Chàm bội nhiễm (Eczema Herpeticum) là tình trạng virus xâm nhập vào tổn thương da và gây ra hiện tượng nhiễm trùng. Sau khoảng 1 – 2 tuần ủ bệnh, da bắt đầu nổi mụn nước chứa dịch trong, dễ vỡ kèm theo ngứa ngáy và đau rát. Điều trị bệnh lý này phải được tiến hành sớm (tốt nhất là sau 72 giờ tổn thương bùng phát) nhằm kiểm soát tiến triển và ngăn ngừa biến chứng.

Chàm bội nhiễm là gì? Có lây không?

Chàm bội nhiễm (Eczema Herpeticum) là một dạng tổn thương da thứ phát do virus Herpes simplex 1 (HSV1). Virus này thường xâm nhập vào da thông qua vết xước, tác động gãi cào và ma sát hoặc do chăm sóc da không đúng cách.

Chàm bội nhiễm xảy ra khi tiếp xúc với chất tiết/ dịch có chứa virus và phát sinh triệu chứng sau 1 – 2 tuần ủ bệnh. Khác với bệnh chàm đơn thuần, bệnh lý này không chỉ gây tổn thương da tại chỗ mà còn phát sinh một số triệu chứng toàn thân.

chàm bội nhiễm là gì
Bệnh chàm bội nhiễm là gì?

Bệnh thường gặp ở người mắc các thể chàm như viêm da cơ địa, viêm da đầu, viêm da tiếp xúc, chàm tổ đỉa,… Các bệnh da liễu này chỉ gây triệu chứng trên da và hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân. Tuy nhiên khi xuất hiện bội nhiễm, bệnh có thể đe dọa đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời.

Chàm đơn thuần không có khả năng lây nhiễm ngay cả khi tiếp xúc trực tiếp. Ngược lại nếu thương tổn da có bội nhiễm, virus có thể lây nhiễm thông qua tiếp xúc da - da hoặc tiếp xúc gián tiếp qua các vật dụng cá nhân. Chính vì vậy cần thận trọng trong quá trình điều trị và tránh tiếp xúc với người khỏe mạnh – đặc biệt là trẻ nhỏ, người có các bệnh da liễu mãn tính hoặc có hệ miễn dịch suy giảm.

Nhận biết chàm bội nhiễm bằng cách nào?

Chàm bội nhiễm thường phát sinh tổn thương lâm sàng sau 1 – 2 tuần ủ bệnh. Bệnh chủ yếu gây biểu hiện ở những vùng da hở như cổ, mặt và đầu. Tuy nhiên ở một số ít trường hợp, thương tổn da có thể xuất hiện và lan tỏa khắp cơ thể.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh chàm bội nhiễm, bao gồm:

  • Da xuất hiện nhiều mụn nước nhỏ, chứa dịch trong suốt và có kích thước tương đối đồng đều (dao động từ 2 – 4mm)
  • Mụn nước có xu hướng mọc rải rác trên da và dễ vỡ
  • Tổn thương kèm đau rát và ngứa ngáy
  • Ở một số ít trường hợp, mụn nước có thể có màu tím, đen hoặc đỏ
  • Khi mụn nước vỡ tạo thành các vết trợt nông và có xu hướng đóng vảy tiết dày khi xuất hiện bội nhiễm do vi khuẩn
  • Sau đợt bùng phát đầu tiên khoảng 7 – 10 ngày, tổn thương da mới có thể khởi phát ở những vùng da khác
  • Triệu chứng kéo dài từ 2 – 6 tuần và có thể để lại sẹo thâm

Ngoài triệu chứng tại chỗ, chàm bội nhiễm có thể gây ra một số triệu chứng toàn thân như:

  • Ớn lạnh
  • Sốt cao
  • Mệt mỏi
  • Sưng hạch bạch huyết

Ở những trường hợp bệnh nặng, thương tổn da có thể gây sưng đau mí mắt và có thể ảnh hưởng đến thị lực.

Nguyên nhân gây bệnh chàm bội nhiễm

Nguyên nhân trực tiếp gây chàm bội nhiễm là do virus Herpes simplex 1. Tuy nhiên ở một số ít trường hợp, bội nhiễm có thể xảy ra do virus Herpes simplex 2 hoặc một số chủng virus khác. Các chủng virus này có xu hướng gây nhiễm trùng ở những tổn thương da từ trước (tổn thương do các thể của bệnh chàm như viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, bệnh chàm khô,…).

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm bội nhiễm, bao gồm:

  • Không tiến hành điều trị bệnh chàm: Chàm là bệnh da liễu mãn tính, dễ tái phát và rất khó điều trị. Ở những trường hợp không xử lý kịp thời, da có thể bị bong tróc, ngứa ngáy nhiều, nứt nẻ và tạo điều kiện cho virus xâm nhập.
  • Vệ sinh da kém: Vệ sinh da kém là yếu tố thuận lợi để virus Herpes và các chủng virus khác xâm nhập và gây nhiễm trùng da.
  • Lạm dụng thuốc bôi ức chế miễn dịch: Các loại thuốc điều trị chàm như thuốc corticoid và thuốc ức chế calcineurin hoạt động dựa trên cơ chế ức chế hoạt động miễn dịch. Vì vậy khi lạm dụng những loại thuốc này trong một thời gian dài, da có thể mất khả năng đề kháng và tạo điều kiện cho virus, nấm hoặc vi khuẩn xâm nhập.
  • Có thói quen gãi cào: Triệu chứng ngứa dai dẳng do bệnh chàm gây ra kích thích phản ứng gãi cào, chà xát. Tuy nhiên phản ứng này có thể gây xây xước, chảy máu và tăng nguy cơ bội nhiễm.

Theo một số nghiên cứu, người mắc bệnh chàm thường có làn da khô, nhạy cảm và suy giảm màng lipid (hàng rào bảo vệ da). Do đó da mất khả năng chống virus và có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn những vùng da lành.

Chàm bội nhiễm có nguy hiểm không?

Chàm bội nhiễm có mức độ nặng nề và tiến triển phức tạp hơn so với bệnh chàm thông thường. Bệnh không đơn thuần gây tổn thương da mà còn phát sinh triệu chứng đau nhức, sốt, mệt mỏi và ớn lạnh.

Trong những trường hợp không kiểm soát kịp thời, chàm bội nhiễm có thể gây ra một số biến chứng nặng nề như:

  • Ảnh hưởng đến thị lực: Chàm bội nhiễm có xu hướng bùng phát ở vùng da hở - trong đó có da mặt. Nếu tổn thương lan tỏa rộng, virus có thể xâm nhập vào giác mạc, gây nhiễm trùng và mù lòa.
  • Suy nội tạng: Virus Herpes simplex có thể đi vào tuần hoàn máu, gây nhiễm trùng và suy giảm chức năng nội tạng.
  • Tử vong: Tử vong là biến chứng nặng nề nhất của bệnh chàm bội nhiễm. Mặc dù biến chứng này không phổ biến nhưng bạn cần chủ động điều trị để giảm thiểu các tình huống đáng tiếc.

Ngoài các biến chứng kể trên, chàm bội nhiễm còn ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình, làm giảm hiệu suất học tập – làm việc và tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống.

Chẩn đoán bệnh chàm bội nhiễm

Trước khi điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành các thủ thuật chẩn đoán xác định như thăm khám lâm sàng, xét nghiệm PCR dương tính với virus HSV và xét nghiệm tế bào học (nhận thấy hình ảnh tế bào đa nhân khổng lồ).

chàm bội nhiễm ở trẻ em
Chẩn đoán chàm bội nhiễm bao gồm thăm khám lâm sàng, xét nghiệm tế bào học,...

Trong một số trường hợp cần thiết, có thể chẩn đoán phân biệt với những bệnh lý sau:

  • Bệnh chốc lở
  • Mụn rộp sinh dục
  • Zona thần kinh
  • Thủy đậu

Đối với những trường hợp phát sinh tổn thương da nặng và không thể chờ đợi kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể yêu cầu dùng thuốc kháng virus toàn thân nhằm dự phòng biến chứng.

Biện pháp phòng tránh chàm bội nhiễm

Chàm bội nhiễm có thể tái phát khi điều kiện thích hợp. Mặc dù ở lần tái phát sau, bệnh gây ra triệu chứng có mức độ nhẹ hơn so với lần đầu. Tuy nhiên tình trạng tái phát thường xuyên có thể gây thâm sẹo và tác động không nhỏ đến sức khỏe.

Vì vậy cần chủ động thực hiện một số cách phòng ngừa bệnh tái phát như:

  • Người mắc bệnh chàm không nên chà xát, gãi cào lên da và phải giữ vệ sinh da đúng cách.
  • Dùng thuốc ức chế calcineurin và corticoid theo hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý tăng liều lượng hoặc thời gian sử dụng.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với người nghi ngờ nhiễm virus, đồng thời cần hạn chế dùng chung các vật dụng cá nhân như son môi, khăn mặt, quần áo,…
  • Thận trọng khi lựa chọn sản phẩm chăm sóc và trang điểm. Tuyệt đối không dùng sản phẩm kém chất lượng và không rõ nguồn gốc.
  • Khi da xuất hiện vết thương hở, cần sát trùng da để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Các phương pháp điều trị chàm bội nhiễm

Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị trong thời gian sớm nhất. Chậm trễ khi xử lý và khắc phục có thể khiến virus phát triển mạnh, gây tổn thương da nghiêm trọng và phát sinh các biến chứng nặng nề.

1. Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc là biện pháp điều trị đặc hiệu đối với bệnh chàm bội nhiễm. Các loại thuốc được chỉ định, bao gồm:

  • Thuốc kháng virus: Thuốc kháng virus Acyclovir thường được chỉ định trong vòng 72 giờ sau khi phát sinh thương tổn da. Thuốc có tác dụng ức chế các chủng virus thường gặp như Epstein Barr, Varicella zoster và virus Herpes simplex 1. Tuy nhiên loại thuốc này chống chỉ định với người suy gan và suy thận nặng.
  • Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp xuất hiện bội nhiễm do vi khuẩn (chủ yếu là tụ cầu vàng), bác sĩ có thể chỉ định một số loại kháng sinh đường uống nhóm beta-lactam.
  • Thuốc giảm đau và hạ sốt: Chàm bội nhiễm không chỉ gây tổn thương da mà còn làm tăng thân nhiệt, gây đau nhức và mệt mỏi. Để cải thiện các triệu chứng này, có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt và kháng viêm như NSAID hoặc Paracetamol.

Khi bội nhiễm được kiểm soát, nên tích cực trong điều trị bệnh chàm để làm giảm tổn thương da và làm mờ thâm sẹo.

2. Chăm sóc đúng cách

Song song với việc sử dụng thuốc, bạn nên kết hợp với các biện pháp chăm sóc đúng cách nhằm hỗ trợ ức chế virus, tăng sức đề kháng và giảm nhẹ tổn thương da.

Các biện pháp chăm sóc cho người bị chàm bội nhiễm, bao gồm:

  • Tuyệt đối không gãi, cào và chà xát lên da. Tình trạng này có thể khiến da chảy máu và tăng nguy cơ bội nhiễm do vi khuẩn.
  • Nên mặc quần áo có chất liệu mềm, mịn và thấm hút để giảm ma sát và gây bí bách da.
  • Uống nhiều nước và lau người với nước mát để giảm sốt.
  • Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, kẽm và ngũ cốc để nâng cao sức khỏe, hỗ trợ ức chế virus và ngăn ngừa tổn thương lan rộng.
  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân kích ứng trong thời gian điều trị. Phản ứng dị ứng có thể làm nghiêm trọng triệu chứng trên da và gây bất lợi trong quá trình điều trị chàm bội nhiễm.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi và tránh tiếp xúc với người khỏe mạnh.
  • Giữ vệ sinh cơ thể, giặt giũ quần áo và làm sạch vật dụng cá nhân.

Chàm bội nhiễm là một dạng thương tổn da thứ phát do virus Herpes simplex 1 gây ra. Bệnh không chỉ gây tổn thương da mà còn đe dọa đến sức khỏe và tính mạng. Vì vậy ngay khi xuất hiện các biểu hiện trên da, cần thăm khám và tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Câu hỏi thường gặp

Eczema hay còn gọi là viêm da cơ địa, là một bệnh lý da liễu mãn tính gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu bệnh eczema có chữa khỏi được hoàn toàn không?

  • Thực tế điều trị: Hiện nay, chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh eczema.
  • Tập trung kiểm soát: Mục tiêu điều trị chính là kiểm soát các triệu chứng, ngăn ngừa bùng phát, và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
  • Các biện pháp hỗ trợ: Sử dụng thuốc, chăm sóc da đúng cách, và tránh các tác nhân kích thích là những yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát bệnh eczema.

Dù chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn, việc tìm hiểu và áp dụng các biện pháp kiểm soát eczema hiệu quả sẽ giúp người bệnh giảm thiểu khó chịu và sống chung hòa bình với bệnh.

  • Chàm là bệnh mạn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn.
  • Tuy nhiên, các triệu chứng có thể được kiểm soát hiệu quả bằng:
    • Thuốc bôi, thuốc uống theo chỉ định của bác sĩ.
    • Chăm sóc da đúng cách, tránh các tác nhân gây kích ứng.
    • Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống lành mạnh.

Mục tiêu điều trị: Giảm triệu chứng, ngăn ngừa bùng phát, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Chàm sữa, hay còn gọi là viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh, thường không gây ra sẹo vĩnh viễn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đặc biệt khi trẻ gãi mạnh gây tổn thương da hoặc nhiễm trùng, sẹo có thể hình thành.

  • Nguy cơ để lại sẹo:

    • Gãi ngứa mạnh làm tổn thương da
    • Nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào vết thương hở
    • Chàm sữa tiến triển thành chàm thể tạng, khó điều trị hơn
  • Phòng ngừa sẹo:

    • Cắt ngắn móng tay trẻ, đeo bao tay cho trẻ
    • Giữ vệ sinh vùng da bị chàm
    • Điều trị chàm sữa kịp thời, đúng cách

Bệnh chàm (eczema) thường không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống.

  • Các biến chứng tiềm ẩn:

    • Nhiễm trùng da: do gãi ngứa gây trầy xước
    • Mất ngủ: do ngứa ngáy khó chịu
    • Tổn thương tâm lý: do ảnh hưởng đến ngoại hình
  • Khi nào cần đi khám bác sĩ ngay:

    • Chàm lan rộng, có dấu hiệu nhiễm trùng (đỏ, sưng, mủ)
    • Ngứa ngáy dữ dội, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày
    • Các biện pháp tự chăm sóc không hiệu quả

Lời khuyên: Đừng chủ quan với bệnh chàm, hãy thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Câu trả lời là KHÔNG.

  • Eczema không phải là bệnh truyền nhiễm, do đó không thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp.
  • Tuy nhiên, eczema có yếu tố di truyền, nghĩa là nếu cha mẹ mắc bệnh, con cái có nguy cơ cao hơn bị eczema.
  • Các tác nhân môi trường như bụi bẩn, hóa chất, dị ứng nguyên cũng có thể kích hoạt eczema ở những người có cơ địa nhạy cảm.

Hiểu rõ về tính không lây nhiễm của eczema giúp chúng ta yên tâm hơn trong việc chăm sóc và hỗ trợ người bệnh, đồng thời tránh những hiểu lầm không đáng có.

Chàm sữa, một tình trạng viêm da thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường gây ra nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh. Câu hỏi thường trực là liệu bệnh chàm sữa có tự khỏi không? Trên thực tế, chàm sữa CÓ KHẢ NĂNG TỰ KHỎI trong một số trường hợp, đặc biệt là khi bệnh ở mức độ nhẹ và được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, điều này không phải là quy luật chung.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Điều trị phòng ngừa

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả

Bài viết liên quan