Các loại thuốc Tây điều trị ho có đờm thường được bác sĩ kê đơn bao gồm Acetylcystein, Terpin stada, Bromhexin,… Chúng có tác dụng tiêu đờm, làm loãng chất nhầy, qua đó làm dịu cơn ho và cải thiện các triệu chứng khác có liên quan. Dưới đây là những loại thuốc chữa ho có đờm trong Tây y và một số lưu ý quan trọng bạn cần biết khi sử dụng thuốc.
Thuốc Tây điều trị ho có đờm
Ho có đờm là triệu chứng thường gặp khi đường hô hấp bị nhiễm trùng hay vướng dị vật. Các tác nhân gây hại gây kích ứng niêm mạc đường thở và làm tăng tiết đờm nhầy khiến người bệnh bị ho, khó thở. Sử dụng thuốc Tây có thể giúp giảm nhanh triệu chứng ho có đờm cho bệnh nhân.Các loại thuốc Tây được chỉ định phổ biến trong điều trị ho có đờm bao gồm:
1. Thuốc chữa ho có đờm Acetylcystein
Acetylcystein là một trong những loại thuốc làm tiêu đờm nhầy vướng víu trong cổ họng và đường hô hấp dưới được chỉ định phổ biến trong điều trị ho có đờm. Thuốc hoạt động bằng cách phân tách cầu nối disulfua trong mucoprotein ra làm đôi, từ đó tạo điều kiện để bệnh nhân có thể dễ dàng loại bỏ đờm nhầy ra ngoài thông qua động tác khạc hay ho.
Đôi khi, thuốc Acetylcysteine còn được sử dụng với mục đích ngăn ngừa ngộ độc gan do sử dụng thuốc paracetamol ở liều cao quá mức cho phép. Thuốc thích hợp với các đối tượng bị ho đờm do viêm phế quản cấp. Bệnh nhân có thể được chỉ định Acetylcysteine ở dạng cốm, bột pha uống hay viên nén sủi bọt. Trong đó, thuốc dạng cốm thường được sử dụng rộng rãi nhất, đặc biệt là khi trị ho có đờm cho trẻ em.
Chống chỉ định dùng Acetylcysteine cho các đối tượng có tiền sử mắc bệnh hen suyễn, người quá mẫn với thành phần của thuốc. Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cần được sự đồng ý của bác sĩ trước khi dùng thuốc. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ như ù tai, nhức đầu, sổ mũi, nổi mẩn đỏ ngứa, buồn ngủ, buồn nôn, nôn ói, sốt, rét run, chóng mặt.
Tùy theo đối tượng mắc bệnh, tuổi tác mà bác sĩ sẽ cân nhắc điều chỉnh liều dùng thuốc Acetylcysteine cho phù hợp. Tránh sử dụng thuốc quá liều làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Liều dùng thuốc cốm Acetylcysteine 200mg:
- Trẻ 2 đến 5 tuổi: Mỗi lần uống 1/2 gói x 2 – 3 lần/ngày
- Trẻ 6 đến 14 tuổi: Mỗi lần uống 1 gói x 2 lần/ngày
- Trẻ > 14 tuổi và người lớn: Mỗi lần uống 1 gói x 2 – 3 lần/ngày
Khi sử dụng, bệnh nhân hòa tan thuốc với một ít nước đun sôi để nguội và uống. Không nuốt trực tiếp. Trong quá trình điều trị ho có đờm bằng thuốc Acetylcysteine, cần uống nhiều nước để làm loãng đờm nhầy nhanh hơn.
2. Thuốc Terpin hydrate trị ho có đờm
Terpin hydrate cũng nằm trong danh sách các loại thuốc Tây điều trị ho có đờm đang được sử dụng rộng rãi. Thuốc được bào chế từ thành phần Codein photphat kết hợp với Terpinol. Khi được cơ thể hấp thụ, Codein sẽ tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương, từ đó ức chế hoạt động ở trung tâm hô hấp giúp giảm ho và cải thiện tình trạng đau họng. Trong khi đó, Terpinol lại giúp người bệnh dễ dàng tống đờm nhầy ra ngoài thông qua cơ chế hoạt hóa, làm loãng chất nhầy.
