Bệnh ho gà là một bệnh hô hấp có tính truyền nhiễm nhanh chóng, thậm chí có thể gây tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi nếu không nhanh chóng kiểm soát kịp thời. Thời gian ủ bệnh thường kéo dài nên nếu không nhanh chóng phát hiện có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Bệnh ho gà là gì?
Bệnh ho gà có tên khoa học là Pertussis, đây là một dạng bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan thành dịch nếu không nhanh chóng được kiểm soát. Bệnh do vi khuẩn ho gà Bordetella pertussis gây ra khi chúng tấn công vào đường hô hấp. Khi bị Bordetella pertussis xâm nhập, chúng sẽ nhanh chóng bám chặt vào lông mao tại khu vực đường hô hấp trên và phóng thích các độc tố nhằm tấn công hệ hô hấp đồng thời khiến đường thở sưng lên.
Bệnh có tính lây truyền cao nên có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào, đặc biệt là nhóm trẻ từ 0- 12 tháng tuổi, đây cũng là đối tượng dễ bị ảnh hưởng rất thì chủng vi khuẩn này. Bệnh có thể lây nhiễm qua đường hô hấp như khi giao tiếp, nói chuyện, tiếp xúc gần hoặc người lành tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh như nước bọt dịch đờm.. Sử dụng chung ly chén của người bệnh chưa được vệ sinh sạch sẽ cũng là tác nhân hàng đầu làm lây bệnh.
Có 3 dạng ho gà chính bao gồm ho gà ở trẻ em, bệnh ho gà ở người lớn đặc biệt là ho gà ở trẻ sơ sinh với mức độ nguy hiểm cao hơn rất nhiều. Tỷ lệ mắc ho gà trong một gia đình lên tới 90%. Ngoài ra bệnh cũng rất dễ lây lan trong cộng đồng tại những nơi đông người như trường học, văn phòng, công ty, khu dân cư.
Bên cạnh đó một lý do khiến người bệnh ho gà dễ mắc bệnh chính là không tiêm phòng đủ các vắc xin phòng bệnh ho gà. Thống kê cho thấy trên tổng số 90% số ca mắc bệnh do lây nhiễm có tới 88,4% số ca bệnh không thực hiện việc tiêm vacxin phòng tránh trong khi 6,6% ca còn lại có tiêm nhưng không đủ liều.
Biểu hiện bệnh ho gà
Giai đoạn ủ bệnh: Bệnh ho gà thường có thời gian ủ bệnh khá lâu, thường từ 6- 20 ngày khi từ khi tiếp xúc với vi khuẩn, tuy nhiên thời gian trung bình thường nằm trong 9- 10 ngày. Trong giai đoạn này các triệu chứng thường không quá rõ ràng hoặc hầu như không có triệu chứng nên người bệnh rất khó phát hiện.
Giai đoạn viêm long đường hô hấp: thường kéo dài trong vòng 2- 3 tuần với các dấu hiệu khá giống một số bệnh lý về viêm đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm. Do các triệu chứng lúc này cũng chưa thực rõ rõ ràng riêng biệt nên người bệnh cũng rất dễ nhầm lẫn. Các triệu chứng đặc trưng trong giai đoạn này bao gồm
- Sốt nhẹ, chảy nước mũi, hắt hơi
- Ho, ho nhẹ, càng về sau tình trạng hắt xì liên tiếp chuyển thành những cơn ho nặng hơn
- Cổ bắt đầu có tiếng rít như tiếng gà, đây cũng chính là lý do bệnh được gọi là ho gà.
Nếu có thể kiểm soát được ngay trong giai đoạn này thì khả năng khỏi bệnh và phòng tránh biến chứng là rất cao. Tuy nhiên do các triệu chứng còn chưa quá rõ ràng nên hầu hết người bệnh đều khá chủ quan và ít điều trị.
Giai đoạn khởi phát: có thể kéo dài dai dẳng từ 1-6 tuần, thậm chí là 10 tuần với các triệu chứng điểm hình như sau
- Ho, ho dữ dội, ho thành từng đợt với 15 – 20 tiếng ho liên tục.
- Sốt cao, người nóng
- Ho nhiều gây khó thở, thiếu oxy, mặt tím tái, khi ho mặt đỏ ửng. Đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do trẻ không lấy đủ oxy vào cho các cơ quan bên trong.
- Chảy nước mắt, nước mũi liên tục
- Người yếu ớt, xanh xao, không còn sức sống
- Khi dứt đợt ho trẻ thường có xu hướng rít vào để lấy không khí và phát ra những tiếng kêu như tiếng gà
- Khạc đờm nhầy đặc dính, có màu trắng hoặc hoặc trong suốt với độ bám dính cao. Cần chú ý trong đờm này có chứa một lượng lớn vi khuẩn nên nếu vô tình tiếp xúc phải có thể có khả năng lây nhiễm cao
- Nôn mửa sau khi ho, người lả đi, tái nhợt, kiệt sức đặc biệt là ở trẻ nhỏ
Giai đoạn phục hồi: lúc này những cơn ho có xu hướng giảm dần, cơ thể cũng giảm thân nhiệt đáng kể. Giai đoạn này thường kéo dài trong 2- 3 tuần sau đó biến mất các triệu chứng nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên nếu không nhanh chóng phục hồi sức khoẻ bệnh có thể biến chứng thành viêm phổi sau đó nên người bệnh cần cực kỳ chú ý.
Bệnh ho gà có nguy hiểm không?
Thường ở người lớn có sức đề kháng mạnh thì các triệu chứng có thể không quá rõ ràng hoặc không đến mức quá trầm trọng, thường các triệu chứng cũng chỉ kéo dài trong 7 ngày rồi dần thuyên giảm. Tuy nhiên ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, do sức đề kháng yếu chưa thể chống chọi lại các tác nhân gây bệnh nên các dấu hiệu của bệnh được bộc lộ vô cùng trầm trọng, mức độ nguy hiểm cũng cao hơn rất nhiều so với người lớn.
Bên cạnh đó, Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kê, mỗi năm trên thế giới có tới 30-50 triệu người mắc bệnh do gà có tới 300.000 số ca bị tử vong. Tỷ lệ tử vong cao nhất trên nhóm trẻ nhỏ, đặc biệt là nhóm trẻ dưới 1 tuổi. Như vậy đã có thể cho thấy mức độ nguy hiểm của bệnh ho gà với nhóm trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh.
Bên cạnh đó bệnh cũng có thể xuất hiện rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác cho sức khoẻ và hệ hô hấp, đặc biệt trên trẻ nhỏ. Bao gồm
- Viêm phế quản, viêm phế quản phổi
- Ngừng thở đột ngột do bị thiếu oxy khi ho
- Ho từng đợt dai dẳng với mức độ trầm trọng thậm chí có thể gây lồng ruột, thoát vị ruột hay sa trực tràng.
- Những biến chứng nặng hơn như vỡ phế nang, tràn khí trung thất hay thậm chí là tràn khí màng phổi có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời
- Ho gà cũng có thể gây ra biến chứng viêm não dù chiếm tỷ lệ 0,1% nhưng người bệnh cũng không nên chủ quan do có thể gây tử vong.
Hầu hết những biến chứng đều xảy ra chủ yếu trên trẻ em tuy nhiên người lớn cũng không nên chủ quan, đặc biệt với những người có sức đề kháng yếu. Một số biến chứng khác cũng có thể xuất hiện ở người lớn và thanh thiếu niên như viêm phổi, mất kiểm soát bàng quang, suy nhược cơ thể thậm chí có thể làm gãy xương sườn do ho nặng…
Sự tấn công mạnh mẽ của các vi khuẩn tại hệ hô hấp cũng gây tổn thất ít nhiều về sức khoẻ, làm suy giảm hệ miễn dịch nên vẫn cần nhanh chóng tiến hành điều trị bệnh.
Hướng phòng tránh bệnh ho gà
Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh ho gà, đặc biệt trên trẻ nhỏ cần lưu ý những vấn đề sau
- Tiêm phòng vacxin đầy đủ gồm 3 mũi theo đúng quy định của bộ Y tế. Nên tiến hành tiêm trong thời điểm 15- 18 tuổi do thời gian hiệu lực của vắc xin không kéo dài suốt đời
- Hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc các bệnh lý về hô hấp
- Giữ ấm cơ thể, đeo khẩu trang khi đến nơi đông người để phòng tránh tối đa nguy cơ mắc bệnh
- Rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn
- Chuẩn bị sẵn những chai nước rửa tay diệt khuẩn để tiện lợi khi dùng
- Tăng cường bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để cơ thể luôn được khoẻ mạnh và hạn chế tối đa các triệu chứng bệnh
- Sử dụng các đồ dùng cá nhân riêng, hạn chế dùng chung đồ nhất là với những người lạ
- Rèn luyện thể dục thể thao giúp tăng cường sức đề kháng
Hướng điều trị bệnh ho gà
Tốt nhất ngay khi thấy các triệu chứng giống với bệnh ho gà, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra và thăm khám chính xác nhất. Bác sĩ có thể chỉ định chụp X quang, xét nghiệm PCR, xét nghiệm dịch tiết hay xét nghiệm máu nhằm xác định chính xác tình trạng bệnh. Từ đó mới có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và chính xác cho từng người.
Đặc biệt do ho gà có tính truyền nhiễm khá cao nên khi phát hiện mắc bệnh bác sĩ có thể chỉ định người bệnh cách ly để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm ra công động. Người bệnh có thể được yêu cầu cách ly tại nhà dưới sự giám sát hỗ trợ của những nhân viên y tế trong khu vực. Đồng thời nếu là trẻ nhỏ cần có sự chăm sóc của phụ huynh và những người khác trong gia đình cũng cần đeo khẩu trang để phòng ngừa lây nhiễm gần.
Điều trị bằng Tây y
Điều trị bằng các phương pháp Tây y là biện pháp được hướng tới hàng đầu vì có thể kiểm soát bệnh nhanh chóng, đặc biệt với các trường hợp nặng. Do có liên quan đến các vi khuẩn nên việc dùng kháng sinh cũng thường được chỉ định để loại bỏ các tác nhân gây bệnh.
Một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị ho gà bao gồm
- Erythromycin: kháng sinh đặc hiệu dành cho trực khuẩn gram âm Bordetella pertussis nên sẽ được chỉ định đầu tiên. Tuỳ tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng khác nhau, thường là 50mg/ kg/ ngày trong liên tục 14 ngày
- Cephalosporin/ Amoxicillin: Trong trường hợp có dấu hiệu bội nhiễm phổi có thể được chỉ định.
- Điều trị triệu chứng: Chỉ định phenobarbital, seduxen... trong trường hợp có dấu hiệu co giật
Tuỳ tình trạng bác sĩ cũng có thể chỉ định các loại thuốc đặc trị khác. Với nhóm trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, bác sĩ cũng chỉ định kèm theo các thuốc bổ sung dinh dưỡng giúp sức khoẻ hồi phục ổn định hơn.
Cần chú ý tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc Tây để điều trị với bất cứ trường hợp nào, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Mọi loại thuốc đều cần có chỉ định từ bác sĩ để đảm bảo đúng người đúng bệnh. Dùng sai thuốc hoặc lạm dụng thuốc quá mức còn có thể gây hại ngược lại nên người bệnh cần cực kỳ chú ý.
Điều trị bằng Đông y
Với các trường hợp bệnh nhẹ chưa quá trầm trọng người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y để cải thiện bệnh. Chủ yếu các bài thuốc này giúp hỗ trợ kiểm soát triệu chứng đồng thời giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi sức khoẻ. Trong trường hợp tình trạng bệnh quá nặng, người nên xem xét việc dùng các bài thuốc này do có thể đem đến những hiệu quả không như mong đợi.
Một số bài thuốc người bệnh có thể tham khảo như
Thời kỳ mới bắt đầu ủ bệnh ho gà: đây là giai đoạn thích hợp nhất để sử dụng các bài thuốc Đông y. Sử dụng các bài thuốc này sẽ giúp cải thiện nhanh các triệu chứng ho, chảy nước mũi, sốt nhẹ.
- Chuẩn bị 8g trần bì, 16g lá dâu tằm; bách bộ và tử tô mỗi loại 12g
- Làm sạch các dược liệu rồi sắc cùng 300ml nước
- Sắc thuốc trên lửa nhỏ đến khi cạn còn 100ml
- Chia thuốc thành 3 lần uống hết trong ngày
Giai đoạn khởi phát: Lúc này các triệu chứng ho đã bắt đầu nặng hơn nên cần nhanh chóng dùng các bài thuốc với liều lượng cao hơn để kiểm soát các triệu chứng tốt nhất.
- Bài thuốc 1: Dùng 400g địa liền; lá chanh cùng tía tô mỗi thứ 300g; rau sam và vỏ rễ dâu mỗi thứ 1kg, tất cả đem làm sạch, xắt nhỏ rồi nấu cùng với 6 lít nước. Sắc trên lửa nhỏ đến khi cạn còn 3 lít rồi cất trong bình, bảo quản trong tủ mát để uống dần. Ngày dùng 3 lần mỗi lần từ 15- 20ml.
- Bài thuốc 2: Chuẩn thạch cao, tiền hồ và cát cánh mỗi dược liệu 12g; hạnh nhân, bồi mẫu, ma hoàng cùng trần bì mỗi thứ 6g; 4g cam thảo. Tất cả đem sắc với 1 lít nước đến khi cạn còn 100ml thì dừng. Chia thuốc ra để uống mỗi ngày từ 3-4 lần.
- Bài thuốc 3: Chuẩn bị gừng tươi 2 lát; 4g cam thảo; trúc như, tri mẫu cùng cát cánh mỗi thứ 8g; mạch môn, sinh địa, địa cốt bì và tang bạch bì mỗi thứ 12g. Tất cả đem sắc với 1 lít nước đến khi cạn còn 100ml thì dừng. Chia thuốc ra để uống mỗi ngày từ 3-4 lần.
- Bài thuốc 5: Chuẩn bị trắc bá diệp, a giao, bồ hoàn, chi tử cùng cam thảo mỗi dược liệu 4g; đại cốt bì cùng tang bạch bì mỗi thứ 12g. Làm sạch dược liệu rồi đem sắc cùng 300ml nước. Nấu đến đến khi cạn còn 100ml thì dừng. Chia thuốc ra để uống mỗi ngày từ 3-4 lần. Bài thuốc này nên dùng cho những trường hợp ho nặng, ho ra máu để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm khác.
Trong giai đoạn hồi phục: Để đẩy nhanh tiến độ phục hồi bệnh, có thể tham khảo bài thuốc sau đây
- Chuẩn bị mạch môn, ý dĩ, thiên hoa phấn, tang bạch bì cùng sa sâm mỗi thứ 12g; 6g trần bì, 2g bạch biến đậu, 8g liên nhục. Làm sạch các dược liệu rồi đem sắc cùng 300ml nước. Nấu đến đến khi cạn còn 100ml thì dừng. Chia thuốc ra để uống mỗi ngày từ 3-4 lần.
Chú ý không dùng đồng thời các bài thuốc Đông và Tây y do có thể gây tương tác giữa các chất, ví dụ cam thảo có thể tương tác với thuốc Tây làm hạ huyết áp.
Bài thuốc dân gian giúp điều trị triệu chứng
Triệu chứng đặc trưng của bệnh là tình trạng ho, ho nặng khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi. Vì thế bên cạnh việc dùng thuốc người bệnh cũng có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian đơn giản để làm giảm các triệu chứng này.
Một số cách đơn giản người mắc bệnh ho gà có thể tham khảo như sau
- Nước ép tỏi: Chất allicin có trong tỏi băm có tác dụng như một loại kháng sinh tự nhiên có thể giúp ức chế sự hoạt động của các vi khuẩn gây bệnh đồng thời ngăn ngừa viêm nhiễm lây lan. Bạn có thể thêm tỏi vào món ăn, nhai tỏi trực tiếp hoặc giã tỏi rồi hoà cùng một ly nước ấm sẽ thấy các triệu chứng ho giảm đáng kể.
- Dùng gừng: Các hoạt chất trong gừng cũng đem đến tác dụng kháng khuẩn chống viêm mạnh, có thể giúp giảm các triệu chứng sưng viêm niêm mạc họng để bạn thấy dễ chịu hơn. Ngậm một lát gừng khi ho hay uống trà gừng mật ong đều có thể ức chế giảm các cơn ho đáng kể.
- Rau diếp cá: Với tác dụng trị ho hiệu quả, sử dụng rau diếp cá trong việc giảm các triệu chứng bệnh ho gà cũng là phương pháp không thể bỏ qua. Các hoạt chất trong diếp cá cũng mang đến tác dụng như một loại kháng sinh tự nhiên nên việc uống nước ép từ diếp cá cũng mang đến tác dụng cải thiện bệnh hiệu quả không kém.
Chú ý các cách này chỉ mang tính chất cải thiện triệu chứng, không giúp loại bỏ bệnh hoàn toàn.
Hướng chăm sóc và điều trị tại nhà
Trong quá trình điều trị, quá trình chăm sóc và dinh dưỡng tại nhà cũng đóng vai trò rất quan trọng. Chăm sóc đúng cách sẽ giúp sức khoẻ người bệnh nhanh chóng được cải thiện, giảm nhẹ các triệu chứng bệnh đồng thời đẩy nhanh tốc độ phục hồi nhất.
Cụ thể người bệnh cần chú ý những vấn đề sau
- Hạn chế ra ngoài đường, tốt nhất nên thực hiện đúng chỉ định cách ly tại nhà cho tới khi điều trị bệnh dứt điểm hoàn toàn để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm cộng đồng
- Súc miệng với nước muối sinh lý cũng là biện pháp giảm ho và các triệu chứng ngứa rát cổ hiệu quả. Đồng thời cũng vệ sinh mũi họng để làm thông thoáng đường thở
- Uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm và các loại nước ép rau củ để bổ sung vitamin giúp tăng cường đề kháng, giảm sốt
- Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh làm việc quá sức
- Ưu tiên bổ sung các món ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hoá
- Bổ sung các thực phẩm có tính chống viêm viêm gừng, bạc hà, tỏi, nghệ.. để giảm sưng viêm cổ họng
- Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để dễ ăn hơn và tránh nôn khan
- Với trẻ sơ sinh nên chia thành nhiều cữ bú cho bé, chú ý cố gắng cho con bú nhiều hơn để nhanh chóng phục hồi năng lượng
- Tránh xa những món ăn gây kích ứng, món ăn khô cứng, món ăn cay nóng hay nhiều dầu mỡ
- Dùng tay che miệng khi hắt xì
- Khạc đờm ra nha về sinh và làm sạch ngay sau đó
- Rửa tay với xà phòng hay dùng nước sát khuẩn sau khi hắt xì và đi vệ sinh'
- Tắm rửa nghỉ ngơi đầy đủ
- Dùng thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ.
Bệnh ho gà có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ nên cần nhanh chóng điều trị và kiểm soát. Khi thấy có dấu hiệu bùng dịch ở gần nơi ở, người bệnh cần nhanh chóng tăng cường các biện pháp phòng dịch để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!