Trong dân gian hiện đang lưu truyền nhiều cách sử dụng cây lạc tiên chữa mất ngủ hiệu quả. Bạn có thể dùng lá và ngọn chế biến thành món ăn bài thuốc trị bệnh. Ngoài ra, các bộ phận khác của cây cũng được sử dụng theo hình thức sắc uống hoặc làm trà, giúp an thần, cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Lý giải vì sao cây lạc tiên chữa mất ngủ hiệu quả

Cây lạc tiên còn được gọi là lồng đèn, long châu quả hay mắc mác, là một loại cây dây leo có lá hình tim và quả mọng. Theo Đông y, lạc tiên có vị ngọt, hơi đắng, có tác dụng an thần, chữa mất ngủ.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các hoạt chất trong lạc tiên có chứa các chất được cho là mang đến công dụng giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ. Cụ thể:

Tác động lên hệ thần kinh trung ương:

  • Tăng cường hoạt động GABA: Các hoạt chất trong lạc tiên tương tác với thụ thể GABA, làm tăng hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh này, giúp giảm căng thẳng, lo âu, và tạo cảm giác thư giãn, từ đó dễ đi vào giấc ngủ.
  • Ảnh hưởng đến hệ thống serotonergic: Lạc tiên có thể tác động lên hệ thống serotonergic, giúp điều chỉnh tâm trạng, giảm lo âu và trầm cảm, các yếu tố thường gây mất ngủ.

Điều hòa nhịp sinh học:

  • Kích thích sản xuất melatonin: Một số nghiên cứu cho thấy lạc tiên có thể gián tiếp kích thích sản xuất melatonin, hormone điều hòa giấc ngủ, giúp cơ thể đi vào giấc ngủ tự nhiên hơn.

Tác dụng khác:

  • Chống oxy hóa: Các flavonoid và hợp chất phenolic trong lạc tiên có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, bảo vệ tế bào thần kinh khỏi tổn thương do stress oxy hóa, một yếu tố liên quan đến rối loạn giấc ngủ.
  • Kháng viêm: Lạc tiên có chứa các hoạt chất có khả năng kháng viêm, giúp giảm các triệu chứng đau nhức, khó chịu có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
cây lạc tiên chữa mất ngủ
Bài thuốc chữa mất ngủ từ cây lạc tiên đang được áp dụng rộng rãi

Ưu điểm:

  • Lạc tiên là một thảo dược tự nhiên, ít gây tác dụng phụ so với thuốc ngủ tổng hợp.
  • Sử dụng lạc tiên lâu dài không gây ra tình trạng lệ thuộc thuốc.

8 cách sử dụng cây lạc tiên chữa mất ngủ

Ăn rau lạc tiên luộc chữa mất ngủ

Ngọn và lá non của cây lạc tiên có thể ăn được. Đây là một trong những loại rau trị mất ngủ đang được dân gian sử dụng trong bữa ăn thay thế cho các loại rau thông thường khác. Bạn có thể thu hái cây về chế biến theo hướng dẫn dưới đây.

Chuẩn bị:

  • 1 nắm cây lạc tiên

Cách chế biến:

  • Trước tiên, bạn hãy ngồi nhặt lấy phần ngọn và lá non của cây lạc tiên để riêng. Các bộ phận còn lại không bỏ đi mà bạn có thể tận dụng để phơi khô làm trà uống.
  • Đem rau rửa với nhiều lần nước cho sạch hết đất cát và bụi bẩn. Ngâm 15 – 20 phút trong nước muối loãng để tiệt trùng. Sau đó vớt ra rổ để ráo nước.
  • Tiếp theo, hãy bắc nồi lên bếp và đổ lượng nước vừa đủ vào nấu sôi
  • Thêm vào vài hạt muối ăn rồi thả rau vào để khi luộc chín rau có màu xanh mướt và đậm đà hơn.
  • Trong quá trình luộc rau, bạn nên mở vung để bay bớt mùi nồng.
  • Sau khi đun sôi trở lại vài phút, rau chín là có thể vớt ra.
  • Chấm kèm với nước mắm hay nước tương trong bữa ăn.

Uống trà cây lạc tiên chữa mất ngủ

Để tiện sử dụng, bạn có thể mua cây lạc tiên khô ở tiệm thuốc Nam hoặc tự phơi khô lá và thân cây tươi để dùng dần. Cách pha trà lạc tiên đơn giản, mang lại vị ngọt nhẹ, hơi đắng dễ uống.

Chuẩn bị:

  • 50g lạc tiên khô (hoặc 100g cây tươi)

Cách sử dụng:

  • Rửa sạch nguyên liệu đã chuẩn bị
  • Đun sôi khoảng 500ml nước rồi cho cây lạc tiên vào
  • Nấu trên lửa nhỏ thêm khoảng 10 phút nữa để các hoạt chất trong cây lạc tiên giải phóng hết vào trong nước.
  • Lọc bỏ bã, rót trà uống nhiều lần trong ngày thay thế cho một phần nước lọc.

Giảm căng thẳng, chữa mất ngủ bằng cây lạc tiên và các thảo dược khác 

Nhiều bệnh nhân bị mất ngủ do căng thẳng, lo âu quá mức. Nếu rơi vài trường hợp này, bạn có thể sử dụng bài thuốc chữa mất ngủ từ cây lạc tiên kết hợp với các thảo dược khác có tác dụng an thần, làm dịu kích thích ở thần kinh.

Chuẩn bị:

  • 20 gram cây lạc tiên
  • 12 gram hạt sen
  • 6 gram quốc lão (cam thảo)
  • 2 gram lá vông nem
  • 6 gram cửu tiết xương bồ
  • 10 gram táo nhân (sao vàng)
  • 10 gram lá tre
  • 10 gram lá dâu
bài thuốc chữa mất ngủ từ cây lạc tiên
Cây lạc tiên được phối hợp với một số dược liệu làm thuốc sắc an thần, chữa mất ngủ

Cách sử dụng:

  • Lần lượt đem các dược liệu rửa sạch, trộn lẫn với nhau
  • Bỏ tất cả vào trong ấm và đổ thêm 600ml nước
  • Đun sôi và tiến hành sắc thuốc trên lửa nhỏ liu riu đến khi lượng nước trong ấm cô đặc chỉ còn khoảng 200ml là được.
  • Gạn uống 2 – 3 lần cho hết. Mỗi ngày dùng 1 thang liên tục trong 7 – 10 ngày tùy theo tình trạng mất ngủ.

Cây lạc tiên chữa mất ngủ, khó ngủ cho người cao tuổi, giảm đau mỏi người

Bệnh mất ngủ ở người già, người cao tuổi chiếm tỷ lệ khá cao. Nguyên nhân là do tình trạng lão hóa chung của cơ thể khiến cho các tạng phủ suy yếu và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ.

Người bệnh có thể sử dụng hoa thiên lý, lá mướp đắng non, đậu xanh kết hợp với cây lạc tiên chữa mất ngủ trong trường hợp này. Bài thuốc cũng đáp ứng tốt với các đối tượng bị mất ngủ do đau mỏi người.

Chuẩn bị:

  • 500 gram cây lạc tiên: Dùng cả rễ, quả non, thân và lá.
  • 300 gram hoa thiên lý
  • 100 gram lá mướp đắng non.

Cách sử dụng:

  • Tất cả các vị thuốc đã chuẩn bị (trừ đậu xanh )đem sao vàng, hạ thổ (rải xuống nền đất sạch cho nguội).
  • Đậu xanh bạn để cả vỏ đem rang chín.
  • Tán nhuyễn các dược liệu rồi trộn chung với nhau cho đều. Bỏ bột thuốc vào trong hũ, đậy kín nắp lại để tránh bị ẩm mốc.
  • Để chữa mất ngủ, mỗi ngày bạn lấy 3 thìa cà phê bột thuốc đem pha chung với 100ml nước sôi. Chờ từ 5 – 10 phút cho thuốc nguội bớt hãy uống.

Món canh rau lạc tiên chữa mất ngủ

Ngoài món luộc, bạn có thể dùng rau lạc tiên chế biến dưới hình thức nấu canh ăn để ngủ ngon giấc hơn. Đây là món ăn không thể thiếu trong thực đơn cho người mất ngủ.

Dân gian thường sử dụng lá và ngọn cây lạc tiên nấu canh chung với thịt và tôm. Món canh này có vị hơi nhặng đắng nhưng không quá khó ăn và đặc biệt tốt cho người mất ngủ.

Chuẩn bị:

  • 200 gram rau lạc tiên
  • 100 gram thịt nạc lợn hoặc thịt tôm băm nhuyễn

Cách chế biến:

  • Rửa rau với vài lần nước cho sạch, thái nhỏ
  • Thịt băm hoặc tôm bạn ướp với một ít hành tím và hạt nêm cho thấm.
  • Cách nấu canh rất đơn giản. Bạn chỉ cần phi thơm hành, bỏ thịt vào xào cho săn lại rồi đổ nước vào. Đun sôi, tiếp tục bỏ rau vào và nêm nếm gia vị. Nấu thêm vài phút cho nồi canh sôi trở lại và rau chín là hoàn thành.
  • Múc canh ra tô, rắc thêm chút tiêu và ăn cùng với cơm.

Chữa mất ngủ, tim đập nhanh, hồi hộp bằng cây lạc tiên

Các vấn đề về tim mạch, nhất là tình trạng tim đập nhanh, hồi hộp có thể ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu và gây mất ngủ. Trường hợp này, Y học cổ truyền có bài thuốc chữa mất ngủ từ cây lạc tiên như sau:

Chuẩn bị:

  • 50 gram cây lạc tiên
  • 20 gram lá vông
  • 10 gram lá dâu tằm
  • 2 gram tim sen
  • 90 gram đường phèn

Cách sử dụng:

  • Rửa sạch cây lạc tiên cùng các vị thuốc phối hợp
  • Bỏ tất cả vào ấm, đổ ngập nước, đun sôi và tiếp tục sắc thuốc thêm 10 phút trên lửa nhỏ.
  • Cuối cùng, vớt bỏ bã, bỏ đường vào nấu tan là được.
  • Một liệu trình điều trị mất ngủ, tim hồi hộp với bài thuốc này kéo dài từ 7 – 10 ngày. Bạn nên chăm chỉ sắc uống mỗi ngày 1 thang để dễ ngủ và ngủ ngon giấc hơn.

Cao lỏng cây lạc tiên trị mất ngủ, suy nhược thần kinh

Thêm một cách sử dụng cây lạc tiên chữa mất ngủ để bạn tham khảo đó là bào chế cây thành dạng cao lỏng. Cây được kết hợp với các thảo dược khác như liên tâm, lá dâu tằmlá vông để nâng cao hiệu quả điều trị. Bài thuốc này còn có tác dụng tốt với các trường hợp bị suy nhược thần kinh gây mất ngủ.

Bạn có thể điều chế cây lạc tiên kết hợp với thảo dược khác thành cao lỏng dùng trị mất ngủ
Bạn có thể điều chế cây lạc tiên kết hợp với thảo dược khác thành cao lỏng dùng trị mất ngủ

Chuẩn bị:

  • 50 gram cây lạc tiên
  • 30 gram lá vông
  • 2.3 gram liên tâm
  • 10 gram lá dâu tằm
  • 90 gram đường
  • 100ml nước
  • Một ít axít benzoic và cồn

Cách thực hiện:

  • Đem các vị thuốc rửa sạch, bỏ vào ấm sắc cùng 2 lít nước
  • Đun trên bếp đến khi cạn còn 300ml thì vớt bã ra
  • Thêm đường và các nguyên liệu còn lại vào, tiếp tục nấu trên lửa nhỏ cho đến khi thuốc sắc cô đặc thành một dạng cao lỏng. Axít benzonic được sử dụng giúp kéo dài thời gian bảo quản, còn cồn thì có tác dụng hòa tan axit benzonic.
  • Chờ cho cao thuốc nguội, bạn bỏ vào hũ kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
  • Mỗi ngày uống 2 – 4 thìa cà phê trước khi đi ngủ để dễ ngủ hơn.

Ngọn cây lạc tiên xào tỏi – món ăn bài thuốc chữa mất ngủ dễ chế biến

Trong số các món ăn trị mất ngủ, món ngọn rau lạc tiên xào tỏi cũng được nhiều người ưa thích. Món ăn này có hình thức chế biến đơn giản, nhanh chóng nhưng lại mang hương vị thơm ngon, hấp dẫn và rất đưa cơm.

Chuẩn bị:

  • 1 nắm ngọn rau lạc tiên
  • Tỏi

Cách chế biến:

  • Đem rau lạc tiên rửa sạch, để ráo nước
  • Tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn rồi phi với dầu ăn cho thơm
  • Sau đó, bạn bỏ rau vào chảo, đảo nhanh tay và nêm nếm gia vị
  • Chỉ sau vài phút, bạn đã có ngay một món ăn bổ dưỡng và có lợi cho giấc ngủ.

Kiêng kỵ khi dùng các bài thuốc chữa mất ngủ từ cây lạc tiên

  • Không tự ý sử dụng cây lạc tiên chữa mất ngủ tại nhà khi chưa qua thăm khám và được sự đồng ý của bác sĩ.
  • Tránh áp dụng phương pháp dân gian này đối với các trường hợp bị dị ứng với thành phần của cây lạc tiên, bà bầu, phụ nữ đang cho con bú, người mắc bệnh suy thận, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Không dùng cây lạc tiên chữa mất ngủ khi đang dùng bất kì loại thuốc an thần nào để tránh hiện tượng tương tác có hại hoặc làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị bệnh.

Nếu chỉ áp dụng các bài thuốc chữa mất ngủ từ cây lạc tiên thì rất lâu khỏi. Thảo dược này không thể giúp kiểm soát tốt bệnh mất ngủ ở mức độ nặng cùng các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Do vậy, khi có dấu hiệu mất ngủ làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt, bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn một phương pháp điều trị phù hợp.


Câu hỏi thường gặp

Mất ngủ kinh niên không chỉ gây mệt mỏi mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Thiếu hụt một số vitamin có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tình trạng này. Hãy cùng tìm hiểu:

  • Vitamin D: "Vitamin ánh nắng" này không chỉ tốt cho xương mà còn giúp điều hòa giấc ngủ.
  • Vitamin B Complex: Đặc biệt là B6 và B12, chúng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất melatonin - hormone điều hòa giấc ngủ.
  • Magie: Khoáng chất này giúp thư giãn cơ bắp và thần kinh, tạo điều kiện cho giấc ngủ sâu hơn.

Bổ sung đầy đủ các vitamin này qua chế độ ăn uống hoặc viên uống bổ sung có thể là chìa khóa giúp bạn tìm lại giấc ngủ ngon và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Mất ngủ có thể là một trong những dấu hiệu sớm của thai kỳ, thường đi kèm với các triệu chứng khác như buồn nôn, đau ngực, và đi tiểu thường xuyên. Tuy nhiên, mất ngủ cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác gây ra.

  • Hormone thay đổi: Sự gia tăng progesterone trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Thay đổi thể chất: Đau lưng, chuột rút, và khó tìm tư thế ngủ thoải mái cũng góp phần gây mất ngủ.
  • Lo lắng và căng thẳng: Tâm trạng thay đổi khi mang thai cũng có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.

Nếu bạn nghi ngờ mình có thai và đang gặp phải tình trạng mất ngủ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ. Đừng quên tìm hiểu thêm về các dấu hiệu mang thai khác và cách cải thiện giấc ngủ trong thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Ngủ trưa không chỉ là một thói quen thư giãn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể:

  • Tăng cường năng suất làm việc: Giấc ngủ ngắn giúp phục hồi năng lượng, cải thiện sự tập trung và hiệu suất làm việc buổi chiều.
  • Cải thiện tâm trạng: Giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp bạn cảm thấy tỉnh táo và vui vẻ hơn.
  • Tốt cho tim mạch: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng ngủ trưa điều độ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Hỗ trợ trí nhớ & học tập: Ngủ trưa giúp củng cố trí nhớ, tăng khả năng tiếp thu kiến thức mới.

Tuy nhiên, để tận dụng tối đa lợi ích của giấc ngủ trưa, hãy lưu ý:

  • Thời gian ngủ: Nên ngủ từ 20-30 phút để tránh rơi vào giấc ngủ sâu, gây cảm giác mệt mỏi khi thức dậy.
  • Thời điểm ngủ: Tránh ngủ trưa quá muộn vào buổi chiều, có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm.
Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả

Bài viết liên quan