Chàm eczema là bệnh da liễu dai dẳng, tương đối lành tính và không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên nếu không điều trị và chăm sóc đúng cách, bệnh có thể gây ra một số biến chứng như chàm bội nhiễm, làm giảm chất lượng cuộc sống, di truyền cho con cái,…

Bệnh chàm có nguy hiểm không?

Bệnh chàm (eczema) là một dạng viêm da nông cấp – mãn tính có cơ chế liên quan đến phản ứng tự miễn. Bệnh chỉ gây tổn thương ngoài da và hiếm khi ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên do tính chất dai dẳng, dễ tái phát và gây ngứa nhiều nên bệnh lý này tác động không nhỏ đến ngoại hình, tâm lý và gây không ít phiền toái trong cuộc sống.

Ngoài các ảnh hưởng nói trên, bệnh chàm cũng có thể tiến triển theo chiều hướng tiêu cực và gây ra các biến chứng nặng nề nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách.

Các biến chứng thường gặp của bệnh chàm, bao gồm:

1. Chàm bội nhiễm

Chàm bội nhiễm là biến chứng thường gặp nhất của bệnh chàm. Bội nhiễm là hiện tượng virus, vi khuẩn và nấm (chủ yếu là tụ cầu khuẩn) xâm nhập vào tổn thương da do chàm và gây nhiễm trùng. Biến chứng này xảy ra do thói quen chà xát, gãi cào lên da và giữ vệ sinh kém.

Bệnh chàm có nguy hiểm không
Chàm bội nhiễm xảy ra khi virus, nấm và vi khuẩn xâm nhập vào da và gây nhiễm trùng

Bội nhiễm không chỉ gây tổn thương da, sưng mủ, đau nhức mà còn đi kèm với một số triệu chứng toàn thân như ớn lạnh, sốt, buồn nôn, sưng hạch và mệt mỏi. Khác với tổn thương chàm đơn thuần, hiện tượng bội nhiễm có thể gây sẹo vĩnh viễn và làm phát sinh các ảnh hưởng nặng nề khác như viêm cầu thận, viêm màng não và nhiễm trùng huyết.

2. Tăng nguy cơ mắc các bệnh cơ địa

Thống kê cho thấy người bị bệnh chàm thể tạng (viêm da cơ địa) kéo dài thường đi kèm với các bệnh cơ địa khác như viêm tai giữa, viêm kết mạc, đục thủy tinh thể, hen suyễn và sốt mùa cỏ khô. Các bệnh lý này không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

3. Làm giảm chất lượng cuộc sống

Bệnh chàm nói chung và các thể chàm nói riêng đều đặc trưng bởi triệu chứng ngứa ngáy kéo dài, có mức độ âm ỉ đến dai dẳng. Mặc dù không ảnh hưởng đến sức khỏe chung nhưng bệnh lý này tác động không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.

Theo thời gian, tổn thương của bệnh chàm có xu hướng lichen hóa do thói quen chà xát và gãi cào lên da. Tình trạng này gây thâm nhiễm, nứt nẻ, ngứa ngáy, bong tróc và ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình, tâm lý của bệnh nhân.

Hơn nữa, triệu chứng ngứa do chàm có xu hướng bùng phát mạnh vào ban đêm, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và thể trạng. Nếu tình trạng này kéo dài, thể trạng thường có xu hướng suy giảm, mệt mỏi và não bộ thiếu tỉnh táo. Thực tế cho thấy, người bị bệnh chàm mãn tính và tái phát nhiều lần gặp không ít phiền toái trong cuộc sống, giảm hiệu suất làm việc và học tập.

4. Ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ

Một số thể của bệnh chàm khởi phát từ những năm đầu đời (chàm thể tạng) có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất và trí não của trẻ. Bệnh chàm chỉ gây tổn thương ngoài da và không tác động đến chức năng của các cơ quan nội tạng. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh có thể khiến trẻ nhỏ mệt mỏi, khó chịu, bứt rứt, mất ngủ, thiếu tập trung,…

Tình trạng này kéo dài dẫn đến hiện tượng trẻ chán ăn, chậm lớn và chậm phát triển khả năng ngôn ngữ hơn so với những trẻ khỏe mạnh. Hơn nữa ở giai đoạn nhũ nhi và trẻ nhỏ, bệnh chàm eczema còn đi kèm với một số bệnh lý cơ địa (đục thủy tinh thể, viêm kết mạch, tiêu chảy, viêm tai giữa,…) gây tác động xấu đến thể trạng và sức khỏe của trẻ.

5. Di truyền cho con cái

Chàm là bệnh da liễu mãn tính và hay tái phát. Mặc dù đã được nghiên cứu từ nhiều năm nhưng nguyên nhân chính xác gây ra bệnh lý này vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên các nhà khoa học nhận thấy, bệnh chàm là hệ quả do nhiều nguyên nhân và yếu tố cộng hưởng. Trong đó có vai trò chính của phản ứng dị ứng do hoạt động quá mẫn của hệ miễn dịch.

Vì vậy bệnh lý này có khả năng di truyền rất cao. Người bị bệnh chàm có thể di truyền cơ địa mẫn cảm cho con cái hoặc di truyền yếu tố thiếu hụt protein trên thượng bì, dẫn đến tình trạng da suy yếu và có nguy cơ dị ứng cao.

Chàm da có lây lan không?

Như đã đề cập, bệnh chàm khởi phát do yếu tố cơ địa kết hợp với một số tác nhân bên trong và bên ngoài cơ thể. Do đó bệnh không lây nhiễm từ người sang người – ngay cả tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Tuy nhiên nếu mắc thể chàm vi khuẩn, vi khuẩn có thể lây sang người khác thông qua tiếp xúc, sau đó xâm nhập vào vết thương hở và gây nhiễm trùng.

Mặc dù bản thân bệnh chàm không có khả năng lây từ người sang người. Tuy nhiên tổn thương do bệnh có thể lan tỏa trên diện rộng nếu thường xuyên chà xát da, tiếp xúc với dị nguyên và không can thiệp điều trị kịp thời.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh chàm tái phát

Chàm là bệnh ngoài da có tính chất mãn tính và dễ tái phát. Mặc dù không có mức độ quá nghiêm trọng nhưng ở mỗi đợt tái phát, bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình, tâm lý và chất lượng cuộc sống. Vì vậy bạn nên chủ động ngăn ngừa bệnh tái phát với những biện pháp như sau:

Bệnh chàm có nguy hiểm không
Dưỡng ẩm thường xuyên giúp nuôi dưỡng làn da, củng cố hàng rào bảo vệ và giảm nguy cơ tái phát
  • Tránh tiếp xúc với các yếu tố kích thích như hóa chất, ánh sáng, phấn hoa, cao su, kim loại, sơn, dầu,…
  • Không chà xát và gãi cào lên vùng da bị chàm.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc – đặc biệt là thuốc bôi. Để giảm nguy cơ chàm bùng phát, bạn nên thông báo với bác sĩ để được lựa chọn loại thuốc phù hợp.
  • Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ và đảm bảo da luôn trong trạng thái khô thoáng. Các dạng nhiễm trùng da (nhiễm khuẩn, nhiễm nấm) có thể kích thích hoạt động quá mẫn của hệ miễn dịch và gây bùng phát bệnh chàm.
  • Thường xuyên dưỡng ẩm và chống nắng cho da. Theo nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy làn da bị chàm có dấu hiệu thiếu hụt protein ở lớp sừng, dẫn đến tình trạng da suy yếu, dễ khô ráp và kích ứng. Dưỡng ẩm thường xuyên có thể củng cố hàng rào bảo vệ da và giảm nguy cơ tái phát bệnh.
  • Kiểm soát một số yếu tố nội sinh có thể tác động đến cơ chế bệnh sinh như rối loạn nội tiết, stress, căng thẳng thần kinh, mất ngủ,…
  • Không nên tắm quá lâu hoặc tắm với nước quá nóng.
  • Uống nhiều nước, sử dụng máy tạo độ ẩm và giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh đột ngột.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ và tập thể dục thường xuyên nhằm nâng cao sức khỏe tổng thể, cải thiện hệ miễn dịch và giảm nguy cơ bùng phát các bệnh da liễu mãn tính.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Bệnh chàm có nguy hiểm không? Có lây không?” và hướng dẫn một số biện pháp phòng ngừa bệnh tái phát. Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đọc có thể hiểu hơn về mức độ ảnh hưởng, đặc điểm của chàm và chủ động hơn trong việc ngăn ngừa.


Câu hỏi thường gặp

Eczema hay còn gọi là viêm da cơ địa, là một bệnh lý da liễu mãn tính gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu bệnh eczema có chữa khỏi được hoàn toàn không?

  • Thực tế điều trị: Hiện nay, chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh eczema.
  • Tập trung kiểm soát: Mục tiêu điều trị chính là kiểm soát các triệu chứng, ngăn ngừa bùng phát, và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
  • Các biện pháp hỗ trợ: Sử dụng thuốc, chăm sóc da đúng cách, và tránh các tác nhân kích thích là những yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát bệnh eczema.

Dù chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn, việc tìm hiểu và áp dụng các biện pháp kiểm soát eczema hiệu quả sẽ giúp người bệnh giảm thiểu khó chịu và sống chung hòa bình với bệnh.

  • Chàm là bệnh mạn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn.
  • Tuy nhiên, các triệu chứng có thể được kiểm soát hiệu quả bằng:
    • Thuốc bôi, thuốc uống theo chỉ định của bác sĩ.
    • Chăm sóc da đúng cách, tránh các tác nhân gây kích ứng.
    • Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống lành mạnh.

Mục tiêu điều trị: Giảm triệu chứng, ngăn ngừa bùng phát, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Chàm sữa, hay còn gọi là viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh, thường không gây ra sẹo vĩnh viễn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đặc biệt khi trẻ gãi mạnh gây tổn thương da hoặc nhiễm trùng, sẹo có thể hình thành.

  • Nguy cơ để lại sẹo:

    • Gãi ngứa mạnh làm tổn thương da
    • Nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào vết thương hở
    • Chàm sữa tiến triển thành chàm thể tạng, khó điều trị hơn
  • Phòng ngừa sẹo:

    • Cắt ngắn móng tay trẻ, đeo bao tay cho trẻ
    • Giữ vệ sinh vùng da bị chàm
    • Điều trị chàm sữa kịp thời, đúng cách

Bệnh chàm (eczema) thường không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống.

  • Các biến chứng tiềm ẩn:

    • Nhiễm trùng da: do gãi ngứa gây trầy xước
    • Mất ngủ: do ngứa ngáy khó chịu
    • Tổn thương tâm lý: do ảnh hưởng đến ngoại hình
  • Khi nào cần đi khám bác sĩ ngay:

    • Chàm lan rộng, có dấu hiệu nhiễm trùng (đỏ, sưng, mủ)
    • Ngứa ngáy dữ dội, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày
    • Các biện pháp tự chăm sóc không hiệu quả

Lời khuyên: Đừng chủ quan với bệnh chàm, hãy thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Câu trả lời là KHÔNG.

  • Eczema không phải là bệnh truyền nhiễm, do đó không thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp.
  • Tuy nhiên, eczema có yếu tố di truyền, nghĩa là nếu cha mẹ mắc bệnh, con cái có nguy cơ cao hơn bị eczema.
  • Các tác nhân môi trường như bụi bẩn, hóa chất, dị ứng nguyên cũng có thể kích hoạt eczema ở những người có cơ địa nhạy cảm.

Hiểu rõ về tính không lây nhiễm của eczema giúp chúng ta yên tâm hơn trong việc chăm sóc và hỗ trợ người bệnh, đồng thời tránh những hiểu lầm không đáng có.

Chàm sữa, một tình trạng viêm da thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường gây ra nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh. Câu hỏi thường trực là liệu bệnh chàm sữa có tự khỏi không? Trên thực tế, chàm sữa CÓ KHẢ NĂNG TỰ KHỎI trong một số trường hợp, đặc biệt là khi bệnh ở mức độ nhẹ và được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, điều này không phải là quy luật chung.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan