Có nhiều cách chữa chàm sữa bằng dầu dừa cho bé như: thoa trực tiếp, kết hợp với bột yến mạch hoặc lá trầu không. Bên cạnh thực hiện đúng phương pháp, bạn cần biết thêm một vài lưu ý quan trọng để nâng cao hiệu quả điều trị.

Tác dụng của cách chữa chàm sữa bằng dầu dừa cho bé

Kinh nghiệm dân gian dùng dầu dừa để dưỡng da, dưỡng mi và giúp tóc mượt mà hơn. Chính vì thế, nó là “bảo bối” làm đẹp từ thiên nhiên được nhiều chị em ưa chuộng. Không những thế, dầu dừa còn có tác dụng chữa các bệnh ngoài da. Một trong số đó là chàm sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Hiệu quả của các điều trị nỳ đã được Đông y ghi nhận và nhiều nghiên cứu khoa học hiện đại chứng minh. Từ góc độ thành phần, công dụng của dầu dừa với bệnh chàm sữa như sau:

  • Antibacterial, antioxidant, antimicrobial và antifungal: Đây là những thành phần có hàm lượng rất nhiều trong dầu dừa. Công dụng của chúng là giảm ngứa ngáy khó chịu. Nhờ đó ngăn được nguy cơ lỡ loét da và xuất hiện biến chứng;
  • Vitamin E và K; axit caprylic và axit lauric: Có tác dụng dưỡng ẩm. Đồng thời chúng còn hỗ trợ tái tạo da;
  • Chất chống viêm và kháng khuẩn: Giảm nguy cơ bị nhiễm trùng da. Ngay cả trong trường hợp bé cào gãi gây trầy xước da;
  • Axit béo và triglyceride: Giảm diện tích vùng da bị chàm sữa. Đồng thời ức chế hoạt động của mầm bệnh.
Dầu dừa có tác dụng giảm ngứa, chống viên, hạn chế lây lan bệnh và hỗ trợ các tổn thương trên da do bệnh chàm sữa gây ra nhanh chóng được hồi phục.
Dầu dừa có tác dụng giảm ngứa, chống viên, hạn chế lây lan bệnh và hỗ trợ các tổn thương trên da do bệnh chàm sữa gây ra nhanh chóng được hồi phục.

Hiệu quả chữa chàm sữa ở trẻ nhỏ bằng dầu dừa

Hiệu quả cách chữa chàm sữa bằng dầu dừa cho trẻ nhỏ khác nhau tùy từng cơ địa. Thông thường, với những trường hợp bệnh nhẹ và cơ thể đáp ứng tốt thì trong khoảng 4 tuần là khỏi bệnh. Chậm hơn thì khoảng thời gian này kéo dài khoảng 6 tuần. Cá biệt có trường hợp mất đến 12 tuần mới đạt hiệu quả chữa khỏi hoàn toàn.

Ngoài ra, khi kết hợp dầu dừa với lá trầu không điều trị chàm sữa thì mầm bệnh ẩn sẽ bị kích thích trồi lên bề mặt da. Do đó, da bé sẽ có các vết chàm mới nổi lên trong quá trình điều trị. Khoảng thời gian này thường mất khoảng 1 – 2 tuần.

Bên cạnh đó, khi dùng dầu dừa chữa chàm sữa ở trẻ nhỏ bạn cần biết một điều rằng phương pháp này thường chỉ hiệu quả trong những trường hợp nhẹ. Đây đồng thời cũng là đặc điểm chung của các phương pháp dùng thảo dược thiên nhiên chữa bệnh.

Như vậy, trong những trường hợp chàm sữa mạn tính hoặc ở dạng quá nặng, cách điều trị này thường không hiệu quả. Thậm chí có thể phản tác dụng. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng các cách chữa chàm sữa bằng dầu dừa cho bé.

Ưu và nhược điểm các cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Từ những phân tích về đặc điểm và hiệu quả của dầu dừa trong điều trị chàm sữa, chúng ta có thể rút ra một số điều về ưu và nhược điểm của phương pháp này như sau:

Ưu điểm:

  • An toàn là lành tính nên có thể dùng cho trẻ có làn da nhạy cảm;
  • Hầu như không có tác dụng phụ hoặc gây kích ứng da;
  • Không gây nóng rát sau một thời gian sử dụng;
  • Kiểm soát tốt các triệu chứng và ngăn chặn hiệu quả mức độ lây lan của chàm sữa;
  • Hiệu quả cao trong điều trị chàm sữa ở một số vị trí như: chân, tay, mặt và da đầu;

Nhược điểm:

  • Hiệu quả thấp trong trường hợp mầm bệnh ẩn sâu dưới da. Do đó, có thể khiến bệnh tái phát trong những trường hợp này;
  • Không chữa được chàm ở bìu, háng và cơ quan sinh dục. Nguyên nhân là các hoạt chất trong dầu dừa không theo kịp tốc độ lây lan của bệnh ở những vị trí này;
  • Không hiệu quả trong trường hợp chàm sữa mạn tính;
  • Hiệu quả điều trị phụ thuộc nhiều vào độ tinh khiết của dầu dừa.

Thoa dầu dừa trực tiếp lên da chữa chàm sữa

Cách chữa chàm sữa bằng dầu dừa đơn giản nhất là bôi trực tiếp lên da. Thời điểm thích hợp để áp dụng cách điều trị này là sau khi trẻ tắm xong. Bởi lúc này da còn độ ẩm tự nhiên và lỗ chân lông đang hở. Nhờ đó, các tinh chất từ dầu dừa sẽ dễ ngấm sâu vào da hơn.

Khi thoa dầu dừa trực tiếp lên da bé, bạn cần sử dụng lượng dầu vừa đủ và thoa sau khi tắm bé xong.
Khi thoa dầu dừa trực tiếp lên da bé, bạn cần sử dụng lượng dầu vừa đủ và thoa sau khi tắm bé xong.

Để thực hiện cách điều trị này, bạn cho khoảng nửa thìa nhỏ dầu dừa vào lòng bàn tay rồi thoa đều lên vùng da bị chàm sữa của bé. Chờ trong khoảng 15 phút cho dầu thấm vào da rồi dùng giấy thấm lau bớt phần dầu dư. Sau đó mặc quần áo cho trẻ.

Bạn nên thực hiện cách này ngày 2 lần: Buổi sáng và tối. Sử dụng liên tục trong khoảng 2 – 3 tuần. Vùng da sau khi thoa dầu dừa có thể vệ sinh lại bằng nước sạch hoặc để khô tự nhiên.

Lưu ý trước khi thoa dầu dừa, bạn cần lau khô nước trên da bé bằng khăn mềm. Nếu thoa vào buổi sáng thì nên tắm lại cho bé sau khoảng 2 giờ đồng hồ hoặc dùng khăn thấm nước lau lại da. Mục đích của việc này là hạn chế bụi bẩn bám lên da bé. Còn nếu thoa dầu dừa vào buổi tối trước khi đi ngủ thì không cần phải tắm lại.

Kết hợp dầu dừa với bột yến mạch chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh

Yến mạch có khả năng hấp thụ dầu và vi khuẩn trên da. Bên cạnh đó, loại ngũ cốc này còn giúp da mềm mịn hơn bằng cách cung cấp độ ẩm cần thiết. Ngoài ra, trong yến mạch còn có hoạt chất avenanthramide. Đây là chất kháng viêm tự nhiên. Đồng thời, chất này còn có công dụng giúp những tổn thương trên da nhanh chóng được hồi phục.

Yến mạch có nhiều tác dụng với da và đặc biệt là lành tính nên được dùng kết hợp với dầu dừa để nâng cao hiệu quả chữa trị chàm sữa. Để áp dụng cach điều trị này, bạn cần khoảng 150g dầu dừa. Lượng bột yến mạch trộn với dầu dừa cần dùng với lượng thích hợp sao cho tạo thành hỗn hợp sền sệt.

Dùng hỗn hợp này thoa lên vùng da bị chàm sữa của bé. Chờ trong khoảng 15 phút rồi tắm lại bằng nước sạch. Lưu ý nên tắm bé và dùng khăn mềm lau sạch nước trên da trước khi thoa. Mỗi tuần bạn có thể áp dụng cách điều trị này 2 – 3 lần.

Kết hợp dầu dừa với lá trầu không chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh

Lá trầu không được biết đến với công dụng kháng khuẩn và tiêu viêm. Đây cũng là một loại thảo dược an toàn và lành tính. Vì thế, trong điều trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người ta thường kết hợp dầu dừa với lá trầu không.

Cách tiến hành như sau:

  • Dùng 1 nắm lá trầu không. Sau khi rửa sạch thì giã nát rồi vắt lấy nước cốt. Ngày đầu tiên dùng nước lá trầu không bôi lên da bị chàm sữa. Lưu ý trong lúc bôi lá, có thể bôi 2 – 3 lần một ngày để kích mầm bệnh ẩn trồi lên;
  • Ngày thứ 2 dùng dầu dừa bôi lên da. Cách bôi tương tự như lá trầu không;
  • Lặp lại vòng lặp này trong khoảng vài tuần để cải thiện các triệu chứng và góp phần chữa tận gốc nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Lưu ý khi dùng dầu dừa chữa chàm sữa cho bé

  • Dầu dừa càng ít lẫn tạp chất thì hiệu quả điều trị càng cao. Nếu bạn lo lắng về vấn đề này hãy chọn những sản phẩm uy tín và chất lượng.
  • Việc tự ý làm dầu dừa không được khuyến khích bởi chất lượng hoặc yếu tố vệ sinh có thể không đảm bảo;
  • Dùng dầu dừa với lượng thích hợp. Lạm dụng có thể gây bít lỗ chân lông và gây viêm nhiễm;
  • Các nguyên liệu kết hợp với dầu dừa trong điều trị chàm sữa cần được quan tâm: Yến mạch nên chọn loại nguyên chất, không pha tạp. Lá trầu không nên chọn loại lá già, không bị sâu bệnh

Chăm sóc trẻ bị chàm sữa đúng cách để nâng cao hiệu quả điều trị

  • Không chỉ vùng da bị chàm sữa mà da trên toàn cơ thể bé cũng cần được giữ vệ sinh, đảm bảo sạch sẽ và khô thoáng;
  • Không tự ý sử dụng kem bôi chứa corticoid cho trẻ;
  • Thay thế loại sữa tắm bé đang dùng nếu nó có độ kiềm cao hoặc dễ gây kích ứng;
  • Nên cắt ngắn móng tay và móng chân cho bé. Đồng thời dùng vớ tay và chân. Mục đích là hạn chế bé tự cào gãi gây tổn thương da nhiều hơn;
  • Không cho trẻ tiêm phòng thủy đậu khi bị chàm sữa. Nguyên nhân là nó có thể gây các mụn mủ, sốt cao và xuất hiện các biến chứng khác.
  • Tăng cường cữ bú cho trẻ sơ sinh. Đối với trẻ trong độ tuổi ăn dặm, thực phẩm cần đảm bảo không chứa các thành phần dễ gây dị ứng. Đồng thời nên cho trẻ ăn nhiều loại rau củ quả để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất;
  • Cho trẻ uống nhiều nước nhằm cung cấp độ ẩm cần thiết cho da;
  • Hạn chế để bé tiếp xúc với các yếu tố dễ gây dị ứng: môi trường ô nhiễm, lông động vật, phấn hoa…;
  • Việc sử dụng các loại thuốc tân dược cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ;
  • Nếu các triệu chứng của chàm sữa không thuyên giảm sau khoảng 1 tuần điều trị thì bạn cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra.

Câu hỏi thường gặp

Eczema hay còn gọi là viêm da cơ địa, là một bệnh lý da liễu mãn tính gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu bệnh eczema có chữa khỏi được hoàn toàn không?

  • Thực tế điều trị: Hiện nay, chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh eczema.
  • Tập trung kiểm soát: Mục tiêu điều trị chính là kiểm soát các triệu chứng, ngăn ngừa bùng phát, và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
  • Các biện pháp hỗ trợ: Sử dụng thuốc, chăm sóc da đúng cách, và tránh các tác nhân kích thích là những yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát bệnh eczema.

Dù chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn, việc tìm hiểu và áp dụng các biện pháp kiểm soát eczema hiệu quả sẽ giúp người bệnh giảm thiểu khó chịu và sống chung hòa bình với bệnh.

  • Chàm là bệnh mạn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn.
  • Tuy nhiên, các triệu chứng có thể được kiểm soát hiệu quả bằng:
    • Thuốc bôi, thuốc uống theo chỉ định của bác sĩ.
    • Chăm sóc da đúng cách, tránh các tác nhân gây kích ứng.
    • Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống lành mạnh.

Mục tiêu điều trị: Giảm triệu chứng, ngăn ngừa bùng phát, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Chàm sữa, hay còn gọi là viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh, thường không gây ra sẹo vĩnh viễn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đặc biệt khi trẻ gãi mạnh gây tổn thương da hoặc nhiễm trùng, sẹo có thể hình thành.

  • Nguy cơ để lại sẹo:

    • Gãi ngứa mạnh làm tổn thương da
    • Nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào vết thương hở
    • Chàm sữa tiến triển thành chàm thể tạng, khó điều trị hơn
  • Phòng ngừa sẹo:

    • Cắt ngắn móng tay trẻ, đeo bao tay cho trẻ
    • Giữ vệ sinh vùng da bị chàm
    • Điều trị chàm sữa kịp thời, đúng cách

Bệnh chàm (eczema) thường không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống.

  • Các biến chứng tiềm ẩn:

    • Nhiễm trùng da: do gãi ngứa gây trầy xước
    • Mất ngủ: do ngứa ngáy khó chịu
    • Tổn thương tâm lý: do ảnh hưởng đến ngoại hình
  • Khi nào cần đi khám bác sĩ ngay:

    • Chàm lan rộng, có dấu hiệu nhiễm trùng (đỏ, sưng, mủ)
    • Ngứa ngáy dữ dội, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày
    • Các biện pháp tự chăm sóc không hiệu quả

Lời khuyên: Đừng chủ quan với bệnh chàm, hãy thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Câu trả lời là KHÔNG.

  • Eczema không phải là bệnh truyền nhiễm, do đó không thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp.
  • Tuy nhiên, eczema có yếu tố di truyền, nghĩa là nếu cha mẹ mắc bệnh, con cái có nguy cơ cao hơn bị eczema.
  • Các tác nhân môi trường như bụi bẩn, hóa chất, dị ứng nguyên cũng có thể kích hoạt eczema ở những người có cơ địa nhạy cảm.

Hiểu rõ về tính không lây nhiễm của eczema giúp chúng ta yên tâm hơn trong việc chăm sóc và hỗ trợ người bệnh, đồng thời tránh những hiểu lầm không đáng có.

Chàm sữa, một tình trạng viêm da thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường gây ra nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh. Câu hỏi thường trực là liệu bệnh chàm sữa có tự khỏi không? Trên thực tế, chàm sữa CÓ KHẢ NĂNG TỰ KHỎI trong một số trường hợp, đặc biệt là khi bệnh ở mức độ nhẹ và được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, điều này không phải là quy luật chung.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả

Bài viết liên quan