Những cách trị ho tại nhà thường cho hiệu quả tốt đối với các trường hợp bị nhẹ. Bạn có thể dùng mật ong hay các nguyên liệu dễ kiếm dưới đây để nhanh chóng cắt đứt cơn ho.

11 cách trị ho hiệu quả tại nhà

Ho là một triệu chứng thường gặp ở đường hô hấp có thể thấy ở mọi đối tượng. Cơn ho có thể xuất hiện khi cổ họng bị kích thích, vướng dị vật hoặc khi mắc các bệnh lý như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi…Để giảm ho, các mẹo tự nhiên được nhiều người áp dụng thay thế cho thuốc. Phổ biến nhất là 11 cách sau:

1. Mẹo trị ho bằng mật ong

Mật ong là phương thuốc trị ho tự nhiên an toàn cho cả trẻ em và người lớn. Giàu vitamin A, E, C và nhiều loại khoáng chất, nguyên liệu này có thể giúp giảm ho bằng cách sát trùng cổ họng, làm dịu vùng niêm mạc bị kích ứng.

cách trị ho tại nhà bằng mật ong
Mật ong được dùng để trị ho tại nhà nhờ có tác dụng kháng viêm, sát trùng, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể

Đặc biệt, mật ong còn có khả năng chống oxy hóa, giúp giảm viêm, tiêu đờm, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Để giảm ho, mỗi ngày vài lần bạn hãy lấy 1 thìa mật ong nguyên chất ngậm trong miệng và nuốt từ từ để làm dịu cổ họng. Ngoài ra, có thể dùng nguyên liệu này trị ho tại nhà theo những cách sau:

  • Uống nước ấm mật ong: Lấy 1 thìa mật ong pha với 30ml nước ấm. Uống hỗn hợp này mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối đến khi cắt đứt cơn ho.
  • Mật ong và quất xanh: Chuẩn bị 3 quả quất xanh, rửa sạch, cắt làm đôi. Bỏ quất vào chén sành và thêm vào 3 thìa mật ong nguyên chất cùng một ít đường trắng và cho vào nồi nước sôi hấp cách thủy trong 20 phút. Ăn cả nước và cái mỗi ngày 3 – 4 lần.

*Lưu ý: Không dùng mật ong trị ho cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi.

2. Chữa ho với bài thuốc dân gian từ lá hẹ

Theo một số tài liệu y học cổ truyền ghi chép lại, lá hẹ là dược liệu có tính ấm, giúp ôn trung, hành khí, sát khuẩn, tiêu thũng, giảm đau, làm tan đờm. Chủ trị viêm họng, ho khan, ho có đờm và nhiều bệnh lý khác.

Nghiên cứu từ y học hiện đại cũng cho thấy lá hẹ chứa một lượng lớn vitamin A, C, sắt, saponin và đặc biệt là các hoạt chất kháng sinh tự nhiên như Allicin hay Odorin. Chúng hoạt động mạnh mẽ trong việc ức chế vi khuẩn, virus gây bệnh, đẩy nhanh tốc độ chữa lành các mô bị tổn thương trong cổ họng, đồng thời nâng cao sức đề kháng của cơ thể.Cách trị ho tại nhà từ lá hẹ như sau:

  • Dùng lá hẹ hấp đường phèn: Lấy 200g lá hẹ rửa sạch, cắt nhỏ, bỏ vào chén. Sau đó thêm vào 50g đường phèn đã được tán nhuyễn. Hấp cách thủy trong 20 phút. Chắt nước uống mỗi lần 2 thìa x 4- 5 lần trong ngày. Bạn nên ăn cả cái để đạt được hiệu quả tốt hơn.
  • Kết hợp lá hẹ với mật ong: Với cách này, thay vì sử dụng đường phèn thì bạn dùng mật ong để thay thế. Đem lá hẹ thái nhuyễn rồi hấp cách thủy chung với mật ong. Sau đó chia làm vài lần dùng trong ngày, uống nước và ăn cả cái.

