Thuốc điều trị rối loạn lipid máu gồm có thuốc Tây và thuốc Đông y. Tây y có hiệu quả giảm lipid máu nhanh tuy nhiên nhiều tác dụng phụ và phụ thuộc thuốc. Đông y có hiệu quả từ từ, tác động đúng nguyên nhân, an toàn lành tính nhưng cần thời gian điều trị lâu dài. Bài viết dưới đây cung cấp đầy đủ các thông tin về thuốc rối loạn lipid máu và hướng dẫn sử dụng hiệu quả, mời bạn đọc tham khảo. 

Các loại thuốc Tây điều trị rối loạn lipid máu

Thuốc Tây y điều trị rối loạn lipid máu gồm nhiều loại khác nhau, được sử dụng khi có chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tùy thuộc vào mức độ mỡ máu, nguyên nhân gây bệnh, yếu tố nguy cơ tim mạch, bệnh nền mà bác sĩ sẽ chỉ định về loại thuốc, liều lượng, cách dùng cho phù hợp. 

QUAN TRỌNG: Người bệnh không tự ý mua thuốc Tây y điều trị rối loạn lipid máu tại nhà khi chưa được thăm khám và có chỉ định từ bác sĩ. Các thông tin dưới đây nhằm mục đích cung cấp thông tin hữu ích, không phải chỉ định điều trị.

Thuốc điều trị rối loạn Lipid máu nhóm Statin 

Statin là loại thuốc được chỉ định đầu tay trong điều trị rối loạn lipid máu. Các loại thuốc thuộc nhóm này sẽ có đuôi “statin”. Thuốc hạ mỡ máu nhóm Statin có cơ chế điều trị như nhau, thường được phân loại dựa theo mức độ tác dụng (khả năng hạ mỡ máu).  

Thuốc nhóm Statin được bào chế dưới 2 dạng giải phóng chậm và giải phóng nhanh với các mức hàm lượng khác nhau gồm 5 mg, 10mg, 20mg, 40mg và 80mg. 

Tên một số loại thuốc nhóm Statin được dùng phổ biến hiện nay: 

  • Simvastatin
  • Pravastatin
  • Roruvastatin
  • Atovastatin

Cơ chế – Tác dụng: 

Statin ức chế tổng hợp Hydroxymethylglutaryl CoA reductase, chất chủ yếu để tổng hợp Cholesterol. Các thuốc nhóm Statin có tác dụng chính là làm giảm chỉ số LDL – C  (hiệu quả lên tới 60%), giảm nhẹ triglyceride và làm tăng HDL – Cholesterol ở mức không đáng kể.

Bên cạnh công dụng hạ mỡ máu, Statin còn giúp làm giảm tình trạng viêm lớp trong động mạch, viêm hệ thống vì có khả năng kích thích sản xuất oxit nitric nội mạc. Statin cũng là loại thuốc được ưu tiên để dự phòng các nguy cơ tim mạch. 

thuoc-mo-mau (1)
Thuốc mỡ máu nhóm Statin có tác dụng giảm cholesterol toàn phần

Phân loại Statin theo tác dụng điều trị:

Statin có thể được phân loại theo độ mạnh của từng loại thuốc (là tỷ lệ giảm nồng độ LDL – Cholesterol) sau khi sử dụng. Phân loại Statin có vai trò lựa chọn các loại thuốc cho phù hợp với mức độ mỡ máu và khả năng đáp ứng. 

  • Mức độ cao (có khả năng làm giảm trung bình làm giảm ≥ 50% LDL –  Cholesterol) gồm: Rosuvastatin: 20 – 40 mg; Atorvastatin: 40-80 mg; Simvastatin: 80 mg.
  • Mức độ trung bình (có khả năng làm giảm trung bình làm giảm ≥ 30 – 50% LDL –  Cholesterol) gồm: Rosuvastatin: 5 – 10 mg; Atorvastatin: 10 – 20 mg; Simvastatin: 20 – 40 mg.
  • Mức độ thấp (có khả năng làm giảm trung bình làm giảm < 30% LDL –  Cholesterol) gồm: Simvastatin: 10 mg; Pravastatin: 10 – 40 mg

Chỉ định:

  • Rối loạn Lipid máu
  • Ngăn ngừa xơ vữa động mạch 
  • Ngăn ngừa nguy cơ cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ không gây tử vong
  • Giảm nhu cầu về các thủ thuật tái thông mạch vành

Chống chỉ định: 

  • Không dùng cho phụ nữ có thai, cho con bú
  • Không dùng cho bệnh nhân mắc bệnh gan đang tiến triển

Tác dụng phụ: 

  • Tăng men gan, có thể gây tổn thương gan 
  • Tổn thương cơ gây đau cơ, yếu cơ, thậm chí tiêu cơ vân
  • Ảnh hưởng tới hệ hô hấp với triệu chứng viêm mũi, viêm xoang, viêm họng
  • Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đau bụng
  • Ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương

Thời điểm dùng Statin: 

Thời điểm uống Statin phụ thuộc vào từng loại thuốc. Cholesterol được tổng hợp chủ yếu vào ban đêm, do đó các thuốc có thời gian bán thải ngắn nên uống vào buổi tối như Simvastatin và Pravastatin. Các Statin có thời gian bán thải dài hơn có thể sử dụng vào bất cứ lúc nào trong ngày cho thuận tiện.

Tuy nhiên, để tránh tương tác thuốc Statin với các thuốc khác, bạn nên tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa. 

Quên liều: Bỏ qua và sử dụng liều kế tiếp, không gấp đôi liều ở liều kế tiếp.

Xử trí khi quá liều: Hiện chưa có thuốc giải độc, nên theo dõi các phản ứng của cơ thể, đến bệnh viện nếu có dấu hiệu bất thường như ngộ độc, mệt mỏi,… 

Lưu ý khi quan trọng sử dụng Statin: 

  • Khi sử dụng Statin liều cao cần chú ý đến độc tính trên cơ và gan, hãy thông báo với bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường.
  • Không uống nước bưởi khi đang sử dụng các loại thuốc nhóm Statin vì bưởi làm tăng tác dụng và độc tính của thuốc, đặc biệt các tác dụng phụ nghiêm trọng trên gân, cơ, gan. 

Thuốc điều trị rối loạn Lipid máu Fibrate 

Các thuốc nhóm Fibrat chủ yếu làm hạ triglycerid và tăng HDL cholesterol. Các loại thuốc nhóm Fibrat không được sử dụng nhiều với mục đích dự phòng nguy cơ bệnh tim mạch nguyên phát hoặc thứ phát. 

Tên một số loại thuốc điều trị rối loạn lipid máu nhóm Fibrate phổ biến hiện nay: 

  • Gemfibrozil
  • Fenofibrate 

Cơ chế – Tác dụng: 

Thuốc nhóm Fibrat kích thích enzym oxy hóa chất béo PPAR alpha, làm giảm tổng hợp triglycerid. Đồng thời nó cũng kích thích tổng hợp enzym Lipoprotein lipase giúp tăng đào thải lipoprotein giàu triglyceride và VLDL. 

Với cơ chế trên, Fibrate có tác dụng chính làm giảm triglycerid là chủ yếu, một số loại thuốc có thêm khả năng tăng tổng hợp HDL – C qua apoA-I và apoA-II.

Chỉ định: Điều trị tăng lipid máu không đáp ứng với các phương pháp thay đổi lối sống 

thuoc-dieu-tri-roi-loan-lipid-mau
Thuốc điều trị rối loạn Lipid máu Fibrate

Chống chỉ định: 

  • Rối loạn chức năng gan, bệnh gan thể hoạt động, tăng men gan không rõ nguyên nhân
  • Rối loạn chức năng thận
  • Đang mắc hoặc có tiền bệnh túi mật

Tác dụng phụ: 

  • Tăng men gan dễ làm tổn thương gan
  • Tổn thương gân cơ, gây yếu cơ do tăng CPK rõ rệt
  • Viêm tụy, tăng nguy cơ sỏi mật 
  • Tổn thương thận 
  • Rối loạn và phát ban dưới da, da nhạy cảm với ánh sáng

Thời điểm dùng: 

  • Có thể sử dụng các Fibrate bất cứ thời điểm nào trong ngày vì chúng không phụ thuộc vào thức ăn. 
  • Khi kết hợp các thuốc Fibrat với Statin, cần chú ý thời điểm sử dụng, nên dùng fibrat vào buổi sáng và statin vào buổi tối. 

Quên liều: Bỏ qua và sử dụng liều kế tiếp, không gấp đôi liều ở liều kế tiếp 

Xử trí khi quá liều: Hiện chưa có thuốc giải độc, nên theo dõi các phản ứng của cơ thể, đến bệnh viện nếu có dấu hiệu bất thường như ngộ độc, mệt mỏi,… 

Lưu ý khi sử dụng: 

  • Không sử dụng gemfibrozil trong nhóm Fibrate và statin do nguy cơ cao bị tiêu cơ vân. 
  • Clofibrate thuộc nhóm Fibrate được khuyến cáo không nên sử dụng vì có nguy cơ gây ung thư đường tiêu hoá, hội chứng viêm cơ.

Thuốc điều trị rối loạn Lipid máu Ezetimibe 

Ezetimibe là loại thuốc mới được sử dụng hiện nay, có dạng bào chế đơn độc hoặc kết hợp với nhóm thuốc Statin và nhóm Bempedoic. 

Một số dạng bào chế của thuốc trên thị trường: 

  • Viên nén Ezetimibe 10 mg
  • Viên nén phối hợp ezetimibe / simvastatin hàm lượng 10 mg/20 mg, hàm lượng 10 mg/40 mg, 10 mg/80 mg
  • Viên nén phối hợp ezetimibe / bempedoic acid hàm lượng 10 mg/180 mg

Cơ chế – Tác dụng: Ezetimibe có khả năng ức chế hấp thu cholesterol trong thức ăn tại ruột non, nên có tác dụng làm giảm LDL cholesterol. Hiện nay Ezetimibe thường được dùng kết hợp với các loại thuốc Statin để đảm bảo mục tiêu điều trị mong muốn. Trong trường hợp bệnh nhân không dung nạp hoặc chống chỉ định với Statin, có thể sử dụng đơn độc Ezetimibe. 

Chỉ định: Rối loạn lipid máu 

Chống chỉ định: 

  • Bệnh gan đang tiến triển
  • Phụ nữ có thai và cho con bú
  • Trẻ dưới 10 tuổi 

Tác dụng phụ: Dễ gây phản ứng dị ứng

Thời điểm dùng: Không có lưu ý đặc biệt về thời điểm khi dùng đơn độc. Khi dùng cùng với thuốc khác, xem lưu ý bên dưới.

Quên liều: Bỏ qua và sử dụng liều kế tiếp, không gấp đôi liều ở liều kế tiếp 

Xử trí khi quá liều: Hiện chưa có thuốc giải độc, nên theo dõi các phản ứng của cơ thể, đến bệnh viện nếu có dấu hiệu bất thường như ngộ độc, mệt mỏi,… 

Lưu ý quan trọng khi sử dụng Ezetimibe: 

  • Thuốc gắn acid mật: Khi kết hợp với các thuốc nhóm gắn acid mật như cholestyramine hoặc colestipol), hãy uống Ezetimibe cách ít nhất 2 giờ trước hoặc 4 giờ sau khi dùng các thuốc gắn acid mật. Vì 2 loại thuốc này có thể gây tương tác ảnh hưởng tới tác dụng điều trị.
  • Tránh kết hợp hoặc phải thận trọng khi dùng đồng thời Ezetimibe với thuốc kháng acid Fenofibrate, Cyclosporine,
  • Các thuốc nhóm Statin khi kết hợp với Ezetimibe có thể làm tăng độc tính trên gan và trên cơ, nếu đang dùng 2 loại thuốc này người bệnh cần theo dõi các tác dụng phụ. Nếu thấy có dấu hiệu bất thường nên đến cơ sở y tế gần nhất. 

Thuốc điều trị rối loạn lipid máu nhóm Resin gắn acid mật

Hiện nay nhóm Resin hạ mỡ máu ít được kê đơn trong điều trị rối loạn chuyển hóa lipid. Chúng thường được sử dụng kết hợp với Statin khi người bệnh không dung nạp hoặc chống chỉ định với loại thuốc Statin. 

Tên một số loại thuốc nhóm Resin gắn acid mật:

  • Cholestyramin
  • Colestipol
  • Colesevelam

Cơ chế – Tác dụng: Resin liên kết với các axit mật tạo thành phức hợp không thể hấp thu được và thải ra ngoài theo phân, làm tăng quá trình oxy hóa cholesterol thành axit mật. Nhờ đó, các thuốc Resin gắn acid mật có tác dụng làm giảm lipid trong máu (chủ yếu là cholesterol và LDL – C).

Chỉ định: 

  • Dự phòng các bệnh tim mạch 
  • Tăng cholesterol máu nguyên phát không đáp ứng với chế độ ăn kiêng và các phương pháp khác
  • Điều trị rối loạn lipid máu với cholesterol cao với triglycerid bình thường hoặc tăng nhẹ

Chống chỉ định: 

  • Không sử dụng cho bệnh nhân tăng triglycerid quá cao
  • Tắc mật hoàn toàn

Tác dụng phụ

  • Rối loạn tiêu hóa: Đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng, táo bón, phân có màu đen,…
  • Ảnh hưởng đến xương: Loãng xương, yếu xương 
  • Dễ chảy máu do giảm bạch cầu trong máu

Quên liều: Bỏ qua và sử dụng liều kế tiếp, không gấp đôi liều ở liều kế tiếp 

Xử trí khi quá liều: Hiện chưa có thuốc giải độc, nên theo dõi các phản ứng của cơ thể, đến bệnh viện nếu có dấu hiệu bất thường như ngộ độc, mệt mỏi,…

Sử dụng thuốc rối loạn Lipid máu khi nào cần đi khám?

Rối loạn Lipid máu thường chỉ sử dụng thuốc tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, trong trường hợp có các dấu hiệu bất thường cho thấy bạn đang gặp phản ứng phụ của thuốc hoặc có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch thì cần gặp bác sĩ ngay.

Một số dấu hiệu cụ thể như sau: 

  • Mệt mỏi quá mức
  • Đau cơ
  • Ngất
  • Nôn, mửa
Câu hỏi thường gặp

Việc sử dụng thuốc mỡ máu phụ thuộc vào tình trạng mỡ máu của bạn. Nếu chỉ số mỡ máu vẫn cao sau khi ngừng thuốc, bạn cần tiếp tục điều trị.

Bạn nên thường xuyên kiểm tra mỡ máu và tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh liều lượng hoặc loại thuốc phù hợp.

Bên cạnh việc dùng thuốc, thay đổi lối sống lành mạnh như ăn uống khoa học, tập thể dục thường xuyên đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát mỡ máu.

Triglyceride cao là tình trạng lượng chất béo trung tính trong máu vượt mức cho phép, tiềm ẩn nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe.

  • Bệnh tim mạch: Tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, đau tim, đột quỵ.
  • Viêm tụy cấp: Gây đau bụng dữ dội, buồn nôn, sốt.
  • Gan nhiễm mỡ: Tổn thương gan, dẫn đến suy gan.
  • Hội chứng chuyển hóa: Tăng nguy cơ tiểu đường, huyết áp cao.

Kiểm soát triglyceride cao bằng chế độ ăn lành mạnh, tập luyện đều đặn và tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ là chìa khóa bảo vệ sức khỏe toàn diện.

Máu nhiễm mỡ có hiến máu được không? Câu trả lời là phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng máu nhiễm mỡ.

  • Trường hợp máu nhiễm mỡ nhẹ: Nếu chỉ số mỡ máu không quá cao và chưa gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe, bạn vẫn có thể hiến máu. Tuy nhiên, cần thông báo tình trạng sức khỏe của mình cho nhân viên y tế trước khi hiến máu.
  • Trường hợp máu nhiễm mỡ nặng: Nếu chỉ số mỡ máu cao, bạn không nên hiến máu vì có thể ảnh hưởng đến chất lượng máu và gây khó khăn trong quá trình bảo quản và sử dụng.

Hiến máu là một hành động cao đẹp, nhưng hãy luôn ưu tiên bảo vệ sức khỏe của bản thân và người nhận máu. Nếu bạn không chắc chắn về tình trạng sức khỏe của mình, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định hiến máu.

Mỡ máu cao, hay rối loạn lipid máu, thường không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa mỡ máu cao và đau đầu.

  • Tăng huyết áp: Mỡ máu cao làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, dẫn đến tăng huyết áp - một nguyên nhân phổ biến gây đau đầu.
  • Giảm lưu lượng máu: Mảng bám cholesterol tích tụ trong mạch máu có thể cản trở lưu thông máu lên não, gây đau đầu.
  • Viêm: Mỡ máu cao có thể kích thích phản ứng viêm trong cơ thể, góp phần gây đau đầu.

Nếu bạn thường xuyên bị đau đầu và nghi ngờ có thể liên quan đến mỡ máu cao, hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Máu nhiễm mỡ khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho thai nhi.

  • Nguy cơ cho mẹ: Tiền sản giật, sản giật, tăng huyết áp, các bệnh lý về tim mạch, gan, thận.
  • Nguy cơ cho thai nhi: Sinh non, nhẹ cân, dị tật bẩm sinh, thậm chí tử vong.
  • Nguy cơ di truyền: Trẻ sinh ra có nguy cơ cao bị máu nhiễm mỡ.

Điều quan trọng là phát hiện và kiểm soát mỡ máu từ sớm thông qua chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện phù hợp và tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan