Ho đờm có máu tươi khiến nhiều người cảm thấy hoang mang và lo lắng. Khi gặp phải tình trạng này, bạn cần thăm khám chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và điều trị đúng cách. Vì rất có thể đây là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Ho đờm ra máu là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng
Ho đờm ra máu là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng

Ho đờm có máu tươi là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Hệ hô hấp là cơ quan khá nhạy cảm, dễ bị tác nhân gây hại tấn công và gây ra bệnh lý. Ho đờm có máu tươi là dấu hiệu cho thấy hệ hô hấp của bạn đang gặp vấn đề. Khi gặp phải hiện tượng này bạn không được chủ quan trong việc thăm khám và điều trị. Một số bệnh lý có thể gây ra triệu chứng ho đờm có máu tươi là:

  • Đường hô hấp trên bị tổn thương: Khi mắc các bệnh lý viêm nhiễm như viêm họng, viêm xoang, viêm mũi,... nghĩa là niêm mạc đường hô hấp đang bị tổn thương. Nếu chịu phải kích thích quá độ mạch máu bên dưới niêm mạc sẽ vỡ ra và gây chảy máu. Lúc này người bệnh sẽ có triệu chứng ho đờm có máu tươi.
  • Do trào ngược dạ dày: Đây là hiện tượng acid tiêu hóa bên trong dạ dày trào ngược lên trên thực quản và vùng họng. Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ khiến lớp niêm mạc lót trong bị tổn thương và xung huyết. Khi mạch máu bị tác động cũng sẽ gây chảy máu và gây ra hiện tượng ho đờm có máu tươi.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp dưới: Các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp dưới như lao phổi, viêm phổi, viêm phế quản kinh niên,... cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng ho đờm có máu tươi. Đây là những bệnh lý nguy hiểm cần được xử lý kịp thời để tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe:
  • Ung thư: Ho đờm có máu tươi cũng là dấu hiệu của một số bệnh lý ung thư nguy hiểm như ung thư phổi, ung thư vòm họng,... Đây là những bệnh lý nguy hiểm đe dọa trực tiếp đến tính mạng, vì thế bạn không được chủ quan trong việc điều trị.
  • Các bệnh lý khác: Ho đờm có máu cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác như tắc nghẽn phổi mãn tính, giãn phế quản, tắc mạch phổi,...

Đường hô hấp bị tổn thương là nguyên nhân gây ho đờm ra máu thường gặp
Đường hô hấp bị tổn thương là nguyên nhân gây ho đờm ra máu thường gặp

Triệu chứng của bệnh ho đờm có máu

Ho có đờm là phản xạ của cơ thể để loại bỏ tác nhân gây hại bên trong vòm họng ra ngoài. Ho đờm có máu có thể là máu đỏ tươi hoặc màu hồng. Dựa vào triệu chứng mà y khoa chia ho đờm có máu thành nhiều dạng khác nhau. Cụ thể là:

  • Đờm có lẫn máu tươi
  • Đờm có máu đỏ tươi kèm theo bọt
  • Đờm lẫn cục máu đông
  • Đờm xuất hiện tia máu hoặc sợi máu nằm rãi rác bên trong
  • Đờm có màu xanh hoặc vàng, lẫn máu kèm theo mùi hôi khó chịu.

Ho đờm có máu tươi có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt về giới tính hay tuổi tác. Khi gặp phải triệu chứng này nghĩa là sức khỏe bạn đang gặp một số vấn đề nguy hiểm. Vì thế, bạn cần nhanh chóng thăm khám để được chẩn đoán chính xác bệnh lý, từ đó có thể đưa ra hướng khắc phục hiệu quả.

Biện pháp phòng ngừa ho đờm có máu tươi

Ho đờm có máu tươi cũng có nhiều mức độ khác nhau. Nếu bệnh chỉ mới diễn ra với mức độ nhẹ và tần suất không quá nhiều, bạn nên chủ động có các biện pháp phòng ngừa để giảm khả năng khởi phát bệnh. Cụ thể là:

  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp làm loãng đờm và dịch nhầy tồn tại bên trong cổ họng. Bạn có thể uống nước ấm, trà thảo dược, nước ép trái cây tươi,... Tuyệt đối nói không với đồ uống có cồn và chất kích thích để tránh gây hại cho sức khỏe nói chung và hệ hô hấp nói riêng.
  • Súc họng bằng nước muối mỗi ngày giúp làm dịu cảm giác khó chịu ở vòm họng, giảm viêm sưng và ngăn ngừa chảy máu. Bạn cũng có thể pha tinh dầu khuynh diệp với nước ấm để súc miệng giúp làm long đờm.
  • Pha thêm tinh dầu thảo dược vào trong nước ấm để xông hơi hoặc ngâm mình. Dược tính trong tinh dầu sẽ thẩm thấu vào niêm mạc họng và làm long đờm nhanh chóng.
  • Hình thành thói quen ăn uống khoa học để tránh gây kích ứng đến niêm mạc họng và phòng ngừa các bệnh lý về đường tiêu hóa. Ưu tiên sử dụng thức ăn dưới dạng mềm lỏng và dễ tiêu hóa.

Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học trong suốt quá trình điều trị bệnh giúp tổn thương tại đường hô hấp nhanh phục hồi
Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học trong suốt quá trình điều trị bệnh giúp tổn thương tại đường hô hấp nhanh phục hồi

  • Nên tăng cường sử dụng các loại thực phẩm tốt cho hệ hô hấp như mật ong, trái cây tươi, thịt lợn,... Bổ sung các loại gia vị cay vào trong chế biến món ăn giúp hỗ trợ long đờm.
  • Cần kiêng các loại hải sản, thịt gà, sữa và chế phẩm từ sữa,... Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm ngọt nhiều đường.
  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân dễ gây kích thích đến vòm họng như hóa chất, khói thuốc lá, chất tẩy rửa,... Loai bỏ các thói quen xấu dễ gây kích ứng đến vòm họng như la hét, nói nhiều và nhanh,...
  • Dành thời gian để tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp tăng cường sức khỏe tổng thể. Nếu đang sinh sống trong môi trường bị ô nhiễm, bạn nên chuyển nhà khi có điều kiện.

Phương pháp điều trị ho đờm có máu tươi

Ho đờm có máu tươi là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau, khi gặp phải tình trạng này bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín làm kiểm tra để tìm ra chính xác nguyên nhân. Từ đó bác sĩ mới có thể đưa ra phương án trị liệu phù hợp nhất.

Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh thông qua việc quan sát đặc điểm của đờm và máu. Sau đó, chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh. Ví dụ như xét nghiệm máu, chụp x-quang, nội soi, chụp cắt lớp vi tính,... Sau khi đã có chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất giúp cải thiện dứt điểm tình trạng trên.

Thăm khám chuyên khoa ngay khi có triệu chứng ho đờm ra máu tươi để được hướng dẫn điều trị đúng cách
Thăm khám chuyên khoa ngay khi có triệu chứng ho đờm ra máu tươi để được hướng dẫn điều trị đúng cách

Nếu bên trong hệ hô hấp có sự xuất hiện của các khối máu đông thể nhẹ thì có thể điều trị bằng phương pháp nội soi. Ngược lại, nếu các cục máu đông có kích thước lớn gây tắt mạch máu thì phải tiến hành tiểu phẫu chụp động mạch để đả thông. Ở những trường hợp chảy ra quá nhiều, bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành truyền máu để chống sốc vì mất máu.

Ngoài việc thực hiện điều trị chuyên khoa theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cũng có thể kết hợp điều trị bằng mẹo dân gian tại nhà giúp đẩy nhanh tốc độ hồi phục bệnh. Đồng thời, các bài thuốc dân gian còn có khả năng bổ sung dưỡng chất cho người bệnh và mang lại hiệu quả tăng cường sức đề kháng cơ thể.

Khi bị ho đờm có máu tươi, tốt nhất người bệnh nên đến bệnh viện tiến hành thăm khám để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Tuyệt đối không được chủ quan để bệnh diễn ra kéo dài và phát sinh ra các biến chứng nguy hiểm. Đồng thời, người bệnh cũng nên hình thành cho bản thân thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tái phát bệnh.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Điều trị phòng ngừa

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả

Bài viết liên quan