
Ho khan về đêm là tình trạng phổ biến ở cả trẻ em và người trưởng thành. Đây là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe nhưng cũng có thể xảy ra do thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học.
Ho khan về đêm – Nguyên nhân do đâu?
Ho khan là tình trạng ho không kèm đờm và dịch nhầy đi kèm. Đây là phản ứng của cơ quan hô hấp nhằm tống khứ dị nguyên ra bên ngoài. Ho khan là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nhưng đôi khi cũng có thể là phản ứng sinh lý của cơ thể do cơ quan hô hấp bị dị ứng và kích ứng.
Triệu chứng ho nói chung và ho khan nói riêng thường bùng phát mạnh vào ban đêm. Bởi đây là thời điểm phổi đào thải độc tố và tái tạo sau một ngày dài làm việc. Ngoài ra, nhiệt độ giảm thấp và độ ẩm tăng cao vào ban đêm cũng là yếu tố kích thích phản ứng ho bùng phát đột ngột và dữ dội.

Ho khan về đêm ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ và gián tiếp tác động đến sức khỏe nếu xảy ra trong thời gian dài. Để có hướng khắc phục phù hợp, cần xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Các nguyên nhân có thể gây ho khan về đêm:
1. Do ảnh hưởng của một số bệnh lý
Như đã đề cập, ho khan là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý. Đa phần bệnh lý gây ra triệu chứng này đều là các vấn đề hô hấp nhưng trong một số trường hợp, ho khan cũng có thể là biểu hiện của một số vấn đề tiềm ẩn.

Các bệnh lý có thể gây ho khan về đêm:
- Cảm lạnh, cảm cúm: Cảm lạnh, cảm cúm là các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên thường gặp. Biểu hiện chính của hai bệnh lý này là nghẹt mũi, ngứa họng và ho khan hoặc ho có đờm. Tình trạng ho khan do cảm lạnh, cảm cúm thường bùng phát mạnh vào ban đêm do nhiệt độ và độ ẩm giảm thấp đột ngột.
- Viêm mũi dị ứng: Viêm mũi dị ứng là tình trạng niêm mạc mũi bị viêm do tiếp xúc với các dị nguyên có trong không khí như phấn hoa, mạt bụi, lông chó mèo, bào tử nấm mốc,… Bệnh có thể xảy ra quanh năm hoặc bùng phát theo mùa. Viêm mũi dị ứng điển hình bởi triệu chứng sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, ngứa mắt và ho khan nhiều – đặc biệt là vào ban đêm.
- Bệnh hen suyễn (hen phế quản): Hen phế quản là bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ, xảy ra khi ống phế quản bị phù nề, chít hẹp do xúc động quá mức hoặc do tiếp xúc với các chất dị ứng, kích ứng. Vào ban đêm, các chất dị ứng trong không khí và nhiệt độ lạnh có thể kích thích ống phế quản dẫn đến phản ứng ho khan, thở khò khè. Trường hợp nặng còn có thể gây khó thở và đau tức vùng ngực.
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD): COPD là tình trạng ống thở bị viêm, sưng mãn tính gây cản trở quá trình hô hấp. Bệnh lý này thường gặp ở người có thói quen hút thuốc lá, sinh sống trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi, hóa chất,… COPD điển hình bởi triệu chứng thở khò khè và mệt mỏi. Vào ban đêm, nhiệt độ lạnh có thể kích thích phản ứng co thắt của ống thở dẫn đến phản ứng ho khan dai dẳng và kéo dài.
- Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Ho khan về đêm không chỉ là dấu hiệu của các bệnh hô hấp mà còn có thể là biểu hiện của trào ngược dạ dày thực quản. Khi nằm, dịch vị và thức ăn dễ dàng trào ngược lên thanh quản, thực quản và khoang miệng. Hiện tượng này kích thích phản ứng ho để đào thải dịch vị ra bên ngoài. Ngoài ho khan, GERD còn gây ợ chua, ợ nóng, đau rát vùng thượng vị,…
2. Các nguyên nhân thông thường
Ngoài ra, tình trạng ho khan về đêm còn có thể xảy ra do các nguyên nhân khác như:

- Kích ứng, dị ứng với dị nguyên trong không khí: Phòng ngủ không được vệ sinh thường xuyên, có nhiều bụi bẩn, hóa chất, phấn hoa, lông chó mèo,… sẽ kích thích ống thở dẫn đến phản ứng ho khan vào ban đêm. Tình trạng này gặp nhiều ở trẻ nhỏ do cơ thể của trẻ khá nhạy cảm và dễ bị kích ứng hơn so với người trưởng thành.
- Không khí lạnh: Về đêm, không khí thường trở lạnh đột ngột. Nhiệt độ giảm thấp cũng là yếu tố kích thích phản ứng co thắt của phế quản và thanh quản dẫn đến triệu chứng ho khan. Đây cũng là lý do vì sao tình trạng ho thường xảy ra nhiều vào mùa lạnh và ít gặp hơn vào mùa nóng.
- Do thói quen thở bằng miệng: Thở bằng miệng là thói quen xấu có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Miệng không có chức năng lọc bụi bẩn và dị nguyên trong không khí như khoang mũi. Do đó, các chất dị ứng trong không khí sẽ đi vào thanh quản, phế quản sau đó kích thích phản ứng co thắt dẫn đến ho khan.
Ho khan về đêm là biểu hiện thường gặp, có thể xảy ra ở trẻ nhỏ và cả người lớn. Nếu không có biện pháp xử lý sớm, tình trạng này có thể kéo dài dai dẳng gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tổng thể.
Ho khan về đêm có nguy hiểm không?
Về cơ bản, triệu chứng ho nói chung và ho khan nói riêng đều là phản ứng sinh lý của cơ thể nhằm tống khứ dịch đờm và các chất dị ứng, kích ứng ra bên ngoài. Nếu tình trạng này nhanh chóng thuyên giảm, bạn không nên quá lo lắng. Tuy nhiên trong trường hợp ho khan kéo dài, nên xem xét, xác định nguyên nhân và can thiệp các phương pháp điều trị phù hợp.
Ho khan về đêm không được điều trị có thể tăng dần về mức độ và tần suất dẫn đến mất ngủ, khó ngủ và ngủ chập chờn. Chất lượng giấc ngủ suy giảm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Với trẻ nhỏ, ngủ kém khiến trẻ mệt mỏi, giảm khả năng tiếp thu và chậm phát triển. Trong khi đó, người lớn bị thiếu ngủ thường giảm hiệu suất lao động, làm việc, dễ bị suy nhược, stress, cao huyết áp, đau nửa đầu,…

Ho khan không phải là bệnh lý mà chỉ là biểu hiện của nhiều vấn đề sức khỏe. Tình trạng này kéo dài cho thấy các bệnh lý tiềm ẩn vẫn tiếp tục tiến triển. Nếu không có hướng khắc phục đúng cách và kịp thời, các bệnh lý này sẽ tiến triển dai dẳng dẫn đến nhiều biến chứng và hệ lụy nặng nề.
Phòng ngừa ho khan về đêm tái phát
Ho khan về đêm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy sau khi điều trị, cần chủ động phòng ngừa bệnh tái phát bằng cách thực hiện một số biện pháp đơn giản sau:

- Đảm bảo phòng ngủ sạch sẽ, không gian thoáng đãng và trong lành.
- Thay đổi các thói quen xấu như ăn tối quá muộn, ăn quá no, sử dụng rượu bia, hút thuốc lá, mặc quần áo quá chật khi ngủ,...
- Khám và điều trị dứt điểm các bệnh lý gây ra tình trạng ho khan. Với những bệnh mãn tính không thể chữa trị hoàn toàn, cần kết hợp điều trị và chăm sóc đúng cách để kiểm soát triệu chứng và tiến triển của bệnh.
- Ho khan về đêm thường tái phát ở những người có hệ miễn dịch kém. Do đó để phòng ngừa tình trạng tái phát, cần giữ vệ sinh răng miệng, ăn uống và sinh hoạt hợp lý nhằm nâng cao thể trạng và chức năng đề kháng.
- Vào mùa phấn hoa và giai đoạn thời tiết thay đổi, nên đóng kín cửa sổ khi ngủ và sử dụng thiết bị lọc không khí nếu cần thiết.
- Có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để làm dịu ống phế quản và niêm mạc hô hấp khi thời tiết khô, lạnh. Biện pháp này không chỉ giúp phòng ngừa ho khan về đêm mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh hô hấp thường gặp khác.
Ho khan về đêm – Khi nào cần gặp bác sĩ?
Ho khan về đêm là tình trạng thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Tình trạng này thường không quá nghiêm trọng và có thể thuyên giảm sau khi chăm sóc, điều trị tại nhà. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bạn vẫn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và can thiệp các phương pháp điều trị y tế.
Cần tìm gặp bác sĩ trong những trường hợp sau:
- Ho khan về đêm kéo dài dai dẳng, không thuyên giảm sau khi áp dụng các biện pháp tại nhà
- Tình trạng ho tái phát sau khi ngưng sử dụng thuốc
- Ho khan về đêm nặng dần theo thời gian hoặc đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng như khó thở, đau tức vùng ngực, thở khò khè, mệt mỏi,…
- Ho khan bùng phát mạnh vào ban đêm và kéo dài dẫn đến giảm chất lượng giấc ngủ, cơ thể mệt mỏi, suy nhược,…
Cách khắc phục ho khan về đêm an toàn
Ho khan về đêm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe tổng thể. Để bảo vệ sức khỏe và kiểm soát nhanh triệu chứng này, bạn có thể áp dụng một số biện pháp điều trị sau:
1. Thay đổi thói quen xấu
Ho khan về đêm có thể bùng phát do các thói quen xấu như không vệ sinh phòng ngủ thường xuyên, thở bằng miệng,… Do đó để cải thiện chứng ho khan, bạn nên thay đổi các thói quen này. Ngoài ra, điều chỉnh một số thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học cũng có thể giảm nhẹ tình trạng ho khan do ảnh hưởng của các vấn đề sức khỏe.