3. Súc họng bằng nước muối giảm ho

Thêm một cách cắt đứt cơn ho nhanh chóng, đơn giản bạn có thể áp dụng tại nhà đó chính là súc  họng với nước muối. Nhờ có đặc tính sát trùng mạnh, nước muối giúp tiêu diệt sạch vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác, đồng thời giảm viêm, xoa dịu cơn ho cùng cảm giác đau rát trong cổ họng.

cách trị ho tại nhà hiệu quả bằng nước muối
Súc họng bằng nước muối là cách trị ho đơn giản nhiều người đang áp dụng

Hướng dẫn cách pha nước muối súc họng trị ho:

  • Chuẩn bị muối hột và các dụng cụ pha nước muối đã được tiệt trùng bằng nước sôi
  • Cứ 9g muối bạn đem pha chung với 1 lít nước ấm để được nước súc miệng có nồng độ 0.09% tương tự như nước muối sinh lý.
  • Hòa tan muối hoàn toàn rồi cho vào chai dùng hết trong ngày
  • Mỗi lần sử dụng, bạn hãy súc miệng bằng 1 đến 2 ngụm nước muối cho sạch sẽ. Sau đó mới tiến hành súc họng bằng cách ngửa cổ lên và khò để đẩy nước muối lên xuống ở trong cổ họng khoảng 30 giây. Nhổ nước trong miệng ra rồi tiếp tục súc họng với một ngụm nước muối mới.
  • Thực hiện theo cách tương tự đều đặn vài lần trong ngày cơn đau sẽ thuyên giảm hẳn.

Nhiều người cho rằng, pha nước muối càng mặn thì khả năng sát trùng càng cao sẽ giúp nhanh hết ho hơn. Tuy nhiên, điều này không được khuyến khích bởi dùng nước muối có nồng độ quá cao có thể gây cảm giác bỏng rát, tổn thương cho niêm mạc họng.

4. Uống trà thảo mộc trị ho

Một số loại trà thảo mộc được nhiều người lựa chọn để trị ho tại nhà. Chúng có tác dụng làm dịu thần kinh, ức chế co thắt cơ trơn, giảm ho và các triệu chứng đi kèm. Tùy theo sở thích cá nhân, bạn có thể cân nhắc sử dụng một trong các loại trà dưới đây:

  • Trà hoa cúc: Hoa cúc tươi được đem phơi khô để dùng dần. Mỗi lần lấy 3 – 4 bông đem hãm với nước sôi 15 phút là dùng được. Loại trà này không chỉ giảm ho mà còn có tác dụng kháng viêm, an thần, giúp bạn dễ ngủ hơn vào ban đêm.
  • Trà hạt thì là: Loại trà này được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới như một phương thuốc giảm ho tự nhiên, không gây tác dụng phụ cho sức khỏe. Bạn hãy lấy 1 thìa hạt thì là bỏ vào trong ấm, chế nước sôi vào rồi đậy nắp lại. Sau khoảng 20 phút có thể rót ra uống dần. Dùng ngày 2 – 3 tách trà hạt thì là khi còn ấm cũng giúp làm ẩm cổ họng, giảm cảm giác đau rát khó chịu do ho nhiều.
  • Trà sả: Uống trà sả là mẹo giảm ho tại nhà đang được áp dụng phổ biến trong dân gian. Loại trà này có đặc tính kháng khuẩn, ức chế virus gây bệnh, giảm ho do cảm lạnh, viêm họng.
  • Trà cam thảo: Lấy vài lát rễ cam thảo đem hãm với nước sôi làm trà uống khi còn ấm. Loại trà này có vị ngọt và hương thơm tự nhiên nên khá dễ uống.

5. Cách trị ho tại nhà từ lá diếp cá

Diếp cá không chỉ là một loại rau ăn sống mà còn được dân gian sử dụng làm thuốc trị ho và nhiều bệnh lý khác. Thảo dược này có tính mát, giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, long đờm, giảm ho.Bên cạnh đó, diếp cá còn chứa một số hoạt chất quý có đặc tính kháng sinh tự nhiên. Nó giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh, qua đó cải thiện cơn ho và các triệu chứng khác có liên quan đến bệnh viêm họng, viêm amidan hay viêm phế quản.

cách trị ho tại nhà bằng diếp cá
Lá diếp cá chứa hoạt chất kháng sinh có tác dụng giảm ho, trị nhiễm trùng đường hô hấp

Cách sử dụng:

  • Uống nước lá diếp cá: Lấy 1 nắm lá diếp cá đem rửa sạch sẽ và cẩn thận ngâm với nước muối để tiêu diệt sạch vi khuẩn, trứng giun nếu có. Xay nhuyễn rau bằng máy sinh tố rồi lọc lấy nước uống 1 – 2 lần trong ngày cho hết.
  • Rau diếp cá kết hợp nước vo gạo: Trước tiên, bạn cũng lấy 1 nắm rau diếp cá xay nhuyễn lấy nước. Hòa nước cốt thu được chung với 1 bát nước vo gạo ( lấy nước vo lần 2). Đun sôi hỗn hợp và chia làm 2 lần uống trong ngày. Dùng khi còn ấm trong vài ngày liên tục.

6. Bấm huyệt trị ho

Đây là phương pháp trị ho không dùng thuốc đang được áp dụng dụng rãi trong y học cổ truyền. Việc tác động lên một số vị trí huyệt đạo trên cơ thể sẽ giúp đả thông kinh mạch, kích thích lưu thông tuần hoàn máu, giảm ứ trệ khí huyết. Thêm vào đó, bấm huyệt còn có tác dụng điều hóa chức năng hoạt động của cơ quan hô hấp, giảm co thắt cơ, khắc phục tình trạng kích thích ở cổ họng, đồng thời làm loãng đàm nhầy, giúp cắt đứt cơn ho một cách tự nhiên.Các huyệt đạo có thể được tác động để giảm ho bao gồm:

  • Huyệt Xích trạch
  • Huyệt Đản trung
  • Huyệt Phế du
  • Huyệt Dũng tuyền
  • Huyệt Khổng tối

Với mỗi huyệt, bạn hãy dùng đầu ngón tay cái xát nhẹ để làm nóng. Sau đó ấn một lực nhẹ day ấn liên tục từ 15 – 20 cái. Có thể thoa vào các vị trí huyệt đạo một chút dầu khuynh diệp để làm ấm đường thở và giúp giảm ho hiệu quả hơn.

7. Mẹo trị ho từ quả lê

Theo y học cổ truyền, quả lê có tính mát, giúp nhuận phế, long đờm, tiêu độc, giải nhiệt, giảm ho. Thêm vào đó, thành phần vitamin C, chất chống oxy hóa, axit amin cùng nhiều dưỡng chất khác được tìm thấy trong quả còn giúp chữa lành tổn thương trong đường hô hấp, cải thiện hệ miễn dịch.

cách giảm ho tại nhà bằng quả lê
Lê hấp đường phèn giúp giảm ho, làm sạch cổ họng

Thực hiện cách trị ho tại nhà bằng quả lê:

  • Lê chưng đường phèn: Bạn lấy một quả lê to đem cắt chóp ngay đầu cuống. Khoét bỏ hạt rồi cho một ít đường phèn vào bên trong. Đem lê hấp cách thủy cho đến khi chín và đường tan hoàn toàn. Chia làm 2 lần dùng. Ăn thịt lê và uống nước tiết ra.
  • Dùng lê, gừng và mật ong: Lê rửa sạch, gọt vỏ, thái nhỏ. Gừng dùng một nhánh giã nhuyễn. Bỏ cả hai nguyên liệu này vào tô sành, thêm một ít mật ong và đem hấp cách thủy từ 20 – 25 phút. Sử dụng bài thuốc này trong ít nhất 3 ngày để giảm ho.

8. Mẹo giảm ho bằng gừng

Gừng được dân gian sử dụng để trị ho cho cả người lớn và trẻ em. Thảo dược này giàu zingiberol, capsaicin và một số hoạt chất khác. Chúng có tác dụng giảm ho, đau họng, đồng thời ức chế co thắt cơ ở đường hô hấp, làm giảm hiện tượng khó thở khi bạn mắc các bệnh lý như viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn.Cách chữa ho bằng gừng như sau:

  • Gừng hấp đường phèn: Lấy 1 củ gừng đem cạo sạch vỏ, giã nát. Trộn gừng chung với một ít đường phèn rồi hấp cách thủy. Chắt nước tiết ra uống 3 lần/ngày.
  • Gừng và muối: Gừng bỏ vỏ, băm nhỏ, bỏ vào nồi nấu với 400ml nước lọc và 1/3 thìa muối. Đun đến khi nước cạn còn 200ml là được. Bỏ bã, lấy nước chia làm 2 lần uống khi còn ấm.

9. Trị ho tại nhà bằng lá húng chanh ( rau tần dày lá)

Lá húng chanh chứa nhiều tinh dầu với hàm lượng cao các chất carvacrol và colein. Chúng có tác dụng giảm ho, ức chế vi khuẩn, virus gây bệnh, tiêu đờm, giảm đau, làm thông thoáng đường thở. Đây chính là lý do giải thích tại sao lá húng chanh thường được người dân sử dụng làm thuốc trị ho và nhiều vấn đề khác ở đường hô hấp như viêm họng, hen suyễn, viêm phế quản, cảm cúm.

cách trị ho tại nhà bằng lá húng chanh
Bài thuốc giảm ho từ lá hung chanh đang được áp dụng phổ biến trong dân gian

Cách sử dụng:

  • Chữa ho do nhiệt hoặc do viêm họng: Lấy 20g lá húng chanh hấp cách thủy với 20g đường phèn. Sau khoảng 20 phút hấp thì tắt bếp, để nguội chia làm 2 lần uống.
  • Trị ho có đờm: Dùng 1 nắm lá húng chanh cho vào chén chung với 4 quả quýt xanh ( cắt làm đôi) và 20g đường phèn. Hấp cách thủy, uống nước khi còn ấm mỗi ngày 2 – 3 lần. Bạn nên ăn cả cái để đạt được hiệu quả tốt hơn.

10. Củ hành tây trị ho

Hành tây chứa nhiều allicin, Quercetin và vitamin C. Chúng có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn trong cổ họng, chống sưng viêm niêm mạc, giảm ho và cải thiện sức đề kháng của cơ thể. Trong dân gian, nguyên liệu này còn được dùng để trị nhiều bệnh lý khác như viêm phế quản, cảm lạnh, rụng tóc, tiểu đường…Cách sử dụng:

  • Hành tây ngâm mật ong: Bạn lấy vài củ hành đem lột vỏ, rửa sạch, thái khoanh mỏng. Bỏ hành vào hũ thủy tinh và đổ ngập mật ong vào ngâm trong khoảng 5 ngày. Để giảm ho, mỗi lần uống 2 – 3 thìa x 3 lần/ngày.
  • Hành tây kết hợp với gừng: Lấy 1/2 củ hành tây thái nhỏ đem hấp cách thủy chung với 1 nhánh gừng bằm nhuyễn và đường phèn. Chờ cho hỗn hợp nguội bớt rồi chắt nước uống mỗi lần 2 thìa x 2 – 3 lần/ngày.

11. Trị ho bằng tinh dầu

Ngoài những mẹo trên, bạn cũng có thể áp dụng cách trị ho tại nhà bằng tinh dầu để giảm thiểu sự lệ thuộc vào thuốc tây. Những loại tinh dầu thường được sử dụng bao gồm:

cách trị ho tại nhà bằng tinh dầu
Một số loại tinh dầu có thể giúp giảm ho mà không gây tác dụng phụ cho cơ thể
  • Tinh dầu bạc hà: Kháng khuẩn, diệt virus, tiêu đờm, giảm ho, trị cảm lạnh, viêm họng, chống co thắt đường hô hấp.
  • Tinh dầu tràm: Loại tinh dầu này nổi tiếng với tác dụng sát khuẩn, diệt nấm, làm sạch đờm nhầy trong cổ họng, giảm ho.
  • Tinh dầu chanh: Giàu vitamin C, tinh dầu được chiết xuất từ vỏ chanh có tác dụng chống viêm, diệt khuẩn, giảm khô cổ họng, xoa dịu cơn ho và làm tăng khả năng miễn dịch.

Bạn có thể dùng một trong các loại tinh dầu ở trên để trị ho bằng cách sử dụng máy khuếch tán tinh dầu vào không khí, thoa tinh dầu vào ngực, cổ hay thêm vào nước tắm.

Cách trị ho tại nhà có hiệu quả không?

Các mẹo trị ho tại nhà ở trên đã được lưu truyền từ lâu đời trong dân gian và cho tới nay vẫn được nhiều người chia sẻ và áp dụng triệt để. Đây đều là các giải pháp tự nhiên nên khá an toàn cho sức khỏe. Mặc dù vậy, chúng chỉ thích hợp cho người bị ho nhẹ.Do có tác dụng từ từ và phụ thuộc cơ địa của từng người nên một số trường hợp áp dụng những cách trị ho tại nhà có thể không kiểm soát được bệnh khiến cho cơn ho ngày càng có khuynh hướng nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn một phương pháp trị ho phù hợp nhất.

Song song với quá trình trị ho tại nhà, bạn cần duy trì một chế độ ăn uống đầy đủ với nhiều rau xanh, hoa quả tươi, đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tránh ăn nhiều chất béo, đồ cay hoặc uống nước đá khiến cơn ho ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Tham khảo: Thanh Hầu Bổ Phế Thang – Bài thuốc nam dược trị ho, viêm họng, viêm phế quản an toàn, hiệu quả

Thanh Hầu Bổ Phế Thang là giải pháp độc quyền của Nhất Nam Y Viện ứng dụng trong điều trị các bệnh lý hô hấp cho hiệu quả rất tích cực. Bài thuốc được nghiên cứu và phát triển từ hơn 30 bài thuốc chữa bệnh hô hấp cho vua chúa và điều trị bệnh ôn dịch của triều Nguyễn.

Cơ chế điều trị bệnh từ gốc đến ngọn theo nguyên lý “BỔ CHÍNH KHU TÀ” mang đến hiệu quả cao trong điều trị các vấn đề tai mũi họng, trong đó đặc biệt là viêm phế quản. Bài thuốc an toàn cho nhiều đối tượng, bao gồm đối tượng có cơ địa nhạy cảm là trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai 3 tháng trở lên, người đang cho con bú,…

>>> XEM VIDEO: VTC2 đưa tin về bài thuốc Thanh Hầu Bổ Phế Thang

Những ưu điểm của bài thuốc

Công dụng 3 trong 1 nâng cao hiệu quả điều trị:

Thanh Hầu Bổ Phế Thang đẩy lùi viêm phế quản theo nguyên lý “BỔ CHÍNH KHU TÀ”, quá trình bồi bổ thể trạng, cải thiện chức năng tạng phủ, tăng cường sức đề kháng kết hợp với quá trình loại bỏ tà độc, tác nhân gây bệnh:

  • Thanh lọc phế, bổ phế, kiện tỳ nhằm loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây bệnh, nâng cao hệ hô hấp
  • Giải độc cơ thể, tiêu đờm, trừ ho, tiêu sưng viêm rát họng, hạ sốt, chống đau đầu, tái tạo niêm mạc họng
  • Dưỡng huyết nâng cao hệ miễn dịch giúp phòng trừ tác nhân gây hại, ngừa bệnh tái phát.

Sở hữu bảng thành phần hơn 30 vị nam dược:

  • Thanh Hầu Bổ Phế Thang là sự kết hợp của 32 thảo dược được thẩm định, phân tích dược liệu, dược chất kỹ lưỡng như: Sinh khương, Trần bì, Cam thảo, Kha tử, Sa sâm, Bạch truật,…
  • Thảo dược có dược tính cao, an toàn, không chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, đạt chuẩn GACP-WHO, được Sở Y tế kiểm định chất lượng.

Bài thuốc trong quá trình xây dựng phác đồ sẽ được cá nhân hóa để tối ưu hiệu quả trên từng thể bệnh, từng cơ địa. Nhờ đó mang lại hiệu quả cao trong điều trị, nhiều người bệnh đã chữa khỏi viêm phế quản sau 1-3 tháng.

Để được tư vấn sâu hơn về bài thuốc, phác đồ điều trị, bạn hãy liên hệ qua:

NHẤT NAM Y VIỆN

XEM THÊM: Bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang chữa viêm phế quản, ho bao lâu thì khỏi? Giá bao nhiêu?


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Bình luận (52)

  1. Nguyễn Minh Phát says: Trả lời

    Mình hay bị ho kéo dài, dùng mật ong pha nước ấm thấy đỡ nhiều. Nhưng không biết kết hợp với gừng thì có tác dụng nhanh hơn không nhỉ?

  2. Trần Quốc Huy says: Trả lời

    Mọi người đã thử súc miệng bằng nước muối ấm chưa? Mình thấy cách này vừa giảm viêm họng, vừa ngăn ngừa vi khuẩn tốt lắm.

  3. Phạm Thúy An says: Trả lời

    Có ai biết lá hẹ hấp đường phèn dùng cho trẻ nhỏ có hiệu quả không? Bé nhà mình hay ho dai dẳng lắm.

  4. Ngô Đức Minh says: Trả lời

    Mình bị ho do cảm lạnh, chỉ ngậm mật ong thôi mà thấy dễ chịu hẳn. Không biết uống kèm trà gừng thì tác dụng sẽ nhanh hơn không nhỉ?

  5. Trần Hà Phương says: Trả lời

    Mình từng dùng lá hẹ hấp mật ong cho bé nhà mình, thấy giảm ho khá nhanh mà lại lành tính nữa.

  6. Nguyễn Văn Nam says: Trả lời

    Nước muối ấm súc miệng đúng là hiệu quả. Mỗi lần mình bị viêm họng, súc miệng đều đặn 2-3 lần/ngày là thấy đỡ hẳn.

    1. Lê Thị Hằng says: Trả lời

      Mình từng thử cả mật ong và lá hẹ hấp đường phèn. Theo mình thấy thì mật ong nhanh làm dịu cổ họng hơn, còn lá hẹ thì giúp long đờm tốt hơn.

    2. Phạm Thanh Hải says: Trả lời

      Kết hợp cả hai cũng được chị ạ. Bé nhà em ngậm mật ong trước, sau đó dùng lá hẹ hấp đường phèn. Ho giảm hẳn chỉ sau vài ngày.

    3. Đỗ Minh Khoa says: Trả lời

      Mình cũng thử cho bé dùng lá hẹ hấp với mật ong, nhưng hơi khó ăn. Phải dỗ mãi bé mới chịu hợp tác.

      1. Nguyễn Thị Yến says: Trả lời

        Trà gừng thì hiệu quả nhanh hơn khi kết hợp với mật ong đó bạn. Gừng làm ấm họng và sát khuẩn tốt lắm.

      2. Lương Bảo An says: Trả lời

        Mình ngậm mật ong pha nước ấm thấy cũng tốt, nhưng thử thêm tí gừng thì thấy giảm ho nhanh hơn.

      3. Trần Vân Anh says: Trả lời

        Đúng rồi, gừng vừa kháng viêm vừa giúp giữ ấm cổ họng. Kết hợp với mật ong thì ho giảm nhanh hơn nhiều.

  7. Nguyễn Gia Khánh says: Trả lời

    Mình thấy súc miệng bằng nước muối ấm rất hiệu quả. Không chỉ giảm ho mà còn giúp ngăn vi khuẩn nữa.

  8. Phạm Bảo Ngọc says: Trả lời

    Mình cũng làm cách này thường xuyên, nhất là mùa lạnh. Đỡ hẳn viêm họng và ho đấy.

  9. Trần Thái Hòa says: Trả lời

    Súc nước muối đúng cách còn giúp phòng viêm họng hiệu quả. Mình duy trì thói quen này suốt mùa lạnh nên ít khi bị ho.

  10. Ngô Quang Huy says: Trả lời

    Lá hẹ hấp đường phèn giúp long đờm tốt lắm. Bé nhà mình ho có đờm, dùng cách này vài ngày là đỡ ngay.

  11. Vũ Thị Lan says: Trả lời

    Bé nhà mình cũng hợp lá hẹ hấp mật ong. Nhưng mình cho thêm tí nước cốt chanh để dễ uống hơn.

  12. Lê Văn Tuấn says: Trả lời

    Cách này phù hợp với bé bị ho có đờm lắm. Nhưng nếu bé ho khan thì nên dùng mật ong ngậm trực tiếp sẽ nhanh hơn.

  13. Lê Tuấn Phong says: Trả lời

    Mọi người ơi, ai đã thử cách dùng trà tía tô với mật ong để giảm ho chưa? Nghe bảo hiệu quả tốt mà mình chưa thử lần nào.

  14. Trần Đức Minh says: Trả lời

    Mình hay dùng lá hẹ hấp với đường phèn cho bé nhà mình. Kết quả tốt lắm, bé bớt ho, ngủ ngon hơn hẳn.

    1. Nguyễn Thị Lan says: Trả lời

      Các mẹ thử tham khảo bài thuốc nam chữa ho cho trẻ nhỏ của Đỗ Minh Đường xem sao. Bài thuốc này được nhiều chuyên gia đánh giá cao, hiệu quả an toàn cho bé. Link chi tiết đây nhé: https://dominhduong.com/bai-thuoc-nam-do-minh-duong-chua-ho-o-tre-am-1649.html

  15. Phạm Gia Bảo says: Trả lời

    Mình thấy uống nước gừng ấm pha mật ong rất tốt. Giảm ho nhanh và làm ấm cổ họng hiệu quả.

  16. Đỗ Minh Thư says: Trả lời

    Lá hẹ hấp với đường phèn thì giảm ho nhanh nhưng vị hơi ngọt nên bé nhà mình không thích. Phải pha loãng với nước cho bé dễ uống.

    1. Lê Bích Hạnh says: Trả lời

      Súc miệng bằng nước muối ấm mỗi ngày cũng giúp giảm viêm họng và hạn chế ho hiệu quả.

      1. Trần Quốc Anh says: Trả lời

        Mình cũng dùng nước muối ấm súc miệng mỗi ngày, thấy cổ họng sạch hơn, ít bị viêm họng và ho vặt.

    2. Ngô Thị Thu says: Trả lời

      Cách ngậm mật ong nguyên chất phù hợp với người lớn, nhưng trẻ nhỏ thì khó ngậm lâu, nên kết hợp với trà gừng hoặc lá hẹ.

      1. Phạm Duy Khang says: Trả lời

        Ngoài các mẹo dân gian, mình thấy bài thuốc viêm họng của Đỗ Minh Đường cũng rất hiệu quả. Ai quan tâm có thể tham khảo link này:

  17. Nguyễn Thanh Hằng says: Trả lời

    Trà tía tô vừa làm ấm cổ, vừa giảm đau họng và giảm ho rất nhanh. Mình thấy rất hiệu quả mỗi khi trời lạnh.

  18. Lê Anh Dũng says: Trả lời

    Gừng và mật ong kết hợp rất tốt để giảm viêm họng, mình thử vài lần là thấy họng dịu hẳn, không còn đau rát.

  19. Ngô Văn Khôi says: Trả lời

    Uống trà gừng nóng vào buổi tối cũng giúp giữ ấm cơ thể và giảm ho hiệu quả lắm mọi người.

  20. Trịnh Thu Hằng says: Trả lời

    Mình thấy trà tía tô thêm chút mật ong rất dễ uống, lại hiệu quả nhanh khi ho khan hoặc đau rát họng.

  21. Phan Minh Quân says: Trả lời

    Trẻ nhỏ ho dai dẳng, dùng lá hẹ hấp đường phèn hiệu quả lắm. Bé nhà mình chỉ cần 2-3 ngày là giảm hẳn ho.

  22. Vũ Thị Linh says: Trả lời

    Ngậm mật ong với chanh đào cũng giảm ho nhanh. Nhưng với trẻ nhỏ thì nên giảm lượng mật ong cho bớt ngọt.

  23. Nguyễn Quang Thịnh says: Trả lời

    Mình hay pha trà gừng mật ong uống vào sáng sớm để giữ ấm cổ họng. Từ đó ít bị ho và cảm lạnh hơn.

  24. Đặng Thị Hoa says: Trả lời

    Mình dùng bài thuốc của Đỗ Minh Đường để chữa viêm họng và amidan cho bé nhà mình. Sau khoảng 2 tháng thì bé không còn ho nhiều nữa. Mẹ nào quan tâm thì tham khảo thêm link này nhé: https://taimuihongdominh.com/chuyen-gia-danh-gia-bai-thuoc-viem-hong-viem-amidan-do-minh-97.html

  25. Nguyễn Minh Phúc says: Trả lời

    Mình đã thử uống mật ong với gừng mỗi sáng, thấy ho giảm hẳn mà cũng giữ ấm cơ thể nữa. Mọi người thử xem.

  26. Trần Quang Hưng says: Trả lời

    Trà gừng với mật ong có tác dụng giảm ho tuyệt vời luôn. Nhưng nhớ là uống đều đặn mới thấy hiệu quả.

    1. Lê Bảo Anh says: Trả lời

      Các mẹ có thể tham khảo video về bài thuốc giảm ho hiệu quả từ Đỗ Minh Đường. Mình thấy rất hay và dễ áp dụng:

  27. Ngô Thị Lan says: Trả lời

    Ngoài dùng mật ong, mình cũng đã thử lá hẹ hấp đường phèn cho con. Thấy cũng hiệu quả giảm ho rất nhanh.

  28. Phan Quang Tuấn says: Trả lời

    Mọi người thử kết hợp trà tía tô và mật ong đi, công nhận giảm ho hiệu quả mà dễ uống.

  29. Trịnh Minh Châu says: Trả lời

    Mình cũng hay uống nước gừng mật ong vào buổi sáng, thấy ho đỡ hẳn mà cổ họng cũng ấm lên.

    1. Nguyễn Thái Hòa says: Trả lời

      Mình đã thử cho con dùng lá hẹ hấp đường phèn, thấy ho giảm nhiều lắm mà bé uống cũng dễ chịu.

    2. Vũ Thị Lan says: Trả lời

      Cách trị ho bằng gừng và mật ong rất tốt. Mọi người có thể tìm hiểu thêm qua video hướng dẫn tại đây:

      1. Lê Quang Tuấn says: Trả lời

        Mình nghĩ nước muối ấm cũng là cách đơn giản nhưng hiệu quả để giảm ho và làm sạch họng.

      2. Nguyễn Mạnh Hùng says: Trả lời

        Lá hẹ hấp đường phèn thực sự rất hiệu quả, bé nhà mình ho suốt mà dùng một thời gian là đỡ hẳn.

      3. Ngô Tiến Dũng says: Trả lời

        Mọi người có thể tham khảo bài thuốc chữa ho từ Đỗ Minh Đường qua video này. Mình thấy rất hữu ích:

  30. Phan Thị Mai says: Trả lời

    Mình uống mật ong với nước ấm vào buổi sáng, cảm giác rất thoải mái và đỡ ho nhanh chóng.

  31. Lương Quang Khôi says: Trả lời

    Mình thấy dùng lá hẹ hấp đường phèn rất hiệu quả trong việc giảm ho, có thể kết hợp với mật ong để tăng hiệu quả.

  32. Nguyễn Thị Dung says: Trả lời

    Các bạn có thể thử dùng mật ong với trà gừng, rất hiệu quả mà lại dễ làm. Mình dùng hàng ngày và thấy ho giảm hẳn.

  33. Vũ Văn Khoa says: Trả lời

    Mình thường xuyên dùng nước muối ấm súc miệng, cảm giác rất sạch họng và không bị ho nữa.

  34. Trần Minh Phú says: Trả lời

    Mình cũng hay dùng trà gừng và mật ong mỗi tối, thấy giảm ho rõ rệt và ngủ ngon hơn.

  35. Vũ Minh Tâm says: Trả lời

    Mình đã thử nhiều phương pháp rồi, nhưng không đâu hiệu quả bằng mật ong với gừng. Các bạn thử đi nhé!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả

Bài viết liên quan
zalo Messenger