Ngày càng nhiều người mắc bệnh chàm. Vì thế các giải pháp điều trị trở thành mối quan tâm hàng đầu. Trong bối cảnh đó, nhiều trang thông tin quảng cáo có giải pháp điều trị dứt điểm bệnh. Thực tế thì bệnh chàm có chữa khỏi được không thì không sẽ được phân tích rõ trong bài viết dưới đây.
Tổng quan về bệnh chàm
Bệnh chàm (eczema) là một bệnh lý về da phổ biến ở nhiều lứa tuổi. Một vài thống kê cho biết có khoảng 10% dân số trên thế giới mắc bệnh này. Riêng ở nước ta, bệnh chàm chiếm khoảng 25% tổng số các trường hợp mắc bệnh da liễu.
Dấu hiệu lâm sàng của bệnh là sự xuất hiện các nốt mụn nước. Kèm với đó là tình trạng da khô, bong tróc thành từng mảng trắng và gây ngứa ngáy rất khó chịu. Các tổn thương trên da thường phát triển theo mảng. Vị trí thường xuất hiện đầu tiên là tay chân và vùng nếp gấp của da. Sau đó, các tổn thương có thể lan rộng toàn cơ thể.
Bệnh tồn tại ở 3 dạng: cấp tính, bán cấp tính và mạn tính. Bệnh có xu hướng chuyển sang dạng mạn tính nếu không được điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách.
Về hình thái, người ta phân bệnh này thành chàm ướt và chàm khô. Trong khi những người bị chàm khô có dấu hiệu đặc trưng là da bong tróc thành từng mảng và nứt nẻ thì người bị chàm ướt có biểu hiện là sự xuất hiện các nốt mụn nước. Nói về mức độ nguy hiểm thì chàm ướt thường đáng lo hơn chàm khô. Nguyên nhân là các nốt mụn nước dễ vỡ, dịch tiết gây ngứa rát da. Đồng thời dễ dẫn đến tình trạng bội nhiễm.
Bản chất và nguyên nhân gây bệnh chàm
Để biết được bệnh chàm có chữa khỏi được không, bạn cần biết được bản chất và nguyên nhân gây bệnh. Bản chất của bệnh chàm được cho là liên quan nhiều đến hoạt động của hệ miễn dịch. Nghĩa là cơ thể trở nên vô cùng nhạy cảm với các kích thích bên trong lẫn bên ngoài. Nó tự kích hoạt quá trình gây ngứa, sưng đỏ, khô da hoặc xuất hiện các nốt mụn nước. Như vậy, hai yếu tố cơ bản để gây bệnh chính là đặc thù cơ địa và tác nhân kích thích (dị ứng nguyên).
Tuy nhiên, đến nay nguyên nhân then chốt và trực tiếp gây bệnh chàm vẫn chưa được làm rõ. Thay vào đó, các nhà nghiên cứu đã tìm ra một số yếu tố có thể gia tăng tỷ lệ mắc bệnh hoặc khiến bệnh thêm trầm trọng. Những yếu tố này xuất phát từ việc phân tích bản chất của bệnh. Cụ thể gồm:
Các yếu tố thuộc về cơ địa
- Di truyền: Trong gia đình có người đã từng hoặc đang mắc bệnh chàm, dị ứng nói chung hoặc hen suyễn thì thế hệ sau có khả năng cao mắc bệnh chàm. Đặc biệt là khi ba hoặc mẹ mắc bệnh;
- Rối loạn hoạt động của một số cơ quan và bộ phận mang tính bẩm sinh: thần kinh vận mạch, thận và hệ tiêu hóa…;
- Mắc một số bệnh lý: viêm xoang mũi dị ứng; viêm dạ dày, đại tràng, tai xương chũm, thận; xơ gan…;
- Hệ miễn dịch yếu ớt bẩm sinh.
Các yếu tố dị ứng nguyên
- Một số loại thuốc điều trị;
- Hóa chất tẩy rửa hoặc dùng trong một số ngành công nghiệp như: xi măng, cao su, thuốc nhuộm, than đá, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón…;
- Môi trường: Ô nhiễm, thay đổi thất thường hoặc trong giai đoạn giao mùa;
- Căng thẳng quá mức và kéo dài;
- Một số tác nhân khác: Lông động vật, nước hoa, phấn hoa…
Bệnh chàm có chữa khỏi được không?
Từ những phân tích về bản chất, nguyên nhân và các yếu tố gây bệnh chàm có thể thấy đây là một bệnh lý liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau. Đồng thời, nó cũng liên quan nhiều đến hệ miễn dịch dù mối quan hệ này vẫn đang được làm rõ. Chính vì thế, với câu hỏi bệnh chàm có chữa khỏi được không thì câu trả lời là không.
Bệnh rất dễ tái đi tái lại nhiều lần trong đời khi gặp một số yếu tố tác động. Tuy nhiên, tần suất và tình trạng bệnh mỗi lần tái phát sẽ khác nhau tùy từng người. Các chuyên gia cho biết, vấn đề là phải xác định được các yếu tố dị nguyên kích hoạt cơ chế phản ứng của cơ thể.
Như vậy, bệnh chàm không thể điều trị tận gốc. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được các triệu chứng của bệnh bằng cách:
- Điều trị càng sớm càng tốt;
- Thực hiện đúng phương pháp và theo lộ trình cụ thể;
- Việc sử dụng thuốc cần có chỉ định hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bao gồm cả việc sử dụng thuốc tân dược và thảo dược thiên nhiên;
- Tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ;
- Thực hành chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học.
Các biện pháp kiểm soát bệnh chàm
Thay vì hoang mang với đáp án cho câu hỏi bệnh chàm có chữa khỏi được không, bạn cần dành nhiều thời gian tìm hiểu các phương pháp điều trị cũng như phòng bệnh. Có nhiều cách giúp kiểm soát những triệu chứng của bệnh. Về tổng thể, chúng được chia thành nhóm: Sử dụng thuốc tân dược và các loại thảo dược thiên nhiên.
Thuốc tân dược chữa bệnh chàm có ưu điểm là tác dụng nhanh và tiện lợi. Tuy nhiên, nó thường đi kèm một số tác dụng phụ khi dùng lâu dài và đặc biệt là dùng không đúng cách. Còn chữa bệnh bằng các thảo dược thiên nhiên thì được đánh giá là an toàn và chi phí thấp. Điểm trừ của nó là cần kiên trì sử dụng một thời gian và không tiện lợi.
Việc áp dụng cách điều trị nào là tùy vào tình trạng bệnh, cơ địa và một số yếu tố khác. Ngoài ra, một số trường hợp sẽ kết hợp đồng thời cả hai cách điều trị. Điều cốt yếu là cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc người có chuyên môn trước khi điều trị. Đặc biệt là trong những trường hợp kết hợp đồng thời cả hai phương pháp.
Thuốc tân dược khắc phục triệu chứng bệnh chàm
Một số loại thuốc thường dùng là: giảm ngứa, an thần, giải mẫn cảm, thuốc điều hòa hệ miễn dịch, tiêu sừng, thuốc chứa hoạt chất corticosteroid hoặc kháng sinh, thuốc kháng histamin… Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc và liều lượng dùng thích hợp.
Bên cạnh đó, người bệnh chàm khô sẽ được chỉ định dùng thêm một số loại bôi ngoài da có thành phần gồm axit salicylic, glycerin và parafin… Tác dụng của các hoạt chất này là làm mềm da, giảm tình trạng bong tróc, nứt nẻ và khô da.
Còn với trường hợp chàm ướt, người bệnh có thể phải dùng đến thuốc tím pha loãng. Một số trường hợp thì được chỉ định thoa dung dịch màu xanh (methylen), màu đỏ (Eosin) hoặc màu tím (Gentian)… Tác dụng của chúng là làm dịu những tổn thương trên da và ngăn chặn nhiễm trùng.
Một số phương pháp dân gian giảm triệu chứng bệnh chàm
Kinh nghiệm dân gian có nhiều cách giúp người bị chàm kiểm soát các triệu chứng của bệnh và hỗ trợ hồi phục các tổn thương trên da. Tiêu biểu trong số đó là cách dùng lá ổi hoặc dầu dừa.
Kinh nghiệm dùng lá ổi chữa bệnh chàm
Dùng một nắm lá ổi còn tươi. Sau khi ngâm lá trong nước muối loãng khoảng 10 phút thì rửa lại bằng nước sạch. Vò nát lá rồi cho vào nồi nấu với khoảng 200ml nước. Đến khi nước sôi thì tắt bếp và chờ nguội. Dùng khăn thấm nước này vệ sinh vùng da bị chàm. Nếu chàm ở bàn tay hoặc bàn chân thì có thể ngâm trong nước lá ổi khoảng 10 phút. Lưu ý vệ sinh da trước khi ngâm hoặc rửa nước lá thảo dược. Nên thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần.
Nếu không có lá ổi, bạn có thể thay thế bằng lá trầu không hoặc lá trà xanh. Cách làm tương tự. Đây đều là những loại lá có khả năng kháng viêm và sát khuẩn rất tốt. Đồng thời nó còn giúp các tổn thương trên da nhanh chóng hồi phục. Cách điều trị này có thể áp dụng cho cả trường hợp chàm ướt và chàm khô.
Dùng dầu dừa điều trị bệnh chàm
Thường dùng cho những trường hợp bị chàm khô. Bạn dùng một lượng vừa đủ dầu dừa thoa lên vùng da bị chàm. Massage nhẹ nhàng trong khoảng 10 phút rồi dùng giấy thấm phần dầu còn dư. Chờ trong khoảng 15 phút thì rửa lại da với nước sạch. Mỗi ngày thực hiện 1 lần và kiên trì một thời gian mới có được hiệu quả như mong muốn.
Các biện pháp dân gian thường chỉ hiệu quả trong những trường hợp nhẹ. Nếu trong khoảng 1 tuần mà các triệu chứng của bệnh không thuyên giảm thì bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế kiểm tra.
Loại bỏ tận gốc bệnh chàm nhờ phương pháp Đông – Tây y kế hợp
Nếu các phương pháp nêu trên chỉ có thể điều trị và cải thiện được triệu chứng ngoài da đối với bệnh chàm thì phương pháp kết hợp Đông – Tây y dưới sẽ mang đến hiệu quả tối ưu hơn: Vừa cải thiện triệu chứng, vừa loại bỏ được tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Từ đó ngăn ngừa tình trạng tái phát một cách hiệu quả. Đó là phương pháp chữa bệnh chàm tại CTCP Bệnh viện Quân dân 102.
Từ lâu, thuốc Đông y vẫn luôn được nhiều người ưu tiên lựa chọn bởi cơ chế tác động toàn diện vào tận sâu bên trong cơ thể, giúp loại bỏ căn nguyên gây bệnh và mang đến hiệu quả lâu dài, bền vững hơn. Tuy nhiên, Tây y lại có những ưu điểm về các kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng nhanh chóng, chính xác và điều trị triệu chứng một cách hiệu quả.
Nhằm phát huy ưu điểm và khắc phục hạn chế của mỗi phương pháp, CTCP Bệnh viện Quân dân 102 đã xây dựng phác đồ điều trị bệnh chàm hoàn toàn mới, vừa đảm bảo tính chính xác và mang đến hiệu quả tốt hơn. Đó là việc ứng dụng các kỹ thuật chẩn đoán của hiện đại Tây y (soi da, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu) kết hợp với bài thuốc có công thức bào chế độc đáo, cơ chế tác động toàn diện, đẩy lùi bệnh từ trong ra ngoài.
Hiện nay, một số người bệnh có tâm lý ngại dùng thuốc thảo dược bởi thường cho tác dụng chậm. Tuy nhiên, với quá trình nghiên cứu chuyên sâu và những cải tiến mới, bài thuốc chữa bệnh chàm Quân dân 102 mang đến “tác động kép” nhờ kết hợp 3 dạng bào chế:
- Thuốc bôi ngoài da: Tác động trực tiếp vào da, giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu ngoài da như: Đỏ da, mụn nước, bong tróc da, sưng phù, ngứa ngáy. Từ đó phục hồi da và tái tạo lớp biểu bì sâu.
- Thuốc uống trong: Tác động vào bên trong cơ thể để loại bỏ độc tố tích tụ, đồng thời phục hồi chức năng các tạng phủ bị tổn thương, cân bằng miễn dịch và nâng cao đề kháng cho cơ thể.
- Thuốc ngâm rửa: Tăng khả năng điều trị tại chỗ, giúp diệt khuẩn, làm sạch da, ngăn tổn thương lan rộng và giảm ngứa hiệu quả.
Lưu ý trong sinh hoạt và ăn uống khi điều trị và phòng bệnh chàm
Bên cạnh mối quan tâm đến vấn đề bệnh chàm có chữa khỏi được không, bạn cần biết thêm một số lưu ý về sinh hoạt và ăn uống để phòng bệnh hoặc nâng cao hiệu quả các phương pháp điều trị chàm. Cụ thể là:
Trong sinh hoạt:
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các chất tẩy rửa, phẩm màu;
- Không nên dùng các loại mỹ phẩm, xà phòng có độ kiềm cao nếu da thuộc loại nhạy cảm hoặc khi đang điều trị bệnh về da;
- Giữ cho da được sạch sẽ, khô thoáng và có được độ ẩm cần thiết bằng cách: Sử dụng kem (hoặc thuốc) bôi, trang phục thích hợp (đảm bảo thấm hút mồ hôi tốt và thoáng khí vào ngày hè; ấm áp vào ngày đông);
- Hạn chế tiếp xúc với lông động vật, phấn hoa và một số tác nhân dễ gây dị ứng khác….
- Giữ vệ sinh nơi ở, học tập và làm việc;
- Hạn chế cào gãi da, nên cắt ngắn móng tay và móng chân;
- Giữ cho tinh thần thoải mái: Sắp xếp thời gian học tập và nghỉ ngơi hợp lý; ngủ đủ giấc và đúng giờ….
Trong ăn uống:
- Đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng trong 3 bữa ăn chính hằng ngày;
- Bổ sung nhiều loại rau củ quả tươi chứa vitamin E, C và K;
- Hạn chế hoặc nên kiêng những thực phẩm dễ gây dị ứng;
- Không nên ăn quá nhiều đồ cay nóng, thực phẩm đóng hộp, đông lạnh hoặc lên men;
- Cung cấp cho cơ thể từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Trong đó nên bao gồm các loại nước ép từ trái cây;
- Hạn chế uống rượu bia, không hút thuốc lá và không sử dụng dụng chất kích thích;
- Tái khám đúng lịch hẹn; định kỳ 6 tháng 1 lần hoặc khi da xuất hiện các dấu hiệu bất thường kéo dài vài ngày không giảm.
Eczema hay còn gọi là viêm da cơ địa, là một bệnh lý da liễu mãn tính gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu bệnh eczema có chữa khỏi được hoàn toàn không?
- Thực tế điều trị: Hiện nay, chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh eczema.
- Tập trung kiểm soát: Mục tiêu điều trị chính là kiểm soát các triệu chứng, ngăn ngừa bùng phát, và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
- Các biện pháp hỗ trợ: Sử dụng thuốc, chăm sóc da đúng cách, và tránh các tác nhân kích thích là những yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát bệnh eczema.
Dù chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn, việc tìm hiểu và áp dụng các biện pháp kiểm soát eczema hiệu quả sẽ giúp người bệnh giảm thiểu khó chịu và sống chung hòa bình với bệnh.
- Chàm là bệnh mạn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn.
- Tuy nhiên, các triệu chứng có thể được kiểm soát hiệu quả bằng:
- Thuốc bôi, thuốc uống theo chỉ định của bác sĩ.
- Chăm sóc da đúng cách, tránh các tác nhân gây kích ứng.
- Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống lành mạnh.
Mục tiêu điều trị: Giảm triệu chứng, ngăn ngừa bùng phát, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Chàm sữa, hay còn gọi là viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh, thường không gây ra sẹo vĩnh viễn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đặc biệt khi trẻ gãi mạnh gây tổn thương da hoặc nhiễm trùng, sẹo có thể hình thành.
-
Nguy cơ để lại sẹo:
- Gãi ngứa mạnh làm tổn thương da
- Nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào vết thương hở
- Chàm sữa tiến triển thành chàm thể tạng, khó điều trị hơn
-
Phòng ngừa sẹo:
- Cắt ngắn móng tay trẻ, đeo bao tay cho trẻ
- Giữ vệ sinh vùng da bị chàm
- Điều trị chàm sữa kịp thời, đúng cách
Bệnh chàm (eczema) thường không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống.
-
Các biến chứng tiềm ẩn:
- Nhiễm trùng da: do gãi ngứa gây trầy xước
- Mất ngủ: do ngứa ngáy khó chịu
- Tổn thương tâm lý: do ảnh hưởng đến ngoại hình
-
Khi nào cần đi khám bác sĩ ngay:
- Chàm lan rộng, có dấu hiệu nhiễm trùng (đỏ, sưng, mủ)
- Ngứa ngáy dữ dội, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày
- Các biện pháp tự chăm sóc không hiệu quả
Lời khuyên: Đừng chủ quan với bệnh chàm, hãy thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Câu trả lời là KHÔNG.
- Eczema không phải là bệnh truyền nhiễm, do đó không thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp.
- Tuy nhiên, eczema có yếu tố di truyền, nghĩa là nếu cha mẹ mắc bệnh, con cái có nguy cơ cao hơn bị eczema.
- Các tác nhân môi trường như bụi bẩn, hóa chất, dị ứng nguyên cũng có thể kích hoạt eczema ở những người có cơ địa nhạy cảm.
Hiểu rõ về tính không lây nhiễm của eczema giúp chúng ta yên tâm hơn trong việc chăm sóc và hỗ trợ người bệnh, đồng thời tránh những hiểu lầm không đáng có.
Chàm sữa, một tình trạng viêm da thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường gây ra nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh. Câu hỏi thường trực là liệu bệnh chàm sữa có tự khỏi không? Trên thực tế, chàm sữa CÓ KHẢ NĂNG TỰ KHỎI trong một số trường hợp, đặc biệt là khi bệnh ở mức độ nhẹ và được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, điều này không phải là quy luật chung.
Biết là bệnh chàm này khó khỏi, nhưng làm thế nào để cho bớt khó chịu và giãn thời gian tái phát ra được không, chứ cái vết loang lổ ở nếp gấp khuỷu tay nhìn đến là xấu xí, dính mồ hôi vào thì vừa ngứa vừa rát, dày bì bì khó chịu lắm. Tôi dùng nhiều thuốc rồi nhưng giờ có biểu hiện nhờn thuốc, không thấy ăn thua mấy.
Mình cũng dính vết chàm ở khủyu tay đây bạn, tưởng bệnh ngoài da thì đơn giản mà ai ngờ dai dẳng khó chịu. Bạn dùng thử thuốc đông y chưa? Mình được chị đồng nghiệp chỉ cho lấy thuốc chỗ viện quân dân 102 này nè. Dùng 2 tháng thuốc xong mấy hôm trời nắng nóng người ra mồ hôi mà không thấy nổi lên lại nữa. Bạn dùng thử xem thế nào
Thuốc đông y có ăn thua ko? Tôi dùng thuốc tây hiện đại thế mà có chữa được đâu. Dăm bữa nửa tháng lại lên mà càng ngày thuốc càng kém hiệu quả.
Thuốc tây y thường điều trị triệu chứng, còn đông y trị sâu vào tạng phủ gốc rễ bệnh đấy. Hiệu quả điều trị được lâu dài hơn. Thuốc này thấy 10 người dùng thì 9 người khen khỏi.
Em mới dùng dầu dừa được 3 bữa, mà nhìn mặt bóng nhẫy bẩn bẩn, cố thêm mấy hôm nữa không biết có ổn không
Ui giời trước tôi dùng dầu dừa thấy chàm thì không khỏi mà mặt thì bí rồi nổi mụn lên luôn, đến khổ. Giờ mụn hết rồi còn tôi vẫn loay hoay tìm xem thuốc gì điều trị chàm cho khỏi vớt vát lại mặt tiền.
Bạn dùng lá trà xanh làm như trên bài rồi lấy miếng bông tẩy trang thấm nước đắp lên xem sao. Nếu nhẹ mới mắc thì hiệu quả đấy.
Loại rau củ nào có chứa nhiều vtm E, C, K mách giùm em với các chị thông thái
Nhiều lắm em nha, điển hình mấy loại cam, chanh, quýt, bưởi, kiwi, quả bơ, cà chua, lựu, bí ngô, , xoài, đu đủ, ổi, ngô, khoai lang, măng tây, bông cải xanh và rau lá xanh đậm. Lựa chọn thực phẩm hữu cơ tươi sạch thì tốt hơn.
Viện quân dân 102 này mẹ mình điều trị cơ xương khớp ổn phết, mà chữa da liễu thì không biết cụ thể thế nào, có bạn điều trị rồi review cho mình chút. Mình muốn chữa chàm ở cánh tay, giờ thành vết da dày bì bì, cứ đến mùa khô là ngứa nứt chảy máu không chịu nổi
Thấy nghệ sĩ Thu Hiền cũng điều trị da liễu tại đây, thấy review rất tốt, mà không biết chi phí có cao không?
Tôi dùng thuốc ở đây rồi, phải kiên trì dùng thuốc 2-3 tháng tùy nặng nhẹ, dùng mấy ngày đầu chưa thấy hiệu quả ngay đâu, nhất định phải kiên trì dùng liền. Hết tháng đầu tiên thì t đỡ được 60%. Vùng da chàm mềm hơn, không bị ngứa và nứt nẻ nữa. Dùng hết tháng thứ 2, tháng thứ 3 thì da dần khỏe mạnh, sáng, mịn, bay hẳn vết chàm. Còn về chi phí thì điều trị da liễu nhìn chung là đều tốn kém, thuốc này giá cũng tầm chung, nửa năm nay không bị tái lại nên khá là ưng ý. Đáng đồng tiền
Dùng 2-3 tháng liên tiếp thì lâu quá hen, có cách nào nhanh hơn không chứ cháu ngứa ngáy khó chịu lắm
Các triệu chứng sẽ giảm dần, không thấy khó chịu như ban đầu nữa. Nếu ngứa quá nhiều thì cháu hỏi bác sĩ để kê thêm thuốc xem sao. Bác sĩ ở viện này khá là nhiệt tình và chu đáo đấy.
Tôi trước đi phụ hồ, có lẽ dính xi măng nhiều nên bao năm nay da tay bì bì, khô, nứt nẻ chảy máu, đi khám chữa mấy nơi mà chưa thấy có hiệu quả. Đổi nghề khác rồi nhưng vẫn không khỏi. Ai biết cách nào không?
mình bị chàm á sừng kinh niên, thấy viện quân dân 102 này hôm trước trên vtv2 cũng giới thiệu mà đang dịch ngại xuống Hà Nội khám quá. Nhờ gửi thuốc về nhà có được không nhỉ
Có đấy bạn à, mình cũng đặt mua thuốc về nhà, gọi qua số hotline hoặc liên hệ qua web của họ, bác sĩ tư vấn rồi kê dơn gửi thuốc cho
thế thì tiện quá, bạn cho mình hỏi thêm gửi đi xa thì thuốc họ có sắc sẵn cho mình được không?
Thuốc này có thuốc uống, thuốc bôi ngoài và thuốc ngâm rửa, đều được bào chế sẵn cả rồi về không phải đun sắc gì đâu. Mình thấy dùng tiện y như thuốc tây, mà lại không có tác dụng phụ nên ưng lắm
Sao cứ mỗi lần em đi tắm là thấy vùng da bị chàm khô ngứa hơn, đổi thử sang loại sữa tắm dịu nhẹ cấp ẩm cho da rồi vẫn thế. Phải làm thế nào a?
Có thể là do chế tắm lâu quá đó, hoặc dùng nước nóng, dễ khiến lớp lipid trên da mất dần đi, da dễ tổn thương hơn nhiều đó.
Loại sữa tắm nào thích hợp dùng với da bị chàm đó mách tớ với các cậu. Không biết dùng loại nào mà tắm nước không cứ cảm thấy không sạch được á.
Sao cái bệnh này đàn ông con trai cũng mắc nhỉ, trước thấy 2 bà chị gái dính chàm ở cánh tay, cứ tưởng mỗi các bà mới mắc. Hay là bị lây?
Bệnh này có phân biệt giới tính gì đâu anh, nếu chị gái cũng mắc thì do di truyền đấy. Bệnh này phần lớn do di truyền và cơ địa mà, chứ không lây được đâu. Xem thông tin bệnh ở đây này
Sao hôm trước mình lấy thuốc ở viện quân dân 102 này mà uống 3 ngày cứ thấy da nổi sẩn hơn, chắc không hợp thuốc, rõ là chán. Chả biết chữa kiểu gì mới được nữa.
Ôi nàng ơi cứ kiên trì dùng tiếp đi, trước mình dùng mấy ngày đầu cũng thấy tình trạng nặng hơn, alo hỏi bác sĩ thì bác sĩ giải thích là tình trạng công thuốc thông thường thôi. Dùng tiếp mấy bữa sau thì các triệu chứng giảm rõ rệt luôn. Chị bạn cùng dùng cũng thấy y thế. Nên nàng cứ yên tâm dùng tiếp nha, bỏ thì phí lắm.
Chị ơi chị dùng thuốc này bao lâu thì khỏi hẳn ạ? Em tham khảo mấy nơi rồi, thấy viện này điều trị ổn nhưng dùng thuốc đông y sợ hơi lâu nên lăn tăn.
Tùy tình trạng của từng người đấy em. Thấy có người nhẹ mới mắc thì dùng đâu có 1 tháng thì khỏi, không thì 2-3 tháng. Cũng phải chịu khó kết hợp kiêng khem, chế độ sống lành mạnh, dùng thuốc đều đặn nữa thì thuốc mới nhanh hiệu quả được. Em cứ tham khảo thử xem. Trước chị dùng thuốc tây y chán chê không ăn thua nên mò thử sang đây, dùng hết 1 liệu trình thì khỏi rồi, ngày trước không biết chị tốn hết bao nhiêu tiền để chữa cái chàm da này.
Em cũng đổ lắm tiền lắm rồi. Em dính chàm ngay vùng cánh tay này, vừa khó chịu vừa tự ti, nhất là cái lúc lên mụn nước vừa đau vừa rát, mùa hè cũng phải mặc áo dài tay che đi, bí nóng lại càng nổi lên nhiều. Viện này lịch làm việc như thế nào vậy chị?
Sáng thì làm việc từ 8h, làm tất cả các ngày trong tuần. Cụ thể em muốn qua giờ nào thì gọi đặt lịch trước qua cho tiện đỡ phải chờ đợi 0888 598 102
Thuốc đông y này không biết trẻ con dùng có tốt không nhỉ? Con mình 9 tuổi lên vết chàm ở bụng, xong giờ càng ngày càng thấy lan thêm nhiều vết, tròn như hình đồng tiền . Mà da yếu mình rất ngại phải dùng corticoid cho con.