Trẻ bị ho về đêm có thể chỉ là triệu chứng thông thường do nhiệt độ hạ xuống, bé bị ngứa họng hoặc ho để đẩy lùi một số dị nguyên đang xâm nhập cổ họng. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài, bé xuất hiện các triệu chứng bất thường khác như sốt hay sổ mũi thì phụ huynh không được chủ quan mà cần giải quyết ngay lập tức.
Trẻ bị ho về đêm do đâu?
Ho là phản ứng vô cùng bình thường của cơ thể khi có các dị nguyên xâm nhập vào hệ thống hô hấp, phản ứng này sẽ giúp loại bỏ các vật này ra ngoài. Trẻ nhỏ hay có xu hướng ho về đêm do ban ngày khi bé vui chơi, vận động với tư thế đứng hay ngồi thẳng sẽ tự làm các dị nguyên không nguy hiểm này thoát ra ngoài. Tuy nhiên khi về đêm, bé nằm nếu tiếp xúc với các dị nguyên sẽ ngưng đọng tại cổ và kích thích phản ứng ho.
Dù đây chỉ là các triệu chứng phổ biến mà ai cũng từng gặp phải, tuy nhiên nếu các phản ứng này kéo dài thường xuyên ở bé thì phụ huynh không nên chủ quan. Ho cũng có là dấu hiệu của một số bệnh lý như cảm lạnh hay viêm mũi cần được giải quyết sớm. Cụ thể, Trẻ bị ho về đêm có thể do các tình trạng sau đây
Nguyên nhân không do bệnh lý
Có rất nhiều tác nhân khiến trẻ bị ho về đêm như phòng bẩn, nhiều bụi bẩn xâm nhập vào mũi họng, nằm ngủ chưa đúng cách hoặc cũng có thể liên quan đến chất lượng không khí trong phòng. Tuy nhiên nếu liên quan đến các nguyên nhân không do bệnh lý thì hoàn toàn không đáng lo bởi phụ huynh có thể giải quyết được.
Một số tác nhân khiến trẻ bị ho về đêm như
- Trọng lực: Khi bé nằm, các chất nhầy sẽ tiết ra ra thuận lợi hơn và không được trôi đi mà ứ đọng trong họng làm kích thích họng. Điều này khiến bé cảm thấy khó chịu, ngứa rát cổ gây ho.
- Ăn quá no hay quá muộn: khi bé ăn no trước khi đi ngủ dễ kích thích acid dạ dày tiết ra nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn. Đặc biệt khi nằm, acid sẽ dễ dàng trào ngược lên thực quản do lúc này dạ dày và thực quản nằm song song. Các acid kích thích vào thực quản chính là nguyên nhân khiến bé ho về đêm. Đây còn gọi là hội chứng trào ngược dạ dày thực quản mà phụ huynh cần chú ý để tránh bệnh kéo dài gây nguy hiểm.
- Phòng ngủ thiếu sạch sẽ: nơi ngủ của bé cần luôn đảm bảo sạch sẽ vì các bụi bẩn trong không khí có thể gây kích thích hệ hô hấp gây ho. Đặc biệt nếu trong phòng có nuôi động vật, gần nhưng cây hoa, sử dụng những loại ga giường có chất vải dễ xù rất dễ khiến trẻ bị dị ứng gây ho.
- Không khí quá khô: Về đêm nhiệt độ thường thấp hơn bình thường đồng thời cũng làm nhiệt độ khô hơn. Điều này chính là những nguyên nhân làm kích thích cổ họng gây ho.
- Hoạt động của hệ thần kinh thực vật: Với những bé có hệ thần kinh thực vật phó giao cảm hoạt động trội hơn về đêm cũng có thể là tác nhân gây ra tình trạng ho.
- Hormon thượng thận: về đêm hormone này cũng có xu hướng nghỉ ngơi khiến lượng Cortisol được tiết ra nhiều hơn ban ngày và làm kích thích một số yếu tố gây ho.
- Sự thay đổi thời tiết: trẻ nhỏ là đối tượng vô cùng nhạy cảm trước những thay đổi thời tiết đột ngột, vì thế thời tiết hanh khô hơn, lạnh hơn hay nóng hơn đôi khi cũng bé ho nhiều hơn, đặc biệt với những người có cơ địa bị hen suyễn. Tuy nhiên tình trạng này cũng có thể kích thích các bệnh cảm lạnh, cảm cúm nên phụ huynh cần đặc biệt chú ý.
Tuy nhiên hầu hết nếu liên quan đến tình trạng này bé thường không ho nhiều, có thể chỉ ho vài tiếng hoặc ho thành 1 vài đợt liên tiếp thôi. Cũng không có các triệu chứng bất thường nào khác kèm theo nên phụ huynh không cần quá lo lắng mà chỉ cần thay đổi một chút trong chế độ sinh hoạt là có thể cải thiện ngay tình trạng này.
Nguyên nhân do bệnh lý
Trẻ bị ho về đêm cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang mắc một số bệnh lý, chủ yếu là các bệnh tại hệ hô hấp mà người bệnh không nên chủ quan. Thường nếu liên quan đến các nguyên nhân bệnh lý, bé thường có xu hướng ho nhiều, ho liên tục, ho dai dẳng về đêm khiến bé mệt mỏi quấy khóc do không ngủ được. Các triệu chứng bất thường cho thấy những vấn đề trong sức khỏe của bé cũng được thể hiện rõ ràng nên phụ huynh cần nhanh chóng giải quyết.
Nước mũi chảy xuống cổ họng
Tai - mũi - họng là những cơ quan có mối liên hệ mật thiết với nhau nên sự bất thường của cơ quan này cũng có thể do tác động từ cơ quan khác. Trong đó tình trạng trẻ bị ho về đêm rất có thể do dịch từ mũi chảy xuống họng gây kích thích ngứa ngáy cùng các cơn ho. Tình trạng này kéo dài còn làm viêm nhiễm vòm họng và gây ra các bệnh như viêm họng, viêm phế quản nên không được chủ quan.
Theo đó nguyên nhân gây chảy dịch đờm từ mũi xuống họng có thể liên quan đến các bệnh lý như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, vách ngăn mũi bị lệch hoặc có thể do cảm lạnh cảm cúm. Thời tiết khô hạnh, tác dụng phụ của một số thuốc cũng có thể khiến bé thường xuyên gặp tình trạng này.
Nếu liên quan đến tác nhân này, bé còn gặp các triệu chứng như sổ mũi, khó thở, ngáy gỗ, tiếng thở do, cơ thể mệt mỏi, khó chịu và quấy khóc liên miên không chịu ngủ. Nếu tình trạng viêm nhiễm cổ họng kéo dài còn có thể kéo theo cơn sốt do bị các vi khuẩn tấn công.
Phụ huynh cần sớm phát hiện và nhanh chóng điều trị nếu có liên quan đến các triệu chứng này để nhanh chóng cải thiện bệnh, phòng ngừa nguy cơ biến chứng nguy hiểm khác xảy ra.
Dấu hiệu bệnh hen suyễn
Bệnh hen suyễn là một trong những tác nhân hàng đầu gây ra các triệu chứng ho về đêm, nhất là khi trời trở lạnh hay có dấu hiệu thay đổi thời tiết. Lúc đi đường thở bị sưng viêm, tắc nghẽn và dễ dàng co thắt mạnh khi gặp các dị nguyên làm kích thích. Bệnh có thể bùng phát khi gặp các dị nguyên hay sự thay đổi đột ngột từ môi trường.
Các triệu chứng thường kèm theo khi bị hen suyễn như ho nhiều, đau tức ngực, thở khò khè, khó thở, nặng ngực. Tình trạng ho có thể kéo dài suốt đêm, càng gần sáng các triệu chứng càng nặng do nhiệt độ giảm.Hen suyễn thường có yếu tố mãn tính kéo dài và thường xuyên tái phát nên không có xu hướng phòng bệnh hợp lý. Bệnh cũng gây ra rất nhiều vấn đề về sức khỏe và sự phát triển của trẻ nên cần có hướng điều trị càng sớm càng tốt.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Như đã nói phía trên, trào ngược dạ dày thực quản có thể là hậu quả của việc ăn quá no hay ăn quá khuya. Bên cạnh đó còn rất nhiều nguyên nhân khác như chế độ ăn uống thiếu khoa học, lạm dụng thuốc Tây, bé bị căng thẳng sợ hãi kéo dài..
Bên cạnh đó những bé bị béo phì thừa cân cũng là đối tượng rất dễ mắc các triệu chứng này. Các acid kích thích thực quản không chỉ gây ho mà còn có thể gây viêm thực quản cùng rất nhiều ảnh hưởng xấu khác.
Các triệu chứng liên quan đến trào ngược dạ dày thực quản cũng khá rõ ràng như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, sôi bụng, bé bị đắng miệng, ăn uống khó tiêu, nôn trớ, đau nhức thượng vị.. Bệnh càng kéo dài thì các triệu chứng ngày càng trầm trọng hơn, có thể xuất hiện với tần suất liên tục khiến bé không muốn ăn uống, cơ thể suy nhược và gầy đi thấy rõ.
Phòng tránh tình trạng trẻ bị ho về đêm
Trẻ bị ho về đêm khiến bé mệt mỏi mất ngủ, kém linh hoạt vào ngày hôm sau nên cần có hướng kiểm soát càng sớm càng tốt. Phụ huynh nên chú ý những vấn đề sau
- Tránh cho bé ăn quá nhiều về đêm hay ăn quá no
- Dọn dẹp khu vực nơi ngủ của bé, tránh để động vật vào phòng hay nằm lên giường, mẹ cũng nên chọn loại chăn, ga, gối có chất lượng tốt không bị xù xông
- Nếu phòng bé gần cửa sổ, nên đóng cửa sổ nếu hướng ra đường nhiều bụi bẩn hay vào mùa hoa để tránh phấn hoa bay vào gây dị ứng
- Sử dụng máy lọc không khí hay máy làm ẩm không khí để tăng chất lượng không khí trong phòng ngủ của bé
- Giữ ấm cơ thể cho bé về đêm, tùy độ tuổi và thời tiết có thể xem xét việc đeo bao tay, bao chân, mặc đồ kín cổ. Với những trẻ lớn hơn nên tránh để chân, tay bé tuột ra khỏi chăn nhiều
- Giữ ấm cơ thể cho bé, đặc biệt vào các thời điểm giao mùa
- Mặc áo ấm và đeo khẩu trang trước khi ra ngoài
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ theo độ tuổi
- Đảm bảo bé uống đủ nước tùy theo độ tuổi và nhu cầu cá nhân
- Duy trì cho bé thói quen súc miệng với nước muối và vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày
- Hướng dẫn bé thói quen tập thể dục thể thao hằng ngày để tập tăng cường sức khỏe hằng ngày.
Nên đưa trẻ đi khám khi nào?
Dù với bất cứ nguyên nhân nào thì tình trạng bé ho nhiều đêm đêm cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng đời sống và tinh thần của con. Bé ho và quấy khóc liên tục gây mất ngủ, tinh thần kém tập trung minh mẫn, quấy khóc thường xuyên, hậu quả là ngày hôm sau bé vô cùng mệt mỏi và cần ngủ bù. Tình trạng này kéo dài sẽ làm rối loạn giấc ngủ khiến bé không ngủ về đêm.Tốt nhất phụ huynh cần nhanh chóng đưa bé đi khám nếu có các dấu hiệu sau đây
- Trẻ bị ho về đêm kéo dài hơn 5 ngày
- Những cơn do dai dẳng kéo dài, bé bị ho đến lả người, mặt đỏ ửng
- Bé thở khó khăn, thở gấp hoặc nhịp thở bất thường
- Bé có dấu hiệu bị sốt, người nóng rát
- Có các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, tiêu hóa kém, thường xuyên sôi bụng
- Bé xanh xao và gây sụt đi sau vài ngày bệnh
- Ho kèm theo đờm nhầy đặc có màu vàng hay xanh, thậm chí là ho ra máu
- Tiếng thở của bé như tiếng rít, bé không thở được bằng mũi ma thở qua miệng
- Các triệu chứng xuất hiện ở cả ban ngày hay khi bé nằm
Hướng giải quyết tình trạng trẻ bị ho về đêm
Dù với bất cứ nguyên nhân nào thì sức khỏe và tinh thần của bé cũng bị ảnh hưởng nhiều nhất nên cần kiểm soát càng sớm càng tốt. Phụ huynh chú ý không tự điều trị hay cho bé uống thuốc vì có thể làm bệnh trầm trọng hơn. Tốt nhất nếu không có chỉ định từ bác sĩ thì không nên sử dụng bất cứ loại thuốc nào, kể cả các thuốc trước đó của bé.
Phụ huynh có thể tham khảo một số cách cải thiện tình trạng ho của bé thông qua các thảo dược quen thuộc, điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng khoa học hơn. Nếu các triệu chứng không thuyên giảm mà có mức độ trầm trọng hơn phụ huynh mới nên đưa bé đi khám và điều trị bằng thuốc để hạn chế một số ảnh hưởng không tốt.
Điều trị bằng các bài thuốc dân gian
Nếu thấy hôm trước con bị ho nhiều thì hôm sau mẹ có thể dùng một số bài thuốc dân gian từ mật ong, bạc hà, quất.. để hạn chế cơn ho vào ngày hôm sau. Tuy nhiên chú ý nếu bé dưới 1 tuổi thì tuyệt đối không dùng mật ong vì có thể gây ngộ độc.
Tham khảo các cách trị ho cho trẻ an toàn sau
- Ngâm mật ong: mẹ chỉ cần cho bé ngậm 1 thìa mật ong nhỏ trước khi ngủ khoảng 1 tiếng sẽ thấy các cơn ho biến mất. Chú ý nên hấp cách thủy mật ong để ấm cho bé ngậm sẽ hiệu quả hơn. Không nên ngậm quá sát giờ đi ngủ vì có thể gây một số kích thích ở dạ dày.
- Quất hấp mật ong: đây cũng là bài thuốc đơn giản, dễ làm, dễ ăn mà trẻ cũng rất thích. Mẹ chỉ cần rửa sạch thái lát quất rồi đem hấp cách thủy cùng mật ong. Với trẻ dưới 1 tuổi mà muốn dùng cách này thì nên thay thế mật ong với đường phèn ròi dằm nát quất để bé dễ dùng hơn.
- Uống trà gừng: trà gừng không chỉ làm kích thích cổ họng, giảm các triệu chứng dị ứng, kiểm soát cơn ho mà còn giúp bé dễ ngủ hơn. Mẹ chỉ cần hãm vài lát gừng mỏng với nước sôi rồi cho thêm mật ong để bé uống.
- Súc miệng với nước muối: nước muối sẽ giúp sát trùng sát khuẩn cổ họng, ngăn ngừa các viêm nhiễm tại đây đồng thời loại bỏ các dị nguyên nếu có. Mẹ nên duy trì cho bé thói quen súc miệng với nước muối ngày 2- 3 lần vào buổi sáng trước khi ngủ sẽ có thể phòng tránh được rất nhiều bệnh lý hô hấp khác. Dùng nước muối để vệ sinh mũi cũng giúp giải quyết tình trạng ho về đêm di dịch mũi chảy xuống họng.
- Xông hơi mũi - họng: mục đích của cách này là làm sạch các dị nguyên và thông thoáng đường thở. Nếu bé có dấu hiệu sổ mũi mẹ nên nhanh chóng cho bé xông hơi với mũi trước khi đi ngủ nhằm loại bỏ đờm nhầy, hạn chế tình trạng dịch mũi chảy xuống cổ họng gây kích thích.
Điều chỉnh chế độ sinh hoạt
Chế độ sinh hoạt cũng liên quan rất nhiều đến tình trạng trẻ bị ho về đêm nên cần nhanh chóng điều chỉnh và kiểm soát lại. Bên cạnh đó phụ huynh cũng cần chú ý đến các vấn đề vệ sinh phòng ốc trong trường hợp có liên quan.Cụ thể, để giải quyết tình trạng bé ho về đêm nhiều phụ huynh cần chú ý các vấn đề sau
- Kê gối cao cổ và nâng chân lên sẽ giải quyết được tình trạng ho về đêm đáng kể để ngăn ngừa đờm nhớt chảy xuống họng đồng thời giảm tình trạng acid dịch vị bị đẩy lên tới thực quản đáng kể
- Tránh cho bé ăn quá nhiều vào buổi tối vì vừa khó tiêu hóa vừa dễ gây ho. Tốt nhất mẹ nên cho bé ăn cách thời điểm đi ngủ từ 2 tiếng trở đi. Nếu ăn quá gần giờ đi ngủ hãy cho bé đi dạo nhẹ nhàng, chú ý không vận động mạnh để tiêu hóa tốt hơn.
- Dọn dẹp phòng ốc nhà cửa và phòng ngủ của bé sạch sẽ nếu có liên quan đến các tác nhân gây dị ứng
- Giữ ấm cho bé nếu bé bị ho do cảm lạnh. Có thể đi tất chân, tất tay mỏng và đắp chăm ấm để tránh bé bị nhiễm lạnh làm bệnh trầm trọng hơn
- Khi trẻ bị ho phụ huynh cũng nên nằm cạnh để kiểm soát các triệu chứng, thân nhiệt của bé để nhanh chóng giải quyết nếu có các dấu hiệu bất thường
- Nên để bé nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh khiến bé mất sức trước đó càng kích thích các triệu chứng ho về đêm nhiều hơn.
- Điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp, mẹ tránh để quạt hay điều hòa thổi thẳng trực tiếp vào người bé
Chú ý chế độ dinh dưỡng
Khi sức khỏe có các dấu hiệu bất thường, bổ sung dinh dưỡng phù hợp sẽ là phương pháp vô cùng quan trọng để nhanh chóng cải thiện bệnh. Cụ thể mẹ cần chú ý các vấn đề sau
- Với trẻ nhỏ, mẹ nên tăng cường cho bé uống nhiều nước hơn, đặc biệt là nước ấm để làm dịu cổ họng. Vào ban ngày mẹ cũng có thể cho bé uống các loại nước trái cây để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cần thiết. Với tình trạng bé ho nhiều không nên cho bé uống sữa bò về đêm vì có thể làm kích thích các triệu chứng ho thêm trầm trọng
- Với trẻ sơ sinh, mẹ nên cho bé bú nhiều hơn. Nếu bé không chịu bú hãy tăng cữ bú để đảm bảo bé có đủ dưỡng chất giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng hơn
- Ưu tiên cho bé ăn các món ăn lỏng, món ăn mềm để dễ tiêu hóa hơn đồng thời không gây gây kích ứng cổ họng quá nhiều
- Tránh cho bé ăn những đồ ăn cay nóng, đồ ăn khô cứng, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ hay đồ uống ngọt về đêm vì dễ gây các phản ứng ho
- Tăng cường bổ sung rau xanh và các loại trái cây vào chế độ ăn hàng ngày để bổ sung các vitamin cần thiết cho hệ miễn dịch
Trên đây là những thông tin về tình trạng trẻ bị ho về đêm. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học hơn chính là biện pháp hàng đầu để ngăn chặn tình trạng này mà phụ huynh cần cực kỳ quan tâm.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!