Mất ngủ kéo dài là một vấn đề sức khỏe ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại, ảnh hưởng đến không chỉ sức khỏe thể chất mà còn cả tinh thần của người bệnh. Tình trạng này không chỉ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng mà còn có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như trầm cảm, lo âu và giảm năng suất làm việc. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp khắc phục tình trạng mất ngủ kéo dài. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để cải thiện giấc ngủ và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Mất ngủ kéo dài là gì?

Mất ngủ mãn tính hay mất ngủ kéo dài là tình trạng khó ngủ, ngủ không ngon giấc hoặc không ngủ đủ giấc kéo dài trong một thời gian dài. Thông thường là ít nhất ba tháng, xảy ra ít nhất ba đêm mỗi tuần. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

Mất ngủ kéo dài có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả yếu tố tâm lý, sinh lý và môi trường. Cụ thể như sau:

  • Áp lực cuộc sống: Các yếu tố như công việc, học hành, mối quan hệ cá nhân, các vấn đề tài chính có thể gây ra căng thẳng, lo âu, dẫn đến khó khăn trong việc thư giãn và ngủ.
  • Rối loạn lo âu: Những người mắc rối loạn lo âu có thể trải qua cảm giác lo lắng mãn tính, làm gián đoạn giấc ngủ.
  • Đau mãn tính: Các bệnh lý như viêm khớp, đau lưng hoặc các tình trạng đau mãn tính khác có thể khiến bệnh nhân khó ngủ.
Đau mãn tính có thể gây mất ngủ kéo dài
Đau mãn tính có thể gây mất ngủ kéo dài
  • Bệnh lý nội tiết: Các rối loạn như tiểu đường, suy giáp hoặc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Rối loạn thần kinh: Một số bệnh thần kinh như Parkinson hoặc Alzheimer có thể làm gián đoạn giấc ngủ.
  • Chứng mất ngủ nguyên phát: Đây là tình trạng mất ngủ không liên quan đến một nguyên nhân nào khác, mà tự nó gây ra khó khăn trong việc ngủ.
  • Ngưng thở khi ngủ: Tình trạng này xảy ra khi đường hô hấp bị tắc nghẽn trong khi ngủ, dẫn đến việc bệnh nhân thức dậy nhiều lần và khó khăn trong việc duy trì giấc ngủ.
  • Hội chứng chân không yên: Cảm giác không thoải mái ở chân và sự thôi thúc phải cử động chân có thể làm gián đoạn giấc ngủ.
  • Ánh sáng và tiếng ồn: Môi trường ngủ không yên tĩnh hoặc ánh sáng mạnh có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ, khiến bệnh nhân khó ngủ hoặc dễ thức dậy giữa đêm.
  • Nhiệt độ không thoải mái: Phòng quá nóng hoặc quá lạnh cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng ngủ.
  • Sử dụng caffeine và nicotine: Tiêu thụ quá nhiều caffeine từ cà phê, trà hoặc nước ngọt có thể làm tăng sự tỉnh táo, trong khi nicotine trong thuốc lá cũng có tác dụng kích thích tương tự.
  • Thời gian sử dụng thiết bị điện tử: Sử dụng điện thoại, máy tính hoặc xem tivi trước khi ngủ có thể làm giảm sản xuất melatonin, hormone giúp ngủ.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Ăn uống không đúng giờ hoặc ăn thực phẩm khó tiêu trước khi ngủ có thể gây khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Thay đổi lịch trình làm việc: Làm việc ca đêm hoặc thường xuyên thay đổi lịch trình làm việc có thể làm rối loạn nhịp sinh học của cơ thể.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc điều trị bệnh như thuốc cao huyết áp, thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc giảm đau có thể có tác dụng phụ làm gián đoạn giấc ngủ.

Triệu chứng mất ngủ kéo dài

  • Khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ: Người bệnh có thể mất nhiều thời gian để chìm vào giấc ngủ hoặc cảm thấy khó khăn trong việc bắt đầu giấc ngủ mỗi đêm.
  • Thức dậy giữa đêm: Mất ngủ kéo dài thường khiến người bệnh thức dậy nhiều lần trong đêm và gặp khó khăn trong việc trở lại giấc ngủ.
  • Ngủ không sâu: Giấc ngủ không được thoải mái hoặc không đủ sâu, dẫn đến việc cảm thấy mệt mỏi và không phục hồi năng lượng.
  • Cảm giác mệt mỏi và uể oải ban ngày: Thiếu ngủ kéo dài gây ra cảm giác mệt mỏi, uể oải, giảm năng lượng trong suốt cả ngày, ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và sinh hoạt.
Mất ngủ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải
Mất ngủ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải
  • Khó tập trung: Người bệnh thường cảm thấy khó khăn trong việc tập trung vào công việc hoặc các hoạt động hàng ngày, điều này có thể làm giảm năng suất.
  • Thay đổi tâm trạng: Mất ngủ kéo dài có thể dẫn đến cảm giác cáu kỉnh, lo âu hoặc trầm cảm nhẹ. Sự căng thẳng và khó chịu trong cuộc sống hàng ngày cũng gia tăng.
  • Giảm khả năng ghi nhớ: Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ và xử lý thông tin, làm cho người bệnh cảm thấy đãng trí hoặc khó nhớ những việc cần làm.
  • Tăng cảm giác thèm ăn hoặc thay đổi khẩu vị: Một số người có thể cảm thấy thèm ăn hoặc có sự thay đổi trong khẩu vị do mất cân bằng hormone gây ra bởi thiếu ngủ.
  • Đau đầu: Mất ngủ kéo dài có thể gây ra các cơn đau đầu hoặc đau nửa đầu do căng thẳng và mệt mỏi.
  • Dễ bị cảm lạnh hoặc bệnh: Thiếu ngủ có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị cảm lạnh, nhiễm trùng hoặc các bệnh lý khác.

Mất ngủ kéo dài có nguy hiểm không?

Mất ngủ kéo dài không chỉ là một sự phiền toái đơn thuần, nó thực sự tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Nếu không được điều trị kịp thời, mất ngủ mãn tính có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

  • Tăng nguy cơ trầm cảm và lo âu: Mất ngủ kéo dài làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tâm thần như trầm cảm, lo âu, rối loạn lo âu tổng quát.
  • Rối loạn tâm lý: Trong một số trường hợp, mất ngủ kéo dài có thể dẫn đến các rối loạn tâm lý nghiêm trọng hơn như rối loạn hoang tưởng, ảo giác.
  • Suy giảm nhận thức: Mất ngủ ảnh hưởng đến khả năng tập trung, trí nhớ, tư duy và ra quyết định.
  • Bệnh tim mạch: Mất ngủ kéo dài làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như cao huyết áp, bệnh mạch vành, đột quỵ.
  • Tiểu đường: Thiếu ngủ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa glucose, làm tăng nguy cơ kháng insulin và tiểu đường type 2.
  • Béo phì: Mất ngủ làm rối loạn hormone điều hòa cảm giác đói và no, khiến bạn dễ tăng cân và béo phì.
Mất ngủ mãn tính có thể dẫn đến béo phì
Mất ngủ mãn tính có thể dẫn đến béo phì
  • Suy giảm hệ miễn dịch: Thiếu ngủ khiến hệ miễn dịch suy yếu nên dễ gây nhiễm trùng và mắc các bệnh lý khác.
  • Các vấn đề về tiêu hóa: Mất ngủ có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích.
  • Đau mãn tính: Mất ngủ có thể làm tăng cảm giác đau và khó chịu, góp phần gây ra đau mãn tính.
  • Giảm tuổi thọ: Một số nghiên cứu cho thấy mất ngủ kéo dài có thể làm giảm tuổi thọ.
  • Giảm năng suất làm việc: Mệt mỏi, uể oải, khó tập trung do mất ngủ làm giảm hiệu quả công việc và học tập.
  • Ảnh hưởng đến các mối quan hệ: Mất ngủ có thể khiến bạn dễ cáu gắt, khó chịu nên dễ làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp.
  • Giảm chất lượng cuộc sống: Mất ngủ kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm trạng và khả năng tận hưởng cuộc sống.
  • Tăng nguy cơ tai nạn: Thiếu ngủ làm giảm sự tập trung, phản xạ chậm, tăng nguy cơ bị tai nạn giao thông, tai nạn lao động và các tai nạn khác.

Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

  • Gặp khó khăn trong việc ngủ hoặc duy trì giấc ngủ ít nhất ba lần một tuần trong một tháng hoặc lâu hơn.
  • Giấc ngủ không phục hồi dù có ngủ đủ giờ nhưng bạn vẫn cảm thấy mệt mỏi, uể oải và không được phục hồi năng lượng.
  • Nếu mất ngủ làm giảm năng suất làm việc, ảnh hưởng đến khả năng tập trung hoặc làm khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày.
  • Cảm giác lo âu hoặc trầm cảm liên quan đến tình trạng mất ngủ, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý.
  • Thay đổi hành vi hoặc tâm trạng như dễ cáu gắt, buồn bã hoặc khó kiểm soát cảm xúc.
  • Triệu chứng đau hoặc khó chịu như khó thở, đau ngực hoặc các triệu chứng lạ.
  • Buồn ngủ quá mức vào ban ngày, thường xuyên gục ngã trong khi lái xe hoặc làm việc.
  • Có dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên hoặc các rối loạn giấc ngủ khác.
Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ gây ngưng thở hoặc ngủ ngáy
Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ gây ngưng thở hoặc ngủ ngáy

Cách điều trị mất ngủ kéo dài hiệu quả

Điều trị mất ngủ kéo dài cần sự kiên trì và kết hợp nhiều phương pháp. Cụ thể như sau:

Liệu pháp tâm lý

Liệu pháp hành vi nhận thức cho chứng mất ngủ (CBT-I) được xem là phương pháp điều trị mất ngủ hiệu quả, giúp thay đổi suy nghĩ và hành vi liên quan đến giấc ngủ. CBT-I bao gồm các kỹ thuật như:

  • Kiểm soát kích thích: Tạo sự liên kết giữa giường ngủ và giấc ngủ, tránh sử dụng giường cho các hoạt động khác như làm việc, xem tivi…
  • Hạn chế giấc ngủ: Giảm thời gian nằm trên giường để tăng cường cảm giác buồn ngủ.
  • Liệu pháp thư giãn: Học các kỹ thuật thư giãn để giảm căng thẳng và lo âu.
  • Giáo dục về giấc ngủ: Tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ và cách cải thiện giấc ngủ.

Các liệu pháp khác như liệu pháp thư giãn, thiền định, yoga cũng có thể giúp cải thiện giấc ngủ.

Sử dụng thuốc

  • Thuốc ngủ: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc ngủ trong một số trường hợp, nhưng chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn và theo chỉ định.
  • Thuốc điều trị bệnh lý nền: Nếu mất ngủ do bệnh lý nền, điều trị bệnh lý đó có thể giúp cải thiện giấc ngủ.

Liệu pháp bổ sung và thay thế

  • Thảo dược: Một số loại thảo dược như valerian, hoa cúc, tâm sen… có thể giúp an thần và dễ ngủ nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Châm cứu: Châm cứu có thể giúp điều hòa kinh mạch, giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ.
  • Yoga, thiền định: Các bài tập yoga, thiền định giúp thư giãn cơ thể và tâm trí, cải thiện giấc ngủ.
  • Aromatherapy: Sử dụng tinh dầu oải hương, hoa cúc để thư giãn và cải thiện giấc ngủ.
Mọi người có thể thử các bài tập yoga, thiền định để cải thiện chất lượng giấc ngủ
Mọi người có thể thử các bài tập yoga, thiền định để cải thiện chất lượng giấc ngủ

Biện pháp phòng ngừa mất ngủ kéo dài

  • Thiết lập thói quen ngủ đều đặn: Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, kể cả cuối tuần, để điều hòa nhịp sinh học.
  • Tạo không gian ngủ lý tưởng: Phòng ngủ cần sự yên tĩnh, đủ tối, mát mẻ và thoải mái. Sử dụng rèm cửa chắn sáng, máy tạo tiếng ồn trắng hoặc nút bịt tai nếu cần thiết.
  • Thư giãn trước khi ngủ: Tắm nước ấm, đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng, tập yoga hoặc thiền định trước khi ngủ để thư giãn cơ thể và tâm trí.
  • Hạn chế ngủ ngày: Ngủ ngày quá nhiều có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm.
  • Tập thể dục đều đặn: Vận động thường xuyên giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ nhưng cần tránh tập thể dục quá sức gần giờ đi ngủ.
  • Hạn chế chất kích thích: Hạn chế cà phê, trà, nước tăng lực vào buổi chiều và tối.
  • Không sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ: Ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại, máy tính bảng vì chúng có thể ức chế sản xuất melatonin.
  • Ăn uống lành mạnh: Ăn tối ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ và tránh ăn quá no hoặc quá đói trước khi ngủ.
  • Kiểm tra sức khỏe: Đến bác sĩ để kiểm tra sức khỏe định kỳ và theo dõi các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Mất ngủ kéo dài là một tình trạng nghiêm trọng cần được chú ý và điều trị kịp thời. Bằng cách nhận diện nguyên nhân gây ra tình trạng này và áp dụng các biện pháp phòng ngừa, bạn có thể cải thiện giấc ngủ của mình. Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài không được cải thiện hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày, việc tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ hoặc chuyên gia là điều cần thiết. Hãy ưu tiên giấc ngủ để bảo vệ sức khỏe tổng thể và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Định tâm An thần thang - Bí quyết ngủ ngon 1 mạch tới sáng từ Y học cổ truyền [Chuyên gia khuyên dùng]

Bài thuốc Định tâm An thần thang của Trung tâm Thuốc dân tộc được biết đến là giải pháp điều trị mất ngủ hàng đầu. Bài thuốc kết hợp tinh hoa từ Y học cổ truyền, có nguồn gốc từ bài Quy tỳ thang nổi tiếng của đại danh y Hải Thượng Lãn Ông cùng hàng chục phương thuốc cổ phương khác.

Đánh giá về bài thuốc này, Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Nguyễn Thị Nhuần - Nguyên Phó Giám đốc Chuyên môn tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương cho biết:
“Định tâm An thần thang là một trong những bài thuốc hoàn chỉnh và hiệu quả nhất trong điều trị mất ngủ bằng Đông y. Với công thức 3 nhóm thuốc độc đáo và thành phần thảo dược hoàn toàn tự nhiên, bài thuốc không chỉ an toàn mà còn giúp điều trị mất ngủ tận gốc, ngăn tái phát.”

CÔNG THỨC “3 TRONG 1” ĐỘC QUYỀN, GỒM:

Nhóm Trừ tà:

  • Thành phần: Viễn chí, Dạ giao đằng, Củ bình vôi, Liên nhục, Lạc tiên, Long nhãn,…
  • Công dụng: Loại bỏ tà khí và các yếu tố gây nhiễu loạn thần trí, hỗ trợ kinh tâm, ổn định tim mạch, làm dịu tâm trí, giảm căng thẳng và lo âu.

Nhóm Phục chính:

  • Thành phần: Toan táo nhân, Đại táo, Bạch truật, Phục thần, Hoàng kỳ,…
  • Công dụng: Bồi bổ tạng phủ, tăng cường chính khí, điều hòa khí huyết, dưỡng thần kinh, nâng cao sức khỏe toàn diện và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Nhóm đặc trị rối loạn giấc ngủ:

  • Thành phần: Cây xuyên tim, Hoàng kỳ, Dây na rừng, Củ bình vôi đỏ, Thuỷ xương bồ, Kê huyết đằng,…
  • Công dụng: Tác động trực tiếp vào căn nguyên gây mất ngủ, làm lành tổn thương hệ thần kinh, điều hòa giấc ngủ sinh lý, giúp người bệnh dễ ngủ và ngủ sâu.

VÌ SAO NÊN LỰA CHỌN ĐỊNH TÂM AN THẦN THANG?

  • Được hàng nghìn bệnh nhân mất ngủ lựa chọn và đạt kết quả tích cực.
  • Cam kết không gây tác dụng phụ, không phụ thuộc thuốc, không nhờn thuốc.
  • Thành phần 100% thảo dược tự nhiên đạt chuẩn GACP-WHO, an toàn tuyệt đối.
  • Thuốc được bác sĩ trực tiếp kê đơn và gia giảm theo thể trạng, đảm bảo hiệu quả tối ưu.
  • Sắc sẵn dưới dạng cao hoặc viên hoàn, tiện lợi và dễ bảo quản.

PHẢN HỒI TỪ NGƯỜI BỆNH:

Rất nhiều bệnh nhân đã tìm lại giấc ngủ ngon nhờ bài thuốc Định tâm An thần thang. Các phản hồi tích cực khẳng định hiệu quả và độ an toàn của bài thuốc này.

Video VTV2 giới thiệu bài thuốc Định tâm An thần thang:

Định tâm An thần thang là bài thuốc độc quyền, được kê đơn và tư vấn bởi đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao tại Trung tâm Thuốc dân tộc. Đây là địa chỉ Y học cổ truyền uy tín với hơn một thập kỷ phục vụ người bệnh.

Để được tư vấn điều trị mất ngủ hiệu quả bằng Y học cổ truyền, bạn đọc vui lòng liên hệ:

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC

TÌM HIỂU THÊM:

Đẩy lùi tình trạng mất ngủ hiệu quả, an toàn với liệu trình thảo dược Nhất Nam Định Tâm Khang

Mất ngủ là tình trạng phổ biến trong cuộc sống hiện đại, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Để giải quyết vấn đề này, Nhất Nam Định Tâm Khang đã trở thành lựa chọn ưu tiên của nhiều người nhờ hiệu quả vượt trội và tính an toàn cao.

Nhất Nam Định Tâm Khang là bài thuốc được phát triển từ các bài thuốc cổ phương triều Nguyễn, đặc biệt là phương thuốc dưỡng tâm, an thần của vua Gia Long. Bài thuốc là sự kết hợp hoàn hảo giữa các thảo dược quý trong tự nhiên, mang lại hiệu quả toàn diện trong việc cải thiện giấc ngủ.

Bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang được bào chế đi vào điều trị từng thể bệnh để có được hiệu quả tích cực

Bài thuốc thảo dược này tuân thủ đúng nguyên tắc điều trị mất ngủ của Đông y “Quân – Thần – Tá – Sứ” tập trung tác động vào căn nguyên dẫn đến tình trạng mất ngủ đồng thời đi vào bồi bổ cơ thể, an thần, dưỡng tâm, điều hòa khí huyết giúp đẩy lùi bệnh lý khó chịu này.

Liệu trình bao gồm 4 bài thuốc nhỏ có tác dụng bổ trợ lẫn nhau như: Nhất Nam Định Tâm Hoàn, Nhất Nam Dưỡng Tâm Huyết, Nhất Nam Dưỡng Tâm Thận, Nhất Nam Dưỡng Tâm Can. Những bài thuốc này khi kết hợp cùng với nhau sẽ mang đến cơ chế tác động toàn diện giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng mất ngủ và duy trì hiệu quả bền vững.

Nhất Nam Định Tâm Khang được bào chế từ các thảo dược sạch, đạt chuẩn thu hái từ các vườn dược liệu sạch đạt chuẩn GACP-WHO. Những thảo dược này đều được kiểm định có hiệu quả đặc biệt tốt trong điều trị mất ngủ.

Những thành phần thảo dược có hiệu quả đặc biệt tốt trong điều trị mất ngủ có trong bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang

Những thảo dược này đều được Bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang tập trung vào cân bằng âm dương, dưỡng tâm, an thần và cải thiện khí huyết. Không chỉ giúp người dùng dễ dàng đi vào giấc ngủ, thuốc còn cải thiện sức khỏe tổng thể, nâng cao thể trạng để giấc ngủ tự nhiên hơn.

Bệnh nhân U50 thoát khỏi mộng mị, ngủ ngon sâu giấc với bài thuốc thảo dược Nhất Nam Định Tâm Khang:

Để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn kỹ hơn về tình trạng mất ngủ hoặc về bài thuốc thảo dược Nhất Nam Định Tâm Khang, người bệnh vui lòng liên hệ:

NHẤT NAM Y VIỆN

LIÊN HỆ BÁC SĨ CHUYÊN KHOA ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CỤ THỂ

XEM THÊM: Nhất Nam Định Tâm Khang - Liệu trình điều trị mất ngủ bằng thảo dược được CHUYÊN GIA KHUYÊN DÙNG


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Điều trị phòng ngừa

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả

Bài viết liên quan