Cách trị hắc lào bằng tỏi là phương pháp dân gian được đánh giá cao về hiệu quả. Bạn có thể dùng loại gia vị này ở dạng nguyên chất, kết hợp với rượu, mật ong hoặc chế biến thành món ăn.

Đặc tính của tỏi trong điều trị các bệnh về da

Người ta thường biết đến tỏi với vai trò là một loại gia vị. Ít ai biết rằng đây cũng là một vị thuốc điều trị các bệnh về da như viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, chàm và đặc biệt là hắc lào. Công dụng này đến từ đặc điểm về tính vị và thành phần có trong tỏi.

Cụ thể, theo ghi chép của Đông y, tỏi có tính ấm, vị cay nồng và có mùi hăng. Khi dùng làm dược liệu, tác dụng của nó là kiện tỳ, giải độc, tiêu đờm, sát trùng và trừ giun. Ngoài ra, tỏi còn giúp cầm máu và hỗ trợ làm lành các tổn thương trên da. Khi dùng ngoài da, tỏi có đặc tính kháng viêm và sát trùng mạnh.

Những công dụng của tỏi tiếp tục được y học hiện đại làm rõ dưới góc độ thành phần. Tiêu biểu là các chất như: Diallyl sulfide, ajoene, hydrat carbon, fito xterin, inulin, fito xterin, các loại axit amin tự nhiên… Cùng với đó là các loại vitamin và khoáng chất quan trọng như: Vitamin A, C, D, PP; selenium, canxi, phốt pho và magiê…

Đặc biệt hơn, trong tỏi có chứa hoạt chất allicin. Chất này giúp tỏi hoạt động như một loại kháng sinh. Người ta tính toán được rằng allicin trong tỏi có thể kháng được hơn 70 loại vi khuẩn và nấm khác nhau.

Tỏi được biết đến như một loại kháng sinh tự nhiên nhờ hoạt chất allicin dồi dào.
Tỏi được biết đến như một loại kháng sinh tự nhiên nhờ hoạt chất allicin dồi dào.

Hiệu quả trị hắc lào bằng tỏi

Cách trị hắc lào bằng tỏi là phương pháp điều trị xuất phát từ dân gian. Dù các thành phần trong tỏi được chứng minh có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm và hỗ trợ hồi phục da nhưng chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào nói rõ hiệu quả của phương pháp này.

Để có cái nhìn khách quan hơn về hiệu quả của cách trị hắc lào bằng tỏi, bạn cần biết nguyên nhân gây bệnh. Các nhà khoa học cho biết tác nhân là do vi nấm mang tên Epidermophytone hoặc Trichophyton. Với khả năng tác động như một loại kháng sinh, nhiều người cho rằng tỏi có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh hắc lào.

Thực tế thì tỏi chỉ hiệu quả trong những trường hợp hắc lào dạng nhẹ. Đây đồng thời cũng là đặc điểm chung của các phương pháp điều trị từ thảo dược thiên nhiên. Bên cạnh đó, cách chữa hắc lào bằng tỏi sẽ cần nhiều thời gian hơn để phát huy hiệu quả so với dùng thuốc tân dược. Đổi lại, dùng tỏi sẽ hạn chế được các tác dụng phụ và nhìn chung là an toàn cho da.

Cách dùng tỏi chữa hắc lào

Đắp tỏi trực tiếp chữa hắc lào

Đây là cách thức tác động trực tiếp đến vùng da bị bệnh. Thực hiện đơn giản nên được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, để có được hiệu quả như mong đợi, bạn phải kiên trì thực hiện liên tục nhiều ngày. Mỗi ngày 2 – 3 lần.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 2 – 3 tép tỏi tươi;
  • Tỏi bóc vỏ, rửa sạch rồi cắt thành từng lát;
  • Để tỏi đã cắt ngoài không khí trong khoảng 5 phút để hoạt chất allicin được giải phóng. Trong thời gian đó vệ sinh vùng da bị hắc lào;
  • Đắp lát tỏi lên da trong khoảng 20 phút thì rửa lại bằng nước ấm.

Trị hắc lào bằng nước ép tỏi

Dùng tỏi dạng nước ép được đánh giá cao về hiệu quả so với dùng dạng cắt lát rồi đắp ngoài da. Bởi cách này giúp các dược tính thấm tốt hơn. Tuy nhiên nó sẽ gây hôi và cay nên đừng dùng ở những vùng da quá mỏng hoặc gần mắt và mũi. Bạn chỉ cần thực hiện liên tục 3 – 5 ngày là các triệu chứng của bệnh hắc lào sẽ dần không còn nữa.

Cách thực hiện:

  • Dùng 4 – 5 tép tỏi tươi;
  • Lột vỏ và rửa sạch tỏi rồi cho vào máy ép. Hoặc bạn có thể giã nát tỏi rồi vắt lấy nước cốt;
  • Dùng nước cốt thoa lên da một lớp mỏng. Chú ý vệ sinh da trước khi thoa;
  • Để nước cốt tỏi lưu trên da trong vài giờ đồng hồ rồi rửa lại bằng nước ấm. Tiếp tục bôi lần nữa.

Rượu tỏi trị bệnh hắc lào

Rượu vừa đóng vai trò là chất xúc tác giúp các dược tính trong tỏi ngấm tốt hơn vào da vừa giúp sát khuẩn và chống viêm. Ngoài ra, trong rượu có chứa acid acetic nên có khả năng loại bỏ các tế bào da đã chết. Đồng thời, với cách ngâm rượu bạn sẽ bảo quản tỏi được lâu hơn. Điểm trừ của cách điều trị này là cần thời gian chuẩn bị.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị: 100g tỏi tươi và 200ml rượu gạo loại 40 độ và lên men truyền thống;
  • Tỏi bóc vỏ và rửa sạch. Có thể cắt lát hoặc để nguyên tỏi rồi xếp và hũ thủy tinh.
  • Đổ nước ngập tỏi rồi đậy kín nắp. Để hũ tỏi ngâm rượu ở nơi khô ráo, thoáng mát trong khoảng 10 ngày hoặc khi nước rượu chuyển sang màu vàng là có thể dùng;
  • Rượu tỏi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng được lâu hơn;
  • Mỗi lần dùng một lượng nhỏ rượu tỏi thoa lên vùng da bị hắc lào;
  • Chờ trong khoảng 20 phút để rượu thấm vào da rồi rửa lại bằng nước ấm. Chú ý vệ sinh da trước khi thoa rượu;
  • Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần. Kiên trì trong vài ngày sẽ chữa được bệnh hắc lào dạng nhẹ.

Tỏi ngâm mật ong trị hắc hào

Mật ong có tác dụng kháng khuẩn rất tốt. Đồng thời nó cũng góp phần ngăn chặn quá trình oxy hóa. Do đó, khi kết hợp với tỏi thì hiệu quả điều trị hắc lào sẽ được tăng đáng kể. Ngoài ra, với những người dị ứng với rượu tỏi thì có thể thay thế rượu bằng mật ong.

Cách thực hiện:

  • Dùng 100g tỏi tươi và 150ml mật ong nguyên chất;
  • Tỏi bóc vỏ và rửa sạch rồi cho vào bình ngâm với mật ong;
  • Trong khoảng 15 ngày là có thể dùng.
  • Rượu tỏi ngâm mật ong dùng để thoa ngoài da mỗi ngày 2 – 3 lần.

Chế biến các món ăn từ tỏi cải thiện bệnh hắc lào

Dùng tỏi chế biến thành món ăn không mang lại hiệu quả điều trị bệnh hắc lào cao như các phương pháp còn lại. Tuy nhiên cách này có thể giảm bớt mùi hăng và vị cay của tỏi. Đồng thời, các thành phần trong tỏi sẽ hỗ trợ cơ thể chống lại bệnh hiệu quả từ bên trong.

Thông thường, dùng tỏi chế biến thành món ăn sẽ kết hợp chung với các phương pháp điều trị khác. Các món ăn dùng nhiều tỏi vừa ngon vừa có tác dụng trị bệnh hắc lào là: rau muống xào tỏi, cá hấp gừng tỏi, bánh mì bơ tỏi, cá cơm chiên tỏi, ếch xào tỏi…

Kết hợp thoa tỏi ngoài da với chế biến món ăn từ tỏi giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh hắc lào.
Kết hợp thoa tỏi ngoài da với chế biến món ăn từ tỏi giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh hắc lào.

Lưu ý khi trị hắc lào bằng tỏi

Trị hắc lào bằng tỏi đem đến một số hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả và tránh những tác dụng phụ khi dùng phương pháp điều trị này, bạn cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Không dùng tỏi cho các trường hợp tổn thương trên da đã lan rộng, có dấu hiệu nhiễm trùng, vết thương hở;
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng tỏi chữa hắc lào;
  • Trong quá trình điều trị, nếu da bị kích ứng thì cần ngừng ngay lập tức và đến cơ sở y tế kiểm tra. Đồng thời, nếu sau vài lần điều trị mà các dấu hiệu của bệnh không thuyên giảm thì bạn cũng cần thông báo cho bác sĩ;
  • Không thoa quá nhiều tỏi ngoài da hoặc ăn quá nhiều. Lạm dụng có thể gây nóng trong người và có mùi cơ thể;
  • Tránh để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong lúc dùng tỏi trị hắc lào. Bởi tỏi có thể khiến da mỏng và tăng độ nhạy cảm khi bị tác động;
  • Cần thực hiện đều đặn cho đến khi các triệu chứng của bệnh khỏi hoàn toàn. Ngừng giữa chừng không mang đến hiệu quả chữa bệnh;
  • Nếu da bị dị ứng với tỏi, bạn có thể thay thế bằng các nguyên liệu khác như gừng, nghệ hoặc nha đam theo kinh nghiệm dân gian.

Sinh hoạt và ăn uống thích hợp nâng cao hiệu quả điều trị hắc lào bằng tỏi

Bên cạnh thực hiện đúng phương pháp và biết thêm một số lưu ý khi trị hắc lào bằng tỏi, để nâng cao hiệu quả bạn cần phải thực hành chế độ sinh hoạt và ăn uống thích hợp.

Trong sinh hoạt:

  • Đảm bảo vùng da bị hắc lào được khô thoáng và sạch sẽ;
  • Không cào gãi quá mức;
  • Hạn chế để vùng da bị bệnh tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa; xà phòng, sữa tắm và mỹ phẩm có độ kiềm cao;
  • Giữ cho tinh thần thoải mái.

Trong ăn uống:

  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ mỗi ngày.
  • Tăng cường các loại rau, củ quả tươi;
  • Uống nhiều nước;
  • Kiêng những thực phẩm dễ gây dị ứng, đồ lên men. Hạn chế dùng đồ ăn đóng hộp và đông lạnh.

Câu hỏi thường gặp

Bệnh hắc lào, do vi nấm gây ra, là một bệnh ngoài da phổ biến và có khả năng lây lan cao.

  • Lây truyền trực tiếp: Qua tiếp xúc da kề da với người bị nhiễm bệnh.
  • Lây truyền gián tiếp: Qua việc dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, quần áo, hoặc tiếp xúc với bề mặt bị nhiễm nấm.

Để phòng ngừa lây lan:

  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị tổn thương của người bệnh.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không dùng chung đồ dùng cá nhân.
  • Giữ da luôn khô thoáng, đặc biệt là ở những vùng dễ bị ẩm ướt như nếp gấp da.

Nếu nghi ngờ bị hắc lào, hãy đi khám bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bệnh hắc lào, dù gây khó chịu và mất thẩm mỹ, không thể tự khỏi nếu không có can thiệp y tế.

  • Nguyên nhân: Do nhiễm nấm, bệnh dễ lây lan và gây tổn thương da.
  • Triệu chứng: Vùng da đỏ, ngứa, có vảy, hình tròn hoặc bầu dục.
  • Nguy cơ: Nếu không điều trị, bệnh có thể lan rộng, gây biến chứng, để lại sẹo.
  • Điều trị: Sử dụng thuốc chống nấm theo chỉ định của bác sĩ.
  • Phòng ngừa: Vệ sinh cá nhân tốt, tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.

Đừng chủ quan với hắc lào! Hãy thăm khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh biến chứng đáng tiếc.

Bệnh hắc lào tuy là bệnh ngoài da phổ biến, nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, có thể dẫn đến những biến chứng không mong muốn.

  • Lây lan: Hắc lào có khả năng lây lan nhanh chóng sang các vùng da khác trên cơ thể và lây sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân.
  • Tổn thương da: Hắc lào nặng có thể gây viêm da, phồng rộp, đau rát, thậm chí để lại sẹo.
  • Ảnh hưởng tâm lý: Ngứa ngáy và tổn thương da do hắc lào có thể gây khó chịu, mất tự tin, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Tuy nhiên, hắc lào hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện và xử lý sớm. Hãy thăm khám bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả

Bài viết liên quan