Viêm amidan mãn tính là tình trạng viêm nhiễm nặng, dai dẳng, tái phát nhiều lần của bệnh viêm amidan cấp. Nếu không được điều trị sớm và tích cực, người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm trong đó có viêm cầu thận, nhiễm trùng huyết và ung thư vòm họng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các nhận biết, chữa trị và phòng tránh hiệu quả căn bệnh này.
Tổng quan về bệnh viêm amidan mãn tính
Viêm amidan mãn tính mãn tính là bệnh gì? - Thực chất đây là tình trạng viêm amidan ở cấp độ nặng, kéo dài ít nhất 1 tháng hoặc tái phát nhiều lần trong năm. Bệnh thường khởi phát do vi khuẩn, virus xâm nhập và gây nhiễm trùng. Có thể coi viêm amidan mãn tính là hậu quả của tình trạng viêm amidan cấp tính không được điều trị triệt để và đúng cách.
Viêm amidan mãn tính có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, gây nhiều triệu chứng khó chịu như khó thở, sưng viêm, đau rát họng, hôi miệng… Tình trạng viêm nhiễm lặp đi lặp lại nhiều lần khiến các khe, hốc của amidan chứa đầy vi khuẩn, trở thành các ổ viêm nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, viêm amidan mãn tính có thể gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh.
Phân loại các thể bệnh amidan mạn tính
Dựa vào hình thái viêm nhiễm, viêm amidan mãn tính được chia thành 3 loại:
- Viêm amidan hốc mủ: Thể bệnh này được đặc trưng bởi các hạch mủ màu trắng đục, kích thước to nhỏ khác nhau, chứa đầy dịch mủ, có mùi hôi tanh đặc trưng.
- Viêm amidan quá phát: Biểu hiện đặc trưng của thể bệnh này là sự tăng kích thước amidan bị viêm theo các cấp độ. Ở cấp độ cao nhất, amidan 2 bên sưng to, tấy đỏ, có thể chạm vào nhau dẫn tới khó thở, khó nuốt, thậm chí là ngưng thở khi ngủ. Thể bệnh này thường gặp nhiều ở trẻ em.
- Viêm amidan mạn thể xơ teo: Đặc trưng của thể bệnh này trái ngược hoàn toàn với thể viêm amidan quá phát: Amidan 2 bên hẹp, teo lại, bề mặt xuất hiện có các xơ mủ trắng. Khi quan sát sẽ thấy thành amidan sẫm màu, dày lên và không bằng phẳng. Thể bệnh này thường gặp hơn ở người trưởng thành.
Triệu chứng viêm amidan mãn tính
Viêm amidan mãn tính tái diễn nhiều lần trong năm có thể gây ra một số triệu chứng amidan điển hình như:
- Đau họng: Những cơn đau họng xuất hiện dai dẳng, kéo dài, không có dấu hiệu dừng lại. Đau tăng khi ho và nuốt.
- Khô rát họng: Họng khô ngứa, khi nuốt có cảm giác vướng víu như có dị vật trong cổ họng.
- Amidan sưng viêm: Quan sát amidan thấy sưng đỏ, có hạch trắng, bề mặt gồ ghề, xuất hiện nhiều giả mạc.
- Sốt: Thường sốt nhẹ và vừa, ngây ngấy sốt về chiều
- Ho: Ho khan, thường xuất hiện nhiều vào buổi sáng. Nếu vi khuẩn di chuyển xuống gây bệnh ở phế quản, phổi, người bệnh có thể xuất hiện đờm khi ho.
- Hôi miệng: Hiện tượng giảm tiết dịch vị ở khoang miệng cùng với sự hình thành các hạch mủ, chứa đầy dịch khiến hơi thở người bệnh có mùi hôi. Tình trạng này có thể giảm khi đánh răng nhưng không hết hẳn.
- Nổi hạch ở cổ: Các hạch bạch huyết có thể xuất hiện ở cổ, dưới 2 hàm, ấn vào thấy đau.
- Triệu chứng khác: Nuốt đau, toàn thân mệt mỏi, chán ăn, biếng ăn ở trẻ nhỏ...
Nguyên nhân gây bệnh
Nhiễm trùng là nguyên nhân chính gây bệnh viêm amidan mãn tính ở người lớn và trẻ em:
- Virus: 80% các trường hợp nhiễm trùng tại amidan là do virus. Thường gặp virus cúm, Parainfluenza, Adenovirus, RSV, Epstein-Barr, Herpes simplex, Enterovirus…
- Vi khuẩn: như phế cầu, tụ cầu, xoắn khuẩn, liên cầu, Mycoplasma...
Bên cạnh đó, các yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
- Vệ sinh cá nhân kém, không thường xuyên đánh răng, súc họng - miệng
- Môi trường ô nhiễm, khói bụi, thuốc lá, hơi hóa chất độc hại
- Tiền sử mắc các bệnh nhiễm khuẩn gần đây như viêm họng, viêm xoang, viêm lợi, sâu răng, trào ngược dạ dày, viêm tai giữa…
- Cấu trúc amidan bất thường, nhiều khe hốc
- Thay đổi thời tiết đột ngột
Bị viêm amidan mãn tính có nguy hiểm không? Có chữa được không?
Các chuyên gia Tai - Mũi - Họng nhận định, viêm amidan không phải là bệnh lý nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh lý này chuyển sang giai đoạn mãn tính thì mức độ nguy hiểm sẽ nghiêm trọng hơn, việc điều trị cũng khó khăn hơn.
Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, các triệu chứng như đau rát họng, đau tai, sưng viêm amidan sẽ trở nên nặng hơn. Người bệnh có thể cảm thấy đau họng ngay cả khi hít thở, nuốt nước bọt. Nghiêm trọng hơn, viêm amidan mãn tính có thể tiến triển thành nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Đó là:
- Áp xe amidan: Sốt cao, họng đau dữ dội, môi khô, hơi thở hôi…
- Viêm mô tế bào amidan: Cứng khít hàm, khó cử động hàm, đau họng nặng, nuốt đau.
- Viêm xoang, viêm tai giữa, viêm họng mãn tính, viêm hạch cổ: là những biến chứng tại các bộ phận lân cận amidan
- Viêm thanh - khí - phế quản, viêm phổi: Do vi khuẩn di chuyển xuống đường hô hấp dưới, gây viêm nhiễm tại đây.
- Viêm cầu thận cấp, viêm khớp cấp, thấp tim, viêm nội tâm mạc, viêm não, viêm màng não: Là những biến chứng có thể gặp nếu người bệnh bị viêm amidan do liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A.
- Nhiễm trùng huyết: Xảy ra khi vi khuẩn đi vào máu. Nếu không được kịp soát kịp thời, người bệnh có thể tử vong do sốc nhiễm khuẩn.
- Ung thư amidan, ung thư vòm họng: Là biến chứng nặng và nguy hiểm nhất người bệnh có thể gặp phải.
Có thể thấy, bệnh viêm amidan mãn tính có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Bệnh có tính chất dai dẳng, tái phát nhiều đợt trong năm, khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát nếu yếu tố thuận lợi.
Bởi tính chất lặp đi lặp lại, tái phát nhiều lần nên không ít bệnh nhân lầm tưởng rằng đây là căn bệnh không điều trị được. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, vấn đề viêm amidan mãn tính có chữa được không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu được phát hiện sớm, điều trị tích cực, đúng cách, bệnh hoàn toàn có thể được chữa khỏi, không gây biến chứng. Điều quan trọng là người bệnh cần kiên trì và tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
Cách phòng tránh viêm amidan
Bên cạnh việc chủ động điều trị tích cực, dứt điểm, người bệnh cần phải có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để phòng ngừa viêm amidan tái phát. Cụ thể:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, chú ý ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi, uống nhiều nước. Hạn chế các thực phẩm nhiều gia vị cay nóng, nước đá, kem lạnh….
- Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc lá và các chất kích thích có hại cho cổ họng như rượu bia, cà phê…
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài, giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi
- Hạn chế đến khu vực ô nhiễm, nhiều hơi hóa chất độc hại, khói bụi…
- Điều trị triệt để các bệnh viêm nhiễm, hạn chế tiếp xúc với người đang mắc các bệnh viêm đường hô hấp và bệnh nhiễm trùng khác.
- Vệ sinh tai mũi họng thường xuyên, sạch sẽ và đúng cách
- Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn
Cách điều trị amidan mãn tính ở người lớn và trẻ em
Dưới đây là một số giải pháp điều trị viêm amidan mãn tính ở trẻ em và người lớn. Người bệnh có thể tham khảo và cân nhắc lựa chọn dựa trên các yếu tố: độ tuổi, thể trạng, cơ địa và mức độ nặng của bệnh. Các phương pháp điều trị viêm amidan mãn tính gồm:
1. Điều trị viêm amidan mãn tính tại nhà bằng các bài thuốc dân gian
Các mẹo dân gian này sử dụng nguyên liệu là thảo dược tự nhiên, sẵn có, khá na toàn và lành tính. Cách thực hiện đơn giản, không tốn kém nhiều chi phí. Vì vậy phương pháp này thường phù hợp với rất nhiều đối tượng.
Các bài thuốc dân gian chữa viêm amidan mãn tính tại nhà có thể tham khảo gồm:
- Bài thuốc từ rau diếp cá: Người bệnh có thể ăn sống 1 nắm rau diếp cá sạch mỗi ngày để giảm đau, hạ sốt, thanh nhiệt cơ thể, làm dịu cổ họng và nhanh chóng làm lành các tổn thương tại niêm mạc hầu họng.
- Bài thuốc từ mật ong: Sử dụng một vài thìa mật ong nguyên chất pha cùng 1 cốc nước ấm và 1 thìa nước cốt chanh hoặc gừng. Bài thuốc này giúp sát khuẩn đường thở, làm dịu cổ họng, giảm sưng viêm amidan hiệu quả.
- Bài thuốc từ tỏi: Thái mỏng vài lát tỏi ngâm cùng mật ong trong khoảng ít nhất 2 tiếng rồi uống mỗi ngày 1 - 2 lần. Bài thuốc này giúp kháng viêm, diệt khuẩn, giảm viêm tại amidan rất tốt. Ngoài ra còn giúp cải thiện sức đề kháng, giúp hồi phục bệnh nhanh chóng.
Ngoài những bài thuốc trên, người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc khác từ lá đinh lăng, cây lược vàng, bột nghệ, chanh, quất… Hầu hết các bài thuốc chữa viêm amidan mãn tính tại nhà này đều ít gây tác dụng phụ lên cơ thể người sử dụng.
Tuy nhiên, hiệu quả của bài thuốc còn chưa được kiểm chứng rõ ràng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là cơ địa người bệnh. Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh chỉ nên sử dụng phương pháp này trong trường hợp bệnh nhẹ. Và nên tham vấn ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng để đảm bảo an toàn.
2. Viêm amidan mãn tính uống thuốc gì? Có cần uống kháng sinh không?
Các loại thuốc trị viêm amidan mãn tính của tây y có ưu điểm tiện lợi và cho tác dụng nhanh. Ngay sau khi được chẩn đoán xác định bệnh, các bác sĩ có thể kê đơn 1 số loại thuốc dưới đây:
- Thuốc kháng sinh: Penicillin G, Amoxicillin, Ampicillin, Erythromycin, Clarithromycin… Kháng sinh được sử dụng trong các đợt cấp hoặc ngừa biến chứng của viêm amidan mãn tính. Thời gian sử dụng thường là 5 -7 ngày/đợt.
- Thuốc hạ sốt, giảm đau NSAIDs: Paracetamol (Efferalgan), Ibuprofen
- Thuốc chống viêm, giảm phù nề: Alphachymotrypsin (Alpha Chay), Amitase, Prednisolon, Methylprednisolone…
- Thuốc giảm ho, long đờm: Terpin Codein, Dextromethorphan, Bromhexin..
- Thuốc súc họng: Betadine, Oropivalone, NaCl 0.9%….
Thuốc Tây y có tác dụng cải thiện triệu chứng. Do vậy, viêm amidan mãn tính uống thuốc gì sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng người bệnh gặp phải. Không nhất thiết cần sử dụng tất cả các thuốc trên khi điều trị viêm amidan mãn tính.
Các loại thuốc Tây y chữa viêm amidan mãn tính có thể gây ra một số tác dụng phụ như viêm gan, loét dạ dày, suy thận, giòn xương… đặc biệt là khi dùng trong thời gian dài. Do vậy, người bệnh nên tuyệt đối tuân thủ các hướng dẫn dùng thuốc và chăm sóc của bác sĩ điều trị. Không tự ý mua thuốc và điều trị bệnh tại nhà để tránh các biến chứng có thể xảy ra.
3. Bị viêm amidan mãn tính có nên cắt không?
Khi viêm amidan tái phát nhiều lần, trở thành mãn tính hoặc đe dọa các biến chứng nguy hiểm, các bác sĩ có thể khuyên cắt amidan. Phẫu thuật cắt amidan hiện nay khá phổ biến, nhanh gọn và không gây nhiều đau đớn. Người bệnh có thể tham khảo các phương pháp phẫu thuật sau:
- Cắt amidan bằng máy Coblator
- Mổ siêu âm
- Kỹ thuật cắt amidan bằng laser
- Cắt amidan bằng Electrocautery
- Phẫu thuật cắt amidan bằng Sluder
Với các trường hợp viêm amidan mạn tính nặng nếu không phẫu thuật kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như tắc đường thở, khó nuốt, nuốt đau, ngủ ngáy hoặc thậm chí ngưng thở khi ngủ… Tuy nhiên, các bác sĩ thường không khuyến khích cắt amidan ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và người lớn trên 45 tuổi. Bởi phẫu thuật này có thể làm suy giảm miễn dịch ở trẻ nhỏ và gây nguy cơ tử vong do nhiều tai biến trong và sau phẫu thuật.
Cắt amidan có thể được cân nhắc trong các trường hợp sau:
- Viêm amidan mạn tính, tái diễn ít nhất 5 - 6 lần/năm
- Viêm amidan gây biến chứng nguy hiểm: Viêm tai giữa, thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận….
- Có hội chứng ngưng thở khi ngủ
- Biến chứng ngủ ngáy, hôi miệng
Không cắt amidan trong các trường hợp có bệnh lý nền rối loạn đông máu, tăng huyết áp, suy tim, viêm gan, suy thận…
4. Chữa triệt để viêm amidan mãn tính bằng thuốc Đông y
Trị amidan mãn tính bằng thuốc Đông y hiện nay là một phương pháp hữu hiệu và triệt để. Hiệu quả của các bài thuốc được đánh giá cao nhờ tính an toàn, ít gây tác dụng phụ. Đặc biệt Đông y tác dụng sâu vào căn nguyên bệnh, giúp loại trừ bệnh tận gốc và ngăn ngừa tái phát. Về lâu dài, các bài thuốc đông y còn mang lại tác dụng điều dưỡng, nâng cao thể trạng và phòng ngừa tái phát bệnh.
Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ các kiến thức bệnh lý để nhận biết và chữa trị bệnh viêm amidan mãn tính. Bệnh lý này có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, nắm vững các kiến thức bệnh lý là cách tốt nhất để phòng tránh căn bệnh này.
Viêm amidan, dù gây khó chịu, KHÔNG lây lan qua tiếp xúc thông thường. Điều này có nghĩa là bạn có thể yên tâm khi gần gũi người bệnh mà không lo bị lây nhiễm.
- Nguyên nhân gây bệnh: Viêm amidan thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra, nhưng bản thân tình trạng viêm không lây.
- Yếu tố di truyền: Mặc dù không lây, viêm amidan có thể mang tính di truyền, đặc biệt là trường hợp viêm tái phát nhiều lần.
- Phòng ngừa: Vệ sinh tay thường xuyên, tránh tiếp xúc gần với người bị nhiễm trùng đường hô hấp, và tăng cường hệ miễn dịch là những biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Đừng để nỗi lo lây nhiễm cản trở bạn quan tâm đến người thân bị viêm amidan. Hãy tìm hiểu thêm về bệnh và cách phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
- NÊN: Đặc biệt hiệu quả trong giai đoạn đầu, viêm nhẹ
- KHÔNG THAY THẾ THUỐC: Trường hợp nặng cần thăm khám, dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ
Cách thực hiện: Pha nước muối loãng, ngậm và súc họng đều đặn nhiều lần/ngày
Lưu ý: Nước muối chỉ hỗ trợ điều trị, không thay thế phác đồ của bác sĩ. Hãy chủ động thăm khám để được tư vấn chính xác!
- Cắt amidan có thể giúp giảm đáng kể tần suất và mức độ nghiêm trọng của viêm amidan.
- Tuy nhiên, nó không đảm bảo hoàn toàn ngăn ngừa viêm họng.
- Viêm họng vẫn có thể xảy ra do các nguyên nhân khác như virus, vi khuẩn, dị ứng, hoặc trào ngược dạ dày thực quản.
Quyết định cắt amidan cần được đưa ra sau khi thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ, cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro. Tìm hiểu kỹ về tình trạng sức khỏe của bạn và các lựa chọn điều trị khác trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Viêm amidan, một tình trạng phổ biến gây đau họng và khó chịu, có thể tự khỏi trong một số trường hợp nhẹ, đặc biệt là khi do virus gây ra. Tuy nhiên, nếu triệu chứng kéo dài hoặc nặng, việc thăm khám bác sĩ là cần thiết để tránh biến chứng.
- Nguyên nhân: Viêm amidan thường do virus hoặc vi khuẩn gây ra
- Triệu chứng: Đau họng, sốt, sưng amidan, khó nuốt
- Tự khỏi: Có thể trong trường hợp nhẹ, do virus, và hệ miễn dịch khỏe mạnh
- Cần thăm khám: Khi triệu chứng nặng, kéo dài, hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn
- Điều trị: Nghỉ ngơi, uống nhiều nước, thuốc giảm đau, kháng sinh (nếu do vi khuẩn)
Cắt amidan có thể là giải pháp cần thiết trong một số trường hợp, nhưng không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt nhất. Cắt amidan khi:
- Viêm amidan tái phát nhiều lần trong năm, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Viêm amidan gây biến chứng như áp xe quanh amidan, viêm khớp, viêm cầu thận...
- Amidan quá to gây khó thở, ngủ ngáy, hoặc ảnh hưởng đến việc ăn uống.
Lưu ý: Cắt amidan là một thủ thuật ngoại khoa, cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa. Quyết định cắt amidan cần dựa trên đánh giá kỹ lưỡng của bác sĩ về tình trạng bệnh và lợi ích, rủi ro của thủ thuật.