Bên cạnh việc điều trị y tế thì có thể tận dụng các cây thuốc quanh vườn nhà để chữa bệnh Eczema. Đây là biện pháp đơn giản, lành tính nhưng có thể tác động tích cực và khắc phục được nhiều triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, nếu áp dụng không đúng cách thì người bệnh có thể đứng trước nguy cơ gặp phải vấn đề rủi ro ngoại ý.

Cây thuốc chữa bệnh Eczema được áp dụng phổ biến nhất

Eczema hay còn gọi là bệnh chàm – một dạng bệnh da liễu mãn tính đặc trưng bởi tình trạng da bị nổi mụn nước, trợt loét, chảy dịch và dày sừng. Đi kèm với những tổn thương trên bề mặt da luôn là sự kích hoạt của triệu chứng ngứa ngáy dai dẳng rất khó chịu.

Hình thái tổn thương của bệnh Eczema còn có sự khác biệt nhất định ở từng thể bệnh cùng giai đoạn phát triển. Bệnh lý này có đặc tính dai dẳng, dễ tái phát khi có điều kiện thuận lợi và gần như không thể chữa trị dứt điểm.

Bên cạnh việc thăm khám và điều trị y tế thì người bệnh còn có thể tận dụng những cây thuốc từ tự nhiên để chữa bệnh Eczema. Đây là mẹo dân gian được ứng dụng rất phổ biến từ lâu đời đến nay vẫn còn giá trị.

Các cây thuốc là thảo dược lành tính có thể tác động tích cực đến triệu chứng của bệnh chàm nhưng ít khi làm phát sinh tác dụng phụ. Đây là ưu điểm vượt trội của cách chữa này nên được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn.

Dưới đây là top 8 loại cây thuốc quen thuộc có tác dụng chữa bệnh Eczema mà bạn có thể tham khảo áp dụng:

1. Cây ngũ gia bì chữa bệnh Eczema

Ngũ gia bì còn được biết đến với tên gọi khác là sâm nam, thảo dược có vị cay đắng và tính ôn với nhiều công dụng chữa bệnh. Trong đó việc dùng ngũ gia bì để chữa các bệnh về da như bệnh chàm, nổi mề đay mẩn ngứa, viêm da cơ địa… là mẹo dân gian được ứng dụng phổ biến.

Trong thành phần vỏ rễ của dược liệu này có chứa hàm lượng cao tinh dầu và saponin triterpene. Đây đều là những hoạt chất có lợi cho việc tăng cường đề kháng và miễn dịch cho cơ thể, chống viêm hiệu quả. Đồng thời thúc đẩy nhanh chóng các quá trình chuyển hóa cũng như quá trình tái tạo các tế bào da mới từ bên trong.

chữa Eczema bằng thảo dược
Ngũ gia bì là cây thuốc dân gian chữa bệnh Eczema được dùng rất phổ biến

Sau đây là 2 cách dùng cây ngũ gia bì chữa bệnh chàm Eczema:

  • Cách thứ nhất: Cần chuẩn bị rễ ngũ gia bì đem làm sạch, cạo lấy phần vỏ, thái nhỏ rồi sấy khô và nghiền thành bột. Dùng 100g bột vỏ rễ ngũ gia bì ngâm trong 1 lít rượu trắng trong 10 ngày. Mỗi lần lấy 20ml uống vào trước bữa ăn, tần suất 1 lần/ngày.
  • Cách thứ 2: Chuẩn bị rễ ngũ gia bì, chỉ xác, tía tô, ké đầu ngựa, củ gấu, lõi thông và hạt cau mỗi vị 6 – 8g. Rửa sạch cho vào ấm sắc cùng 600ml nước đến khi còn phân nửa thì ngưng. Loại bỏ phần bã, chia làm 2 lần uống trong ngày.