Để giảm nhẹ tình trạng ho khan về đêm, cần thay đổi các thói quen xấu như:
- Thường xuyên vệ sinh phòng ngủ, giặt giũ mền gối và chăn định kỳ 1 – 2 lần/ tháng để làm sạch bụi bẩn, chất kích ứng và dị ứng. Nếu có thể, nên sử dụng máy hút bụi chuyên dụng để làm sạch bụi vải giúp bảo vệ đường hô hấp.
- Đóng kín cửa sổ khi ngủ để tránh không khí lạnh vào phòng. Ngoài ra, thói quen mở cửa sổ khi ngủ còn tạo điều kiện để các chất dị ứng bay vào bên trong nhà.
- Nếu có cơ địa nhạy cảm và bị viêm mũi dị ứng quanh năm, nên cân nhắc sử dụng máy lọc không khí để giảm nồng độ chất dị ứng, kích ứng trong không gian sống.
- Ăn tối quá no và quá muộn có thể làm nghiêm trọng chứng trào ngược dạ dày thực quản. Từ đó kích thích phản ứng ho xảy ra với tần suất và mức độ nghiêm trọng hơn. Vì vậy, nên tập thói quen ăn tối trước 19:00 và chỉ nên ăn vừa đủ no. Ngoài ra, có thể nằm nghiêng bên trái để hạn chế dịch vị và thức ăn trào ngược lên khoang miệng.
- Không hút thuốc lá và sử dụng rượu bia.
- Nếu thời gian lạnh, nên mặc quần áo dài tay và giữ ấm cổ để hạn chế tình trạng ho khan vào ban đêm.
- Thay đổi thói quen thở bằng miệng. Tình trạng này không chỉ gây ho khan về đêm mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như viêm thanh quản, viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản,…
- Nên mặc trang phục thoải mái khi ngủ. Thói quen mặc quần áo bó sát có thể làm tăng áp lực vùng bụng và kích thích phản ứng trào ngược.
2. Áp dụng biện pháp tại nhà
Vào thời điểm giao mùa, không khí chuyển lạnh, cơ quan hô hấp trở nên nhạy cảm hơn bình thường. Do đó trong thời gian này, cả trẻ nhỏ và người lớn đều có thể gặp phải tình trạng ho khan về đêm. Nếu mức độ ho không quá nghiêm trọng, bạn có thể cải thiện bằng một số biện pháp tại nhà như:

- Dùng nước mật ong ấm: Từ lâu, mật ong đã được sử dụng để cải thiện tình trạng ho khan và ho có đờm. Hoạt chất hydrogen peroxide trong mật ong có hiệu quả kháng khuẩn và giảm viêm. Vì vậy, dùng nước mật ong pha ấm hoặc đơn giản là ăn 1 thìa mật ong nguyên chất có thể làm dịu cơn ho hiệu quả. Nên áp dụng mẹo đơn giản này trước khi đi ngủ để ngăn cơn ho bùng phát vào ban đêm.
- Ngậm gừng tươi: Tương tự như mật ong, gừng tươi cũng là vị thuốc giảm ho được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, gừng có đặc tính kháng histamine, từ đó giảm tình trạng ho và thở khò khè. Để giảm ho khan, bạn có thể ngậm vài lát gừng tươi trước khi đi ngủ hoặc ngậm gừng khi cơn ho bùng phát. Chỉ sau 3 – 5 phút, cảm giác ho khan và ngứa cổ họng sẽ thuyên giảm rõ rệt.
- Lá hẹ chưng đường phèn: Lá hẹ chưng đường phèn là bài thuốc chữa ho theo kinh nghiệm dân gian. Hiện nay, y học hiện đại cũng đã công nhận hoạt chất odorin, sulfua, saponin trong thảo dược này có hiệu quả kháng khuẩn mạnh. Do đó, dùng lá hẹ chưng đường phèn 2 lần/ ngày có thể cải thiện phần nào tình trạng ho khan vào ban đêm.
Các mẹo chữa ho tại nhà có hiệu quả khá rõ rệt với những trường hợp nhẹ. Nếu ho dai dẳng, dữ dội, bạn nên kết hợp các mẹo chữa này với sử dụng thuốc.
3. Sử dụng thuốc trị ho khan
Ho khan kéo dài có thể gây mệt mỏi, uể oải và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giấc ngủ. Trong trường hợp cần thiết, bạn nên trao đổi với dược sĩ để được tư vấn loại thuốc giảm ho khan hiệu quả, an toàn.

Các loại thuốc được sử dụng để điều trị ho khan:
- Thuốc ho thảo dược: Thuốc ho thảo dược thường được ưu tiên sử dụng vì công thức lành tính, an toàn, phù hợp với cả trẻ em và người lớn. Các loại thuốc ho thảo dược thường được bào chế ở dạng viên ngậm hoặc siro với thành phần chủ yếu là vỏ cam, gừng, húng quế, bạc hà, lá thường xuân,…
- Thuốc kháng histamine: Histamine là chất trung gian trong phản ứng dị ứng. Đây là một trong những yếu tố trực tiếp kích thích phản ứng ho, hắt hơi, sổ mũi,… Trong trường hợp ho xảy ra do dị ứng, bạn có thể dùng một số loại thuốc kháng histamine H1 như Cetirizin, Diphenhydramine, Chlorpheniramine,…
- Thuốc ức chế cơn ho: Thuốc ức chế cơn ho tác động trực tiếp đến triệu chứng ho khan. Các loại thuốc được dùng phổ biến bao gồm Codein, Dextromethorphan,… Thuốc tác động đến trung tâm ho ở hành tủy nhằm nâng cao ngưỡng kích thích, từ đó giảm phản ứng ho đáng kể. Nhóm thuốc này còn có tác dụng ức chế trung tâm hô hấp và an thần. Thuốc ức chế cơn ho thường được dùng trong điều trị ho khan, ít được dùng trong trường hợp ho có đờm và ho do dị ứng.
Các loại thuốc điều trị ho khan có thể sử dụng mà không cần toa của bác sĩ. Tuy nhiên, bạn nên trao đổi với dược sĩ để được tư vấn cụ thể trước khi sử dụng. Ngoài ra để đảm bảo an toàn, chỉ nên dùng các loại thuốc này trong thời gian ngắn. Đồng thời nên áp dụng song song với các biện pháp tại nhà và thay đổi thói quen xấu để kiểm soát tình trạng ho triệt để.
Ho khan về đêm là tình trạng khá phổ biến, xảy ra nhiều trong giai đoạn chuyển mùa và thời tiết khô lạnh. Nếu triệu chứng không thuyên giảm sau vài ngày chăm sóc và điều trị tại nhà, bạn nên thăm khám để được chẩn đoán và điều trị triệt để. Bởi tình trạng ho kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống.
Thanh Hầu Bổ Phế Thang – Giải pháp điều trị viêm phế quản từ bí dược triều Nguyễn
Thanh Hầu Bổ Phế Thang hiện đang là bài thuốc ứng dụng trong điều trị các bệnh lý viêm phế quản, viêm họng, ho, viêm amidan tại Phòng khám Nhất Nam Y Viện. Bài thuốc được phục dựng, phát triển từ 30 bài thuốc do ngự y triều Nguyễn lập nên.
Sau hơn 5 năm ứng dụng trong điều trị, bài thuốc Thanh Hầu Bổ Phế Thang đã giúp cho rất nhiều người người bệnh đẩy lùi các triệu chứng khó chịu của viêm phế quản, ổn định lại sinh hoạt, cuộc sống.
Một số điểm nổi bật của bài thuốc Thanh Hầu Bổ Phế Thang:
Thành phần 32 nam dược:
- Bài thuốc kết hợp nhuần nhuyễn của 32 thảo dược được nghiên cứu, thẩm định dược tính, dược chất kỹ lưỡng, một số thảo dược nổi bật có thể kể đến như: Sinh khương, Sa sâm, Trần bì, Thục địa, Cúc hoa, Cam thảo, Bạch truật, Kha tử,…
- Các thảo dược đảm bảo chất lượng, an toàn, lành tính cho người bệnh, được trồng tại hệ thống vườn dược liệu chuẩn GACP-WHO.
Công dụng 3 trong 1 điều trị bệnh toàn diện:
Bài thuốc Thanh Hầu Bổ Phế Thang điều trị viêm phế quản theo nguyên lý “BỔ CHÍNH KHU TÀ”, kết hợp quá trình bồi bổ thể trạng, cải thiện chức năng tạng phủ, tăng cường sức đề kháng với quá trình loại bỏ tà độc, tác nhân gây bệnh, cụ thể công dụng:
- Thanh lọc phế, bổ phế, kiện tỳ nhằm loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây bệnh, nâng cao hệ hô hấp
- Giải độc cơ thể, tiêu đờm, trừ ho, tiêu sưng viêm rát họng, hạ sốt, chống đau đầu, tái tạo niêm mạc họng
- Dưỡng huyết nâng cao hệ miễn dịch giúp phòng trừ tác nhân gây hại, ngừa bệnh tái phát.
Phác đồ điều trị viêm phế quản với Thanh Hầu Bổ Phế Thang sẽ được cá nhân hóa trên từng cơ địa giúp tối ưu hiệu quả điều trị cho người bệnh. Phần lớn người bệnh đẩy lùi bệnh chỉ sau liệu trình 2-3 tháng.
Thanh Hầu Bổ Phế Thang có thể dùng cho cả những đối tượng đặc biệt mẫn cảm như trẻ nhỏ, phụ nữ đang cho con bú, người già yếu, người có bệnh nền,…
>> XEM VIDEO: VTC2 đưa tin về bài thuốc Thanh Hầu Bổ Phế Thang
Để được tư vấn điều trị với chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm bạn hãy liên hệ theo thông tin:
PHÒNG KHÁM NHẤT NAM Y VIỆN
- Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: (024) 8585 1102 – 0928 42 1102
- Website: www.nhatnamyvien.org
- Facebook: Nhất Nam Y Viện
XEM THÊM: Thanh hầu bổ phế thang chữa viêm họng, viêm amidan, ho bao lâu thì khỏi? Giá bao nhiêu?
Ho khan về đêm thực sự khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng rất nhiều, không biết mọi người có gặp tình trạng này không? Mình thử dùng vài cách như uống nước ấm hoặc dùng thuốc ho nhưng hiệu quả không cao. Ai có mẹo gì hay chia sẻ với mình nhé!
Mình cũng bị ho khan về đêm, nhưng đã thử uống mật ong với chanh trước khi ngủ và thấy tình trạng ho đỡ hơn hẳn. Cảm giác dễ chịu hơn rất nhiều!
Ho khan kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn làm cơ thể mệt mỏi. Mình cũng đang tìm cách trị dứt điểm bệnh này. Ai biết thuốc nào tốt thì chia sẻ giúp mình nhé!
Mình cũng hay bị ho khan vào ban đêm do cảm lạnh. Chắc chắn là do sự thay đổi nhiệt độ khiến cơ thể bị phản ứng lại. Không biết có phải vậy không?
Mình đã thử thay đổi môi trường sống, dùng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ. Sau một thời gian, tình trạng ho khan về đêm đã giảm đi rõ rệt. Mọi người có thể thử xem!
Mình đã từng thử dùng thuốc giảm ho để điều trị ho khan nhưng không hiệu quả lâu dài. Có vẻ như bệnh vẫn quay lại sau một thời gian ngắn.
Mọi người có biết cách trị ho khan mà không cần dùng thuốc không? Mình muốn tìm cách tự nhiên để hạn chế việc phải dùng thuốc tây.
Mình đã bị ho khan liên tục mấy tuần, khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng. Mới tìm hiểu và nghe nói thay đổi chế độ ăn uống, ngủ đúng giờ sẽ có hiệu quả. Không biết có ai thử chưa?
Mình thường bị ho khan mỗi khi thay đổi thời tiết, nhất là vào ban đêm. Có ai biết cách phòng ngừa không?
Tình trạng ho khan kéo dài thật sự rất khó chịu, nhất là vào ban đêm. Ai biết cách nào giúp giảm ho mà không cần dùng thuốc nhiều không?
Ho khan thường xuyên về đêm thật sự làm tôi khó ngủ. Mình nghe nói phải cải thiện sức đề kháng và thay đổi chế độ ăn uống sẽ giúp hạn chế triệu chứng. Có ai thử chưa?
Mình cũng đã thay đổi chế độ ăn uống và cố gắng ngủ sớm, nhưng tình trạng ho khan vẫn không đỡ. Có vẻ như mình cần tìm bác sĩ để thăm khám kỹ hơn.
Chắc chắn việc thay đổi thói quen sinh hoạt và môi trường sống có thể giúp cải thiện tình trạng ho khan đấy. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài thì cần gặp bác sĩ để điều trị thêm.
Mình cũng đang bị ho khan về đêm, mệt mỏi quá. Ai có cách giảm nhanh thì giúp mình với, chứ ho suốt đêm cũng không thể chịu nổi.
Các bạn đã thử sử dụng thuốc nam hoặc thảo dược chưa? Mình thấy một số người nói rằng thuốc nam có thể trị ho khan hiệu quả mà không có tác dụng phụ.
Ho khan vào ban đêm không chỉ làm mất ngủ mà còn khiến cơ thể mệt mỏi. Mình cũng đang tìm cách chữa trị mà vẫn chưa có kết quả. Ai có cách nào hay giúp mình với.
Mình bị ho khan kéo dài, có ai dùng thuốc từ thảo dược để điều trị chưa? Mình nghe nói thuốc nam có tác dụng khá tốt mà không gây tác dụng phụ.
Ho khan vào ban đêm đúng là ác mộng. Trước kia mình thử uống thuốc giảm ho nhưng không cải thiện nhiều. Hy vọng sẽ tìm được giải pháp tốt.
Mình nghe nói thay đổi chế độ ăn uống và tăng cường sức đề kháng có thể giúp cải thiện tình trạng ho khan. Mọi người thử chưa? Có hiệu quả không?
Mình thử thay đổi chế độ ăn uống và uống nước ấm nhưng tình trạng ho khan vẫn không hết. Có lẽ phải tìm gặp bác sĩ để thăm khám.
Ho khan do viêm họng, viêm amidan phải điều trị dứt điểm từ gốc. Mình cũng đang tìm hiểu các phương pháp chữa trị hiệu quả. Ai có kinh nghiệm chữa bệnh này không?
Mình bị ho khan vào ban đêm nhiều năm rồi. Đã thử dùng thuốc tây nhưng tình trạng bệnh vẫn tái phát. Đang tìm kiếm phương pháp chữa trị hiệu quả lâu dài.
Mình thấy một số người bảo rằng uống thuốc nam trị ho khan hiệu quả mà lại không lo tác dụng phụ. Mình đang suy nghĩ về việc thử.
Tình trạng ho khan kéo dài có thể gây hại đến sức khỏe lâu dài nếu không chữa trị kịp thời. Mọi người có thể chia sẻ thêm cách giảm ho khan không?
Có ai đã thử bài thuốc từ Đỗ Minh Đường chữa ho khan chưa? Mình nghe nói bài thuốc này hiệu quả lắm. Ai dùng rồi có thể chia sẻ giúp mình với nhé.
Mình đã thử nhiều cách nhưng ho khan vẫn kéo dài. Gần đây, tôi đã tham khảo bài thuốc của Đỗ Minh Đường và thấy có nhiều người khen. Đọc thêm tại: https://dominhduong.com/bai-thuoc-nam-do-minh-duong-chua-ho-o-tre-am-1649.html
Mình dùng thuốc giảm ho trong nhiều tháng nhưng tình trạng ho khan vẫn không thuyên giảm. Cảm giác rất mệt mỏi, ai có giải pháp nào tốt hơn không?
Ho khan khi thay đổi nhiệt độ rất khó chịu. Mình cũng thử cách thay đổi môi trường sống và dùng thuốc ho, nhưng không hiệu quả nhiều.
Tôi bị ho khan lâu dài, đã thử nhiều cách nhưng vẫn không đỡ. Đang muốn thử dùng thuốc nam. Ai có kinh nghiệm có thể chia sẻ giúp tôi?
Mình đã dùng thuốc giảm ho nhưng chỉ đỡ được một thời gian ngắn. Các bác sĩ cho mình lời khuyên để chữa trị dứt điểm ho khan được không?
Nếu tình trạng ho khan kéo dài thì nên đi khám sớm để bác sĩ xác định rõ nguyên nhân. Mình nghĩ điều trị sớm sẽ đỡ hơn nhiều.
Mình thường xuyên bị ho khan vào ban đêm, không biết có phải do cảm lạnh hay viêm mũi dị ứng không nhỉ? Có ai bị như vậy không, có cách nào giảm ho tốt hơn không?
Mình đã bị ho khan kéo dài suốt mấy tuần. Cảm giác rất khó chịu, ho nhiều vào ban đêm làm mất ngủ. Mình nghĩ cũng do thay đổi thời tiết. Đang tính đi khám bác sĩ, ai đã đi khám rồi chia sẻ kinh nghiệm với mình nhé.
Nếu ho khan không có đờm thì có phải do viêm mũi dị ứng không nhỉ? Mình thấy có triệu chứng giống như vậy nhưng không biết phải làm sao.
Trước mình bị ho khan rất lâu, đã dùng thuốc giảm ho nhưng không khỏi. Cuối cùng phải điều trị theo đông y, sau 2 tháng thì thấy đỡ hẳn, hy vọng sẽ khỏi hoàn toàn.
Mình thường xuyên bị ho vào ban đêm. Đặc biệt khi thay đổi thời tiết. Mình nghĩ do viêm mũi dị ứng, có ai có cách điều trị nào hiệu quả không chia sẻ cho mình với.
Trước mình cũng bị ho khan vào ban đêm rất nhiều. Sau khi thay đổi môi trường sống và uống thuốc giảm ho thì đã đỡ hơn rất nhiều. Mình thấy cải thiện môi trường sống rất quan trọng.
Mình cũng bị ho khan suốt, đã thử rất nhiều cách mà không hết. Mình nghĩ là do thói quen sống chưa hợp lý. Cảm giác ho vào ban đêm cực kỳ mệt mỏi, ai có bí quyết điều trị hiệu quả không?
