Trong trường hợp thương tổn da có mức độ nhẹ đến trung bình, bạn có thể áp dụng cách chữa tổ đỉa bằng tỏi để hỗ trợ làm tiêu mụn nước, giảm ngứa ngáy và sát trùng da. Chủ động phối hợp mẹo chữa này với các biện pháp điều trị và chăm sóc khoa học giúp rút ngắn thời gian hồi phục, giảm mức độ ảnh hưởng của bệnh và dự phòng các biến chứng phát sinh.
Tác dụng chữa bệnh tổ đỉa của tỏi
Tỏi là loại gia vị phổ biến và được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Với vị cay nồng và mùi thơm đặc trưng, tỏi giúp cân bằng hương vị món ăn, giảm mùi tanh và kích thích vị giác. Bên cạnh đó, loại gia vị này còn được tận dụng để chữa các chứng bệnh liên quan đến hô hấp, tiêu hóa và da liễu.
Trong đó cách dùng tỏi chữa bệnh tổ đỉa được lưu truyền và áp dụng phổ biến trong phạm vi nhân dân. Tổ đỉa (chàm tổ đỉa) là một thể đặc biệt của bệnh chàm, đặc trưng bởi tình trạng da nổi mụn nước sâu ở lòng bàn tay/ bàn chân kèm ngứa ngáy và nóng rát.
Các mụn nước do tổ đỉa gây ra thường có xu hướng tự tiêu biến sau khoảng vài tuần. Tuy nhiên do tính chất ngứa nhiều và xảy ra ở những vị trí có tần suất tiếp xúc cao (lòng bàn tay, bàn chân) nên các mụn nước này có thể bị vỡ, gây lở loét và tăng nguy cơ bội nhiễm.
Để làm tiêu mụn nước nhanh và cải thiện tình trạng ngứa, nhân dân thường sử dụng tỏi đơn lẻ hoặc có thể phối hợp với một số nguyên liệu tự nhiên khác.
Theo một số nghiên cứu từ y học hiện đại, hoạt chất allicin trong tỏi thực sự có hiệu quả giảm viêm, sưng và cải thiện ngứa ngáy do tổ đỉa gây ra. Bên cạnh đó dịch ép từ thảo dược này còn ức chế virus, nấm, vi khuẩn và hỗ trợ ngăn ngừa bội nhiễm da.
Tổ đỉa là bệnh lành tính và thường không ảnh hưởng đến sức khỏe chung. Vì vậy bạn có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để làm giảm tổn thương da và cải thiện triệu chứng ngứa ngáy. Tuy nhiên nếu da xuất hiện mụn nước lớn và có dấu hiệu tụ mủ, sưng nóng và viêm đỏ nặng nề, cần thăm khám để được bác sĩ trích rạch mủ và chỉ định thuốc điều trị đặc hiệu.
Hướng dẫn 5 cách chữa tổ đỉa bằng tỏi giảm ngứa nhanh
Để giảm các triệu chứng do bệnh tổ đỉa gây ra, bạn có thể áp dụng một số cách chữa từ tỏi sau:
1. Chữa tổ đỉa bằng dịch ép tỏi
Dịch ép từ tỏi không chỉ có tác dụng giảm ngứa ngáy và tiêu mụn nước mà còn giúp ức chế virus, vi khuẩn và một số loại nấm men thường gây nhiễm trùng da. Vì vậy bạn có thể tận dụng dịch ép từ tỏi để cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm.
Cách thực hiện:
- Bóc vỏ 1 củ tỏi, sau đó đập dập tép tỏi và ép lấy nước
- Hòa thêm 1 thìa cà phê nước sôi để nguội
- Làm sạch vùng da cần điều trị và thoa dịch ép lên da
- Để trong khoảng 5 – 10 phút và rửa lại với nước sạch
2. Kết hợp tỏi và mật ong
Nếu mụn nước đã tiêu biến và vùng da bị bệnh có dấu hiệu bong tróc và khô ráp, bạn có thể kết hợp tỏi với mật ong. Tỏi có tác dụng giảm ngứa, sát trùng và kháng viêm. Trong khi đó, mật ong giúp dưỡng ẩm, làm dịu vùng da tổn thương và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da.