2. Chữa bệnh Eczema bằng cây muồng trâu

Muồng trâu cũng là cây thuốc chữa bệnh Eczema được sử dụng rất rộng rãi trong dân gian. Bài thuốc từ cây muồng trâu không chỉ lành tính mà còn rất dễ thực hiện và đáp ứng tốt khi bệnh còn nhẹ.

Tất cả các bộ phận của thảo dược này đều có thể tận dụng cho mục đích chữa bệnh nhưng với Eczema thì dùng phần lá. Lá muồng trâu có nhiều thành phần lành tính tốt cho da như kaempferol, aloe emodin, chrysophanol… Chúng có tác dụng làm dịu da, giảm ngứa và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng kích hoạt trên vùng da bị bệnh.

Cách dùng lá muồng trâu chữa Eczema đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá muồng trâu ở dạng tươi và 1 ít muối hạt.
  • Thực hiện: Đem dược liệu đi rửa sạch với nước muối loãng rồi cho vào cối giã nát. Vệ sinh vùng da bị tổn thương do chàm rồi đắp trực tiếp lá muồng trâu lên. Để nguyên khoảng 15 – 20 phút rồi vệ sinh lại bằng nước. Mỗi ngày có thể áp dụng 2 – 3 lần để nhanh chóng kiểm soát triệu chứng bệnh.
  • Lưu ý: Lá muồng trâu có dược tính rất mạnh nên không dùng cho phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 5 tuổi.

3. Cây rau sam và bài thuốc chữa bệnh Eczema

Nhờ công dụng kháng viêm, giải độc và làm mát da rất tốt mà từ lâu cây rau sam đã được dân gian sử dụng trong khắc phục triệu chứng của bệnh Eczema. Kinh nghiệm thực tế ghi nhận, thực hiện bài thuốc đúng cách có thể làm giảm ngứa và giúp da chóng lành.

Các thành phần acid folic, choline, staphylococus, vitamin… có trong rau sam được dược lý hiện đại ghi nhận là có thể mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe của làn da. Chúng sẽ giúp làm dịu da, đồng thời giảm ngứa và tăng cường hàng rào bảo vệ cho da.

Có thể dùng rau sam chữa bệnh Eczema theo cách sau:

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá rau sam tươi.
  • Thực hiện: Ngâm rửa thảo dược trong nước muối loãng rồi cho vào máy xay nhuyễn. Vệ sinh vùng da bị chàm rồi dùng khăn mềm thấm khô. Bọc rau sam xay nhuyễn trong 1 miếng vải mỏng sạch rồi chấm trực tiếp lên vùng da cần điều trị khoảng 5 – 10 phút.

4. Cách chữa Eczema bằng lá trầu không

Trầu không là cây thuốc nam có vị cay nồng và tính ấm đặc trưng bởi tác dụng sát trùng và tiêu viêm. Nhờ đó mà từ lâu thảo dược này đã được dùng phổ biến trong dân gian để chữa bệnh Eczema.

Các thành phần hoạt chất với dược tính cao như eugenol, chavicol, tanin, alkaloid, carvacrol… đồi dào trong lá trầu không được y học hiện đại ghi nhận là mang đến nhiều tác dụng tốt cho làn da. Bao gồm chống viêm, kháng khuẩn, làm sạch da, giảm ngứa và giúp da tăng cường miễn dịch.

Sau đây là cách thực hiện:

  • Chuẩn bị: 15 lá trầu không tươi.
  • Thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu, ngâm vào nước muối loãng 5 phút rồi rửa lại và vò cho hơi nát. Đun sôi khoảng 1,5 – 2 lít nước, thả lá trầu không vào rồi đun thêm 5 phút. Cho ra thau pha thêm nước lã cho nguội bớt rồi dùng ngâm rửa vùng da bị Eczema. Nên tận dụng bã lá trầu để nhẹ nhàng chà lên vùng da cần điều trị.

