Bệnh eczema ở trẻ sơ sinh thường tiến triển rất nhanh. Bệnh dễ tái đi tái lại trong suốt những năm tháng đầu đời của bé. Trong khi đó, các giải pháp điều trị chỉ có thể giảm nhẹ triệu chứng. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì có thể kiểm soát tốt bệnh eczema.

Bệnh eczema ở trẻ sơ sinh là gì? Dấu hiệu nhận biết

Eczema là thuật ngữ chỉ tình trạng rối loạn da mạn tính. Người ta thường sử dụng nó để chỉ viêm da dị ứng dạng mạn tính hoặc chàm - bệnh chàm eczema. Nó được xếp chung nhóm với hen suyễn và các nhóm bệnh dị ứng (ví dụ như: phấn hoa, thực phẩm, lông động vật…).

Bệnh eczema có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Trong đó có trẻ nhỏ. Các thống kê không chính thức cho biết tỷ lệ này chiếm khoảng 10% trong tổng số trẻ được sinh ra. Bệnh thường khởi phát trong những tháng năm đầu đời và giảm dần tỷ lệ mắc bệnh khi trẻ được 5 tuổi.

Bệnh Eczema xảy ra ở trẻ sơ sinh dễ chuyển biến phức tạp vì hệ miễn dịch của bé còn yếu.
Bệnh Eczema xảy ra ở trẻ sơ sinh dễ chuyển biến phức tạp vì hệ miễn dịch của bé còn yếu.

Đối với trẻ sơ sinh, vị trí bị bệnh eczema thường bắt đầu ở mặt và trán, sau đó lan đến tay chân và cuối cùng là toàn thân. Nơi bé mặc tã thường ít bị chàm vì nó thường được vệ sinh hoặc ẩm ướt.

Biểu hiện của vùng da bị bệnh eczema ở trẻ sơ sinh là: Da bị đỏ; bong tróc vảy trắng trên da và ngứa ngáy. Trường hợp nặng có thể xuất hiện các nốt mụn nước. Đồng thời, da cũng bị sẫm màu và khô nhiều hơn. Ngoài ra, các dấu hiệu này còn có thể là hậu quả của việc cào gãy quá mức khiến da bị trầy xước.

Các loại bệnh eczema phổ biến ở trẻ sơ sinh

  • Viêm da eczema dị ứng:

Vùng da bị bệnh phát ban với biểu hiện sưng đỏ, ngứa ngáy, nổi vảy và khô. Nếu cào gãi, da sẽ xuất hiện các vết nứt, nhiễm trùng thứ cấp và để lại sẹo.

  • Viêm da tiết bã:

Thường xuất hiện khi trẻ được khoảng 3 tháng tuổi. Biểu hiện tương tự như viêm da eczema dị ứng. Tuy nhiên, viêm da tiết bã không gây ngứa. Các vùng nếp gấp của da thường sẽ xuất hiện tình trạng này. Bên cạnh đó, nó còn xảy ra ở da đầu.

Đối với trẻ sơ sinh, viêm da tiết bã trên da đầu có thể phát triển thành các mảng vảy màu vàng. Dân gian thường gọi đây là “cứt trâu”. Bình thường, sau khoảng vài tháng thì tình trạng này có thể hết.

  • Viêm da tiếp xúc (chàm tiếp xúc)

Do trẻ tiếp xúc với một số hóa chất từ các sản phẩm tẩy rửa, kem bôi hoặc phấn hoa. Biểu hiện của tình trạng này thường là sự xuất hiện các nốt mụn nước hoặc da sẽ nổi sần.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị eczema

Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh eczema ở trẻ sơ sinh vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã xác định được một số yếu tố có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh này khi mới sinh ra. Đó là:

  • Di truyền: Nếu ba hoặc mẹ có tiền sử hoặc đang mắc bệnh chàm thì con sinh ra có khả năng bị mắc bệnh này cao hơn bình thường;
  • Môi trường ô nhiễm: Khói bụi, ô nhiễm nguồn nước và khói thuốc lá…;
  • Thời tiết: Thay đổi thất thường hoặc đang trong giai đoạn chuyển mùa;
  • Thực phẩm: Hải sản, một số thức ăn đông lạnh, đóng hộp hoặc lên men.

Eczema và mối liên hệ với hệ miễn dịch

Các nhà nghiên cứu còn tìm thấy mối liên hệ giữa bệnh eczema với sức khỏe của da và hệ miễn dịch. Cụ thể, nếu bé có làn da khỏe mạnh và được cung cấp độ ẩm cần thiết thì khả năng bị bệnh chàm sẽ thấp dù trong gia đình có người từng mắc bệnh này.

Còn đối với hệ miễn dịch, nó được hiểu như một “hàng rào” bảo vệ cơ thể trước các tác động bất lợi từ bên ngoài và bên trong. Tuy nhiên, đối với những trẻ mắc bệnh eczema thì hệ miễn dịch đặc biệt nhạy cảm. Nó phản ứng mạnh mẽ với các tác động thông thường bằng cách kích hoạt quá trình gây ngứa, sưng và đỏ da.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn tìm thấy mối liên hệ giữa bệnh eczema với hen suyễn hoặc sốt vào mùa hè. Cụ thể, có khoảng 50% số trẻ sơ sinh mắc bệnh chàm sẽ phát triển thành một trong hai bệnh này. Và nó tồn tại trong suốt thời thơ ấu của bé.

Bệnh eczema ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm và có lây không?

Tùy vào mức độ bệnh, cơ địa và một số yếu tố khác, bệnh eczema ở trẻ sơ sinh có thể không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, các triệu chứng thường tái đi tái lại nhiều lần.

Bạn không được chủ quan khi trẻ bị bệnh eczema. Bởi nếu nó không được kiểm soát tốt có nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng da. Phổ biến trong số đó là tình trạng nhiễm vi khuẩn tụ cầu. Nó khiến da bị sưng có mủ, đỏ, ẩm ướt và mềm hơn bình thường. Ngoài ra nó còn khiến trẻ bị sốt. Trường hợp da bị nhiễm khuẩn kết hợp với một số bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ (ví dụ như thủy đậu hoặc bệnh do virus herpes) thì sức khỏe của bé lúc này sẽ bị đe dọa rất lớn nếu không được đưa đến cơ sở y tế kịp thời.

Ở mức độ nhẹ hơn, các triệu chứng của bệnh ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ. Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến bé thường xuyên quấy khóc, chậm lớn và sụt cân.

Như vậy, bệnh eczema có nguy hiểm không còn tùy từng trường hợp. Bên cạnh đó, bệnh này có lây không cũng là thắc mắc của nhiều người. Câu trả lời từ các chuyên gia là bệnh eczema không lây qua tiếp xúc trực tiếp. Kể cả tiếp xúc ngoài da dịch tiết từ các nốt mụn hoặc máu của người bệnh.

Bệnh eczema ở trẻ sơ sinh trong một số trường hợp có thể bị nhiễm trùng liên cầu khuẩn.
Bệnh eczema ở trẻ sơ sinh trong một số trường hợp có thể bị nhiễm trùng liên cầu khuẩn.

Cách phòng chống bệnh eczema ở trẻ sơ sinh

Bệnh eczema ở trẻ sơ sinh dù không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sự phát triển sau này của bé. Tuy nhiên, bệnh rất khó để điều trị khỏi hoàn toàn. Do đó, chủ động trong việc phòng bệnh eczema cho trẻ sơ sinh rất quan trọng. Cụ thể, bạn nên lưu ý những điều dưới đây:

  • Hạn chế để bé tiếp xúc với phấn hoa, lông động vật và môi trường bị ô nhiễm;
  • Không dùng các loại xà phòng có tính tẩy rửa cao khi tắm hoặc lau rửa các đồ dùng của bé; Nên ưu tiên dùng những loại không mùi hoặc có thành phần từ các loại thảo dược thiên nhiên;
  • Không tắm bé quá nhiều lần trong ngày. Nước tắm bé không nên quá nóng hoặc quá lạnh. Đồng thời không chà xát mạnh da của bé;
  • Nên thoa kem dưỡng ẩm cho bé hằng ngày. Vào những lúc trời khô và lạnh có thể tăng số lần bôi kem để da không bị khô;
  • Cho bé uống đủ nước và tăng cữ bú nếu bé có một số dấu hiệu ban đầu của bệnh eczema;
  • Thường xuyên cắt móng tay và móng chân cho bé;
  • Trang phục cho bé cần đảm bảo thoáng mát và mùa hè và đủ ấm vào mùa đông. Đồng thời, chất liệu vải cũng cần đảm bảo dịu nhẹ với da, khô thô ráp gây kích ứng da.
  • Khám sức khỏe định kỳ cho bé 6 tháng 1 lần hoặc khi có các dấu hiệu bất thường kéo dài một vài ngày.

Nguyên tắc điều trị eczema cho trẻ sơ sinh

  • Kiểm soát triệu chứng và tránh xa yếu tố khiến bệnh thêm trầm trọng

Vì chưa tìm được nguyên nhân nên các giải pháp điều trị bệnh chỉ có thể tập trung vào cải thiện triệu chứng và tránh xa các yếu tố có thể khiến bệnh chuyển biến xấu đi. Ngoài ra, eczema không thể tự hết và cũng rất khó để chữa khỏi hoàn toàn.

Mặt khác, việc kiểm soát tốt bệnh chàm eczema còn có ý nghĩa trong việc phòng ngừa tình trạng dị ứng với thực phẩm. Cụ thể, nếu bệnh eczema được kiểm soát tốt trong những năm tháng đầu đời của bé thì khả năng bị dị ứng với thực phẩm khi bước vào độ tuổi ăn dặm sẽ rất thấp. Trong khi đó, những bé tái phát bệnh eczema nhiều lần sẽ gặp vấn đề dị ứng với khá nhiều thực phẩm đến suốt đời.

  • Việc sử dụng thuốc điều trị cần có chỉ định của bác sĩ

Việc sử dụng các loại thuốc tân được hoặc thảo dược thiên nhiên chữa bệnh eczema cho trẻ sơ sinh cần đặc biệt thận trọng vì hệ miễn dịch của bé còn rất yếu và hoạt động của các cơ quan chưa ổn định. Chính vì thế, bạn không được tự ý mua thuốc hoặc bào chế các loại thuốc điều trị cho bé tại nhà. Điều này có thể khiến bệnh không thuyên giảm và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe của bé.

  • Phác đồ điều trị khác nhau tùy từng trường hợp

Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ tìm ra phương pháp điều trị thích hợp nhất. Việc bạn cần làm là tuân theo đúng các chỉ dẫn. Trong trường hợp nặng, trẻ sẽ được dùng thuốc mỡ hoặc kem bôi chứa steroid. Nếu các dấu hiệu của bệnh vẫn chưa được kiểm soát, các bác sĩ thường sẽ chỉ định dùng thuốc kháng histamin hoặc thuốc chứa steroid dạng uống. Còn trường hợp bệnh đã xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng, trẻ sẽ phải dùng đến kháng sinh.

  • Điều trị càng sớm càng tốt

Bệnh chàm nói riêng và một số bệnh lý khác nói chung thường tiến triển rất nhanh khi đối tượng mắc bệnh là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bởi lúc này sức đề kháng của bé còn rất yếu. Cộng với đó là hoạt động của các cơ quan và bộ phận chưa phát huy tối đa “công suất” và chưa ổn định.

Chính vì thế, một trong những nguyên tắc vô cùng quan trọng trong điều trị bệnh eczema cho trẻ sơ sinh đó là càng sớm càng tốt. Điều này không những có ý nghĩa đối với sức khỏe của bé mà còn giúp ba mẹ tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và chi phí.

  • Giải pháp tối ưu giúp điều trị bệnh eczema ở trẻ

Để tránh những ảnh hưởng và tác dụng phụ của thuốc tây, hiện nay ngày càng có nhiều cha mẹ lựa chọn cách chữa bệnh eczema an toàn cho trẻ sơ sinh bằng Đông y. Trong đó, điển hình nhất là phương pháp chữa eczema tại Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân dân 102.

So với những bài thuốc, phương pháp chữa bệnh thông thường hiện nay, cách điều trị eczema bằng phương pháp Đông y có biện chứng tại Quân dân 102 thể hiện những ưu điểm vượt trội như:

  • Chẩn đoán bệnh chính xác nhờ sự hỗ trợ của các kỹ thuật xét nghiệm hiện đại như: Soi da, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu. Từ đó giúp bác sĩ xây dựng liệu trình trị bệnh phù hợp, hiệu quả nhất.
  • Liệu trình điều trị được xây dựng linh hoạt, gia giảm vị thuốc theo thể trạng của từng trẻ.
  • Trị bệnh theo các giai đoạn, vừa giúp cải thiện triệu chứng giúp trẻ cảm thấy dễ chịu, vừa tác động sâu bên trong cơ thể để loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây bệnh.
  • Nâng cao sức khỏe toàn diện, giúp trẻ ăn ngon, ngủ tốt và khỏe mạnh hơn.
  • Ngăn ngừa khả năng tái phát một cách tối đa.
  • Đam bảo an toàn cho trẻ, không gây tác dụng phụ.

Lưu ý trong chăm sóc trẻ sơ sinh bị eczema

Ngoài tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ về việc dùng thuốc và cách chăm sóc trẻ, các bậc phụ huynh cần lưu ý thêm một số điều dưới đây:

Trong chăm sóc da:

  • Một số loại bột giặt, nước xả vải, nước hoa hoặc phấn rôm có thể khiến da bé bị kích ứng nhiều hơn. Do đó, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia lựa chọn những sản phẩm có thành phần an toàn và dịu nhẹ với da của bé;
  • Không cho bé cào gãy bằng cách: Cắt ngắn móng tay và móng chân của bé; cho bé mang bao tay và vớ chân làm từ vải mỏng với chất liệu thấm hút mồ hôi tốt;
  • Luôn giúp da bé có được độ ẩm cần thiết: Nên hỏi ý kiến bác sĩ về loại kem dưỡng ẩm an toàn cho bé trong giai đoạn nhạy cảm này. Bên cạnh đó, bạn cần cho bé uống nhiều nước;

Biện pháp giảm ngứa cho bé:

  • Cho bé tắm nước mát. Có thể cho vào bồn tắm một ít bột yến mạch để giảm tình trạng ngứa ngáy do bệnh eczema gây ra. Sau khi tắm, cần dùng khăn mềm lau khô nhẹ nhàng da trước khi mặc quần áo cho bé. Nên chọn những trang phục làm từ chất liệu cotton để vừa thấm hút mồ hôi tốt vừa mềm mại với da bé;
  • Dùng liệu pháp bọc ướt. Nghĩa là dùng một chiếc khăn sạch thấm nước mát rồi dùng nó chườm lên vùng  da bị bệnh eczema. Thời điểm tốt nhất là vào buổi tối trước khi bé đi ngủ và sau khi thoa các loại thuốc điều trị hoặc kem dưỡng ẩm khoảng 1 giờ đồng hồ;
  • Tái khám đúng lịch hẹn.
Câu hỏi thường gặp

Eczema hay còn gọi là viêm da cơ địa, là một bệnh lý da liễu mãn tính gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu bệnh eczema có chữa khỏi được hoàn toàn không?

  • Thực tế điều trị: Hiện nay, chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh eczema.
  • Tập trung kiểm soát: Mục tiêu điều trị chính là kiểm soát các triệu chứng, ngăn ngừa bùng phát, và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
  • Các biện pháp hỗ trợ: Sử dụng thuốc, chăm sóc da đúng cách, và tránh các tác nhân kích thích là những yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát bệnh eczema.

Dù chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn, việc tìm hiểu và áp dụng các biện pháp kiểm soát eczema hiệu quả sẽ giúp người bệnh giảm thiểu khó chịu và sống chung hòa bình với bệnh.

  • Chàm là bệnh mạn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn.
  • Tuy nhiên, các triệu chứng có thể được kiểm soát hiệu quả bằng:
    • Thuốc bôi, thuốc uống theo chỉ định của bác sĩ.
    • Chăm sóc da đúng cách, tránh các tác nhân gây kích ứng.
    • Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống lành mạnh.

Mục tiêu điều trị: Giảm triệu chứng, ngăn ngừa bùng phát, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Chàm sữa, hay còn gọi là viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh, thường không gây ra sẹo vĩnh viễn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đặc biệt khi trẻ gãi mạnh gây tổn thương da hoặc nhiễm trùng, sẹo có thể hình thành.

  • Nguy cơ để lại sẹo:

    • Gãi ngứa mạnh làm tổn thương da
    • Nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào vết thương hở
    • Chàm sữa tiến triển thành chàm thể tạng, khó điều trị hơn
  • Phòng ngừa sẹo:

    • Cắt ngắn móng tay trẻ, đeo bao tay cho trẻ
    • Giữ vệ sinh vùng da bị chàm
    • Điều trị chàm sữa kịp thời, đúng cách

Bệnh chàm (eczema) thường không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống.

  • Các biến chứng tiềm ẩn:

    • Nhiễm trùng da: do gãi ngứa gây trầy xước
    • Mất ngủ: do ngứa ngáy khó chịu
    • Tổn thương tâm lý: do ảnh hưởng đến ngoại hình
  • Khi nào cần đi khám bác sĩ ngay:

    • Chàm lan rộng, có dấu hiệu nhiễm trùng (đỏ, sưng, mủ)
    • Ngứa ngáy dữ dội, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày
    • Các biện pháp tự chăm sóc không hiệu quả

Lời khuyên: Đừng chủ quan với bệnh chàm, hãy thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Câu trả lời là KHÔNG.

  • Eczema không phải là bệnh truyền nhiễm, do đó không thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp.
  • Tuy nhiên, eczema có yếu tố di truyền, nghĩa là nếu cha mẹ mắc bệnh, con cái có nguy cơ cao hơn bị eczema.
  • Các tác nhân môi trường như bụi bẩn, hóa chất, dị ứng nguyên cũng có thể kích hoạt eczema ở những người có cơ địa nhạy cảm.

Hiểu rõ về tính không lây nhiễm của eczema giúp chúng ta yên tâm hơn trong việc chăm sóc và hỗ trợ người bệnh, đồng thời tránh những hiểu lầm không đáng có.

Chàm sữa, một tình trạng viêm da thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường gây ra nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh. Câu hỏi thường trực là liệu bệnh chàm sữa có tự khỏi không? Trên thực tế, chàm sữa CÓ KHẢ NĂNG TỰ KHỎI trong một số trường hợp, đặc biệt là khi bệnh ở mức độ nhẹ và được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, điều này không phải là quy luật chung.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Điều trị phòng ngừa

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả

Bài viết liên quan