Dinh dưỡng trị liệu là phương pháp đang được áp dụng phổ biến để khắc phục bệnh mất ngủ, khó ngủ, ngủ không yên giấc. Nắm giữ công thức 15 món ăn trị mất ngủ đơn giản dưới đây, bạn sẽ nhanh chóng tìm lại được giấc ngủ ngon trọn vẹn mà không phải lo ngại gặp tác dụng phụ như khi dùng thuốc.
15 món ăn trị mất ngủ dễ chế biến
Mất ngủ là một bệnh lý phổ biến thường gặp ở những người bị căng thẳng, lo âu quá mức, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, lạm dụng chất kích thích hoặc có vấn đề về sức khỏe. Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, bạn có thể dùng 15 món ăn dưới đây:
1. Canh hoa bách hợp nấu cá diếc
Nguyên liệu:
20 gram hoa bạch hợp tươi, 2 con cá diếc, gừng và các gia vị thông dụng.
Cách chế biến:
- Cá diếc đánh vảy, bỏ nội tạng và rửa sạch, cắt thành khúc ngắn rồi đem chiên xơ qua để khi nấu thịt cá không bị nát.
- Phi thơm hành, đổ nước vào rồi đun sôi.
- Tiếp tục bỏ cá vào nấu thêm 5 phút nữa rồi bỏ hoa bách hợp đã được rửa sạch cùng gừng xắt sợi vào.
- Nêm các loại gia vị cho vừa miệng. Chờ cho nồi canh sôi trở lại là bạn đã hoàn thành xong món ăn.
- Dọn ăn với cơm khi còn nóng mỗi tuần từ 2 – 3 lần để cải thiện tình trạng mất ngủ.
Tác dụng:
Hoa bách hợp cung cấp các hoạt chất có tác dụng an thần nhẹ, giúp giảm căng thẳng, bổ khí, ích trung, kích thích cơn buồn ngủ kéo đến nhanh hơn.
Trong khi đó, cá diếc lại cung cấp nhiều đạm, axit amin cùng nhiều khoáng tố giúp thúc đẩy quá trình tái tạo tổn thương ở não bộ và nâng cao chức năng hoạt động của hệ thần kinh, chống suy nhược cơ thể. Đây là một món ăn ngon có nhiều lợi ích cho sức khỏe, người bị mất ngủ không nên bỏ qua.
2. Món canh gà hầm củ sen trị mất ngủ
Nguyên liệu:
Củ sen 1/2kg, thịt gà 1/2kg, cà rốt 1 củ, nấm hương 10 gram, các loại gia vị.
Cách chế biến:
- Trước tiên đem thịt gà và củ sen rửa sạch sẽ rồi thái miếng vừa ăn. Ướp thịt gà với gia vị 15 phút cho thấm.
- Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch. Tạo hình cánh hoa cho củ rồi thái thành những lát ngang có độ dày vừa phải.
- Nấm hương ngâm nước ấm cho nở mềm. Để nguyên hoặc cắt làm đôi.
- Sau khi tất cả các nguyên liệu đã sơ chế xong, bạn bỏ thịt gà vào nồi xào cho săn.
- Đổ nước ngập mặt thịt gà, tiếp tục cho các nguyên liệu còn lại vào nấu cùng đến khi tất cả chín mềm.
- Nêm nếm gia vị sao cho vừa miệng rồi múc ra tô.
- Rắc thêm ít hành ngò thái nhuyễn và tiêu lên trên để món canh dậy mùi thơm và có hương vị hấp dẫn hơn.
Tác dụng:
Trong món ăn trị mất ngủ này, củ sen đóng vai trò chủ đạo và là vị thuốc an thần tự nhiên cho cơ thể, giúp người bệnh ngủ ngon và sâu giấc hơn. Các nguyên liệu còn lại gồm thịt gà, nấm hương và cà rốt cũng bổ sung đầy đủ chất xơ, protein, vitamin và khoáng tố thiết yếu giúp kích thích sản sinh nhiều hormone có tác dụng cải thiện tâm trạng, điều hòa giấc ngủ và nâng cao sức khỏe tổng thể cho bệnh nhân.
3. Canh rau nhút nấu tôm
Nguyên liệu:
1 lạng tôm tươi, 1 bó rau nhút, me, ngò ôm và các gia vị.
Cách chế biến:
- Tôm lột vỏ, lấy sạch chỉ trên sống lưng rồi băm nhỏ.
- Rau nhút nhặt lấy những đoạn non, rửa nhiều lần nước cho sạch.
- Ngò ôm rửa sạch, thái nhỏ.
- Me bỏ vào chén, thêm chút nước sôi rồi dằm ra.
- Tiếp theo, bạn phi thơm hành tỏi. Đổ lượng nước vừa ăn vào đun sôi cùng với tôm.
- Thêm nước me vào trong nồi và nêm nếm các gia vị để nồi canh có vị chua ngọt vừa phải.
- Cuối cùng, bỏ rau nhút cùng với ngò ôm vào đun sôi, đảo đều và tắt bếp.
- Vị giòn ngọt của rau nhút kết hợp cùng với thịt tôm và nước dùng chua ngọt không chỉ mang đến cho bạn một món ăn rất đưa cơm mà còn giúp hỗ trợ điều trị mất ngủ hiệu quả.
Tác dụng:
- Giúp dễ ngủ
- An thần
- Bổ huyết
- Chống suy nhược cơ thể.
4. Canh lạc tiên nấu thịt băm – món ăn không thể thiếu trong thực đơn cho người mất ngủ
Nguyên liệu:
1 nắm lá và ngọn non của cây lạc tiên, 1 lạng thịt băm, củ hành tím băm và các gia vị thông dụng.
Cách chế biến:
- Rau lạc tiên rửa 3 – 4 lần nước cho sạch đất cát và bụi bẩn. Vớt ra rổ cho ráo nước và thái nhỏ.
- Thịt băm ướp với ít hành và hạt nêm. Để 15 phút cho ngấm.
- Sau đó, tiến hành xào thịt cho săn lại rồi đổ thêm 1 tô nước vào.
- Đun sôi nước, bỏ rau lạc tiên vào
- Nêm gia vị cho vừa ăn, nấu cho nồi canh sôi trở lại khoảng 3 phút là được.
- Bạn nên sử dụng món ăn trị mất ngủ từ rau lạc tiên thường xuyên để nhanh chóng tìm lại được giấc ngủ ngon.
Tác dụng:
Lạc tiên là loại rau trị mất ngủ nổi tiếng trong dân gian. Cây có tính mát, giúp giải nhiệt, an thần, làm giảm các chứng viêm trong cơ thể, giảm căng thẳng, nâng cao chất lượng giấc ngủ cho người bệnh.Dân gian thường sử dụng phần lá cùng với ngọn non của cây lạc tiên để nấu canh hoặc luộc như một loại rau thông thường để khắc phục bệnh mất ngủ tại nhà.
5. Canh hến linh chi giúp ngủ ngon, an giấc
Nguyên liệu:
2 lạng thịt hến, 20 gram nấm linh chi và một ít đường phèn.
Cách chế biến:
- Thịt hến rửa sạch, để ráo nước
- Nấm linh chi cũng đem rửa sạch và thái thành những lát mỏng
- Bỏ nấm vào trong nồi đất, đổ ngập nước và hầm liên tục trong 1 tiếng để lấy nước dùng.
- Bỏ hến vào nồi nấu chung với nước nấm linh chi vừa nấu. Khi nước sôi, thêm đường phèn vào, quậy tan và tắt bếp.
- Dùng khi còn nóng mỗi tuần 2 lần.
Tác dụng:
Nấm linh chi là thảo dược quý có tác dụng an thần, bồi bổ cơ thể, giảm mệt mỏi, chống rối loạn giấc ngủ, giúp dễ ngủ, ngủ ngon và sâu giấc hơn. Thịt hến được sử dụng trong món ăn cũng góp phần tích cực vào việc giải nhiệt, giảm kích thích cho thần kinh, hỗ trợ cải thiện nhanh các triệu chứng của mất ngủ.
6. Cháo trứng gà hạt kê
Nguyên liệu:
100 gram hạt kê, 1 quả trứng gà ta.
Cách chế biến:
- Rửa sạch hạt kê và cho vào nồi nấu chung với 1 lít nước
- Đun sôi, vặn nhỏ lửa và thỉnh thoảng đảo đều để đít nồi không bị khét.
- Khi bạn thấy hạt kê nở bung ra thành cháo thì mới đập trứng gà vào
- Khuấy cho trứng tan ra và nấu sôi trở lại là hoàn thành.
Tác dụng:
Món cháo trứng gà hạt kê được sử dụng trong thực đơn cho người mất ngủ nhờ vào tác dụng an thần tự nhiên của các nguyên liệu được sử dụng. Thường xuyên dùng món này còn giúp bạn giảm căng thẳng, lo âu, tăng lưu lượng máu lên não và nâng cao sức khỏe tim mạch. Các trường hợp bị mất ngủ mãn tính, rối loạn giấc ngủ không thực tổn hay mất ngủ khi mang thai đều có thể sử dụng món cháo trứng gà hạt kê để cải thiện chất lượng giấc ngủ.
7. Canh vịt nấu bí xanh trị mất ngủ, chống suy nhược thần kinh
Nguyên liệu:
1 kg thịt vịt, 1/2 kg bí xanh, phụ thần và mạch môn mỗi vị 30 gram.
Cách chế biến:
- Thịt bịt bóp muối và rửa sạch sẽ, sau đó chặt miếng vừa ăn.
- Quả bí xanh bạn đem gọt vỏ, cắt bỏ bớt phần ruột rồi thái miếng vuông.
- Riêng hai vị thuốc nam là phục thần và mạch môn thì bỏ vào trong túi vải, cột lại.
- Bỏ tất cả vào nồi, đổ nước sao cho ngập mặt nguyên liệu rồi đun sôi
- Vớt bọt, vặn nhỏ lửa nấu đến khi thịt vịt và bí xanh chín mềm thì tiến hành nêm nếm các gia vị phù hợp.
- Tắt bếp, múc canh ra tô ăn khi còn nóng.
Tác dụng:
Trong số các món ăn trị mất ngủ, thịt vịt nấu bí xanh là món khá dễ chế biến và có thể sử dụng rộng rãi cho nhiều đối tượng, từ người già, thanh thiếu niên cho tới các mẹ bị mất ngủ sau sinh. Món ăn này mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
- Làm giảm các triệu chứng của mất ngủ, bao gồm tình trạng khó ngủ, ngủ không yên giấc hoặc giấc ngủ quá ngắn
- An thần, giảm lo lắng, căng thẳng.
- Bồi bổ sức khỏe, chống suy nhược thần kinh.
- Thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể.
- Làm đẹp da
- Cải thiện chức năng tiêu hóa.
- Nâng cao sức khỏe tim mạch.
8. Thịt bò xào hoa thiên lý
Nguyên liệu:
200 gram thịt bò mềm, 100 gram hoa thiên lý tươi, tỏi băm và các gia vị.
Cách chế biến:
- Thịt bò ướp với một chút tỏi băm, dầu hào, hạt nêm và dầu ăn. Đảo đều và để 15 phút cho ngấm gia vị.
- Hoa thiên lý nhặt bớt phần cuống cứng, rửa nhẹ tay để tránh bị dập.
- Phi thơm tỏi rồi xào thịt bò nhanh tay trên lửa lớn. Khi thấy miếng thịt chín tái, bạn tiếp tục cho bông thiên lý vào, đảo đều.
- Nêm nếm lại cho vừa miệng rồi tắt bếp. Chú ý không nên xào quá lâu khiến thịt bò bị dai mà bông thiên lý lại mất đi độ giòn.
Tác dụng:
- An thần
- Bổ máu
- An thai
- Hỗ trợ điều trị rối loạn giấc ngủ, mất ngủ cấp và mãn tính.
9. Cháo long nhãn hạt dẻ – món ăn trị mất ngủ ngon miệng, dễ chế biến
Nguyên liệu:
Hạt dẻ 20 gram, long nhãn 15 gram, gạo tẻ 50 gram và 3 thìa đường trắng.
Cách chế biến:
- Bước đầu tiên, bạn chỉ cần vo sạch gạo rồi cho vào nồi nấu cùng nhân hạt dẻ đã được đập dập. Có thể rang sơ hạt dẻ trước khi nấu để món cháo có vị thơm hấp dẫn hơn.
- Khi cháo chín nhừ, tiếp tục bỏ long nhãn cùng với đường phèn vào.
- Đảo đều tay đến khi đường tan hết thì tắt bếp.
Tác dụng:
Món cháo long nhãn hạt dẻ có vị béo bùi của hạt dẻ và vị ngọt thanh của đường phèn rất hấp dẫn. Nó được sử dụng trong thực đơn cho người bị mất ngủ nhờ tác dụng an thần, duy trì chức năng hoạt động bình thường cho hệ thần kinh, có thể dùng trị mất ngủ cho trẻ em hay phụ nữ mang thai đều rất an toàn.
10. Món chè đậu xanh chữa mất ngủ
Nguyên liệu:
50 gram đậu xanh, 10 gram đường phèn, nước cốt dừa
Cách chế biến:
- Rửa sạch đậu xanh và ngâm vài tiếng để khi nấu đậu xanh nhanh mềm hơn.
- Bỏ đậu vào nồi nấu chung với lượng nước vừa đủ
- Đun sôi và nấu trên lửa nhỏ cho đến khi đậu chín mềm.
- Cuối cùng, bạn chỉ cần bỏ đường phèn vào, nấu vài phút cho tan hết là được.
- Khi dùng, thêm nước cốt dừa vào.
- Có thể ăn nóng hoặc dùng lạnh đều rất ngon miệng.
Tác dụng:
- Giải nhiệt, giảm nóng trong, táo bón
- Tiêu độc cho cơ thể
- Điều hòa lục phủ ngũ tạng
- Ổn định huyết áp.
- An thần, dưỡng tâm
- Giảm đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi.
- Làm giảm các triệu chứng của bệnh mất ngủ, kéo dài giấc ngủ.
11. Trị mất ngủ bằng món cháo yến mạch
Nguyên liệu:
Bột yến mạch 50 gram, 2 thìa mật ong nguyên chất, sữa tươi không đường.
Cách chế biến:
- Bỏ yến mạch vào nồi nấu cùng 300ml nước.
- Đun sôi và khuấy liên tục cho đến khi bột yến mạch nở ra.
- Sau đó bạn bỏ sữa tươi và mật ong vào, đảo đều tay cho sôi trở lại là món ăn đã được hoàn thành.
- Dùng cháo khi còn nóng. Trong thực đơn cho người mất ngủ, món ăn này chủ yếu được sử dụng trong bữa sáng.
Tác dụng:
- Cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể
- Kích thích giải phóng nhiều melatonin và tryptophan – các loại hormone chịu trách nhiệm gây buồn ngủ và giúp bạn nhanh chóng đi vào giấc ngủ sâu.
12. Món tổ yến chưng hạt sen cho người mất ngủ
Nguyên liệu:
1 cái tổ yến trọng lượng 10 gram, hạt sen khô 10 gram, đường phèn và một ít gừng thái sợi.
- Ngâm yến và hạt sen khoảng 20 phút cho nở mềm. Trường hợp dùng hạt sen tươi, bạn không cần ngâm nhưng cần tách hạt ra để loại bỏ phần tim sen màu xanh phía trong để tránh cho món ăn có vị đắng.
- Sau khi các nguyên liệu đã ráo nước, bạn bỏ vào thố. Thêm đường phèn cùng gừng thái sợi vào và đập nắp thố lại.
- Cưng cách thủy khoảng 30 phút cho hạt sen mềm và yến nở ra là được.
- Dùng nóng hay lạnh tùy theo sở thích.
Tác dụng:
Yến chưng hạt sen là một món ăn bổ dưỡng, có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường chức năng hoạt động của hệ thần kinh trung ương, cải thiện trí nhớ và giúp bạn ngủ sâu giấc hơn.
13. Cá hồi áp chảo sốt bơ tỏi cải thiện chất lượng giấc ngủ
Nguyên liệu:
Thịt phi lê cá hồi 2 miếng, 1 quả chanh, tỏi băm, gừng thái sợi, bột bắp và các gia vị.
Cách chế biến:
- Rửa sạch cá hồi với một ít rượu hoặc giấm để khử mùi tanh. Sau đó, ướp cá với một ít tỏi, muối, nước cốt chanh cùng với nước tương. Để trong 15 phút cho cá thấm đều gia vị.
- Đun nóng chảo, bỏ vào một ít bơ cho tan chảy thì cho cá vào. Áp chảo đến khi cá chín vàng đều 2 mặt.
- Làm hỗn hợp nước sốt bằng cách trộn đều các nguyên liệu theo công thức: 1 thìa nước chanh + 1 thìa nước lọc + 1 thìa bột bắp + thìa đường. Khuấy đều tất cả.
- Tiếp đó, bạn phi thơm hành tỏi và bỏ nước sốt vào nấu cho nước sốt hơi sền sệt.
- Rưới hỗn hợp nước sốt lên cá hồi đã áp chảo và thưởng thức.
Tác dụng:
Cá hồi áp chảo là món ăn trị mất ngủ hấp dẫn và không mất nhiều thời gian chế biến. Thịt cá hồi cung cấp nhiều omega 3, vitamin B6, vitamin D. Chúng giúp tăng cường sản sinh melatolin có tác dụng điều hòa giấc ngủ, giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn.
14. Gà ác tiềm thuốc bắc điều trị mất ngủ
Nguyên liệu:
1 con gà ác, 5 gram đương quy, 20 gram khẩu kỳ, 20 gram đẳng sâm, 10 quả táo tàu khô và một ít gừng tươi thái sợi.
Cách chế biến:
- Gà ác sơ chế cho sạch sẽ, bỏ nội tạng
- Cho gà vào nồi cùng với các vị thuốc bắc, đổ ngập nước và hầm nhỏ lửa trong khoảng 1 tiếng.
- Nêm thêm chút gia vị, tắt bếp và dùng khi món ăn còn nóng.
Tác dụng:
Thịt gà ác bổ sung nhiều vitamin nhóm B, kẽm sắt và magie cho cơ thể. Những chất này có tác dụng giảm kích thích thần kinh, điều hòa chu kỳ giấc ngủ. Các vị thuốc bắc được sử dụng trong món ăn có tác dụng an thần, bổ máu, giảm mệt mỏi, tăng cường sức khỏe cho người bị mất ngủ kéo dài.
>>> Tham khảo thêm: Bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng nên ăn gì cải thiện mất ngủ?
15. Khắc phục bệnh mất ngủ với món tim lợn hầm đương quy, đảng sâm
Nguyên liệu:
Tim lợn 1 quả, đương quy và đảng sâm mỗi thứ một ít, rượu trắng, gừng, hành, tỏi
Cách chế biến:
- Tim lợn cắt làm đôi, rửa sạch hết máu bầm bên trong
- Nhét các vị thuốc bắc vào bên trong quả tim rồi dùng tăm tre cố định lại.
- Bỏ quả tim vào nồi. Đổ ngập nước và bỏ thêm hành củ, gừng, tỏi cùng một ít rượu trắng.
- Khi tim lợn chín mềm, bạn có thể vớt các vị thuốc bắc ra và nêm nếm gia vị cho vừa miệng.
- Ăn khi còn nóng mỗi tuần 1 lần kết hợp với các món ăn trị mất ngủ khác để nhanh chóng khắc phục được bệnh mà không phải lệ thuộc vào thuốc.
Tác dụng:
- Bổ tâm
- Trợ lực
- Ích khí
- Chống suy nhược thần kinh
- Hỗ trợ điều trị mất ngủ mãn tính
- Bồi bổ sức khỏe.
Lưu ý khi xây dựng thực đơn cho người mất ngủ
Để nhanh chóng điều trị khỏi bệnh, khi xây dựng thực đơn cho người mất ngủ cần lưu ý:
- Luân phiên sử dụng các món ăn trị mất ngủ trong thực đơn để thay đổi khẩu vị, tránh bị ngán.
- Ưu tiên lựa chọn các thực phẩm và hình thức chế biến món ăn theo sở thích của người bệnh.
- Tránh sử dụng quá nhiều gia vị khi chế biến thức ăn cho người bị mất ngủ, đặc biệt là gia vị cay.
- Tránh để người bệnh uống nhiều cà phê, nước chè đặc hoặc bia rượu, nhất là vào buổi tối.
- Hạn chế sử dụng đồ hộp, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn.
- Bữa tối nên cách thời điểm đi ngủ khoảng 3 tiếng. Không cho người bệnh ăn quá khuya hoặc uống nhiều nước trước khi đi ngủ.
- Các món ăn trị mất ngủ chỉ thích hợp cho người bị nhẹ. Người bệnh cần kết hợp điều trị theo phác đồ của bác sĩ để loại bỏ triệt để căn nguyên gây bệnh.
Mất ngủ kinh niên không chỉ gây mệt mỏi mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Thiếu hụt một số vitamin có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tình trạng này. Hãy cùng tìm hiểu:
- Vitamin D: "Vitamin ánh nắng" này không chỉ tốt cho xương mà còn giúp điều hòa giấc ngủ.
- Vitamin B Complex: Đặc biệt là B6 và B12, chúng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất melatonin - hormone điều hòa giấc ngủ.
- Magie: Khoáng chất này giúp thư giãn cơ bắp và thần kinh, tạo điều kiện cho giấc ngủ sâu hơn.
Bổ sung đầy đủ các vitamin này qua chế độ ăn uống hoặc viên uống bổ sung có thể là chìa khóa giúp bạn tìm lại giấc ngủ ngon và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Mất ngủ có thể là một trong những dấu hiệu sớm của thai kỳ, thường đi kèm với các triệu chứng khác như buồn nôn, đau ngực, và đi tiểu thường xuyên. Tuy nhiên, mất ngủ cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác gây ra.
- Hormone thay đổi: Sự gia tăng progesterone trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Thay đổi thể chất: Đau lưng, chuột rút, và khó tìm tư thế ngủ thoải mái cũng góp phần gây mất ngủ.
- Lo lắng và căng thẳng: Tâm trạng thay đổi khi mang thai cũng có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.
Nếu bạn nghi ngờ mình có thai và đang gặp phải tình trạng mất ngủ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ. Đừng quên tìm hiểu thêm về các dấu hiệu mang thai khác và cách cải thiện giấc ngủ trong thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Ngủ trưa không chỉ là một thói quen thư giãn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể:
- Tăng cường năng suất làm việc: Giấc ngủ ngắn giúp phục hồi năng lượng, cải thiện sự tập trung và hiệu suất làm việc buổi chiều.
- Cải thiện tâm trạng: Giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp bạn cảm thấy tỉnh táo và vui vẻ hơn.
- Tốt cho tim mạch: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng ngủ trưa điều độ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Hỗ trợ trí nhớ & học tập: Ngủ trưa giúp củng cố trí nhớ, tăng khả năng tiếp thu kiến thức mới.
Tuy nhiên, để tận dụng tối đa lợi ích của giấc ngủ trưa, hãy lưu ý:
- Thời gian ngủ: Nên ngủ từ 20-30 phút để tránh rơi vào giấc ngủ sâu, gây cảm giác mệt mỏi khi thức dậy.
- Thời điểm ngủ: Tránh ngủ trưa quá muộn vào buổi chiều, có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm.