Dùng lá đào chữa bệnh tổ đỉa là bài thuốc dân gian được ứng dụng từ rất lâu đời đến này vẫn còn nguyên giá trị. Cách chữa này được nhận định là an toàn, lành tính và có thể cải thiện tốt triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên nó chỉ có thể đáp ứng trong những trường hợp nhất định nên người bệnh cần cẩn trọng khi lựa chọn.
Tìm hiểu công dụng chữa bệnh tổ đỉa của lá đào
Bệnh tổ đỉa chính là một thể của bệnh chàm, đặc trưng bởi sự hình thành của các mụn nước sâu ở da gây ngứa ngáy. Bên cạnh việc điều trị y tế thì không ít người đã tìm đến các giải pháp dân gian để khắc phục triệu chứng của bệnh. Trong đó, việc dùng lá đào chữa bệnh tổ đỉa là phương áp được rất nhiều người lựa chọn.
Các tài liệu Đông y ghi nhận, lá đào là dược liệu có vị đắng và tính bình, mang đến nhiều công dụng tuyệt vời trong chữa bệnh. Đặc biệt với các tác dụng chống dị ứng, kháng khuẩn và giảm viêm, dược liệu này được sử dụng rộng rãi trong khắc phục các vấn đề da liễu, nhất là giúp điều trị bệnh tổ đỉa.
Những phân tích từ các nghiên cứu hiện đại cũng tìm thấy nhiều thành phần có được tính cao trong lá đào. Điển hình nhất là amygdalin, axit tanic, cumarin… đều có những tác dụng tích cực cho sức khỏe làn da.
Thành phần axit tanic có trong lá đào không chỉ đem đến tác dụng chống lại các chất độc gây hại cho da mà còn có tính chất làm se niêm mạc. Từ đó giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn và kích thích quá trình chữa lành những tổn thương trên da diễn ra nhanh chóng hơn.
Bên cạnh đó, lá đào là một loại thảo dược tự nhiên lành tính, ít gây ra các tác dụng phụ ngay cả khi dùng trong thời gian dài. Chính vì thế mà bạn hoàn toàn có thể ứng dụng các bài thuốc từ lá đào để hỗ trợ điều trị bệnh tổ đỉa.
Hướng dẫn sử dụng lá đào chữa bệnh tổ đỉa
Lá đào mặc dù đem lại công dụng tốt với việc điều trị bệnh tổ đỉa nhưng cần áp dụng đúng cách mới có thể nhận được hiệu quả tối ưu. Dưới đây là một số cách dùng lá đào thường được ứng dụng trong điều trị bệnh tổ đỉa.
1. Bài thuốc đắp lá đào tươi chữa bệnh tổ đỉa
Đây là cách được ứng dụng phổ biến nhất, được cho là có thể trực tiếp tác động đến tổn thương trên bề mặt da do bệnh tổ đỉa gây ra. Các tinh chất từ trong lá đào tươi sẽ có tác dụng làm dịu da, se niêm mạc rất tốt.
Ngoài ra, việc đắp lá đào tươi trên vùng da bị tổn thương còn giúp khắc phục tình trạng ngứa ngáy. Điều này sẽ hạn chế gãi khiến cho tổn thương da lan động. Bên cạnh đó, dược tính từ các thành phần trong lá đào còn giúp kháng khuẩn, chống viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng da hiệu quả.
Bạn có thể thực hiện theo cách sau:
- Chuẩn bị 1 nắm lá đào tươi đem rửa sạch với nước muối loãng
- Sau đó cho vào cối giã nát rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị tổ đỉa khi đã tiến hành vệ sinh da sạch sẽ
- Để nguyên trong khoang 30 phút rồi dùng nước sạch rửa lại
- Cần duy trì đều đặn 1 lần/ngày để giúp bệnh nhanh chóng thuyên giảm
2. Dùng lá đào ngâm rửa để làm giảm triệu chứng
Dùng lá đào nấu nước ngâm rửa vùng da bị tổn thương là mẹo chữa rất dễ thực hiện, được áp dụng phổ biến. Mẹo chữa này có tác dụng làm mềm vùng da bị khô ráp, bong tróc. Đồng thời có thể cải thiện triệu chứng ngứa ngáy và phòng ngừa viêm nhiễm.
Với cách này bạn nên áp dụng vào buổi tối để có thể làm giảm ngứa đồng thời tránh tình trạng triệu chứng bùng phát vào ban đêm. Nhờ đó mà có thể chăm sóc tốt hơn cho giấc ngủ, hạn chế bị những cơn ngứa quấy nhiễu.
Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Sử dụng 1 nắm lá đào tươi đem rửa sạch và vò nhẹ
- Cho vào ấm đun sôi cùng khoảng 2 lít nước trong 10 phút
- Đổ nước ra thau và chờ đến khi ấm, hoặc có thể pha thêm chút nước lạnh cho ấm
- Dùng nước sắc lá đào để ngâm rửa vùng da bị tổn thương khoảng 15 – 20 phút.
3. Kết hợp lá đào với gừng tươi
Trong trường hợp cơn ngứa kích hoạt dữ dội và có xu hướng bùng phát mạnh vào ban đêm thì nhiều người lựa chọn mẹo chữa dùng lá đào kết hợp với gừng tươi. Theo như ghi nhận từ các tài liệu Đông y thì gừng có tác dụng sát trùng, chống viêm cũng như giảm đau rất tốt.
Khi kết hợp lá đào với gừng sẽ giúp nâng cao công dụng ức chế các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng da. Đồng thời có thể ức chế nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát khó chịu.
Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Đem rửa sạch 1 nắm nhỏ lá đào cùng với 1 củ gừng tươi
- Sau đó cho lá đào và gừng tươi vào cối giã nát rồi thêm 100ml nước để ép lấy dịch
- Dùng dịch ép này thoa trực tiếp lên vùng da bị tổn thương
- Nên thoa từ 3 – 5 lớp rồi giữ nguyên trong khoảng 10 phút và dùng nước sạch rửa lại
Lưu ý khi dùng lá đào chữa bệnh tổ đỉa
Lá đào là thảo dược tự nhiên lành tính và rất dễ kiếm. Tuy nhiên khi áp dụng dược liệu này để chữa bệnh tổ đỉa thì bạn cần chú ý đến các vấn đề sau để tránh gây kích ứng và nhận được hiệu quả tốt nhất.
- Mẹo chữa bệnh tổ đỉa bằng lá đào chỉ có thể hỗ trợ điều trị mà không kiểm soát hoàn toàn diễn tiến của bệnh. Chính vì thế mà tuyệt đối không được phụ thuộc hay quá lạm dụng.
- Trong quá trình thực hiện các bài thuốc, cần chú ý ngâm rửa dược liệu kỹ càng với muối. Bởi xác động vật hay bụi bẩn nếu không được làm sạch sẽ có thể kích hoạt viêm nhiễm ngay tại vùng da đang tổn thương.
- Khi vùng da bị tổ đỉa có xuất hiện vết thương hở, lở loét hay các dấu hiệu nhiễm trùng thì tuyệt đối tránh việc áp dụng các bài thuốc ngâm rửa hay đắp từ lá đào.
- Trường hợp trên da xuất hiện dấu hiệu kích ứng khi áp dụng các bài thuốc từ lá đào thì cần ngưng ngay và đến tìm gặp bác sĩ.
- Tránh tình trạng gãi hay chà xát lên vùng da đang bị tổn thương. Nếu triệu chứng ngứa ngáy không thuyên giảm khi áp dụng mẹo chữa từ lá đào thì nên thăm khám để được dùng thuốc phù hợp.
- Trong suốt thời gian điều trị, bạn nên chú ý tránh để vùng da tổn thương tiếp xúc với mỹ phẩm, hóa chất, ánh nắng hay các tác nhân dị nguyên.
Kiên trì áp dụng mẹo chữa từ lá đào kết hợp với chăm sóc tốt và điều trị chuyên sâu có thể giúp bạn kiểm soát tốt hơn diễn tiến của bệnh tổ đỉa. Tuy nhiên, chú ý thực hiện đúng cách để tránh những rủi ro ngoại ý phát sinh khiến tổn thương da nghiêm trọng hơn. Tốt nhất nên tham khảo với thầy thuốc để được hướng dẫn trước khi áp dụng.
Bệnh tổ đỉa, dù gây khó chịu và mất thẩm mỹ, có thể được kiểm soát và cải thiện đáng kể với phương pháp điều trị phù hợp.
- Điều trị triệu chứng: Giảm ngứa, viêm nhiễm và ngăn ngừa bội nhiễm bằng thuốc bôi, thuốc uống.
- Điều trị nguyên nhân: Xác định và loại bỏ tác nhân gây bệnh (dị ứng, stress,...) để ngăn ngừa tái phát.
- Chăm sóc da: Dưỡng ẩm, tránh kích ứng, giúp da phục hồi và khỏe mạnh.
Bệnh tổ đỉa, dù không đe dọa tính mạng, vẫn có thể gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống:
- Không lây nhiễm: Bệnh tổ đỉa không lây từ người sang người.
- Gây khó chịu: Ngứa ngáy, đau rát do mụn nước vỡ, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày.
- Tâm lý căng thẳng: Mất thẩm mỹ, tự ti, ngại giao tiếp.
- Biến chứng: Nhiễm trùng da, sẹo, biến dạng bàn tay, bàn chân nếu không điều trị kịp thời.
Bệnh tổ đỉa, dù gây khó chịu và mất thẩm mỹ, KHÔNG lây lan từ người sang người.
- Nguyên nhân: Bệnh liên quan đến cơ địa, dị ứng, tiếp xúc hóa chất,... chứ không phải do vi khuẩn hay virus.
- Lây lan trên cơ thể: Mụn nước có thể lan rộng trên da người bệnh, nhưng không lây cho người khác dù tiếp xúc trực tiếp.
- Phòng tránh: Tránh các tác nhân gây dị ứng, giữ vệ sinh da, kiểm soát căng thẳng là cách tốt nhất để phòng ngừa và kiểm soát bệnh.
Hãy yên tâm: Bệnh tổ đỉa không ảnh hưởng đến sức khỏe người xung quanh, bạn vẫn có thể giao tiếp và sinh hoạt bình thường.