Với đặc tính tiêu viêm, sát trùng và giảm ngứa, lá trầu thường được nhân dân sử dụng để chữa các bệnh da liễu thường gặp. Mẹo chữa á sừng bằng lá trầu không là biện pháp phổ biến và được áp dụng rộng rãi do độ an toàn cao, chi phí thấp và ít gây kích ứng da.
Tác dụng chữa bệnh á sừng của lá trầu không
Lá trầu không là loại thuốc Nam quen thuộc và được sử dụng khá phổ biến. Theo ghi chép từ y học cổ truyền, lá trầu có vị cay nồng, mùi thơm hơi hắc, tính ấm, tác dụng khu phong, tiêu viêm, giảm đau và sát trùng. Với những đặc tính trên, thảo dược này thường được nhân dân sử dụng để chữa các bệnh ngoài da thường gặp như mề đay, viêm da cơ địa, vảy nến và á sừng.
Mẹo chữa á sừng bằng lá trầu không là biện pháp điều trị đơn giản và có thể áp dụng ngay tại nhà. Á sừng là bệnh da liễu thường gặp, đặc trưng bởi triệu chứng da khô, nứt nẻ, bong tróc và ngứa ngáy. Bệnh lý này tương đối lành tính nhưng có tiến triển dai dẳng và dễ tái phát. Vì vậy bên cạnh việc sử dụng thuốc, nhân dân còn tận dụng các thảo dược tự nhiên để hỗ trợ làm giảm tổn thương da, cải thiện ngứa ngáy, tiêu viêm và ngăn ngừa bội nhiễm.
Ngoài ghi chép từ y học cổ truyền, một số nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy lá trầu chứa các thành phần chống viêm, sát trùng và giảm ngứa da như cineol, methyl eugenol và estragol. Bên cạnh đó, thảo dược này còn chứa nhiều thành phần chống oxy hóa giúp tái tạo tế bào hư tổn, phục hồi mô da và ngăn ngừa thâm sẹo sau điều trị.
Vì vậy dùng lá trầu không chữa á sừng có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh như viêm sưng, ngứa ngáy, da nứt nẻ và khô ráp. Bên cạnh đó, mẹo chữa này còn hỗ trợ ức chế nấm men, vi khuẩn, giúp ngăn ngừa bội nhiễm và thúc đẩy quá trình tái tạo da.
Hướng dẫn 5 cách dùng lá trầu chữa á sừng tại nhà
Để giảm tổn thương da và cải thiện các triệu chứng của bệnh á sừng, bạn có thể áp dụng một số mẹo dùng lá trầu không sau:
1. Ngâm rửa với nước sắc từ trầu không
Bệnh á sừng thường gây nứt nẻ, khô ráp, bong tróc và ngứa da. Các mảng da hình thành do hiện tượng á sừng có thể gây vướng víu, khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình.
Với những trường hợp da bong tróc mạnh, có thể áp dụng mẹo ngâm rửa bằng nước sắc lá trầu không để giảm tổn thương da, làm mềm vảy bong, giảm nứt nẻ và ngăn ngừa bội nhiễm.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 1 nắm lá trầu không tươi
- Sau đó vò xát nhẹ và cho vào nồi đun sôi
- Đun trong khoảng 5 phút rồi tắt bếp
- Đổ nước đun vào thau, hòa thêm 1 ít nước lạnh và ngâm rửa vùng da tổn thương
- Nếu da ngứa nhiều, có thể chà nhẹ lá trầu lên da để giảm ngứa ngáy và khó chịu
2. Chữa á sừng với lá trầu và muối biển
Ngoài mẹo ngâm rửa với nước lá trầu không, bạn cũng có thể làm giảm á sừng bằng bài thuốc đắp từ lá trầu và muối biển. Muối biển chứa nhiều khoáng chất, có tác dụng tiêu viêm, giảm ngứa và sát trùng. Do đó kết hợp 2 nguyên liệu này có thể tăng tác dụng điều trị, giúp giảm nhanh tình trạng viêm đỏ và ngứa ngáy.
Thực hiện:
- Ngâm rửa 2 – 3 lá trầu không tươi
- Để ráo nước rồi giã nát
- Sau đó cho vào 1 ít muối và trộn đều
- Làm sạch da và đắp lên vùng da cần điều trị
- Rửa lại với nước ấm sau 5 – 10 phút
Tinh chất từ lá trầu có thể gây rát và xót da. Vì vậy nên tránh áp dụng mẹo chữa này lên vùng da rướm máu và có vết thương hở.
3. Thoa dịch ép lá trầu không
Các nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy, dịch ép từ lá trầu có tác dụng kháng sinh mạnh, giúp ức chế nấm men, virus và vi khuẩn gây hại. Do đó ngoài biện pháp ngâm rửa và đắp lá trầu, bạn có thể sử dụng dịch ép từ thảo dược này để giảm ngứa da và ngăn ngừa bội nhiễm.
Cách thực hiện:
- Ngâm rửa 4 – 5 lá trầu không với nước muối
- Sau đó rửa lại nước sạch và để ráo nước
- Giã nát lá trầu và vắt lấy dịch ép
- Làm sạch vùng da cần điều trị và thoa dịch ép lên da
- Nên đợi dịch ép khô và thoa thêm nhiều lớp
Nếu có làn da mỏng, nhạy cảm và nứt nẻ nhiều, bạn có thể trộn dịch ép lá trầu không với nước ấm với tỷ lệ 1:1. Pha loãng dịch ép giúp giảm mức độ kích ứng lên da, giảm tình trạng da đỏ, nóng rát và khó chịu.
4. Gội đầu bằng lá trầu và dầu dừa
Đối với trường hợp á sừng da đầu, có thể áp dụng mẹo chữa từ lá trầu không và dầu dừa. Trong đó lá trầu có tác dụng giảm viêm, đỏ, loại bỏ vảy bong và cải thiện ngứa ngáy. Dầu dừa chứa nhiều axit béo giúp làm mềm da, dưỡng ẩm, phục hồi nang tóc và giảm tình trạng dày sừng.
Gội đầu bằng lá trầu và dầu dừa thường xuyên có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh, ngăn chặn bệnh tiến triển nặng và giảm một số biến chứng như rụng tóc, bội nhiễm,…
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 1 nắm lá trầu không tươi
- Cho vào nồi và đổ thêm 2 lít nước vào đun sôi
- Tắt bếp và đổ nước ra thau
- Hòa với nước lạnh đến khi nước có độ ấm vừa phải
- Cho 1 thìa dầu dừa vào và khuấy đều
- Dùng để gội đầu như bình thường
- Nên thực hiện mẹo chữa này từ 2 – 3 lần/ tuần
5. Chữa á sừng bằng cách tắm lá trầu không
Nếu tổn thương do á sừng xảy ra trên diện rộng, bạn có thể nấu nước tắm từ lá trầu. Với đặc tính tiêu viêm, kháng khuẩn và giảm ngứa, tắm nước lá trầu không giúp làm giảm hiện tượng đỏ da, ngứa ngáy, hỗ trợ làm sạch vảy bong và làm mềm vùng da bị tổn thương.
Ngoài tác dụng chữa á sừng, mẹo này còn hỗ trợ làm giảm triệu chứng của mề đay mẩn ngứa, viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa và viêm da tiết bã nhờn.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 2 nắm lá trầu không tươi
- Ngâm rửa với nước muối và vò xát nhẹ
- Đun sôi với nước trong khoảng 5 phút
- Sau đó đổ ra thau, hòa thêm nước lạnh và cho vào 1 ít muối
- Dùng nước để tắm giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh á sừng
Những lưu ý khi điều trị á sừng bằng trầu không
Lá trầu không là thảo dược tự nhiên nên có độ an toàn cao, ít gây kích ứng và mẫn cảm khi sử dụng. Áp dụng đều đặn mẹo chữa này có thể cải thiện các triệu chứng trên da, hỗ trợ ngăn ngừa tiến triển của bệnh và giảm thiểu nguy cơ lạm dụng thuốc.
Tuy nhiên cách chữa á sừng bằng lá trầu chỉ là biện pháp hỗ trợ. Vì vậy để đạt hiệu quả tối ưu và hạn chế rủi ro khi áp dụng, bạn nên chú ý những thông tin sau:
- Chỉ áp dụng mẹo chữa từ lá trầu không và các thảo dược tự nhiên khác khi triệu chứng có mức độ nhẹ. Trong giai đoạn bùng phát mạnh (da nứt nẻ, bong tróc, chảy máu,…) nên sử dụng tân dược theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Lá trầu không chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm triệu chứng. Vì vậy cần tránh tình trạng phụ thuộc vào mẹo chữa này. Thay vào đó, nên chủ động kết hợp nhiều biện pháp điều trị với chế độ chăm sóc (ăn uống điều độ, dưỡng ẩm da,…) nhằm tác động toàn diện đến tiến triển của bệnh.
- Không nên áp dụng cách chữa này lên vùng da có vết thương hở, chảy máu cấp tính hoặc đang có bội nhiễm.
- Nên ngâm rửa lá trầu với nước muối và rửa kỹ với nước lạnh để làm sạch bụi bẩn, nấm mốc và xác động vật.
- Hiệu quả của các mẹo chữa thiên nhiên phụ thuộc nhiều vào cơ địa. Vì vậy nếu không nhận thấy cải thiện khi áp dụng, nên thay đổi bằng các biện pháp điều trị khác.
- Bên cạnh các biện pháp khắc phục, nên kết hợp với chế độ chăm sóc khoa học, tránh tiếp xúc với hóa chất, xà phòng, kim loại và hạn chế chà xát lên vùng da tổn thương.
Cách chữa á sừng bằng lá trầu không có các bước thực hiện đơn giản, nguyên liệu dễ tìm và tương đối an toàn. Tuy nhiên biện pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ. Vì vậy để tác động toàn diện đến tiến triển của bệnh, bạn nên kết hợp các mẹo chữa tự nhiên với việc sử dụng thuốc và chăm sóc khoa học.
Bệnh á sừng, dù gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, với phương pháp điều trị phù hợp và kiên trì, người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa tái phát, và tận hưởng cuộc sống thoải mái hơn.
- Điều trị sớm là chìa khóa: Can thiệp sớm giúp kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng.
- Tùy chỉnh phác đồ điều trị: Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh và đưa ra phác đồ phù hợp, bao gồm thuốc bôi, thuốc uống, và thay đổi lối sống.
- Kiên trì và tuân thủ: Điều trị á sừng đòi hỏi sự kiên nhẫn và tuân thủ phác đồ của bác sĩ.
- Chăm sóc da đúng cách: Dưỡng ẩm thường xuyên và tránh các tác nhân kích ứng giúp giảm triệu chứng và ngăn ngừa tái phát.
Câu trả lời là CÓ.
- Yếu tố di truyền: đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định nguy cơ mắc bệnh á sừng. Nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh, khả năng bạn cũng bị á sừng sẽ cao hơn.
- Tuy nhiên, di truyền không phải là yếu tố duy nhất: Các yếu tố môi trường và lối sống cũng góp phần gây bệnh.
Hiểu rõ về tính di truyền của bệnh á sừng giúp bạn:
- Chủ động phòng ngừa: Nếu có tiền sử gia đình mắc bệnh, bạn cần chăm sóc da cẩn thận hơn và tránh các tác nhân kích ứng.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ y tế sớm: Khi có dấu hiệu nghi ngờ, hãy đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.