Các tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc giảm ho có đờm Terpin hydrate bao gồm buồn ngủ, ói mửa, choáng váng, đau đầu, giảm vị giác, chán ăn, khó chịu ở thượng vị dạ dày, phát ban, lú lẫn, khó thở. Ngưng uống thuốc gây và thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn gặp bất cứ phản ứng phụ nào nghiêm trọng do thuốc gây ra.
Thuốc Terpin stada không được khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân có tiền sử bị hen suyễn hoặc đang có dấu hiệu suy hô hấp. Ngoài ra, bà bầu, phụ nữ đang cho con bú, trẻ dưới 18 tuổi mới được làm phẫu thuật nạo VA hoặc cắt amidan cũng nên tránh dùng loại thuốc này.
Liều lượng sử dụng:
- Người lớn: Mỗi lần uống từ 85 – 130mg x 3- 4 lần/ngày
- Trẻ em: Dùng thuốc theo liều lượng được bác sĩ khuyến cáo.
3. Thuốc Tây trị ho có đờm Carbocistein
Carbocistein được xếp vào nhóm thuốc long đờm. Loại thuốc này có tác dụng giảm độ đặc dính của đờm, làm tiêu đờm nhầy nên thường được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân bị ho có đờm do bệnh phổi tắc nghẽn kéo dài ( mức độ trung bình tới nặng) hay do các bệnh lý mãn tính ở đường hô hấp.Ngoài tác dụng trên, thuốc Carbocistein còn cung cấp hoạt chất kháng khuẩn, giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh, qua đó cải thiện tình trạng nhiễm trùng ở đường hô hấp. Khi sử dụng, bệnh nhân nên thận trọng với một số tác dụng phụ như khó nuốt, phát ban, da nổi mẩn ngứa, thở khò khè, xuất huyết dạ dày, sưng môi, miệng…Chống chỉ định dùng thuốc Tây chữa ho có đờm Casalmux cho các trường hợp bị dị ứng với một trong những thành phần bào chế của thuốc, người không dung nạp fructose hoặc glucose, các trường hợp bị thiếu hụt men sucrose-isomaltase. Do thuốc có chứa đường, bệnh nhân đái tháo đường hoặc có đường huyết cao nên trao đổi, thông báo tình trạng bệnh của mình với bác sĩ khi được chỉ định thuốc.
Liều lượng sử dụng thuốc:
- Người trưởng thành: Mỗi lần uống 2 viên nang 375 mg vào buổi sáng, trưa, tối. Giảm liều xuống còn 1 viên khi tình trạng ho có đờm đã thuyên giảm.
- Trẻ em: Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
4. Thuốc Tây điều trị ho có đờm Ambroxol
Ambroxol là một loại hoạt chất được chuyển hóa của Bromhexin. Thuốc tác động trực tiếp lên đường hô hấp, làm tiêu dịch nhầy ứ đọng bên trong, từ đó làm thông thoáng đường thở, tăng cường dẫn lưu không khí và giúp bệnh nhân giảm ho.
Thuốc Ambroxol thường được chỉ định để điều trị triệu chứng ho có đờm trong các trường hợp sau:
- Bệnh nhân bị hen phế quản
- Người bị viêm phế quản mãn tính
- Các đối tượng mắc bệnh viêm phế quản dạng hen
Ngoài ra, thuốc có thể được bác sĩ chỉ định với mục đích khác không được liệt kê. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể gặp tác dụng phụ sau khi uống Ambroxol . Thường gặp nhất là tình trạng ợ nóng, ăn uống lâu tiêu hoặc buồn nôn, ói mửa. Không dùng thuốc cho trẻ em dưới 1 tuổi, bệnh nhân đang bị viêm loét dạ dày tá tràng, ho ra máu, loét đường tiêu hóa hoặc bị dị ứng với thành phần của thuốc
Liều dùng được khuyến cáo:
+ Điều trị ho có đờm cho người lớn: Mỗi ngày uống 30 mg – 120 mg, chia làm 2 – 3 lần dùng.
+ Điều trị cho trẻ em: Dùng thuốc dạng siro
- Trẻ 2 đến 5 tuổi: Uống 1/2 thìa x 2 lần/ngày
- Trẻ > 5 tuổi: Mỗi lần uống 1 thìa cà phê x 2 – 3 lần/ngày.
5. Thuốc chữa ho có đờm Eprazinon
Thuốc Eprazinon được bào chế từ thành phần chính là eprazinon dihydrochloride . Hoạt chất này được biết đến với tác dụng long đờm, làm giảm độ đặc và độ bám dính của chất nhầy trong đường hô hấp, qua đó giảm ho, giúp bệnh nhân dễ thở hơn. Loại thuốc này có các dạng gồm viên nang mềm hay viên nén bao phim.Bác sĩ có thể kê đơn Eprazinon để điều trị ho có đờm cho người lớn mắc các bệnh lý như viêm phế quản cấp hoặc mãn tính, bệnh nhân bị suy hô hấp mãn tính, viêm họng có đờm đặc hay hen phế quản. Thuốc làm long đờm bằng cách gắn lên thụ thể mucine có trong đường hô hấp, đồng thời ngăn chặn không cho protein viêm gắn vào, giảm hiện tượng co thắt ở phế quản.Thuốc Eprazinon ít khi gây ra tác dụng phụ. Một số bệnh nhân có thể bị rối loạn tiêu hóa hoặc có biểu hiện dị ứng da do quá mẫn với thành phần của thuốc. Eprazinon không được khuyến cáo sử dụng khi bệnh nhân đang bị co giật hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ. Chống chỉ định tuyệt đối cho các trường hợp bị dị ứng với thành phần trong thuốc.
Liều lượng – cách sử dụng thuốc:
- Mỗi lần uống từ 50 – 100mg ( 1 – 2 viên 50mg)
- Tần suất sử dụng: Mỗi ngày 3 lần vào buổi sáng, trưa, tối
- Không dùng thuốc quá 5 ngày. Nếu sau khoảng thời gian này mà tình trạng ho có đờm vẫn không thuyên giảm thì bệnh nhân nên tái khám để được bác sĩ chỉ định loại thuốc khác hiệu quả hơn.
6. Thuốc Bromhexin điều trị ho có đờm
Nằm trong danh sách các loại thuốc Tây trị ho có đờm thường được bác sĩ kê đơn tại các bệnh viện còn có Bromhexin. Với thành phần chính là bromhexin hydrochloride, thuốc có tác dụng giảm ho, giảm vướng đờm, cải thiện tình trạng khó thở, thở khò khè cho bệnh nhân bằng cách làm long đờm. Thông qua việc tác động trực tiếp vào trong cấu trúc của chất nhầy, thuốc Bromhexin có thể làm đứt gãy các sợi liên kết khiến đờm giảm bớt độ đặc quánh và được loại bỏ ra ngoài dễ dàng khi bệnh nhân ho hay khạc.
Bromhexin có các dạng bào chế gồm siro ngọt, viên nén, viên bọc đường và dung dịch sử dụng theo đường tiêm. Bên cạnh tác dụng trị ho có đờm, loại thuốc này còn được chỉ định để điều trị hiện tượng tăng tiết đàm nhầy ở đường hô hấp cho bệnh nhân bị viêm phế quản, viêm mũi xoang, viêm phổi cấp/mãn tính.Một số báo cáo cho thấy, bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ trong quá trình điều trị ho có đờm bằng thuốc Bromhexin. Điển hình nhất là các triệu chứng bất thường ở đường tiêu hóa như đầy bụng, ăn lâu tiêu, tiêu chảy hoặc buồn nôn. Ngoài ra, người bệnh cũng cần thận trọng khi thấy các dấu hiệu khác như đau đầu, cơ thể ra nhiều mồ hôi, nổi mề đay hoặc chóng mặt. Trường hợp sử dụng thuốc Bromhexin cho trẻ em cần cho sự đồng ý của bác sĩ.
Liều lượng và cách sử dụng thuốc:
- Người trưởng thành: Mỗi ngày uống 3 lần. Liều lượng được khuyến cáo là 8 – 16mg/ lần
- Trẻ em: Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Có thể uống thuốc trong hay sau khi ăn đều được.
7. Thuốc trị ho có đờm Acemuc
Acemuc là thuốc trị ho long đờm do Công ty TNHH Medochemie (Viễn Đông), Việt Nam sản xuất. Thuốc được bào chế dưới dạng cốm chứa thành phần chính là acetylcysteine (200mg).Thuốc Acemuc có thể được sử dụng để điều trị ho có đờm hoặc các bệnh lý có hiện tượng tăng tiết đờm nhầy gây tắc nghẽn đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản cấp, viêm xoang, viêm phổi cấp và mãn tính…Thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn có tiền sử dị ứng với hoạt chất acetylcysteine, bị hen suyễn, mắc chứng di truyền phenylceton niệu. Các đối tượng trên đều không được dùng loại thuốc này. Ngoài ra, Acemuc cũng không an toàn cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi.Các tác dụng phụ được ghi nhận của thuốc Acemuc bao gồm: Tiêu lỏng, đau bao tử, buồn nôn, phù, da đỏ bừng, tim đập nhanh, xuất huyết hay bong tróc da, sưng môi/miệng hoặc nổi mề đay do dị ứng với thuốc. Nguy cơ gặp phải các rủi ro ngoài ý muốn cao hơn khi bạn dùng thuốc quá liều.Liều lượng – Cách dùng thuốc:
- Liều dùng cho trẻ từ 2 đến 7 tuổi: Mỗi lần uống 1 gói, ngày dùng 2 lần
- Liều dùng cho người trưởng thành và trẻ em từ 7 tuổi trở lên: Mỗi ngày uống 3 gói chia làm 3 lần dùng.
- Hòa tan thuốc với nhiều nước trước khi uống.
8. Thuốc điều trị ho có đờm Bisolvon
Bisolvon là thuốc Tây điều trị ho có đờm được bào chế dưới dạng siro hoặc viên nén. Thuốc chứa thành phần chính là bromhexin hydrochloride. Thành phần này có tác dụng tiêu đờm, tăng cường vận chuyển chất nhầy thông qua cơ chế làm giảm độ đặc quánh của chất nhầy, thủy phân mucoprotein khiến cho các sợi cao phân tử bị cắt đứt, đồng thời làm biến đổi hoạt tính của các mô sản xuất chất nhầy.
Thuốc Bisolvon được chỉ định rộng rãi trong các trường hợp bị ho có đờm hay tình trạng tăng tiết chất nhầy trong đường hô hấp có liên quan đến bệnh viêm phế quản cấp và mãn tính. Trước khi sử dụng thuốc bạn nên thông báo cho bác sĩ biết nếu bị dị ứng với thành phần bromhexin hydrochloride, bạn đang có thai hay còn đang cho con bú. Tránh sử dụng loại thuốc này chung với các thuốc kháng sinh thuộc nhóm Erythromycin, Tetracycline hay Cefuroxime nhằm tránh hiện tượng tương tác thuốc.
Trong quá trình điều trị ho có đờm với Bisolvon, bệnh nhân có thể phải đối mặt với một số tác dụng phụ ngoài ý muốn. Bao gồm: Rối loạn hệ miễn dịch và chức năng da, co thắt phế quản, buồn nôn hoặc ói mửa, tiêu lỏng nhiều lần trong ngày, đau vùng bụng trên, ngứa da, phát ban, phù mạch, sốc phản vệ, đau đầu, chóng mặt…
Liều lượng sử dụng:
+ Điều trị cho người lớn:
- Thuốc dạng viên nén Bisolvon® 8mg: Mỗi lần uống 1 viên x 3 lần/ngày. Khi mới bắt đầu điều trị có thể tăng liều lên tối đa 6 viên/ngày.
- Siro Bisolvon® 4mg/5 ml: Mỗi lần uống 10ml x 3 lần trong ngày.
- Thuốc dạng viên nén Bisolvon® 8mg: Trẻ 2 – 6 tuổi uống 1/2 viên x 2 lần/ngày. Trẻ 6 – 12 tuổi uống 1/2 viên x 3 lần/ngày. Trẻ 12 tuổi trở lên uống 1 viên x 3 lần/ngày.
- Thuốc Bisolvon® 4mg/5 ml: Trẻ dưới 2 tuổi uống 1,25 ml x 3 lần/ngày. Trẻ 2 – 6 tuổi uống 2,5ml x 3 lần/ngày. Trẻ 6 – 12 tuổi uống 5 ml x 3 lần/ngày. Trẻ từ 12 tuổi trở lên uống 10 ml x 3 lần/ngày.
9. Thuốc trị ho có đờm Terpinzoat
Thuốc Terpinzoat được bào chế dưới dạng viên nang cứng. Mỗi viên chứa các thành phần gồm Terpin hydrat( 100mg) và Natri benzoat (50g). Thuốc có tác dụng làm loãng đờm, giảm phản xạ ho do đường hô hấp tiết nhiều đờm đặc.Bạn có thể sử dụng thuốc Terpinzoat để trị ho có đờm liên quan đến bệnh viêm phế quản trong giai đoạn cấp hoặc mãn tính. Chống chỉ định thuốc cho trẻ nhỏ dưới 30 tháng tuổi, trẻ từng bị động kinh hoặc sốt cao dẫn đến co giật hay các trường hợp bị ứng ứng với một trong hai thành phần của thuốc.
- Trẻ từ 30 tháng tuổi trở lên: Mỗi lần uống 1 viên x 2 lần/ngày
- Người trưởng thành: Mỗi lần uống 1 – 2 viên x 2 – 3 lần/ngày
- Uống thuốc với nhiều nước
10. Các loại thuốc Tây điều trị ho có đờm khác
Các loại thuốc trên chủ yếu có tác dụng giảm ho bằng cách tiêu đờm, làm loãng đờm nhầy. Bệnh nhân có thể được chỉ định thêm một số nhóm thuốc khác để điều trị nguyên nhân và các triệu chứng khác nếu có. Bao gồm:
- Thuốc hạ sốt, giảm đau: Paracetamol, Aspirin, Efferalgan, Hapacol… Thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm hiện tượng đau rát trong cổ họng. Tránh lạm dụng thuốc quá mức khiến cơ thể gặp nhiều tác dụng phụ như đau dạ dày, suy thận…
- Thuốc chống viêm không steroid: Chẳng hạn như thuốc Ibuprofen, Diclophenac. Các thuốc này có tác dụng giảm đau, giảm hiện tượng sưng tấy trong niêm mạc đường hô hấp. Bệnh nhân bị suy gan thận nặng, tăng men gan hoặc có vấn đề về dạ dày nên thận trọng khi sử dụng.
- Thuốc kháng sinh: Bao gồm một số loại thông dụng như Amoxicillin, Azithromycin, Clarithromycin, Cefuroxim Clarithromycin,… Thuốc kháng sinh được dùng cho các trường hợp bị ho có đờm do nhiễm khuẩn đường hô hấp. Không dùng nhóm thuốc này cho người bị nhiễm virus.
Lưu ý khi dùng thuốc Tây trị ho có đờm
- Tùy theo nguyên nhân gây ho có đờm, mức độ ho, tuổi tác và các triệu chứng khác đi kèm mà bệnh nhân sẽ được chỉ định các loại thuốc điều trị phù hợp. Vì vậy, nếu có dấu hiệu bệnh, bạn nên đi khám để được bác sĩ kê đơn thuốc. Không tự ý mua thuốc về nhà uống khi chưa qua thăm khám.
- Các loại thuốc Tây điều trị ho có đờm đều tiềm ẩn một số tác dụng phụ. Vì vậy, trong quá trình sử dụng thuốc, hãy thông báo cho bác sĩ biết ngay nếu bạn gặp các biểu hiện bất thường nghi ngờ do thuốc gây ra.
- Để đảm bảo an toàn, không dùng thuốc quá liều lượng được bác sĩ khuyến cáo trong đơn.
- Đối với thuốc kháng sinh, cần uống đủ liều, đủ liệu trình để không bị lờn thuốc
- Uống nhiều nước và ăn các thức ăn mềm lỏng để hỗ trợ giảm ho, xoa dịu kích ứng trong cổ họng và nâng cao hiệu quả của các thuốc làm loãng đờm.
- Tăng cường rau xanh, trái cây và các thực phẩm có tính kháng viêm, giảm đau tự nhiên vào trong thực đơn để bệnh nhanh lành. Ví dụ như gừng, rau diếp cá, quả mọng, dầu ô liu, cá hồi, quả óc chó,…
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!