Mình thấy ho khan về đêm có thể do viêm mũi dị ứng. Khi thay đổi môi trường sống, ví dụ như di chuyển từ vùng khí hậu này sang vùng khác, mình cũng thấy ho khan nhiều hơn.
Đúng rồi, mình cũng nghĩ ho khan vào ban đêm là do nhiệt độ thay đổi. Mình đang cố gắng giữ ấm cổ họng và sử dụng thuốc giảm ho nhưng vẫn chưa thấy hết. Có ai có phương pháp điều trị khác không?
Tình trạng ho khan về đêm rất phiền, có thể do nhiều nguyên nhân như viêm mũi dị ứng hoặc trào ngược dạ dày. Mình đang tìm hiểu thêm các cách điều trị. Bạn nào có mẹo hay thì chia sẻ nhé.
Mình đã điều trị ho khan kéo dài với bài thuốc từ Đông y. Sau 2 tháng, tình trạng ho giảm hẳn và mình cảm thấy ngủ ngon hơn nhiều. Nếu ai bị lâu năm thì nên thử tìm phương pháp này.
Mình cũng bị ho khan suốt, nhưng dùng thuốc giảm ho tây y không hiệu quả. Sau khi chuyển sang điều trị Đông y, mình cảm nhận được sự khác biệt rõ rệt. Các bạn thử xem nhé.
Mình thấy điều trị ho khan về đêm hiệu quả nhất là kết hợp thay đổi thói quen sinh hoạt và dùng thuốc tự nhiên. Mọi người thử cách này xem nhé, mình đã dùng và cảm thấy tốt hơn nhiều.
Ai đã thử điều trị ho khan bằng các phương pháp Đông y chưa? Mình thấy kết hợp sử dụng thảo dược có thể giúp giảm ho mà không gây tác dụng phụ như thuốc tây.
Để điều trị ho khan kéo dài, theo mình cần phải kiên trì và thay đổi thói quen sinh hoạt như giảm tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Mình thấy cũng cần uống thêm thuốc giảm ho để đẩy nhanh quá trình phục hồi.
Mình thấy ho khan về đêm có thể là do thay đổi thời tiết hoặc môi trường sống. Mọi người có cách nào để giảm ho hiệu quả không?
Ai bị ho khan lâu dài mà không hết, có thể thử kết hợp thay đổi môi trường sống và sử dụng thuốc nam để giảm ho nhé. Cảm giác dễ chịu hơn nhiều.
Ho khan vào ban đêm khiến tôi rất khó ngủ. Liệu có phải do viêm mũi dị ứng hay không? Ai có kinh nghiệm về vấn đề này chia sẻ giúp tôi với.
Chắc hẳn ho khan do nhiều nguyên nhân khác nhau, mình cũng bị như vậy. Nhưng mình thấy có nhiều phương pháp để cải thiện tình trạng này, mọi người thử tìm hiểu nhé.
Ho khan gây khó ngủ thật đấy. Mình đang tìm thuốc giảm ho mà không tác dụng phụ. Các bạn đã dùng loại thuốc nào mà thấy hiệu quả chia sẻ giúp mình nhé.
Mình thấy việc thay đổi thói quen sinh hoạt cũng giúp giảm ho khá nhiều. Đặc biệt là tránh để cơ thể quá lạnh vào ban đêm. Mọi người thử xem nhé.
Mình cũng bị ho khan ban đêm, đã thử một số loại thuốc nhưng vẫn không đỡ. Bạn nào có cách giảm ho hiệu quả lâu dài không, chia sẻ giúp mình với.
Ho khan có thể do nhiều nguyên nhân. Mình thấy việc uống nước ấm và giữ ấm cổ họng rất hiệu quả. Ai có thêm mẹo nào thì chia sẻ thêm nhé.
Mình nghe nói bệnh viêm họng, amidan cũng có thể gây ra ho khan. Không biết có ai đã chữa khỏi bằng thuốc nam chưa, chia sẻ giúp mình với.
Ho khan đôi khi có thể do trào ngược dạ dày. Nếu ai bị như vậy, có thể thử thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt, mình thấy đỡ hơn rất nhiều.
Mình bị ho khan mãi mà không khỏi, cũng đã thử dùng thuốc tây nhưng không hiệu quả. Đang tìm hiểu về các bài thuốc nam, ai có kinh nghiệm thì chia sẻ giúp mình với.
Mình đã dùng thử thuốc của Đỗ Minh Đường sau khi tham khảo trên nhiều diễn đàn. Cảm thấy ho giảm hẳn, ngủ ngon hơn rất nhiều. Đây là link bài viết: https://dominhduong.com/bai-thuoc-nam-do-minh-duong-chua-ho-o-tre-am-1649.html
Có ai dùng bài thuốc nam chữa ho khan chưa? Mình thấy các phương pháp tự nhiên giúp giảm ho khá hiệu quả. Tuy nhiên, mình vẫn đang tìm kiếm thêm cách để cải thiện.
Mình thấy có bài thuốc nam giúp chữa ho khan rất hiệu quả. Mình đã dùng thử và thấy cải thiện rõ rệt. Bạn nào quan tâm có thể tham khảo ở đây: https://dominhduong.com/thuong-hieu/chua-ho-viem-hong-bang-bai-thuoc-nam-do-minh-duong
Ho khan kéo dài rất khó chịu, đã thử nhiều cách mà vẫn không đỡ. Nếu ai có phương pháp nào hiệu quả, đặc biệt là thuốc nam, giúp giảm ho thì chia sẻ với mình nhé.
Mình bị ho khan và đã dùng thuốc của Đỗ Minh Đường. Sau 2 tháng, tình trạng ho đã giảm hẳn. Mình nghĩ việc kết hợp thuốc và thay đổi thói quen sống giúp đỡ nhiều. Xem thêm ở: https://taimuihongdominh.com/chuyen-gia-danh-gia-bai-thuoc-viem-hong-viem-amidan-do-minh-97.html
Mình thường xuyên bị ho khan về đêm, và cảm giác rất khó chịu. Thử nhiều cách rồi nhưng chưa khỏi hẳn. Ai có mẹo gì chia sẻ giúp mình với.
Ho khan có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng thay đổi môi trường sống là một trong những yếu tố quan trọng. Ai có kinh nghiệm trong việc thay đổi thói quen sống chia sẻ với mình nhé.
Mình thấy ho khan cũng do các yếu tố khác nhau gây ra, có thể do khô cổ họng hoặc viêm mũi dị ứng. Thử uống nước ấm thấy giảm được một chút.
Có ai gặp tình trạng ho khan kéo dài về đêm không? Mình thấy rất mệt mỏi, mỗi đêm ho liên tục không ngủ được.
Ho khan lâu ngày không khỏi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn đấy. Mình đã thử các cách tự nhiên nhưng vẫn chưa thấy hiệu quả rõ rệt.
Mình đã thử dùng thuốc giảm ho nhưng không thấy hiệu quả. Ai có phương pháp khác điều trị ho khan chia sẻ giúp mình với.
Chắc ho khan này là do viêm mũi dị ứng hoặc thay đổi thời tiết. Mình có uống thuốc nhưng vẫn không đỡ, ai có cách chữa hiệu quả hơn không?
Ho khan rất khó chịu vào ban đêm. Mình thấy uống nước mật ong có thể giảm ho, nhưng liệu có ai có kinh nghiệm gì khác không?
Cứ mỗi lần thay đổi thời tiết là mình lại bị ho khan. Liệu có phải do viêm mũi dị ứng không? Bạn nào đã chữa khỏi rồi thì chia sẻ với mình nhé.
Tình trạng ho khan kéo dài có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Mình đã thử thay đổi môi trường sống nhưng vẫn chưa thấy đỡ nhiều.
Mình cũng bị ho khan kéo dài, dù đã thay đổi thói quen sinh hoạt nhưng tình trạng vẫn không giảm. Các bạn có cách nào điều trị hiệu quả không?
Cảm ơn các bạn đã chia sẻ nhiều phương pháp chữa ho. Mình cũng đã thử một số cách như thay đổi chế độ ăn uống nhưng vẫn không đỡ. Mọi người có thêm lời khuyên gì không?
Mình thấy ho khan là một dấu hiệu của nhiều bệnh lý, đặc biệt là các bệnh về mũi họng. Các bạn có ai có mẹo chữa không thì chia sẻ thêm nhé.
Trước mình cũng bị ho khan rất lâu. Sau khi sử dụng thuốc thảo dược thì đỡ hơn rất nhiều. Bạn nào có thể thử tìm hiểu thêm về thuốc này nhé.
Mình cũng bị ho khan, đã dùng nhiều loại thuốc nhưng vẫn chưa khỏi. Ai có thuốc nam hay phương pháp điều trị nào hiệu quả không?
Cảm ơn các bạn đã chia sẻ kinh nghiệm về ho khan. Mình sẽ thử cách các bạn chia sẻ. Hy vọng sẽ cải thiện tình trạng này sớm.
Mình đã thử nhiều phương pháp để điều trị ho khan nhưng hiệu quả không cao. Ai có thêm phương pháp chữa ho khan hiệu quả không, chia sẻ giúp mình nhé.
Mình thấy video này chia sẻ rất rõ ràng về các cách chữa ho khan. Nếu bạn nào gặp phải tình trạng giống mình thì có thể thử theo dõi:
Mình cũng bị ho khan nhiều năm rồi và cảm thấy video này rất hữu ích: