Kinh giới là một loại rau thơm quen thuộc với người Việt nhưng nó sở hữu rất nhiều công dụng chữa bệnh. Một trong số đó phải kể đến bệnh viêm xoang. Bởi tinh dầu của kinh giới chứa nhiều hoạt chất mang tính kháng sinh, ức chế được nhiều loại vi khuẩn. Chẳng hạn như Staphylococcus aureus, Escherichia coli… Trong đông y, kinh giới là cây thuốc nam có vị cay, tính ấm, tác dụng chủ yếu là trừ phong, giải biểu.
Cách dùng:
- Kinh giới, bạc hà, húng quế mỗi vị 8g. Cây ngũ sắc, lá cối xay mỗi bị 12g.
- Tất cả đem sắc cùng 3 bát nước với lửa nhỏ cho đến khi còn 1 bát thì tắt bếp.
- Chia thuốc thành 2 phần rồi uống trong ngày.
Lá bỏng
Một trong những nguyên nhân gây viêm xoang chính là do can hỏa. Vậy nên với khả năng quy kinh can, tác dụng chủ yếu là thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, hoạt huyết, lá bỏng sẽ giúp lưu thông khí huyết và triệt tiêu viêm nhiễm. Từ đó các xoang dẫn lưu dịch tốt và thải được dịch độc gây viêm.
Cách dùng:
- Lá bỏng tươi sau khi rửa sạch với nước muối loãng thì đem giã nát.
- Chỉ lấy phần nước cốt, bỏ phần bã và dùng bông y tế thấm dung dịch thoa vào mũi.
- Mỗi ngày nên thực hiện từ 4-5 lần để triệu chứng giảm nhanh chóng.
Rễ đương quy và râu ngô
Rễ đương quy có vị ngọt, tính ấm, là thảo dược điều trị các bệnh liên quan đến khí huyết. Còn râu ngô lại có vị ngọt, tính bình, quy phế, thận, tâm, can và có khả năng chống phù thũng. Khi kết hợp với nhau, bộ đôi thảo dược này sẽ giúp lưu thông khí huyết và tiêu viêm, tiêu độc tại các xoang.
Cách dùng:
- 120g Râu ngô cắt thành đoạn dài khoảng 1cm
- 30g Rễ đương quy đem rang sơ và cắt thành sợi mỏng.
- Sau đó trộn đều và bảo quản trong hũ thủy tinh kín.
- Khi sử dụng thì cuốn hỗn hợp trong một tờ giấy tương tự như điếu thuốc lá, đốt cháy và hít phần khói.
- Mỗi ngày nên thực hiện khoảng 3-4 lần để đạt hiệu quả tốt.
Ké đầu ngựa (Thương nhĩ)
Cũng giống như kim ngân hoa, ké đầu ngựa thường xuất hiện trong các bài thuốc đông y chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng. Cây thuốc này có vị ngọt, tính ấm, hơi độc, quy Can, Thận với tác dụng chủ yếu là tán phong, trừ thấp, giảm đau và làm thông thoáng mũi.
Cách dùng:
- 20g ké đầu ngựa nấu cùng với 800ml và uống hàng ngày.
- Thực hiện liên tục trong khoảng 10 ngày sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm rõ rệt.
Kim ngân hoa
Trong danh sách những cây thuốc chữa bệnh viêm xoang hiệu quả nhất không thể thiếu sự góp mặt của kim ngân hoa. Phần lớn các bài thuốc chữa viêm xoang từ cấp đến mãn tính đều có loại thảo dược này. Bởi các hoạt chất như Luteolin, Inositol, Tanin trong nước sắc của kim ngân hoa có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm rất vượt trội.
Trong đông y, kim ngân hoa là vị thuốc quy Phế, Vị, Tâm, Tỳ, giúp khu phong, trừ thấp, tán nhiệt, bổ hư… Đồng thời là thành phần chính của bài thuốc Ngân hoa thổ phục tang bì thang. Để trị viêm xoang tại nhà, người bệnh có thể áp dụng cách sau:
Cách dùng:
- Mỗi ngày sắc 12g lá kim ngân hoa cùng với 100ml nước với lửa nhỏ.
- Khi còn 10ml thì tắt bếp, thêm đường vừa đủ cho dễ uống.
- Mỗi ngày uống 2-3 lần để đạt hiệu quả tốt.
Tân di hoa
Nụ hoa mộc Lan sau khi phơi khô được ứng dụng để làm thuốc được gọi là tân di hoa. Do sở hữu hoạt chất Cineol có khả năng diệt khuẩn, kháng nấm, kháng viêm, tăng tiết dịch, tân di hoa là vị thuốc được ứng dụng nhiều trong điều trị viêm xoang. Đông y thường dùng nước sắc của tân di để dẫn lưu xoang, làm thông thoáng mũi.
Cách dùng:
- Tân di 3g sắc cùng 200ml nước uống hàng ngày.
- Mỗi ngày uống 1-2 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Khuynh diệp (bạch đàn)
Tinh dầu của khuynh diệp cũng chứa cineol có tác dụng kháng khuẩn và kháng viêm. Tuy nhiên Eucalyptol mới là hoạt chất mang lại khả năng chữa viêm xoang vượt trội. Hoạt chất này vừa kháng viêm, giảm đau vừa giúp lưu thông, dẫn lưu và chống phù nề xoang hiệu quả. Cách dùng khuynh diệp cũng đơn giản, người bệnh có thể dùng tinh dầu để xông mũi hoặc sắc thuốc uống.
Cách dùng:
- Cách 1: Dùng tinh dầu được chiết sẵn, nhỏ 2-3 giọt vào nước sôi và xông mũi hàng ngày.
- Cách 2: Lấy 15g bạch đàn sắc cùng 600ml nước cho đến khi còn 200ml thì tắt bếp. Cho thêm đường vừa đủ rồi uống mỗi ngày.
Cỏ the
Là một thảo dược có vị cay, tính ấm, quy Phế, Thận, có the cũng có khả năng chữa các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp. Từ viêm họng, viêm phế quản cho đến viêm xoang. Cỏ the được sử dụng trong điều trị viêm xoang nhờ tác dụng khu phong, trừ thấp, thông khiếu, giải độc, chống viêm, giúp giảm triệu chứng nghẹt mũi, phù nề tại các xoang.
Cách dùng:
- Dạng uống: Cỏ the 6g, chồi hoa mộc lan 6g, ké đầu đầu ngựa 10g đem sắc cùng 800ml thành nước uống.
- Thuốc bột bôi mũi: Cỏ the, tế tân, bạch chỉ trộn với nhau theo tỉ lệ 1:1, tán thành bột mịn và bôi vào mũi 1 lần/ngày.
Bạch chỉ
Bạch chỉ là một vị thuốc quý do có khả năng chữa trị nhiều bệnh lý mãn tính. Tất cả là nhờ khả năng diệt nhiều loại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp như phế cầu, liên cầu, tụ cầu vàng hay kháng virus. Trong đông y, bạch chỉ là vị thuốc có vị cay, tính ấm, quy Phế, Tỳ, Vị, tác dụng chủ yếu là trừ phong tà, phá huyết xấu, giải độc, tiêu mủ.
Cách dùng:
- Bạch chỉ 30g, tân di hoa 15g, bạc hà 3g, ké đầu ngựa 8g sau khi đem phơi khô thì trộn cùng nhau, tán thành bột mịn.
- Mỗi ngày lấy khoảng 20g nấu cùng nước trà và uống sau mỗi bữa ăn.
Hoắc hương
Hoắc hương là thảo dược thường góp mặt trong các bài thuốc trị viêm xoang mãn tính. Nhờ vào tinh dầu chứa các hoạt tính sinh học quý, hoắc hương có khả năng kháng khuẩn, kháng virus trên diện rộng. Hoắc hương cũng là nam dược có vị cay, tính ôn, quy Phế, Tỳ, Vị, tác dụng chủ yếu là sơ tà, giải biểu, hành khí, hóa thấp.
Cách dùng:
- 160g hoắc hương tán bột mịn rồi trộn cùng mật heo, vo thành từng viên tròn 4g.
- Khi dùng thì lấy 1 viên pha cùng với nước, mỗi ngày nên uống 2 lần.
- Dùng liên tục trong khoảng 2-4 tuần để đặt được hiệu quả tốt nhất.
Tang diệp
Tang diệp hay lá cây dâu tằm vốn được trồng nhiều ở vùng đồng bằng bắc bộ, chủ yếu dùng trong nuôi tằm, dệt vải. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã khám phá ra nhiều dược tính quý giá của loại lá này, đặc biệt trong điều trị viêm xoang. Tang diệp chứa rất nhiều hoạt chất kháng viêm như các flavonoid, vitamin, caroten và axit hữu cơ. Trong đông y, tang diệp quy vào hai kinh Phế, Can, có tác dụng trừ phong, thanh nhiệt, bổ can thận.
Cách dùng:
- Lấy một nắm lá tang diệp rửa sạch, phơi ráo nước.
- Sau đó sắc cùng 500ml để uống hàng ngày.
Tang ký sinh
Tang ký sinh thực chất là cây tầm gửi ký sinh trên cây dâu. Tang ký sinh thường được phơi khô để làm dược liệu trong các bài thuốc trị đau nhức xương, bổ can thận. Do chủ yếu có tính bổ nên tang ký sinh thường được dùng để tăng cường chức năng thận, hỗ trợ đẩy lùi viêm xoang hiệu quả hơn.
Cách dùng:
- Lấy 120 tang ký sinh đun cùng nước, chia làm 3 lần uống trong ngày.
- Thực hiện liên tục trong 3 ngày để thấy được hiệu quả.
Lược vàng
Cây lược vàng là thảo dược rất quý vì nó chữa được nhiều căn bệnh viêm đường hô hấp mãn tính. Loại cây này sở hữu rất nhiều hoạt chất sinh học như các flavonoid, steroid, chất vi lượng… Nhưng nổi trội nhất phải kể đến Quercetin và Kaempferol. Cả hai đều có khả năng chống dị ứng, chống nhiễm trùng, kháng viêm nên ứng dụng chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng rất tốt.
Cách dùng:
- Cắt lá lược vàng thành từng đoạn nhỏ, đổ thêm ít dầu thực vật và hấp cách thủy trong khoảng 7-8 tiếng.
- Sau đó bỏ phần bã, chắt lấy phần nước cốt và bảo quản trong lọ thủy tinh.
- Mỗi lần dùng thì lấy bông y tế thấm dung dịch thoa lên mũi.
- Thực hiện liên tục trong khoảng 7-10 ngày.
Lưu ý khi dùng cây thuốc nam chữa bệnh viêm xoang
Cây thuốc nam thực sự có hiệu quả trong điều trị bệnh viêm xoang. Đặc biệt trong điều trị các triệu chứng như nghẹt mũi, nhức đầu, sốt do viêm xoang gây ra. Tuy nhiên, việc dùng thảo dược đơn lẻ sẽ không thể trị tận gốc bệnh bởi dược lực không đủ mạnh để triệt tiêu số lượng lớn virus, vi khuẩn lớn.
Muốn trị viêm xoang triệt để, người bệnh cần kết hợp nhiều nam dược trong một bài thuốc. Với một tỷ lệ thích hợp, các cây thuốc có dược tính tương tự nhau sẽ gia tăng công hiệu và đem đến thành quả điều trị viêm xoang triệt để, loại bỏ được cả viêm xoang mãn tính, viêm xoang lâu năm. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, nếu kết hợp các vị thuốc có thể gây tương tác hình thành độc tính, tình trạng bệnh có thể nặng hơn, thậm chí gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Bên cạnh đó, bác sĩ Lê Phương cũng lưu ý người bệnh rằng, cho dù sử dụng phương pháp điều trị nào thì trong suốt quá trình điều trị, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề:
- Với các bài thuốc giúp tăng tiết xuất dịch để dẫn lưu xoang, cần thải dịch mũi ra ngoài đúng cách. Khi dịch viêm chảy ra thì nên xì mũi một cách nhẹ nhàng, không xì mạnh khiến chất dịch thông sang tai, dẫn đến biến chứng viêm tai giữa. Sau khi xì mũi xong, người bệnh dùng nước muối sinh lý để rửa lại mũi cho sạch hoàn toàn.
- Người bệnh lưu ý chọn lựa những cây thuốc đảm bảo chất lượng.
- Quá trình chế biển phải sạch sẽ để tránh tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn. Hiệu quả của các bài thuốc này cũng phụ thuộc phần lớn vào cơ địa người bệnh.
- Sau khoảng 1 tuần sử dụng thuốc nhưng hiệu quả thấp, người bệnh nên ngừng dùng, đến bệnh viện tái khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.
- Chỉ nên sử dụng trong trường hợp bệnh nhẹ, cấp tính. Các vị thuốc đơn lẻ không thể mang lại hiệu quả cao trong những trường hợp viêm xoang mãn tính, nhiễm trùng nặng.
- Với những căn bệnh khó điều trị tận gốc như viêm xoang, việc kéo dài thời gian sẽ tạo điều kiện cho các vi sinh gây bệnh phát triển nhanh. Bệnh có khả năng gây biến chứng cao, nhất là biến chứng nhiễm trùng mắt với tỷ lệ lên đến 85%.
- Người bệnh tuyệt đối không lạm dụng thuốc dân gian để chữa bệnh lâu dài mà không sử dụng thêm bất kỳ biện pháp chuyên sâu nào.
Những cây thuốc nam chữa bệnh viêm xoang đã được y học kiểm chứng dược tính rõ ràng.Tuy nhiên, hiệu quả nếu chỉ sử dụng đơn lẻ từng vị thuốc thì hiệu quả điều trị của các cây thuốc này không cao.