Cách chữa viêm họng hạt nào giúp triệt tiêu bệnh hiệu quả và an toàn nhất? Dân gian, tây y hay đông y đều có những ưu điểm riêng trong điều trị bệnh viêm họng hạt. Mỗi biện pháp sẽ phù hợp với từng đối tượng và mức độ viêm nhiễm khác nhau. Để tìm được giải pháp điều trị đúng đắn nhất, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Cách chữa viêm họng hạt tại nhà phổ biến hiện nay
Viêm họng hạt là một dạng mãn tính rất khó điều trị của bệnh viêm họng. Tình trạng này xảy ra do sự phát triển quá mức của tổ chức lympho sau thành họng. Các tác nhân vi sinh xâm nhập ồ ạt khiến tế bào miễn dịch tại họng phải hoạt động liên tục, nở to tạo thành hạt. Các vi sinh có thể trực tiếp tràn vào họng thông qua không khí hoặc thức ăn, xuất phát từ ổ viêm xoang, viêm amidan mãn tính hay do bệnh trào ngược dạ dày… Muốn điều trị viêm họng hạt hiệu quả thì cần loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây bệnh.
Mẹo chữa viêm họng hạt bằng dân gian tại nhà
Với nguyên liệu từ thiên nhiên, các bài thuốc dân gian có thể hỗ trợ điều trị viêm họng hạt tại nhà một cách an toàn. Hầu hết thành phần của bài thuốc là những cây cỏ tự nhiên có trong vườn nhà hoặc những gia vị quen thuộc như tỏi, gừng, mật ong… Những nguyên liệu này có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, tiêu sưng, trừ ho, hóa đờm. Bạn đọc có thể tham khảo một số bài thuốc trị viêm họng hạt theo dân gian sau:
- Lá tía tô: Lá tía tô sau khi rửa sạch thì đem giã nát hoặc xay nhuyễn cùng một ít nước. Mỗi ngày uống nước cốt lá tía tô 2-3 lần cho đến khi bệnh khỏi hẳn.
- Bột nghệ: Pha bột nghệ cùng nước ấm vừa đủ, có thể cho thêm một ít mật ong vào để uống ngon hơn. Mỗi ngày uống 1-2 cốc nhỏ.
- Ngậm tỏi sống: Cắt tỏi thành từng lát mỏng, ngậm trong miệng khoảng 5 phút thì nuốt xuống. Thực hiện 2-3 lần/ngày cho đến khi bệnh khỏi hẳn.
- Rau diếp cá: 200g rau diếp cá đem rửa sạch, đổ khoảng 500ml nước vo gạo vào nấu sôi. Sau đó bỏ phần bã, chắt lấy nước cốt để uống hàng ngày cho đến khi bệnh khỏi.
- Lá trầu không: Lá trầu không đem rửa sạch rồi xay nhuyễn, ngâm cùng nước sôi trong khoảng 20 phút. Sau đó bỏ bã và chắt lấy phần nước cốt, thêm mật ong vừa đủ, khuấy đều rồi uống. Thực hiện liên tục trong 10 ngày thì ngừng.
Lưu ý: Không dùng mật ong cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Hạn chế sử dụng tỏi chữa ho cho phụ nữ có thai, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, trẻ em có tiêu hóa kém.
Hiệu quả của bài thuốc dân gian phụ thuộc nhiều vào cơ địa người bệnh, không phải ai dùng cũng cho hiệu quả tốt. Do dược tình của thảo dược không cao nên cách chữa này thường được sử dụng trong trường hợp bệnh nhẹ, giai đoạn đầu. Trường hợp nặng người bệnh cần đến cơ sở y tế để khám và được điều trị tốt nhất.
Cách chữa viêm họng hạt theo Tây y
Nếu viêm họng hạt do biến chứng viêm amidan, viêm xoang mãn tính hay trào ngược dạ dày thì người bệnh cần điều trị dứt điểm các bệnh này cùng lúc. Trường hợp viêm họng hạt do các tác nhân vi sinh xâm nhập trực tiếp, người bệnh sẽ được sử dụng các loại thuốc:
- Thuốc kháng sinh: Nhóm Beta-lactam (Penicillin, Amoxicillin), một số Cephalosporin thế hệ thứ nhất (Cephalexin, Cefadroxil, Cefazoline), nhóm Macrolid (Roxithromycin, Clarithromycin, Erythromycin, Azithromycin).
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Ibuprofen (Advil, Motrin IB), Naproxen (Aleve), Acetaminophen (Tylenol).
- Thuốc trừ ho: Thuốc ho có chứa Codein, Dextromethorphan, Pholcodine, Alimemazin, Noscapine, Diphenhydramin.
- Thuốc xịt họng hoặc viêm ngậm: Có thành phần Hexylresorcinol, Benzydamine, Benzocaine, Dequalinium chloride, Amylmetacresol, 2,4-dichlorobenzyl alcohol, Anasthetics hoặc được bào chế từ thảo dược đông y.
Lưu ý: Trường hợp viêm họng hạt do virus, không xuất hiện bội nhiễm vi khuẩn thì không dùng kháng sinh. Trẻ em và phụ nữ có thai thận trọng khi sử dụng thuốc.
Người bệnh không được tự ý mua thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ. Một vài loại vi khuẩn có khả năng kháng thuốc cao, nếu dùng sai liều lượng và cách thức sẽ dẫn đến nhờn thuốc, kháng thuốc. Về lâu dài, quá trình điều trị các căn bệnh do nhiễm khuẩn cũng trở nên phức tạp và khó khăn hơn.
Trong quá trình sử dụng, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn. Thuốc kháng sinh ngoài diệt trừ vi khuẩn có hại cũng loại bỏ cả lợi khuẩn trong cơ thể, hệ miễn dịch bị mất cân bằng. Thể trạng tương tác không tốt với thuốc sẽ dẫn đến tình trạng dị ứng, phát ban. Ngoài ra, tim mạch, hệ tiêu hóa, gan, thận đều bị ảnh hưởng.
Để tránh những tác dụng phụ nguy hiểm, người bệnh phải tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Tuyệt đối không lạm dụng thuốc, dùng quá liều hoặc ngừng khi chưa uống đủ liều. Khi nhận thấy các triệu chứng bất thường như đau đầu, phát ban toàn thân, khó thở, chóng mặt, buồn nôn, ói mửa, mắt mờ…thì ngay lập tức liên hệ với bác sĩ để khắc phục kịp thời.
Bài thuốc đông y chữa viêm họng hạt
Nếu người bệnh lo sợ về tác dụng phụ của thuốc tây y, đông y là giải pháp hiệu quả, an toàn để điều trị các dạng viêm họng mãn tính. Thuốc đông y phù hợp dùng cho mọi đối tượng, cả trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, những người có sức đề kháng kém.
Theo đông y, viêm họng thuộc chứng Hầu tý, do ngoại cảm phong hàn kết hợp với đàm nhiệt bên trong cơ thể. Viêm họng mãn tính do đàm nhiệt lâu ngày tích tụ làm tổn thương phế âm, tỳ vị hư nhược, thận dương hư suy. Viêm họng hạt là một dạng quá phát của viêm họng mãn tính.
Để điều trị viêm họng hạt, đông y sử dụng những thảo dược quy kinh Phế, Tỳ, Vị giúp cân bằng âm dương, bồi bổ chính khí, điều dưỡng công năng của tạng phủ. Các vị thuốc cũng được kết hợp theo phép thanh nhiệt giải độc, lợi yết tiêu thũng, tiêu viêm trừ mủ giúp bài trừ triệu chứng triệt để.
Lưu ý khi chữa trị viêm họng hạt
Ngoài việc tuân thủ đúng phác đồ điều trị, người bệnh cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống cho phù hợp:
- Nên ăn: Các thực phẩm nhiều chất xơ như rau xanh, thực phẩm tăng cường sức đề kháng (giàu vitamin A, E, C, Selen, Kẽm), thực phẩm giàu protein tốt (trứng, cá biển, đậu phụ, đậu hà lan…), uống các loại trà thảo mộc (gừng, trà xanh, quế, hoa cúc).
- Kiêng ăn: Các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, kích thích cổ họng (chua, cay, quá lạnh, quá nóng), thực phẩm gây hại cho hệ miễn dịch (đồ nhiều đường, rượu, bia, thuốc lá, cafe), thực phẩm tái sống (đồ gỏi, đồ nộm…).
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường có nhiều khói bụi, hóa chất, không khí ô nhiễm.
- Luôn luôn giữ ấm cổ họng vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là mùa đông.
- Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thường xuyên sử dụng nước muối sinh lý để ngậm hoặc súc họng.
- Thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức đề kháng, phòng bệnh tái phát.
Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đọc có thể lựa chọn được cho mình cách chữa viêm họng hạt phù hợp nhất. Viêm họng hạt là dạng viêm họng mãn tính nguy hiểm. Quá trình điều trị tương đối khó khăn và phức tạp nếu không chữa dứt điểm từ sớm. Khi nhận thấy cổ họng bị vướng mắc, khó nuốt, sưng đau, người bệnh có thể liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn phương án điều trị phù hợp.