5. Chữa bệnh Eczema bằng lá lốt

Lá lốt là cây thuốc quen thuộc được dùng trong khắc phục nhiều vấn đề bệnh lý và bệnh chàm Eczema là một trong số các bệnh thường gặp. Phân tích dược lý hiện đại ghi nhận, trong lá tốt có chứa nhiều thành phần có dược tính cao tốt cho da. Nhờ đó mà có thể giúp cải thiện một số triệu chứng đặc trưng của bệnh chàm.

Các Ancaloit – 1 cấu trúc hóa học tồn tại dưới dạng acid amin thực vật dồi dào trong lá lốt sẽ giúp thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương da. Đồng thời hỗ trợ làm giảm đau, giảm ngứa và kháng viêm hiệu quả. Ngoài ra, benzylaxetat, beta – caryophylen tồn tại trong tinh dầu lá lốt còn có tác dụng làm ẩm da và chống bội nhiễm trên vùng da tổn thương.

thảo dược chữa bệnh chàm
Khi bệnh chàm Eczema còn nhẹ, có thể áp dụng bài thuốc từ cây lá lốt

Cách dùng lá lốt chữa Eczema đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá lốt tươi và 1 ít muối hạt.
  • Thực hiện: Lá lốt đem rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi cùng muối hạt và 2 lít nước. Đến khi sôi hạ lửa đun thêm 10 phút. Đổ ra thau chờ nguội bớt thì dùng ngâm rửa vùng da bị Eczema khoảng 20 phút.

6. Cây lược vàng chữa bệnh Eczema

Lược vàng cũng là một cây thuốc quen thuộc trong vườn nhà mà bạn có thể tận dụng để chữa bệnh Eczema. Thảo dược này không chỉ được ghi nhận theo kinh nghiệm dân gian mà còn được các nghiên cứu hiện đại đánh giá là có chứa nhiều thành phần với dược tính cao.

Vitamin B2, PP, Sulfolipid, flavonoid hay Triacyglyceride… là những thành phần chính có trong cây lược vàng giúp làn da được khỏe mạnh hơn. Chúng không chỉ thể hiện rõ đặc tính kháng khuẩn, chống viêm mà còn giúp giảm ngứa và hỗ trợ thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương trên da.

Có thể thực hiện bài thuốc như sau:

  • Chuẩn bị: 3 – 5 lá cây lược vàng có màu xanh đậm cùng khoảng 1/4 thìa muối hạt.
  • Thực hiện: Lá lược vàng đem rửa sạch, thái nhỏ. Sau đó cho vào cối giã nát cùng với muối hạt. Vệ sinh vùng da bị chàm rồi dùng hỗn hợp thuốc đắp lên và giữ nguyên khoảng 20 phút. Cuối cùng gỡ ra và rửa lại sạch sẽ với nước mát và dùng khăn mềm thấm khô.

7. Cách dùng rau răm chữa Eczema

Cây rau răm không chỉ là loại rau quen thuộc ăn kèm trong các bữa ăn thường ngày của người Việt mà còn được tận dụng làm thuốc chữa bệnh. Nhờ có đặc tính chống viêm và làm se niêm mạc rất tốt mà từ lâu dân gian đã sử dụng cây thuốc này để chữa bệnh Eczema.

Trong lá và thân cây rau răm có chứa rất nhiều thành phần được cho là hữu ích với làn da đang bị tổn thương do bệnh chàm. Phải kể đến như dodecanal, sesquiterpene, decanal, decanol… Chúng sẽ giúp tăng cường hàng rào bảo vệ da, chống viêm và giảm ngứa.

Dưới đây là cách thực hiện:

  • Chuẩn bị: 1 nắm rau răm tươi cùng với 1 ít muối hạt.
  • Thực hiện: Rau răm đem đi rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng khoảng 5 phút sau đó rửa lại lần nữa. Cho vào nồi, thêm 2 lít nước và đun sôi với lửa nhỏ khoảng 10 phút. Đổ ra thau chờ nguội bớt thì dùng ngâm rửa vùng da cần điều trị, tận dụng bã để massage nhẹ lên vùng da này.

8. Dùng cây lô hội chữa Eczema

Bên cạnh công dụng dưỡng ẩm và làm sáng da thì cây lô hội còn được dùng để chữa các bệnh về da, trong đó có bệnh chàm Eczema. Hai thành phần polysaccharides và glycoproteins được đánh giá là có tác dụng kháng khuẩn và hỗ trợ chữa lành tổn thương da rất tốt.

Bên cạnh đó, lô hội còn giúp cấp ẩm cho làn da, giảm ngứa và ngăn ngừa tình trạng khô ráp, bong tróc da. Dùng cây lô hội đúng cách sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi những triệu chứng khó chịu mà bệnh chàm gây ra.

Với cây lô hội, có thể dùng theo 2 cách sau đây:

  • Cách thứ nhất: Chuẩn bị 1 lá lô hội tươi đem rửa sạch với nước muối rồi gọt vỏ và cạo lấy phần gel để sử dụng. Vệ sinh và thấm khô vùng da bị chàm rồi bôi gel lô hội lên và nhẹ nhàng massage vài phút. Sau đó để khô tự nhiên khoảng 20 phút rồi dùng nước mát rửa lại.
  • Cách thứ 2: Có thể thêm lô hội trực tiếp vào chế độ ăn uống hằng ngày để thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương da từ bên trong. Có thể ép lô hội lấy nước uống hay nấu chung với đường phèn hoặc bột sắn…
Chữa bệnh Eczema bằng cây thuốc quanh nhà
Thành phần tốt trong cây lô hội giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành tổn thương da do bệnh chàm Eczema

Lưu ý khi sử dụng các cây thuốc để chữa bệnh Eczema

Các loại cây thuốc được đề cập trong bài viết có thể khắc phục rất tốt triệu chứng của bệnh chàm và đến nay vẫn còn được ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên để phát huy tốt tính hiệu nghiệm và giảm nguy cơ gặp phải vấn đề ngoại ý thì người bệnh cần chú ý đến một số vấn đề như sau:

  • Cần chú ý ngâm rửa thảo dược bằng nước muối trước khi sử dụng. Các cây thuốc nếu không được làm sạch có thể gây kích ứng hay làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da.
  • Tuyệt đối không lạm dụng hay dùng các mẹo chữa dân gian để thay thế cho phác đồ điều trị y tế. Bởi dùng cây thuốc chữa bệnh Eczema chỉ có thể hỗ trợ khắc phục triệu chứng và đáp ứng với trường hợp bệnh nhẹ.
  • Tuyệt đối không dùng các cây thuốc để ngâm rửa hay đắp ngoài da nếu tổn thương da bị lở loét hoặc có bội nhiễm.
  • Trong quá trình điều trị bằng cây thuốc, tránh cào gãi lên da, đồng thời sử dụng các sản phẩm lành tính để dưỡng ẩm cho da, tránh các tác nhân gây kích ứng.
  • Đối với những người có làn da nhạy cảm, nên thử trước các cây thuốc lên vùng da khỏe mạnh trước khi áp dụng cho vùng da bị bệnh.
  • Uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày, đồng thời bổ sung rau củ quả tươi để tăng đề kháng, giữ ẩm da và giúp da chóng lành hơn.

Thuốc dân gian có những ưu điểm nổi bật như nguyên liệu dễ kiếm, sử dụng các cây cỏ quen thuộc có tính kháng viêm hoặc chứa tinh dầu như lá lốt, đơn đỏ, trầu không,.. Ngoài ra, còn giúp dịu nhẹ các triệu chứng bệnh Eczema và rất phù hợp với các trường hợp bệnh nhẹ.

Việc áp dụng chữa bệnh Eczema bằng các cây thuốc quanh nhà có thể đáp ứng tốt với các trường hợp nhẹ, tổn thương da chưa xuất hiện bội nhiễm. Tuy nhiên, để có thể kiểm soát và tác động toàn diện đến diễn tiến của bệnh thì bạn nên thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị y tế và chăm sóc tốt hơn


Câu hỏi thường gặp

Eczema hay còn gọi là viêm da cơ địa, là một bệnh lý da liễu mãn tính gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu bệnh eczema có chữa khỏi được hoàn toàn không?

  • Thực tế điều trị: Hiện nay, chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh eczema.
  • Tập trung kiểm soát: Mục tiêu điều trị chính là kiểm soát các triệu chứng, ngăn ngừa bùng phát, và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
  • Các biện pháp hỗ trợ: Sử dụng thuốc, chăm sóc da đúng cách, và tránh các tác nhân kích thích là những yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát bệnh eczema.

Dù chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn, việc tìm hiểu và áp dụng các biện pháp kiểm soát eczema hiệu quả sẽ giúp người bệnh giảm thiểu khó chịu và sống chung hòa bình với bệnh.

  • Chàm là bệnh mạn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn.
  • Tuy nhiên, các triệu chứng có thể được kiểm soát hiệu quả bằng:
    • Thuốc bôi, thuốc uống theo chỉ định của bác sĩ.
    • Chăm sóc da đúng cách, tránh các tác nhân gây kích ứng.
    • Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống lành mạnh.

Mục tiêu điều trị: Giảm triệu chứng, ngăn ngừa bùng phát, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Chàm sữa, hay còn gọi là viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh, thường không gây ra sẹo vĩnh viễn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đặc biệt khi trẻ gãi mạnh gây tổn thương da hoặc nhiễm trùng, sẹo có thể hình thành.

  • Nguy cơ để lại sẹo:

    • Gãi ngứa mạnh làm tổn thương da
    • Nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào vết thương hở
    • Chàm sữa tiến triển thành chàm thể tạng, khó điều trị hơn
  • Phòng ngừa sẹo:

    • Cắt ngắn móng tay trẻ, đeo bao tay cho trẻ
    • Giữ vệ sinh vùng da bị chàm
    • Điều trị chàm sữa kịp thời, đúng cách

Bệnh chàm (eczema) thường không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống.

  • Các biến chứng tiềm ẩn:

    • Nhiễm trùng da: do gãi ngứa gây trầy xước
    • Mất ngủ: do ngứa ngáy khó chịu
    • Tổn thương tâm lý: do ảnh hưởng đến ngoại hình
  • Khi nào cần đi khám bác sĩ ngay:

    • Chàm lan rộng, có dấu hiệu nhiễm trùng (đỏ, sưng, mủ)
    • Ngứa ngáy dữ dội, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày
    • Các biện pháp tự chăm sóc không hiệu quả

Lời khuyên: Đừng chủ quan với bệnh chàm, hãy thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Câu trả lời là KHÔNG.

  • Eczema không phải là bệnh truyền nhiễm, do đó không thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp.
  • Tuy nhiên, eczema có yếu tố di truyền, nghĩa là nếu cha mẹ mắc bệnh, con cái có nguy cơ cao hơn bị eczema.
  • Các tác nhân môi trường như bụi bẩn, hóa chất, dị ứng nguyên cũng có thể kích hoạt eczema ở những người có cơ địa nhạy cảm.

Hiểu rõ về tính không lây nhiễm của eczema giúp chúng ta yên tâm hơn trong việc chăm sóc và hỗ trợ người bệnh, đồng thời tránh những hiểu lầm không đáng có.

Chàm sữa, một tình trạng viêm da thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường gây ra nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh. Câu hỏi thường trực là liệu bệnh chàm sữa có tự khỏi không? Trên thực tế, chàm sữa CÓ KHẢ NĂNG TỰ KHỎI trong một số trường hợp, đặc biệt là khi bệnh ở mức độ nhẹ và được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, điều này không phải là quy luật chung.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan