Chỉ số mỡ máu giúp đánh giá mức độ mỡ trong máu và các yếu tố nguy cơ bệnh lý tim mạch khác. Vậy từng chỉ số có ý nghĩa như thế nào? Cách đọc trên phiếu xét nghiệm mỡ máu ra sao? Tất tần tật các thông tin quan trọng về chỉ số mỡ máu được tổng hợp trong bài viết sau, mời bạn đọc tham khảo.
1.4 chỉ số mỡ máu cơ bản và ý nghĩa
Mỡ máu gồm 2 thành phần chính là cholesterol và triglycerid. Tuy nhiên, cholesterol không tan trong máu nên nó cần kết hợp với protein tự do khác để vận chuyển. Khi cholesterol kết hợp với lipoprotein tỷ trọng thấp, nó được gọi là lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp (ký hiệu LDL-C). Khi cholesterol kết hợp với lipoprotein tỷ trọng cao, nó được gọi là lipoprotein cholesterol tỷ trọng cao (ký hiệu HDL – C).
Do đó, để định lượng mỡ trong máu, bác sĩ chuyên khoa sẽ đánh giá 4 chỉ số chính gồm cholesterol toàn phần, LDL – C, triglyceride, HDL – C. Đơn vị đo chỉ số mỡ máu có thể là mg/dL hoặc mmol/L.
1.1 Cholesterol toàn phần
Cholesterol toàn phần là tổng lượng cholesterol có trong máu, bao gồm HDL – C, LDL – C và chất béo trung tính triglyceride.
Cholesterol được tổng hợp và ester hóa (kết hợp với acid béo) chủ yếu tại gan. Cơ thể người có khoảng 70% cholesterol được tổng hợp và este hóa tại gan, 30% được di chuyển vào máu. Tuy nhiên khi thực hiện xét nghiệm mỡ máu, chúng không tách rời được mà đo lường cả 2 loại cholesterol lại với nhau.
Đánh giá Cholesterol toàn phần theo các ngưỡng như sau:
- Bình thường: <200 mg/dL (5,1 mmol/L)
- Mức ranh giới cao: Từ 200 – 239 mg/dL (5,1 – 6,2 mmol/L)
- Mức cao: >= 240 mg/dL (6,2 mmol/L)
Cholesterol toàn phần càng cao càng dễ gây lắng đọng mỡ trong máu dẫn tới xơ vữa động mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, gây tắc mật, đái tháo đường,…
1.2 LDL – Cholesterol
LDL – Cholesterol có tên đầy đủ theo tiếng anh là low density lipoprotein cholesterol, (lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp). LDL – Cholesterol được coi là “cholesterol xấu” vì chúng tích tụ trong lòng mạch làm xơ vữa động mạch, dẫn tới tăng nguy cơ các bệnh lý tim mạch khác. Theo đó LDL – C càng cao càng gây hại cho sức khỏe.
Đánh giá LDL – Cholesterol theo các ngưỡng như sau:
- Bình thường: < 130 mg/dl (3,3 mmol/ L)
- Mức ranh giới cao: Từ 130 – 159 mg/dl (3,3 – 4,1 mmol/L)
- Mức cao: >160 mg/dl (4,1 mmol/L)
1.3 HDL – Cholesterol
HDL – Cholesterol tên đầy đủ là High Density Lipoprotein Cholesterol (còn gọi là lipoprotein cholesterol tỷ trọng cao). HDL – C được xem là mỡ máu tốt, có vai trò vận chuyển các loại cholesterol xấu về gan để tiêu hủy, bảo vệ thành mạch, bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Đánh giá HDL – C theo các ngưỡng như sau:
- Bình thường: > 50 mg/dL (>1.3mmol/l)
- Ngưỡng thấp: < 40 mg/dL (<1 mmol/l)
HDL – C càng giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và các biến chứng trên tim mạch càng tăng.
1.4 Triglyceride
Triglyceride là chất béo trung tính có mặt nhiều ở tế bào gan và tế bào mỡ. Triglycerid được sản sinh từ 2 nguồn, đó là thức ăn và do gan tổng hợp. Khi vào cơ thể chúng được phân tách hấp thụ thành năng lượng. Khi nồng độ triglyceride quá lớn, thừa nhiều so với nhu cầu cơ thế sẽ tích tụ lại trong máu gây rối loạn mỡ máu và nhiều biến chứng khác.
Đánh giá Triglyceride theo các ngưỡng như sau:
- Bình thường: <150 mg/dL (1,7 mmol/L)
- Mức ranh giới cao: 150 – 199 mg/dL (1.7 – 2 mmol/L)
- Mức cao: 200 – 499 mg/dL (2 – 6 mmol/L)
- Mức rất cao: > 500 mg/dL (trên 6 mmol/L)
Tương tự như cholesterol, triglyceride tăng cao dễ gây xơ vữa động mạch và các biến chứng tim mạch khác. Ngoài ra, khi triglyceride ở mức rất cao (trên 500 mg/dL) có thể gây viêm tụy cấp.
2. Bảng chỉ số mỡ máu và ký hiệu
Các chỉ số mỡ máu có trong phiếu xét nghiệm có thể được viết theo tên tiếng Anh, tiếng Việt hoặc viết tắt. Tham khảo bảng sau để nhận biết các ký hiệu chỉ số mỡ máu và khoảng giá trị bình thường.
3. Hướng dẫn cách đọc chỉ số mỡ máu
3.1 Chỉ số mỡ máu bình thường
Chỉ số mỡ máu bình thường khi cả 4 chỉ số trên đều nằm trong ngưỡng cho phép, tức là nằm trong khoảng tham số bình thường theo bảng hướng dẫn ở trên.
3.2 Chỉ số mỡ máu bao nhiêu là cao?
Chỉ số mỡ máu cao là khi có ít nhất 1 trong 4 các chỉ số trên nằm ngoài ngưỡng cho phép, cụ thể như sau:
- Cholesterol toàn phần: > 200 mg/dL (>5,1mmol/L)
- LDL Cholesterol: > 160 mg/dL (3,3 mmol/L)
- HDL Cholesterol: < 40 mg/dL (>1,1mmol/L)
- Triglyceride: > 150 mg/dL (1,7 mmol/L)
3.3 Chỉ số mỡ máu bao nhiêu là nguy hiểm?
Các chỉ số mỡ máu nằm ngoài ngưỡng cho phép đều có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào nồng độ mỡ trong máu và các yếu tố khác như tình trạng sức khỏe, bệnh nền, nguy cơ tim mạch. Bạn nên lắng nghe ý kiến bác sĩ để được đánh giá đúng mức độ nguy hiểm và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe tốt nhất, tránh các biến chứng đáng tiếc.
Khi LDL – C, cholesterol, triglycerid càng cao hoặc HDL – C càng nhỏ thì nguy cơ gây xơ vữa động mạch, đột quỵ, các bệnh tim mạch càng lớn.
Mức khuyến cáo chỉ số LDL – C gây có thể nguy hiểm như sau:
- Nguy cơ bệnh lý tim mạch cao (có bệnh mạch vành hoặc có các bệnh tương đương bệnh mạch vành (nguy cơ 10 năm > 20%)): LDL – C > 100 mg/dL.
- Nguy cơ bệnh lý tim mạch trung bình cao (có từ 2 yếu tố nguy cơ (nguy cơ 10 năm 10-20%)): LDL – C > 130 mg/dL
- Nguy cơ bệnh lý tim mạch trung bình (có từ 2 yếu tố nguy cơ (nguy cơ 10 năm < 10%)): LDL – C > 160mg/dL
- Nguy cơ bệnh lý tim mạch trung bình (có 0 – 1 yếu tố nguy cơ, không có bệnh mạch vành hay bệnh tương đương bệnh mạch vành): LDL – C > 190 mg/dL
4. Xét nghiệm chỉ số mỡ máu
4.1 Bộ xét nghiệm mỡ máu là gì?
Bộ xét nghiệm mỡ máu là 4 chỉ số mỡ máu ở trên gồm cholesterol toàn phần, LDL cholesterol, HDL Cholesterol và triglyceride. Thông thường để đánh giá mức độ mỡ trong máu và nguy cơ tim mạch, đưa ra phác đồ điều trị hợp lý, bác sĩ sẽ tiến hành đo lường cả 4 chỉ số ở trên.
4.2 Xét nghiệm mỡ máu bao nhiêu tiền?
Chi phí xét nghiệm mỡ máu phụ thuộc vào cơ sở và dịch vụ thực hiện. Chi phí trung bình khoảng 25.000 đồng đến 50.000 đồng/ 1 chỉ số.
4.3 Xét nghiệm mỡ máu có cần nhịn ăn không?
Thức ăn có ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm mỡ máu, do đó người bệnh thực hiện kiểm tra chỉ số máu nhiễm mỡ cần nhịn ăn tối thiểu 12h. Các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân nên thực hiện lấy mẫu máu để định lượng mỡ máu vào buổi sáng, sau khi thức dậy và chưa ăn uống gì (trừ nước lọc tinh khiết).
4.4 Xét nghiệm mỡ máu bao lâu một lần?
Xét nghiệm mỡ máu bao lâu 1 lần phụ thuộc vào tình hình sức khỏe, môi trường công việc,… Cụ thể một số trường hợp như sau:
- Người đang điều trị rối loạn mỡ máu, cần thực hiện lịch khám và xét nghiệm theo hướng dẫn của bác sĩ, thường là sau 1 đợt điều trị khoảng 1 – 3 tháng.
- Người có bệnh tim mạch kèm tiền sử mỡ máu cao nên thực hiện khoảng 2 – 3 lần/ năm.
- Với đối tượng có yếu tố nguy cơ mỡ máu cao như: Tiền sử gia đình có người mỡ máu cao, người thừa cân, béo phì, ít vận động, thói quen ăn uống không khoa học, bệnh nền (tiểu đường, huyết áp,…) nên xét nghiệm 1 – 2 lần/ năm.
- Người bình thường (trên 20 tuổi) nên thực hiện 5 năm/ lần.
5. Cách kiểm soát chỉ số mỡ máu
Để kiểm soát máu nhiễm mỡ, bạn cần có lối sống khoa học theo hướng dẫn như sau:
- Hạn chế ăn thực phẩm làm tăng chỉ số máu nhiễm mỡ: Hạn chế ăn thịt đỏ, mỡ, nội tạng động vật; thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, bơ, lòng đỏ trứng gà,…
- Tăng cường ăn thực phẩm giàu chất xơ hòa tan: Rau xanh, các loại củ quả,…
- Vận động thể lực giúp tăng cường chuyển hóa mỡ: Nên tập ít nhất 30 phút/ ngày, lựa chọn các phương pháp tập theo sở thích và điều kiện. Có thể tham gia các câu lạc bộ thể thao để duy trì thói quen.
- Hạn chế sử dụng thuốc lá: Vì thuốc lá làm tăng nguy cơ các bệnh lý tim mạch và làm tăng các chỉ số máu xấu, giảm các chỉ số máu tốt.
- Kiểm soát stress: Nên để tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng vì tình trạng này kéo dài dễ làm sản sinh cortisol gây tăng các chỉ số mỡ máu.
Máu nhiễm mỡ có hiến máu được không? Câu trả lời là phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng máu nhiễm mỡ.
- Trường hợp máu nhiễm mỡ nhẹ: Nếu chỉ số mỡ máu không quá cao và chưa gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe, bạn vẫn có thể hiến máu. Tuy nhiên, cần thông báo tình trạng sức khỏe của mình cho nhân viên y tế trước khi hiến máu.
- Trường hợp máu nhiễm mỡ nặng: Nếu chỉ số mỡ máu cao, bạn không nên hiến máu vì có thể ảnh hưởng đến chất lượng máu và gây khó khăn trong quá trình bảo quản và sử dụng.
Hiến máu là một hành động cao đẹp, nhưng hãy luôn ưu tiên bảo vệ sức khỏe của bản thân và người nhận máu. Nếu bạn không chắc chắn về tình trạng sức khỏe của mình, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định hiến máu.
Mỡ máu cao, hay rối loạn lipid máu, thường không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa mỡ máu cao và đau đầu.
- Tăng huyết áp: Mỡ máu cao làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, dẫn đến tăng huyết áp - một nguyên nhân phổ biến gây đau đầu.
- Giảm lưu lượng máu: Mảng bám cholesterol tích tụ trong mạch máu có thể cản trở lưu thông máu lên não, gây đau đầu.
- Viêm: Mỡ máu cao có thể kích thích phản ứng viêm trong cơ thể, góp phần gây đau đầu.
Nếu bạn thường xuyên bị đau đầu và nghi ngờ có thể liên quan đến mỡ máu cao, hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Triglyceride cao là tình trạng lượng chất béo trung tính trong máu vượt mức cho phép, tiềm ẩn nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe.
- Bệnh tim mạch: Tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, đau tim, đột quỵ.
- Viêm tụy cấp: Gây đau bụng dữ dội, buồn nôn, sốt.
- Gan nhiễm mỡ: Tổn thương gan, dẫn đến suy gan.
- Hội chứng chuyển hóa: Tăng nguy cơ tiểu đường, huyết áp cao.
Kiểm soát triglyceride cao bằng chế độ ăn lành mạnh, tập luyện đều đặn và tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ là chìa khóa bảo vệ sức khỏe toàn diện.
Máu nhiễm mỡ khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho thai nhi.
- Nguy cơ cho mẹ: Tiền sản giật, sản giật, tăng huyết áp, các bệnh lý về tim mạch, gan, thận.
- Nguy cơ cho thai nhi: Sinh non, nhẹ cân, dị tật bẩm sinh, thậm chí tử vong.
- Nguy cơ di truyền: Trẻ sinh ra có nguy cơ cao bị máu nhiễm mỡ.
Điều quan trọng là phát hiện và kiểm soát mỡ máu từ sớm thông qua chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện phù hợp và tuân thủ chỉ định của bác sĩ.
Việc sử dụng thuốc mỡ máu phụ thuộc vào tình trạng mỡ máu của bạn. Nếu chỉ số mỡ máu vẫn cao sau khi ngừng thuốc, bạn cần tiếp tục điều trị.
Bạn nên thường xuyên kiểm tra mỡ máu và tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh liều lượng hoặc loại thuốc phù hợp.
Bên cạnh việc dùng thuốc, thay đổi lối sống lành mạnh như ăn uống khoa học, tập thể dục thường xuyên đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát mỡ máu.
Câu trả lời là CÓ. Omega 3 không chỉ an toàn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho người bị gan nhiễm mỡ:
- Giảm mỡ gan: Omega 3 giúp giảm tích tụ mỡ trong gan, hỗ trợ cải thiện chức năng gan
- Chống viêm: Tính chất chống viêm của Omega 3 giúp làm giảm tình trạng viêm nhiễm trong gan
- Bảo vệ tim mạch: Omega 3 có lợi cho sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch thường gặp ở người gan nhiễm mỡ