Áp dụng mẹo chữa tổ đỉa từ tỏi và mật ong có thể tăng cường sức đề kháng cho da, giảm ngứa ngáy và ngăn ngừa sẹo thâm.
Cách thực hiện:
- Bóc vỏ khoảng 100g tỏi và chuẩn bị 150ml mật ong
- Cho tỏi vào bình thủy tinh và đổ mật ong vào
- Để trong khoảng 15 – 20 ngày là dùng được
- Mỗi lần dùng 1 thìa mật ong thoa trực tiếp lên vùng da bị ảnh hưởng
- Để trong 10 phút và rửa lại bằng nước ấm
3. Chữa tổ đỉa bằng cách đắp gừng và tỏi
Mẹo đắp gừng và tỏi thích hợp với trường hợp tổ đỉa gây ngứa ngáy dữ dội, dai dẳng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mức độ tập trung và chất lượng giấc ngủ. Tương tự như tỏi, gừng có đặc tính kháng khuẩn, sát trùng và chống viêm mạnh, giúp làm tiêu mụn nước và cải thiện các triệu chứng cơ năng do bệnh tổ đỉa gây ra.
Thực hiện biện pháp đắp gừng và tỏi vào lòng bàn chân/ bàn tay trước khi đi ngủ có thể hạn chế tình trạng ngứa ngáy bùng phát vào ban đêm, từ đó tác động tích cực đến giấc ngủ và thể trạng.
Hướng dẫn thực hiện:
- Giã nát ½ củ gừng và 1 – 2 tép tỏi
- Làm sạch vùng da cần điều trị
- Đắp trực tiếp gừng và tỏi lên da
- Để trong khoảng 5 phút và rửa lại với nước sạch
Đắp gừng và tỏi có thể gây xót và rát da. Vì vậy bạn chỉ nên áp dụng mẹo chữa này khi mụn nước mới khởi phát và da không có vết thương hở.
4. Ngâm tay/ chân với nước tỏi ấm
Nếu gặp phải tình trạng xót và nóng rát khi đắp gừng và tỏi, bạn có thể thực hiện mẹo giảm ngứa bằng cách ngâm tay/ chân với nước tỏi ấm. Biện pháp này không chỉ cải thiện triệu chứng ngứa ngáy và khó chịu mà còn hỗ trợ làm mềm da, cải thiện tình trạng thô ráp và bong tróc.
Cách thực hiện:
- Đun sôi khoảng 2 lít nước
- Đập 3 – 4 tép tỏi tươi và cho vào nước sôi
- Sau đó cho thêm 1 thìa muối biển vào
- Để nước nguội bớt rồi dùng để ngâm chân và tay
5. Bổ sung tỏi vào chế độ dinh dưỡng
Tỏi không chỉ là loại gia vị đơn thuần mà còn cung cấp nhiều thành phần dinh dưỡng cho cơ thể. Các thành phần trong tỏi giúp tiêu trừ gốc tự do, nâng cao thể trạng và điều hòa hoạt động của hệ miễn dịch.
Theo một số nghiên cứu, cơ chế hình thành chàm tổ đỉa có liên quan đến rối loạn chức năng nội tạng, miễn dịch và thần kinh. Vì vậy tiến triển của bệnh lý này có thể được cải thiện khi thể trạng và sức đề kháng được nâng cao.
Khi bổ sung các món ăn từ tỏi vào chế độ dinh dưỡng, bạn nên phối hợp với một số thực phẩm lành mạnh như cá, thịt gà, trứng, rau xanh,… Đồng thời hạn chế kết hợp với các thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao như hải sản, thịt bò, các loại đậu và nấm.
Dùng tỏi trị tổ đỉa cần lưu ý điều gì?
Sử dụng tỏi chữa bệnh tổ đỉa là mẹo chữa tận dụng dược tính tự nhiên nhằm cải thiện thương tổn da và giảm ngứa ngáy. Tuy nhiên tỏi có vị cay nồng và có thể gây nóng rát, kích ứng khi dùng trên da. Vì vậy khi áp dụng mẹo chữa này, bạn nên lưu ý những thông tin sau:
- Tránh áp dụng mẹo chữa từ tỏi đối với người có làn da mỏng và nhạy cảm.
- Chỉ dùng tỏi chữa tổ đỉa khi triệu chứng có mức độ nhẹ đến trung bình. Trong trường hợp da bị bội nhiễm hoặc có triệu chứng nặng nề, cần thăm khám và điều trị y tế.
- Nên vệ sinh vùng da bị ảnh hưởng trước khi áp dụng mẹo chữa từ thiên nhiên để giảm nguy cơ kích ứng và nhiễm trùng.
- Nếu da bị ngứa ngáy dữ dội, nổi sẩn và phát ban sau khi thực hiện mẹo chữa từ tỏi, cần ngưng áp dụng để tránh tình trạng chuyển biến xấu.
- Để rút ngắn thời gian điều trị và dự phòng biến chứng, cần áp dụng mẹo chữa này với việc sử dụng thuốc và chăm sóc khoa học.
- Tuyệt đối không gãi và chà xát mạnh lên da. Với những mụn nước lớn, nên tìm gặp bác sĩ để được trích rạch dẫn lưu dịch và sử dụng dung dịch sát khuẩn. Tự ý thực hiện biện pháp này tại nhà có thể để lại thâm sẹo và tăng nguy cơ viêm nhiễm.
- Trong thời gian điều trị, cần hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá, ăn thực phẩm dễ dị ứng và tránh tiếp xúc với các yếu tố kích thích
Bệnh tổ đỉa, dù gây khó chịu và mất thẩm mỹ, có thể được kiểm soát và cải thiện đáng kể với phương pháp điều trị phù hợp.
- Điều trị triệu chứng: Giảm ngứa, viêm nhiễm và ngăn ngừa bội nhiễm bằng thuốc bôi, thuốc uống.
- Điều trị nguyên nhân: Xác định và loại bỏ tác nhân gây bệnh (dị ứng, stress,...) để ngăn ngừa tái phát.
- Chăm sóc da: Dưỡng ẩm, tránh kích ứng, giúp da phục hồi và khỏe mạnh.
Bệnh tổ đỉa, dù không đe dọa tính mạng, vẫn có thể gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống:
- Không lây nhiễm: Bệnh tổ đỉa không lây từ người sang người.
- Gây khó chịu: Ngứa ngáy, đau rát do mụn nước vỡ, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày.
- Tâm lý căng thẳng: Mất thẩm mỹ, tự ti, ngại giao tiếp.
- Biến chứng: Nhiễm trùng da, sẹo, biến dạng bàn tay, bàn chân nếu không điều trị kịp thời.
Bệnh tổ đỉa, dù gây khó chịu và mất thẩm mỹ, KHÔNG lây lan từ người sang người.
- Nguyên nhân: Bệnh liên quan đến cơ địa, dị ứng, tiếp xúc hóa chất,... chứ không phải do vi khuẩn hay virus.
- Lây lan trên cơ thể: Mụn nước có thể lan rộng trên da người bệnh, nhưng không lây cho người khác dù tiếp xúc trực tiếp.
- Phòng tránh: Tránh các tác nhân gây dị ứng, giữ vệ sinh da, kiểm soát căng thẳng là cách tốt nhất để phòng ngừa và kiểm soát bệnh.
Hãy yên tâm: Bệnh tổ đỉa không ảnh hưởng đến sức khỏe người xung quanh, bạn vẫn có thể giao tiếp và sinh hoạt bình thường.